VÌ SAO “CÓ THỜ CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG CÓ LÀNH”.

Nguyễn Vũ Diệu PHẦN III.
Tiếp theo
VÌ SAO “CÓ THỜ CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG CÓ LÀNH”.
Các vấn đề kiêng cữ của người Việt kể cả hiện tượng khách quan và những nghi lễ liên quan tôi đã trình bày ở hai phần trước. Nhưng vấn đề vì sao lại “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”? Bài viết này được bổ sung bởi anh Nguyễn Đắc Đại hỏi tôi về vấn đề này.
Vấn đề “có kiêng, có lành” thì tôi đã xác định rằng: Nó không phải là sự kiêng cữ vu vơ. Mà là có nguyên nhân khách quan của những nhận thức đã bị thất truyền, do một nền văn minh bị sụp đổ. Hay nói một cách khác: Có một chân lý được nhận thức, đằng sau những tục kiêng cữ này.
Nhưng vấn đề còn lại: Tại sao “có thờ có thiêng”? Và bàn thờ bao giờ cũng được chọn vị trí trang trọng nhất với những nghi lễ long trọng nhất – dù bạn theo tôn giáo, hoặc tín ngưỡng nào.
Tôi có thể khẳng định rằng: nếu cách đây 50 năm, nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay sẽ không thể lý giải được điều này. Tất nhiên, điều đó cũng trở nên huyền bí trong suy nghĩ của nhiều người. Và những người tự cho mình có tri thức khoa học và chỉ tin theo những nhận thức gọi là “được khoa học công nhận”, sẽ luôn coi việc thờ cúng là “mê tín dị đoan”. Vậy nó thiêng ở chỗ nào?
Thờ Chúa; thờ Phật, thờ Đức Ala; thờ Ông Địa….thờ ai thì “thiêng” hơn? Hay cứ “có thờ, có thiêng”? Vì sao lại thiêng? Nó do con người tin vào sự thiêng liêng, hay thiêng thật?
Ở đây tôi chỉ đưa ra một cách giải thích và mọi người có quyền đưa ra một cách giải thích khác. Tôi không tranh luận.
Trước hết, tôi xin lưu ý quý vị và các bạn một sự kiện thực nghiệm của Vật Lý Lượng tử. Đó là các nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng: “Ý thức tương tác với cấu trúc vật chất vi mô”. Cụ thể nó tương tác với các hạt cơ bản. So sánh với những tri kiến của Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt – thì phát hiện của Vật Lý Lượng Tử mới chỉ là kiến thức sơ khai về bản chất của hiện tượng được thực nghiệm. Nền tảng tri thức khoa học hiện nay – cụ thể là Vật Lý lương tử – mới chỉ nhận thức qua thực nghiệm hiện tượng. Nhưng nền văn minh hiện nay vẫn chưa thể hiểu được bản chất cơ chế tương tác của ý thức với các hạt cơ bản. Bởi vậy, để giải thích được “có thờ, có thiêng” vẫn chưa thể rốt ráó, chính vì nên tảng tri thức của cả nền văn minh hiện nay, chưa đủ để hiểu biết tường tận những bí ẩn của thiên nhiên và vũ trụ.
Nhưng sự kiện thực chứng của Vật Lý Lượng tử – xác định một thực tế khách quan , là “ý thức tương tác với vật chất vi mô”, lại là nền tảng để có thể mô tả và giải thích vì sao “có thờ, có thiêng”.
Nếu cách đây trên 50 năm về trước, sẽ không thể giải thích điều này, vì thiếu những nền tảng tri thức khoa học thực nghiệm căn bản, nhằm xác định một thực tại khách quan. Và đến nay, chính những thực nghiệm này của ngành Vật lý Lương tử, xác định một sự liên hệ giữa hai phạm trù của cả triết học và khoa học là “Vật chất” và “Ý thức” – một các gọi khác của ý thức là “tinh thần”. Mặc dù từ rất lâu, trong lĩnh vực của triết học, người ta đã thừa nhận sự tương tác của ý thức lên vật chất. Sự khác nhau của “Duy tâm” hay “Duy vật”, chỉ là cái gì có trước và cái gì là bản thể quyết định của cái kia mà thôi.
Tóm lại, tôi muốn xác định với quý vị và các bạn rằng: Dù trong lĩnh vực triết học, hay khoa học thì đến ngày hôm nay, ở nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh, con người vẫn thừa nhận tính tương tác của ý thức với vật chất. Và điều này đã được các thực nghiệm của Vật Lý Lượng tử chứng minh.
Thưa quý vị và các bạn.
Như tôi đã trình bày:
Nền tảng tri thức khoa học hiện nay – cụ thể là Vật Lý lương tử – mới chỉ nhận thức qua thực nghiệm hiện tượng. Nhưng nền văn minh hiện nay, vẫn chưa thể hiểu được bản chất cơ chế tương tác của ý thức với các hạt cơ bản.
Đương nhiên, khi nền tảng tri thức của cả một nền văn minh hiện đại, vẫn chưa thể hiểu được “bản chất cơ chế tương tác của ý thức lên vật chất vi mô”, của Vật Lý Lượng tử – thì – sự giải thích không thể coi là dễ hiểu.
Do đó, tôi cần xác định một số tiên đề để làm cơ sở cho việc giải thích: Vì sao “có thờ có thiêng”.
Tiền đề thứ nhất.
Định nghĩa về vật chất của tôi là:
[“Tất cả mọi dạng tồn tại có năng lượng và tương tác, đều là vật chất”].
Đây là một nền tảng tri thức rất căn bản, mà tôi đã giảng trong khóa học 8 buổi về “Những kiến thức căn bản về Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt”. Trên cơ sở này, các học viên của lớp Địa Lý Lạc Việt, mới có thể hiểu rõ những tri kiến trong chuyên ngành ứng dụng Địa Lý Lạc Việt, Và họ sẽ hiểu rõ ngành Địa Lý Lạc Việt, hoàn toàn rất khoa học. Mọi mô hình biểu kiến của DLLV đều có chân lý khách quan, đằng sau những mô hình biểu kiến và phương pháp ứng dụng của nó.
Tiền đề thứ hai.
Định nghĩa về khái niệm “Khí” trong Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt, là:
[“Khí là một dạng tồn tại của vật chất phi khối lượng, phi hình thể. Được hình thành bởi vật chất và tương tác trở lại với vật chất.
Khí chính là trường tương tác của mọi dạng tồn tại của vật chất và với chính nó”]
Trên cơ sở của sự xác định qua thực nghiệm trong ngành Vật Lý Lượng tử và những tiền đề đã trình bày, tôi xác định rằng:
Việc thờ cúng – “có thờ có thiêng” – chính là sự tập trung ý thức của một cá nhân, một gia đình, một cộng đồng làng xã, một dân tộc cho một địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Dù họ thờ cái gì?
Sự giải thích này, trên cơ sở thực chứng của ngành Vật Lý Lượng tử và sự tương tác với năng lượng của một dạng vật chất quen gọi là “ý thức”.
Vậy thì tại sao nó lại thiêng? Và nó hình như cũng thiêng thật với hàng loạt hiện tượng, mà người ta có thể kể ra về sự linh thiêng của những nơi thờ tự (?!).
Sự tương tác của ý thức (Một dạng tồn tại của vật chất) với địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo ra một dạng “khí” và thông qua – trường khí tồn tại khách quan và độc lập – với hai đối tượng (Ý thức và địa điểm tín ngưỡng), tổng hợp thành một tập hợp những tương tác, tác động trở lại với môi trường, khiến nó trở nên “linh thiêng”.
Thưa quý vị và các bạn.
Cụm từ mà tôi trình bày ở trên – [“trường khí tồn tại khách quan và độc lập”] – chính là điều kiện địa lý của môi trường có địa điểm tín ngưỡng, là chùa, miếu, đình, đền, nhà thờ….Và điều này giải thích vì sao các Địa Lý phong thủy gia – từ cổ chí kim – có thể dùng tri thức Địa Lý phong thủy để tác động đến sự linh thiêng của địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo.
Thưa quý vị và các bạn.
Tôi đã giải thích xong vấn đề “Có thờ có thiêng”, nhưng tôi cũng xin nhắc lại, rằng: Đấy chỉ là một sự giải thích. Bất cứ ai cũng có quyền giải thích khác tôi theo cách hiểu của họ. Tôi không tranh luận.
Tuy nhiên, tôi cũng cần xác định rằng: Việc gọi là “đuổi mưa” thực chất chỉ là sự tương tác của ý thức với vật chất. Có điều quan niệm về vật chất của Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt – và quan niệm về vật chất của nền văn minh hiện đại khác nhau khá xa. Chưa nói đến bản chất cơ chế tương tác, cái mà tôi cần xác định rằng: Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay chưa biết gì về nó.
Ngài SW Hawking cho rằng: 50 năm trước khi Lý thuyết Tương đối của Eistein được công nhận, nền tảng tri thức của nền văn minh chưa đủ để đặt vấn đề về Lý Thuyết thống nhất. Tôi xin bổ sung thêm rằng: 100 năm nữa, nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử, và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thì nền văn minh hiện này cũng còn tiếp tục đặt vấn đề có hay không một Lý thuyết thống nhất.
Cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của quý vị và các bạn.
PS: Thưa quý vị và các bạn.
Với định nghĩa về vật chất của tôi thì Thượng Đế và các thánh thần nếu còn tương tác với trần gian, thì các Ngài cũng phải có năng lượng – tức là một dạng tồn tại của vật chất. Có điều dạng tồn tại nào thì còn là sự tiếp tục khám phá. Những ai có tín ngưỡng vẫn cứ tiếp tục giữ niềm tin của các vị. Định nghĩa lại về vật chất, xóa bỏ ranh giới giữa ý thức và các khái niệm vật chất cổ kim, không có nghĩa Thượng đế và các thánh thần không tồn tại. Nhưng điều chắc chắn rằng: Định nghĩa lại về vật chất, sẽ làm thay đổi và mở rộng đối tượng nghiên cứu khoa học.
Đức Phật đã chứng minh một cách hoàn hảo trong bộ kinh nổi tiếng “Thần Chú Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm” rằng:
Không thể có hai cái “Tính thấy” nhìn thấy nhau.
Bởi vậy, cái nền khoa học thực chứng, thực nghiệm hiện đại, cần phải có những lý thuyết khoa học hoàn hảo để tiếp tục phát triển. Do những cái nó không thể nhìn thấy.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.