BẠN ĐANG NGHĨ GÌ?
Fb thường có câu hỏi như vậy!
TÔI ĐANG SUY TƯỞNG VÀ CHIA SẺ NHỮNG DÒNG SUY TƯỞNG NÀY ĐẾN NHỮNG AI QUAN TÂM.
Thế gian thường tình, luôn có hai cách giải thích mọi hiện tượng. Một cách giải thích phổ biến nhất, từ những bậc hiền triết cho đến kẻ nghèo mạt vận trên thế gian, là giải thích trực quan “Trời sinh ra thế!”. Tất nhiên trong đó có cả tôi, khi đang viết những dòng này. Một điều rất, rất cố hữu là tất cả đều tin vào những nhận thức trực quan đó, coi như chân lý tuyệt đối. “Chính mắt tao nhìn thấy!” – “Thực mục sở thị” – thế là xong!
Một tai nạn giao thổng xảy ra. Cảnh sát đến lập biên bản. Những người làm chứng xác định tai nạn gây ra bởi một đối tượng vượt đèn đỏ. Phạt. Hoàn toàn chính xác! Rất nhiều người nhìn thấy và làm chứng. Ngay cả một phương tiện kỹ thuật hiện đại thời @, là những chiếc camera cũng ghi nhận đúng như vậy. Hoàn toàn khách quan.
Đấy là cách giải thích trực quan. Gần như cả thế giới, trong suốt chiều dài của lịch sử văn minh nhân loại đang có những giải thích như vậy.
Một câu chuyện, chứa đấy tính “minh triết đảo” (Khái niệm “minh triết đảo” tôi sẽ định nghĩa sau) – chính là câu chuyện dân gian Việt nổi tiếng dưới đây:
Một tai nạn giao thổng xảy ra. Cảnh sát đến lập biên bản. Những người làm chứng xác định tai nạn gây ra bởi một đối tượng vượt đèn đỏ. Phạt. Hoàn toàn chính xác! Rất nhiều người nhìn thấy và làm chứng. Ngay cả một phương tiện kỹ thuật hiện đại thời @, là những chiếc camera cũng ghi nhận đúng như vậy. Hoàn toàn khách quan.
Đấy là cách giải thích trực quan. Gần như cả thế giới, trong suốt chiều dài của lịch sử văn minh nhân loại đang có những giải thích như vậy.
Một câu chuyện, chứa đấy tính “minh triết đảo” (Khái niệm “minh triết đảo” tôi sẽ định nghĩa sau) – chính là câu chuyện dân gian Việt nổi tiếng dưới đây:
TRỜI SINH RA THẾ
Xưa có một ông nhà giàu, sinh được hai cô con gái, cô chị gả cho người làm ruộng, cô em gả cho người học trò.
Một hôm thong thả, bố vợ cùng hai con rể đưa nhau đi chơi. Bố nghe tiếng con ngỗng kêu lên mới hỏi:
-Làm sao tiếng nó to thế nhỉ?
Người học trò nói chữ:
-Trường cảnh tắc đại thanh.
Người làm ruộng nói:
-Trời sinh ra thế !
Đi được một quãng, lại thấy con vịt đang bơi dưới ao, bố lại hỏi:
-Tại sao nó nổi?
Người học trò lại nói chữ:
-Đa mao, thiểu nhục tắc phù.
Người làm ruộng lại nói:
-Trời sinh ra thế !
Đi một quãng nữa, thấy hòn đá nức đôi, bố lại hỏi:
-Sao nó lại nứt ra thế này?
Người học trò vội trả lời:
-Phi nhân đả, tắc thiên đả.
Người làm ruộng vẫn nói:
-Trời sinh ra thế !
Đến lúc về nhà, ba bố con ngồi uống rượu, bố khen con rể học trò hay chữ, chê con rể làm ruộng dốt. Người con rể làm ruộng tức mình mới hỏi lại người học trò:
-Tôi thì dốt thật, nhưng mà chú nói: “Trường cảnh tắc đại thanh” là nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
-Nghĩa là cổ dài to tiếng.
Người làm ruộng mới bẻ:
-Thế con ểnh ương cổ đâu mà tiếng cũng to?
Rồi lại hỏi:
-Chú nói: ” Đa mao, thiểu nhục tắc phù” là nghĩa làm sao?
Người học trò đáp:
-Nghĩa là: ” Nhiều lông, ít thịt thì nổi ”
Người làm ruộng lại bẻ:
-Thế thì cái thuyền, lông đâu, thịt đâu mà cũng nổi?
Rồi lại hỏi:
-Còn chú nói: “Phi nhân đả, tắc thiên đả” là nghĩa làm sao?
Người học trò trả lời:
-Nghĩa là: “Nếu không phải người đánh thì trời đánh ”
Người làm ruộng tức mình liền bẻ luôn:
-Thế cái L… mẹ chú thì ai đánh mà cũng nứt đôi ra? Chẳng cũng là trời sinh thế cả hay sao?
Lúc đó ông bố vợ mới gật gù nói:
-Ừ, dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng !!!
Hàm ý sâu xa – với tính “minh triết đảo” của câu chuyện này, chính là kết luận của ông bố vợ. Ông thừa nhận tính trực quan của nhận thức và phủ nhận tính lý thuyết của sự tổng hợp nhận thức. Tất nhiên, tính lý thuyết của sự tổng hợp nhận thức chỉ đúng, khi nó là một hệ thống lý thuyết hoàn hảo. Lý thuyết thống nhất (Grand Unification Theory). Nó sẽ sai, như câu chuyện dân gian Việt. Vì nó chỉ phản ánh một cách, cục bộ, riêng phần cho những hiện tượng liên quan đến nó.
Trở lại với câu chuyện đụng xe. Nền văn hiến Việt kỳ vĩ, một thời huy hoảng ở miền Nam sông Dương – chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch – đã giải thích một cách xuất sắc theo một phương pháp thực hiện qua mô hình biểu kiến tập hợp những yếu tố tương tác của vũ trụ. Đó chính là khoa Tử Vi Đông phương; hoặc các phương pháp dự báo khác. Với phương pháp dự báo của Tử Vi, nó không cần biết đến đèn đỏ, hay xe không phanh thắng, chạy quá tốc độ…Mà chỉ căn cứ vào những dữ liệu được lập thành trên lá s, để xác định rằng: Ngày đó, tháng đó, năm đó và vào giờ đó, đối tượng sẽ gây tai nạn giao thông. tất nhiên phải là thấy giỏi. Đấy là cách giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết hoàn hảo và chi tiết cho đến từng hành vi của con người.
Còn tiếp
Chú thích: Định nghĩa về “Minh triết đảo”: Một ý tưởng mô tả bản chất của sự kiện và vấn đề, nhưng về hình thức thể hiện ngược lại với điều muốn nói. Đây là hiện tượng hiếm xày ra. Thường chỉ dùng trong mô tả những ẩn ý. Thí dụ: Trong bộ phim hoạt hình “Cướp Biển”, trong đó, con khỉ cướp biển (Rất giống ngài Obama) phát biểu với con voi (Rất giống ngài Tập Cận Bình), rằng: “Biển rất chật, không đủ chỗ cho hai chúng ta”.
Đạo diễn đã không để cho phe con Voi nói câu này, mà cho con Khỉ tướng cướp. Vì muốn che giấu một ẩn ý. Tôi đã đưa nội dung này lên dd Lý học của TTNC LHDP, topic: Chiến lược và sự kiến Châu á Thái Bình Dương. Phim sx năm 2012.
Hàm ý sâu xa – với tính “minh triết đảo” của câu chuyện này, chính là kết luận của ông bố vợ. Ông thừa nhận tính trực quan của nhận thức và phủ nhận tính lý thuyết của sự tổng hợp nhận thức. Tất nhiên, tính lý thuyết của sự tổng hợp nhận thức chỉ đúng, khi nó là một hệ thống lý thuyết hoàn hảo. Lý thuyết thống nhất (Grand Unification Theory). Nó sẽ sai, như câu chuyện dân gian Việt. Vì nó chỉ phản ánh một cách, cục bộ, riêng phần cho những hiện tượng liên quan đến nó.
Trở lại với câu chuyện đụng xe. Nền văn hiến Việt kỳ vĩ, một thời huy hoảng ở miền Nam sông Dương – chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch – đã giải thích một cách xuất sắc theo một phương pháp thực hiện qua mô hình biểu kiến tập hợp những yếu tố tương tác của vũ trụ. Đó chính là khoa Tử Vi Đông phương; hoặc các phương pháp dự báo khác. Với phương pháp dự báo của Tử Vi, nó không cần biết đến đèn đỏ, hay xe không phanh thắng, chạy quá tốc độ…Mà chỉ căn cứ vào những dữ liệu được lập thành trên lá s, để xác định rằng: Ngày đó, tháng đó, năm đó và vào giờ đó, đối tượng sẽ gây tai nạn giao thông. tất nhiên phải là thấy giỏi. Đấy là cách giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết hoàn hảo và chi tiết cho đến từng hành vi của con người.
Còn tiếp
Chú thích: Định nghĩa về “Minh triết đảo”: Một ý tưởng mô tả bản chất của sự kiện và vấn đề, nhưng về hình thức thể hiện ngược lại với điều muốn nói. Đây là hiện tượng hiếm xày ra. Thường chỉ dùng trong mô tả những ẩn ý. Thí dụ: Trong bộ phim hoạt hình “Cướp Biển”, trong đó, con khỉ cướp biển (Rất giống ngài Obama) phát biểu với con voi (Rất giống ngài Tập Cận Bình), rằng: “Biển rất chật, không đủ chỗ cho hai chúng ta”.
Đạo diễn đã không để cho phe con Voi nói câu này, mà cho con Khỉ tướng cướp. Vì muốn che giấu một ẩn ý. Tôi đã đưa nội dung này lên dd Lý học của TTNC LHDP, topic: Chiến lược và sự kiến Châu á Thái Bình Dương. Phim sx năm 2012.