VĂN HÓA LÀ GÌ?

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH. HÔM NAY, XEM LẠI MỘT KỶ NIỆM LÀM LÃO GÀN HƠI BUỒN. Không còn cảm hứng, nên tạm dừng viết bài này.

Lên Google gõ chữ “văn hóa là gì?”. Cụ Google hiện ra cho một bài trên Bách Khoa toàn thư mở như sau:
Trích:
[“VĂN HÓA
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.[1]
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận… Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại họcxã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người [2]. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.

Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên.

Tranh tường Ai Cập cổ đại về việc cày cấy và bắt chim, khoảng 2700 năm trước Công nguyên, hiện lưu giữ ở bảo tàng Ai Cập, Cairo, Ai Cập.“]
Một định nghĩa khác tương tự của UNESCO về văn hóa như sau:
Theo UNESCO:
[‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc].
Nguồn dẫn: https://hoatieu.vn/van-hoa-la-gi-144301.
Thưa quý vị và các bạn.
Định nghĩa về văn hóa trên thư viện mở WikiVN cho thấy một cảm nhận mơ hồ về nội hàm khái niệm này. Nhưng ngay cả với định nghĩa về “Văn hóa” của cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc, cũng chưa thể hiện được ý nghĩa rốt ráo của từ này. Câu chữ trong định nghĩa trên của UNESCO cũng rất mơ hồ. Thế nào là “tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại”?
Theo như tôi được biết thì trên thế giới có hơn kém 400 định nghĩa về từ kép “Văn hóa”. Một trong những định nghĩa về văn hóa là của Gs Đào Duy Anh, viết trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương”, nổi tiếng của ông vào những năm 30 của thể kỷ trước. Theo đó, ông định nghĩa một cách đơn giàn: “Văn hóa là sinh hoạt“. Nếu so sánh đối chiếu với định nghĩa về “văn hóa” của cơ quan UNSCO thì định nghĩa của Gs Đào Duy Anh có nội hàm khái niệm khác nhau khá xa. Đấy là câu chuyện mới chỉ của hơn 80 năm trước, cách ngày nay
Từ hơn ngót 15 năm trước, trên dd lyhocdongphuong.org ,vn, tôi đã có định nghĩa về bản thể khái niệm nội hàm danh từ “Văn hóa”. Nhưng có lẽ nó không đúng thời điểm, nên chăng ai chú ý. Bây giờ tôi xin mô tả lại ở đây.
Thưa quý vị và các bạn.
Có người cho rằng: “Văn hóa” là viết tắt của từ “văn minh”, “khai hóa”. Nó tương tự như từ “kinh tế”, là viết tắt và dịch thoát ý từ cổ học Đông phương của cụm từ “Kinh bang, tế thế”.
Cũng rất có thể như vậy, Nhưng cho dù ý kiến đó đúng, thì nó cũng chỉ mô tả từ gốc và không có giá trị mô tả bản thể nội hàm khái niệm “Văn hóa”.
Có thể nói: Từ kép “Văn hóa” xuất hiện rất muộn trong ngôn ngữ Việt. Trước đó, trong hệ thống ngôn ngữ Việt không có từ “văn hóa”, mà các nhà nghiên cứu, các học giả Việt ở đầu thế kỷ trước, có từ kép tương đương là “Phong Hóa”. Cụ thể là: Tập san tạp chí “Phong Hóa”, hoặc “Nam Phong tạp chí” xuất bản vào những năm 30 của thế kỷ trước. Từ “Văn hóa” xuất hiện sau đó rất muộn. Có thể nói, vị học giả Việt Nam đầu tiên định nghĩa về “Văn hóa”, là ông Đào Duy Anh. Trong Việt Nam Văn Hóa Sử cương”, xuất bản vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, ông đã định nghĩa: “Văn hóa là sinh hoạt”. Tất nhiên định nghĩa này sai. Hoặc chí ít nó cũng không hoàn chỉnh. Bởi vì, sinh hoạt là một từ mô tả các hoạt động của mọi sinh vật, ngoài con người. Thế thì cần gì phải có từ “văn hóa” thay cho từ “sinh họa” nữa?
Bây giờ, chúng ta xem lại định ngĩa khái niệm nội hàm văn hóa của cơ quan UNESCO – cơ quan cao cấp nhất về văn hóa của nền văn minh hiện nay. Họ đã định nghĩa văn hóa, là:
[‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Không rõ ràng và không đầy đủ! Tôi chứng minh ngay bây giờ.

Với định nghĩa về văn hóa của UNSCO, chúng ta có thể chia làm hai vế của định nghĩa này. Vế thứ nhất: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại”. Thiếu sót ở vế này , là:
1/ Trong tương lai, các hoạt động sáng tạo có tạo ra văn hóa không? Đấy là khiếm khuyết mang tính thời gian.
2/ Thế nào là “Tổng thể sống động các hoạt động, sáng tạo“? Một bài thơ, một tiểu thuyết, một công trình nghiên cứu, một tư tưởng hoặc hệ thống tư tưởng triêt học, một lý thuyết khoa học,…Tất nhiên đó là “Tổng thể sống động các hoạt động, sáng tạo“. Nhưng có phải là “văn hóa” không? Tất nhiên là không! Bởi vì người ta có thể thay thế từ “văn hóa” với sự mô tả như trên bằng thuật ngữ: “Những hoạt động sáng tạo của con người trong nền văn minh”. Và như vậy, khái niệm “văn hóa” và “văn minh” bị lẫn lộn. Nhưng vế thứ hai của UNESCO là cứu cánh cho vế thứ nhất.
Vế thứ hai: “Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Cụm từ “Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu“, chúng ta có thể hiểu một cách mang tính thông cảm (Người Việt gọi là “du di”, bỏ qua cái tiểu tiết), là: qua thời gian. Và đoạn sau viết: “hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Tổng hợp lại nội hàm định nghĩa về Văn hóa của UNESCO chúng ta có thể cảm nhận – mang tính chủ quan về sự thông cảm – chỉ là ý muốn nói đến các sáng tạo của con người, qua thời gian chọn lọc (“Hàng thế kỷ”), trở thành các giá trị, truyền thống và thói quen, trong nếp sống (“Thị hiếu“). Và cuối cùng là: “những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Nhưng đấy là cách hiểu theo cách chủ quan, và thông cảm. Nhưng nếu chặt chẽ một chút thì ngày từ vế đầu đã không rõ ràng. Vậy thì bản chất của văn hóa là gì?
Để xác định vấn đề này, tôi cần nhắc lại tiêu chí khoa học, làm chuẩn mực để thẩm định một giả thiết, hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải là:
“Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri”.
Vậy thì – với một định nghĩa nội hàm khái niệm để mô tả bất cứ một cái gì, đều có thể coi như một giả thuyết khoa học về các các vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó. Và có thể thẩm định trên cơ sở tiêu chí khoa học nói trên, làm chuẩn mực để thẩm định tính đúng đắn của định nghĩa về “Văn hóa”. Trên cơ sở này, tôi định nghĩa lại về văn hóa.
Cứu cánh bắt đầu chính từ ngôn ngữ Việt.
Trong ngôn ngữ Việt – theo cách nhìn của tôi – thì từ “Văn” là một tập hợp gồm các phần tử:  Vằn, vệt, vết, viết, vẽ. Tức là một trong nhưng thuộc tính của từ “Văn”, nghĩa là chữ viết. Tât nhiên chữ viết thì không phải chỉ để viết văn. Nó có thể viết tất cả mọi thứ mà con người ngnghi4 ra để chia sẻ, truyền đạt, giao lưu trong mọi lĩnh vực.

 

 

 

 

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.