TIẾP THEO
Việc đặt vấn đề “Khoa học là gì?” để phản biện Thiên Sứ chính là dấu hiệu của việc nền khoa học hiện đại phải xét lại mình khi nó phải thẩm định một cơ sở lý thuyết vượt ra ngoài những hiểu biết của nó.
Một thành viện nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương – Anh Lữ Vinh – đã viết về vấn đề này như sau:
Khoa học không phải là quy luật tất yếu biểu diễn sự biến đổi vật chất của vũ trụ, mà chỉ là một phương pháp đúc kết những nhận thức của các hiện tượng có tính quy luật, qua mắt thường và dụng cụ, vì vậy khoa học bị giới hạn bỡi khả năng của tính Thấy và tính tái lập (observable and reproducible). Những gì không thấy được hoặc đo lường được qua mắt thường hoặc những dụng cụ tối tân nhất và những gì không tái lập được thì khoa học sẻ gặp khó khăn, không thể giải quyết được, như sự cảm ứng của con người, sự hỷ nộ ái ố của con người, thì làm sao mà khoa học có thể đúc kết các tính Cảm thành một quy luật được. Trong khi đó những gì khoa học đang Thấy được trong các phòng thí nghiệm như Quantum Mechanics, Particle Physics, còn chưa có sự giải thích hợp lý, và còn chưa đúc kết hết được thành quy luật. Quantum Mechanics củng có nói rằng, khi chúng ta dùng tính Thấy để khám xét các hiện tược vi mô thì chúng ta củng đã ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng đó rồi.
Hiện nay có lẻ các khoa học gia đã bắt đầu hiểu được những hiện tượng của Quantum Mechanics, hiểu được tại sao electrons có thể cùng lúc ở hai nơi, hiểu được tất cả trong vũ trụ này điều liên quan, gắng liền với nhau.
Ông Max Planck, father of Quantum Mechanics:
“All matter originates and exists only by virtue of a force…. We must assume behind this force the existence of a concious and intelligent Mind. This Mind is the matrix of all matter.
The Divine Matrix is our world. It is also everything in our world .It is us and all that we love, hate, create, and experience. Living in the Divine Matrix, we are as artists expressing our innermost passions, fears, dreams, and desires through the essence of a mysterious Quantum Canvas. But we are the canvas, as well as the Images upon the canvas. We are the paints, as well as the brushes.
In the Divine Matrix, we are the container within which all things exist, the bridge between the creations of our inner and outer worlds and the mirror that shows us what we have created.”
Có lẽ khoa học đang bắt đầu khám phá ra cái tính Cảm của lý học đông phương, khám phá ra cái gọi là Đạo, hay đó chính là cái mà ông Max Planck gọi là Divine Matrix.
Một cuốn sách VinhL đang đọc, “The Divine Matrix” tác giả Gregg Braden, quả thật đã khai phá, và cho thấy cái nhìn mới về Quantum Mechanics, về bản năng của mỗi con người. Qua cái nhìn mới này, sự Cảm giác, và Đức Tinh (Emotion and Beliefs) của con người chính là ngôn ngử và năng lực cấu tạo của Vũ Trụ, và vấn đế quan trọng nhất là chúng ta và mọi vật trong vũ trụ đều gắng liền với sau trong cái gọi là Divine Matrix, hay là Đạo.
Còn tôi, cũng trong topic đó với bài trả lời bác Liêm Trinh – một thành viên của diễn đàn – như sau:
Hiện nay, đại đa số người ta hiểu khoa học là những khám phá có thể kiểm chứng được bằng trực quan. Như: Những hạt cơ bản là có thật bởi những thí nghiệm xác định điều đó. Khái niệm và tri thức về những hạt cơ bản được coi là tri thức khoa học. Hoặc việc khám phá ra hệ thống cấu trúc zen di truyền được xác định bằng những thí nghiệm gián tiếp, hoặc qua kính hiển vi điện tử. Trên cơ sở hiểu biết này , con người tác động vào cầu trúc di truyền làm thay đổi cấu trúc giúp ngăn ngừa bệnh tất, phát triển các giống mới….vv…Những tri thức này được coi là khoa học. Tóm lại, khái niệm khoa học được đa số hiểu có thể tạm gọi là khoa học thực chứng.
Trên cơ sở cách hiểu khái niệm khoa học như vậy thì người ta có thể coi Phong thủy không thể là khoa học. Bởi vì nó không chứng minh được thực tế nào đã tương tác với với con người sinh vào năm đó, để có trạch mệnh đó và có hướng tốt theo Đông và Tây trạch. Hoặc: Phong thủy không thể chứng minh được vì sao phương pháp Huyền không với quy luật hoàn toàn mang tính quy ước lại có khả năng tiên tri và những phương pháp ứng dụng tạo ra những kết quả có thể tiên tri cho những diễn biến của cuốc sống cọn người trong căn hộ đó.
Không chứng minh được những thực tại có thể cân đo đong đếm được và không xác định được trực tiếp hay gián tiếp bằng những phương tiện khoa học. Nên nó mơ hồ và bị coi là phi khoa học.
…………….
Khái niệm khoa học không đơn giản như vậy. Những nhà khoa học hàng đầu sẽ hiểu khái niệm này một cách khác. Tôi tin như vậy. Nếu không thì Thiên Sứ tôi không dám mở hội thảo công khai như vậy.
Tôi chờ đợi thí nghiệm hàng trăm ngàn tỷ Euro đi tìm Hạt của Chúa thất bại. Lúc ấy họ sẽ phải công nhận Lý học Đông phương là một khoa học thật sự. Chắc chẳng phải chờ lâu. Vì cứ theo thông báo của họ thì tháng Một năm 2010 thí nghiệm này sẽ có kết quả. Bây giờ là 14 tháng Hai.
Tất nhiên, kèm theo điều kiện này là Việt sử 5000 năm văn hiến..
Nhưng vấn đề mà các nhà khoa học đang bàn ở đây là “Phong thủy là khoa học?”. Hay nói sâu thêm một chút nữa, rộng ra một chút nữa: Chúng ta đang bàn đến một lý thuyết miêu tả từ sự hình thành vũ trụ cho đến sự vận động của các thiên hà và mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống, thiên nhiên, xã hội và con người – mà trong đó Phong thủy cũng như Thái Ất, Tử Vi, Bốc Dịch chỉ là một hệ quả ứng dụng của học thuyết này – Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chứ không phải chúng ta đi chứng minh một thực tại nào làm nên lý thuyết đó. Và cũng không phải chúng ta xây dựng lại học thuyết này từ những thực tại quan sát được.
Tất nhiến khi xác minh một học thuyết nào đó có phải là một học thuyết khoa học hay không thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Có rất nhiều tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết, học thuyết được coi là khoa học và phản ánh chân lý. Ngoài hai tiêu chí căn bản mà tôi đã trình bày ở bài trước thì một học thuyết khoa học còn cần phải thỏa mãn những tiêu chí quan trong khác là:
– Lịch sử hình thành học thuyết.
– Tính phản ánh thực tại khách quan của học thuyết đó.
– Nội dung nhất quán của học thuyết đó theo tiêu chí mà tôi đã trình bày.
Tôi đã thực hiện đầy đủ những tiêu chí này:
– Chứng minh sự mâu thuẫn trong lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán. Phủ nhận nền văn minh Hán không phải chủ nhân của học thuyết này, mà nó thuộc về nền văn hiến Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử.
– Chứng minh chính sự vận động và tương tác có tính quy luật của vũ trụ là thực tại khách quan mà thuyết Âm Dương Ngũ hành phản ánh với khái niệm của nó.
– Chứng minh tính hợp lý, tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri có hệ thống, nhất quán theo tiêu chi khoa học cho một lý thuyết khoa học với nguyên lý căn để đã được hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt “Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”. Chứ không phải như các bản văn chữ Hán với “Lạc Thư phối Hậu thiên Văn Vương”.
Như vậy, khi xét một học thuyết và những hệ luận thể hiện trong phương pháp ứng dụng của nó – mà một trong những phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là Phong Thủy – có phải là một học thuyết khoa học hay không thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học để thẩm định. Do đó, khi những hệ luận của nó được xác định tính khoa học bởi chính tiêu chí khoa học thì việc chứng minh đã hoàn tất. Nếu phủ nhận những tiêu chí khoa học thì chính khoa học đã tự phủ nhận mình và thế nào là khoa học sẽ là một cấu hỏi vô nghiệm. Tất cả mọi gía trị gọi là khoa học sẽ sụp đổ, khi nó không còn những tiêu chí để xác định định tính khoa học của nó.
Những định lượng tương tác cụ thể được miêu tả trong một học thuyết sẽ được tiếp tục tìm hiểu tiếp tục để làm sáng tỏ học thuyyết này, chứ không phải là điều kiện phản biện nó. Cũng như lý thuyết Tương đồi cho rằng: “Ánh sáng bị lực hấp dẫn của các thiên thể uốn cong” là một luận điểm mang tính minh chứng lý thuyết, Nó chỉ được chứng minh trên thực tế sau khi luận điểm này được công bố.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết phản ánh một thực tại khách quan mà những con người ở nền văn minh đó đã nhận thức được từ thiên nhiên, vũ trụ và con người. Và tôi đang phục hồi và minh chứng tính khoa học của học thuyết đã thất truyền đó, chứ không phải tạo dựng nên học thuyết đó từ những nhận thức trực quan.
Tiêu chí khoa học sẽ xác định tính chất chân lý của một một lý thuyết khoa học. Thực nghiệm, thực chứng chỉ là yếu tố cấu thành tạo dựng nên một học thuyết. Một giả thuyết , hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học dựa trên những thực nghiệm, thực chứng vẫn có thể sai.
Bởi vậy, việc đặt vấn đề: “Khoa học là gì?”, hoặc “Thế nào là khoa học” là một cách đặt vấn đề sai. Trong trường hợp này vấn đề cần được đặt ra phải là: “Thế nào là một lý thuyết (Hoặc phương pháp) được coi là khoa học?”.