MỞI BỔ SUNG MỘT CÂU TRONG BÀI NÀY.
TIẾP THEO
Bởi vậy, việc đặt vấn đề: “Khoa học là gì?”, hoặc “Thế nào là khoa học” là một cách đặt vấn đề sai. Trong trường hợp này vấn đề cần được đặt ra phải là: “Thế nào là một lý thuyết (Hoặc phương pháp) được coi là khoa học?”.
Như vậy, trong trường hợp này – để xác định một phương pháp, hoặc một lý thuyết có phải là khoa học hay không – thì cần phải căn cứ vào tiêu chí khoa học. Nhưng bản chất của khoa học là gì lại là một vấn đề được phép đặt ra, coi như là hệ quả tiếp theo sau khi căn cứ vào tiêu chí khoa học để xác định một lý thuyết được coi là khoa học – Nếu như nền khoa học vĩ đại và bi đát như hiện nay của cả nhân loại chưa có định nghĩa về khái niệm này.
Tiêu chí khoa học thì không phải là toàn bộ khái niệm khoa học, mà chỉ là một thành tố quan yếu trong cấu trúc tạo nên khái niệm khoa học.
Vấn đề nàỳ được đặt ra trong bối cảnh Thiên Sứ tôi bị la ó phản đối dưới nhiều hình thức và phản công nhiều mặt. Sau hội thảo khoa học, một số thành viên quan trọng của diễn đàn rút lui và kiếm cớ gây sự với người một thời họ gọi bằng thày. Rồi một đám la ó phản đối trên diễn đàn tuvilyso.net. Truyền hình VTV ngừng phát sóng về hội thảo. Ngay trong diễn đàn lý học Đông phương cũng có một số người nhân cơ hội “đục nước béo cò” bày đặt phản biện…vv..Tôi không quan tâm. Vì với họ, không ít những người đến với tôi – chính xác là tiếp cận tôi – từ nhiều động cơ khác nhau. Tôi không dám tự nhân là biết rất rõ họ, tâm địa của họ và mục đích của họ, mà chỉ khiêm tốn là hiểu họ mà thôi. Cho nên mọi việc xảy ra không nằm ngoài những tiên liệu của tôi. Nhưng tôi không quan tâm đến hậu quả của nó, vì đối với tôi đó là những việc ngớ ngẩn, tôi không có thời gian để ý.
Tôi chỉ chấp nhận phản biện khoa học với những nhà khoa học có tên tuổi và có những thành tựu khoa học thật sự được công nhận. Bởi vì, tôi biết rất rõ mình đang làm gì và sẽ phải chấp nhận những hoàn cảnh như thế nào có khả năng xảy ra. Chân lý không phụ thuộc vào số đông. Đây là điều khác biệt giữa chính trị và khoa học.
Chính những đường mòn nhận thức trong tư duy của số đông cản trở sự phát triển của nhận thức mới. Lịch sử đã cho thấy mọi gía trị phát kiến mới đều bị cản trở mạnh mẽ trước khi nó được công nhận. Do đó việc đặt vấn đề “Khoa học là gì?” trong bối cảnh này của tôi, thực chất là muốn lật lại vấn đề mà tôi đã chứng minh: “Phong thủy là khoa học”.
Họ muốn sử dụng một khái niệm về khoa học và muốn chứng minh những luận điểm của tôi sai trên cơ sở khái niệm đó. Thật là ấu trĩ về nhận thức. Bởi vậy Thiên Sứ tôi ủng hộ ngay chủ đề này và chờ đợi cái lập luận cứ tưởng cao siêu này nó lòi ra thì mọi người sẽ thấy nó ngu thế nào.
Tôi đã không dưới một lần phát biểu trên diễn đàn Lý học rằng:
Tôi chỉ nhân danh khoa học để minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng những người phản biện có quyền nhân danh bất cứ phương pháp luận nào để phản biện Thiên Sứ, kể cả nhân danh Thượng Đế.
Thế thì cái vấn đề được đặt ra “Khoa học là gì?” chưa phải là điều kiện để giành phần thắng. Cho dù họ có định nghĩa thế nào là khoa học. Bởi vì, khi đặt vấn đề cho một khái niệm thế nào là khoa học phải phù hợp với các tiêu chí khoa học đã được công nhận rộng rãi. Đây cũng là một trong những tiêu chí khoa học được công nhận. Tiêu chí này phát biểu như sau:
Những thành tựu khoa học được phát kiến, phải không phủ nhận những thành tựu khoa học trước đó đã được chứng minh tính chân lý và được công nhân.
Còn nếu nó phủ nhận những tiêu chí này thì chính những giá trị tri thức khoa học sẽ sụp đổ. Vậy thì chẳng có cơ sở nào chứng minh Thiên Sứ phi khoa học trên cơ sở một cái đã sụp đổ cả! Còn nếu vẫn giữ nguyên những tiêu chí khoa học được công nhận thì Thiên Sứ vẫn đúng, cho dù muốn định nghĩa khoa học là gì. Vì những hệ luận của Thiên Sứ căn cứ vào tiêu chí này để minh chứng một lý thuyết phục hồi nhân danh nó.
Thật là một điều buồn cho những tư duy loại này.
Có một điều rất khôi hài là có một thời, có một số kẻ ngớ ngẩn phản đối tôi, mang theo trong mục đích của họ động cơ chính trị và họ thuộc cả hai phe kình chống nhau. Tất nhiên không phải tất cả mà chỉ là những cá nhân, hoặc một nhóm ngớ ngẩn nào đó thể hiện. Và đây là một điều rất khôi hài. Vì không thể cả hai đều đúng trong việc chống lại Thiên Sứ minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến với cái nhìn chính trị của họ. Đã có một bài viết trên blog này của tôi khuyên các vị ưa “chính trị, chính em” đừng dây vào việc của Thiên Sứ – ngoại trừ một hành vi được Thiên Sứ hoan nghênh là vỗ tay ủng hộ. Hi. Ai mà chả thích được vỗ tay. Tớ cũng thế đấy đằng ấy ạ! Ấy là nhân danh cá nhân, do tâm lý chung của con người. Còn về khách quan mà nói thì với quí vị chính trị, chính em, nhân danh cá nhân hay tổ chức thì dù tớ có làm các đằng ấy khó chịu, nhưng nếu đằng ấy muốn chứng tỏ mình là chính trị gia chân chính thì hãy vỗ tay vì tớ đang chứng minh cho sự huy hoàng của Việt sử. Nếu vị nào có ý định chụp mũ tớ là phe đối lập – tớ chẳng quan tâm cụ thể, cứ nói phong long vậy – thì hãy xem lại động cơ chính trị của chính vị ấy. Nếu quý vị trong tổ chức nào đó chụp mũ tớ thì chính người ấy phải được tổ chức ấy xem lại. Nó đang làm cho mất uy tín của tổ chức ấy đấy. Ấy là hôm nay tớ nói thẳng để dứt điểm. Cho nến nếu quí vị là chính chị gia không ngoan dù có ghét hoặc nghi ngờ tớ thì cũng cố mà giả vờ ủng hộ tớ nhé. Ấy là tớ có lời khuyên vậy, hãy suy nghĩ kỹ nhớ!
Còn tớ, cho đến ngày hôm nay tớ chưa có chân trong tổ chức chính trị nào.
Bây giờ, những sự phản đối Thiên Sứ từ động cơ chính trị đã giảm thiểu nhiều. Nhưng có lẽ không thừa khi tôi có lời khuyên các quí vị hãy vĩ mô một chút.
Còn đối với những nhà khoa học thực sự – dù không chuyên ngành – nhưng tôi tín rằng: Cuối cùng họ sẽ ủng hộ tôi. Bởi vì – đây là điều tất nhiên vì tính hợp lý của hệ luận đã bao trùm tất cả khi nó chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất với đầy đủ những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và lý thuyết thống nhất.
Còn vấn đề được nêu ra trong topic này “Khoa học là gì?” hay “Thế nào là khoa học?” thì hãy đợi một hội thảo tầm cỡ quốc tế xác định nha. Thiên Sứ có thể bàn điều này với những nhà khoa học thật sự, hoặc có hội thảo quốc tế về vấn đề này , mà Thiên Sứ được mời thì sẽ gửi một bản tham luận gọi là chút đóng góp nhỏ bé.
Nói thế chứ cũng tùy, tôi làm việc theo cảm hứng và tự do. Bởi vậy khi nào có cảm hứng sẽ đưa định nghĩa khái niêm: “Thế nào là khoa học” lên blog này. Nhưng cũng chính vì làm việc theo cảm hứng mà Thiên Sứ cũng có thể biến mất trên các diễn đàn và cả trên blog này. Ai muốn gặp có thể tìm ở quán thịt chó. Tớ chẳng có nhà cửa gì cả, chỉ cần dọn nhà đi nơi khác và đổi sim điện thoại là xong.
Thiên Sứ tuy chưa đạt được mục đích chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, được công nhận. Nhưng đã làm được một việc là ngăn được làn sóng phủ nhận những giá trị văn hóa của Việt sử của đám “hầu hết” và “cộng đồng”. Với những chứng minh của Thiên Sứ nhân danh khoa học, đủ để dù cho Thiên Sứ tôi có biến mất thì những kẻ phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vì những động cơ phi khoa học sẽ phải dè dặt.