Bìa CD phần mềm định tâm nhà trong Phong Thủy Lạc Việt làm quà tặng
các vị đại biểu tham dự hội thảo “Tính khoa học trong Phong thủy”
Sau cuộc hội thảo khá ấn tượng “Tính khoa học của phong thủy – trong xây dựng và kiến trúc hiện đại”, tập hợp những bài viết giá trị nhất thuộc về những thành viên của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương đã gây sốc trong dư luận cả giới khoa học lẫn Lý học Đông phương. Giới bói toán, thày bà thì bị xốc bởi luận điểm: “Hậu Thiên Lạc Việt – đổi chỗ Tốn Khôn – phối Hà Đồ” làm nguyên lý căn để xác định nền Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt trải 5000 năm văn hiến – công khai trước bàn dân thiên hạ. Giới khoa học thì sốc bởi từ trước đến nay, hầu như họ quen với quan niệm cho rằng: Bói toán, phong thủy….đều chỉ là sản phẩm của mê tín dị đoan và không có cơ sở khoa học. Bài viết của ông Nguyễn Văn Tuấn trên blog có thể coi là một ví dụ điển hình cho nếp nghĩ phổ biến của giới khoa học, ít tìm hiểu sâu về Lý học Đông phương. Nhưng với những nhà khoa học thực sự và cao cấp, có tìm hiểu sâu về Lý học Đông phương, như giáo sư Đào Vọng Đức, Trần Quang Vũ (*)…. thì lại không nghĩ như vậy. Nói rõ hơn là: Với giới khoa học thực sự với tư duy khoa học cao cấp đúng nghĩa thì dễ thuyết phục, cho dù họ hoàn toàn không biết gì về Lý học Đông phương. Bởi vì chỉ cần xác định tiêu chí khoa học là họ có thể công nhận ngay. Nhưng với giới khoa học có khả năng nghiên cứu tầm tầm bậc trung thì xuất hiện những dấu hiệu hoài nghi, còn giới thấp hơn nữa thì phản biện, phản đối kịch liệt.
Đã lâu rồi, tôi viết trên một diễn đàn liên quan đến Lý học Đông phương: “Luận điểm của tôi thì những nhà khoa học cao cấp và ưu tú ủng hộ và số này rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay. Những nhà khoa học bình thường thì hoài nghi, những tri thức khoa học mang tính phổ biến thì phản biện và cuối cùng là những kẻ dốt nát thì phản đối”. Nhưng tôi cũng hiểu rất rõ rằng: Chỉ cần được giới khoa học cao cấp ủng hộ thì sự lan tỏa sẽ rất nhanh. Một cơ may tưởng như đã đến trong tầm tay, giáo sư Trần Quang Vũ định tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về luận điểm của tôi. Nhưng rất tiếc, anh bị bệnh tim, sức khỏe suy kiệt và mất ở tuổi 71 (Anh tuổi Mậu Dần – 1938). Anh là một người nghiên cứu sâu về mộn Thái Ất và là giáo sư trưởng khoa Vật Lý thiên văn ở Đại Học quốc gia Áo. Anh luôn ủng hộ tôi trên diễn đàn với nick Karajan. Tất cả là những sự việc của những năm trước và vào thời gian trước cuối năm 2009. Cuối năm 2009, báo Tia sáng tổ chức một cuộc tọa đàm khoa học với các nhà khoa học tầm cỡ ở Việt Nam, rồi tọa đàm với giáo sự Đào Vọng Đức đã gây chú ý của dư luận. Và cuối cùng là cuộc hội thảo khoa học ở Hà Nội với tiêu đề “Tính khoa học của Phong Thủy”.
Bởi vậy, với giới khoa học, muốn chứng minh Phong thủy và Lý học Đông phương nói chung là phi khoa học thì họ buộc phải căn cứ vào tiêu chí khoa học. Cái này thì Thiên Sứ đã tiên liệu từ lâu rồi. nhắc đi, nhắc lại đến mức những người quan tâm đến các bài viết của tôi cũng thành thuộc lòng:
Một lý thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích hợp lý (Logic) hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó. một cách nhất quán, có tính hệ thống, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.
Và:
Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra một mắt xích sai trong chuỗi hệ luận của nó mà lý thuyết đó không biện minh được.
Chính bởi căn cứ vào tiêu chí khoa học để tự thẩm định những luận điểm của tôi, nên có thể nói rằng: Lập luận của tôi không dễ phản biện. Không phải ngẫu nhiên nhà khoa học Nguyễn Văn Tuấn đưa ra một loạt những tiêu chí khoa học của ông để đặt v/đ cho sự thẩm định về tính khoa học trong phong thủy và tôi phải lưu ý ông là:
Tính khoa học chỉ có ở Phong thủy Lạc Việt và Lý học Đông phương có cội nguồn từ văn hiến Lạc Việt trải 5000 năm lịch sử và không thê chứng minh điều này trong những kiến thức Lý học từ cổ thư chữ Hán. Tính phi khoa học trong cổ thư chữ Hán qúa rõ ràng. Bởi vậy, những nhà khoa học phê phán tính phi khoa học của Lý học chỉ đúng nếu đó là Lý học có nguồn gốc cổ thư chữ Hán và coi văn hóa Hán là nguôn cội của Lý học Đông phương.
Tính khoa học trong phong thủy mà tôi chứng minh trong hội thảo là Phong Thủy Lạc Việt, chứ không phải phong thủy theo cái nhìn nguyên bản từ cổ thư chữ Hán.
Cái khôi hài ở đây là đám thày bà phản đối Thiên Sứ và bảo vệ những tri kiến trong cổ thư chữ Hán đúng thì giới khoa học cũng đúng luôn. Nhưng khoa học và Lý học từ cổ thư chữ Hán thì không thể dung hòa được với nhau. Vì Lý học từ cổ thư chữ Hán không thỏa mãn những tiêu chí khoa học. Vậy thì một trong hai quan điểm ấy chỉ có thể có một cái đúng, hoặc cả hai đều sai. Trên thực tế, chính các nhà khoa học – kể cả các nhà khoa học Trung Quốc – đã vô tình giúp Thiên Sứ tôi chỉ ra cái sai những giá tri tri thức về Lý học Đông phương có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán. Vấn đề còn lại là “Tính khoa học của Lý học Đông phương mà cốt lõi của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoảng ở miến Nam sống Dương Tử – chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ và Phong Thủy Lạc Việt chỉ là một khoa ứng dụng hệ quả của Lý thuyết đó”.
Và, một vấn đề được đặt ra: “Thế nào gọi là khoa học?”. Chính xác hơn, một tiêu đề được đặt ra trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn bằng câu hỏi: “Khoa học là gì?”.
Đã lâu rồi, Thiên Sứ tôi đã viết trên diễn đàn Lý học: “Nếu Thiên Sứ sai thì toàn bộ tri thức khoa học hiện đại và cả tương lai sẽ phải sụp đổ”. Ngày ấy, người ta có thể cho rằng tôi kiêu ngạo. Không! Tôi rất khiêm tốn và đấy chỉ là sự phản ánh một thực tại khách quan. Việc đặt vấn đề “Khoa học là gì?” để phản biện Thiên Sứ chính là dấu hiểu của việc nền khoa học hiện đại phải xét lại mình khi nó phải thẩm định một cơ sở lý thuyết vượt ra ngoài những hiểu biết của nó.
Còn tiếp