PHÂN TÍCH TÍNH PHI KHOA HỌC CỦA LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT

PHÂN TÍCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG LÊ VĂN LAN
Về khái niệm thời Hùng Vương
Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua đoạn trích dẫn bài viết của ông Lê Văn Lan ở phần trên, chúng ta thấy rất rõ rằng: Ông Lê Văn Lan chỉ đặt vấn đề hoài nghi không thời gian lịch sử lập quốc và thời đại Hùng Vương trong truyền thống văn hóa sử Việt và không hề đưa ra một bằng chứng nào chứng tỏ được vấn đề mà ông đặt ra. Bởi vì, khi ông ta và những người đồng quan điểm với ông – gồm “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” và được “cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận” – phủ nhận thời đại Hùng Vương thì phải có một kết luận cụ thể nào đó về thời Hùng Vương, để xác định sự hoài nghi của ông là có cơ sở. Cụ thể là ông ta và những người đồng quan điểm phải đưa ra được một bằng chứng xác đáng và hợp lý hơn về thời đại Hùng Vương như thế nào – khi họ đã phủ nhận những giá trị truyền thống – căn cứ theo các tiêu chí khoa học. Đằng này, sau khí đặt vấn đề hoài nghi và phủ định niên đại và các giá trị văn hóa sử truyền thống thì “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và cái “cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận” đó, lại không có một minh chứng nào đủ sắc sảo ở tính hợp lý tối thiểu, nhằm đưa ra một hình ảnh của thời Hùng Vương theo ý của họ. Thậm chí những cái gọi là chứng cứ khoa học đó còn mâu thuẫn và tự phủ định lẫn nhau. Chỉ cần xem những bài viết sưu tầm được của tôi – trong số rất ít các bài viết của “hầu hết các nhà khoa học trong nước” – thì quí vị độc giả quan tâm đã thấy tính mâu thuẫn này. Những luận cứ ấu trĩ của ông ta và những người đồng quan điểm về thời gian tồn tai của một vị vua Hùng kéo dài hàng trăm năm, thực ra chỉ là một sai lầm toán học hết sức ngớ ngẩn. Sự viễn dẫn những luận cứ từ Trần Quốc Vượng về danh xưng Hùng Vương với Khun – Cun …chỉ là sự so sánh khập khiễng và tôi đã có dịp minh chứng điều này trong một cuốn sách đã xuất bản( “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” – Nxb VHTT tái bản lần 2). Nói tóm lại là ông ta không có cơ sở minh chứng cho sự hoài nghi của mình. Và có thể nói rằng: Tất cả cái nhóm “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” phủ nhận truyền thống văn hóa sử dân tộc Việt đều không thể minh chứng được vấn đề mà chính họ đặt ra. Chỉ cần như vậy thôi thì cũng đủ thấy rằng họ không đủ tư cách gì để nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống lịch sử văn hiến Việt, khi mà họ không minh chứng được chính vấn đề họ đặt ra. Và điều này sẽ còn được chứng minh tiếp tục qua những bài phản biện lần lượt tiếp theo những bài viết tôi đã sưu tầm được. Bây giờ xin mời quí vị quan tâm quay trở lại với đoạn trích dẫn liền mạch tiếp theo trong bài viết của ông Lê Văn Lan, để xem có luận cứ gì khả dĩ minh chứng cho quan điểm của ông ta hay không?
Ông Lê Văn lan viết;

Nội dung trích dẫn
Cùng với việc mở rộng thời gian thực tế của “thời Hùng Vương”, hay đúng hơn là việc chuyển khái niệm “thời Hùng Vương” như vừa trình bày, các nhà nghiên cứu hiện nay còn làm một việc quan trọng hơn, là chuyển trọng tâm nghiên cứu, từ chỗ chỉ về những ông “vua”, thậm chí chỉ mới về những tên gọi của những ông vua đó, ra thành cả xã hội, con người và văn hóa (văn minh) của một thời đại mang tên những ông “vua” đó. Và như thế, vấn đề đầu tiên phải giải quyết là xác định thời gian tồn tại cụ thể của thời đại đó.

Như đã có dịp trình bày (1), trước hết là từ những tài liệu truyền thuyết và thư tịch mà chúng ra đã có một khung thời gian về “thời Hùng Vương” mà từ lâu, đã có không ít người – từ những sử quan trong Quốc sử quán triều Nguyễn đến Trần Trọng Kim và Nguyễn Phương – đều tỏ ý nghi ngại.
(1) Xem Lê Văn Lan: Tài liệu khảo cổ học và viện nghiên cứu thời đại các vua Hùng, – Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, số 124, tháng 7-1969. – Trở lại vấn đề văn hóa Đông Sơn, – Khảo cổ học, Hà Nội, số 3-4, tháng 12-1969. – Về một khung niên đại hợp lý cho thời đại các vua Hùng, – Hùng Vương dựng nước, tập III, Hà Nội, 1973.

Thật ra thì không phải chỉ có một, mà là hai khung thời gian theo tài liệu thư tịch, nhưng sự quá tập trung chú ý vào cái khung thứ nhất của Đại Việt sử ký tòan thư đã khiến cho, một thời gian dài, người ta tưởng như không có cái khung thứ hai của Đại Việt sử lược.

Như vậy, qua sự trích dẫn trên quí vị quan tâm cũng nhận thấy ông Lê Văn lan đưa ra một tư liệu khác mà ông ta cho rằng đó là một cái khung thời gian chuẩn hơn khung thời gian của Đại Việt Sử Ký toàn thư – là bộ sử chính thống của Việt tộc, được các triều đại trị vì dân tộc Việt thừa nhân và phủ hợp với truyền thống văn hóa sử truyền thống Việt được gìn giữ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đó là cuốn mà tên nguyên tác của nó là Việt Sử Lược. Việt sử lược viết về thời Hùng Vương như sau:
“Vào thời Trang Vương nhà Chu (Thế kỷ thứ VII BC). Ở bộ Gia Ninh, có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạ tự xưng là Hùng Vương”.
Có thể nói, ngoài ông Lê Văn lan thì hầu hết những người đồng quan điểm với ông ta đều có dẫn chứng câu này của Việt Sử Lược như là một bằng chứng sắc sảo để phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống Việt. Nhưng cái khập khiễng của họ ở đây là: Căn cứ vào đâu để họ xác định rằng: Cuốn Việt Sử Lược – vốn không có tác giả – tức là không có kẻ chịu trách nhiệm về tiếng nói của mình – lại là bằng chứng đáng tin cậy hơn Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sứ chính thống của người Việt – được những triều đại Việt bảo chứng và chịu trách nhiệm trước lịch sử? Họ thường lập luận rằng: Với niên đại Trang vương nhà Chu (Thế kỷ thứ VII BC) thì thời gian này hợp lý với tuổi thọ 18 vua Hùng. Nhưng tiếc thay! Cái con số 18 đời vua Hùng theo họ quan niệm thì họ lại chưa chứng minh được là con số thật hay ảo. Tôi đã nhiều lần vạch ra sự sai lầm ngớ ngẩn của bài toán này và ngay ở đây. Như vậy thì Việt Sử Lược có đáng tin cậy không? Bây giờ chúng ta phân tích ngay câu trên của Việt Sử Lược. Tôi xin chép lại câu này:
“Vào thời Trang Vương nhà Chu (Thế kỷ thứ VII BC). Ở bộ Gia Ninh, có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc tự xưng là Hùng Vương”.
Sự mâu thuẫn theo cách hiểu của ông Lê Văn Lan và những người đồng quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt thể hiện ngay trong đoạn văn trên của Việt sử lược – được chứng tỏ bằng những luận cứ sau đây:
1 – Chúng ta đều biết rằng: Chỉ khi lập quốc xong vua Hùng mới chia nước làm 15 bộ trong đó có bộ Gia Ninh. Khi vua Hùng đến một nơi nào đó để “khuất phục các bộ lạc” như Việt Sử Lược nói – tức là chưa lập quốc, theo cách hiểu của ông Lê Văn lan và những người đồng quan điểm với ông ta – thì không thể gọi đó là “bộ Gia Ninh” được.
2 – Trong 15 bộ của nước Văn Lang thì tại sao chỉ ở bộ Gia Ninh mới xuất hiện vua Hùng “khuất phục các bộ lạc”, còn ở các bộ khác thuộc lãnh địa quốc gia Văn Lang thì sao?
Bởi vậy câu trên trong Việt Sử Lược khiến chúng ta có thể khẳng định một cách hợp lý rằng:
Vào thế kỷ thứ VII BC, trước sự phát triển và bành trướng của các nước phía Bắc Dương Tử xâu xé lẫn nhau giành quyền lực và xâm chiếm lãnh thổ của nhau, thì vua Hùng Vương đã xuống vùng đất phía Nam Văn Lang chính là bộ Gia Ninh, để dời đô xuống đây. Bộ Gia Ninh chỉ là 1 trong 15 bộ của đất nước Văn Lang rộng lớn: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. Tất nhiên Ngài phài thuyết phục những cư dân ở đây đồng thuận nhường lại đất đai của họ cho quyền lợi tối cao của đất nước khi bị ngoại xâm đe dọa. Vấn đề còn lại tồn nghi trong câu trên của Việt Sử Lược là vua Hùng đã “dùng ảo thuật”. Ảo thuật đó thực chất là cái gì? Một giả thuyết hợp lý là vua Hùng đã thuyết phục những dân tộc ít người (Các bộ lạc) ở bộ Gia Ninh, chấp nhận sống chung với Vương triều Việt tộc từ Nam Dương tử xuống vùng đất của họ, để đổi lấy những giá trị của nền văn hiền Việt. Cho đến nay, những giá trị của nền văn hiến huyền vĩ Việt đã dần dần được sáng tỏ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành – được đặt vấn đề là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà ngay nhân loại hiện đại cũng đang tìm kiếm – thuộc về nền văn hiến Lạc Việt.
Như vậy tôi đã chứng minh với quí vị rằng: Ngay trong chứng cứ của ông Lê Văn Lan và những người ủng hộ ông là đoạn trên trong Việt Sử lược, cũng chưa phải bằng chứng sắc sảo để phủ định giá trị văn hiến Việt. Ở đây, tôi cũng xin lưu ý quí vị quan tâm là: Ngay trong cuốn Việt sử Lược – vốn là cứ liệu quan trong của “hầu hết những nhà khoa học trong nước” có quan điểm phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt – thì cũng có đoạn sau đây rất đáng quan tâm:
” Việt Vương Câu Tiên sai sứ giả sang dụ Hùng Vương liên minh chống Trung Nguyên. Bị Hùng Vương cự tuyệt”
Chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng: Việt Vương Câu Tiễn sau khí thắng Ngô Vương Phù Sai, cũng chỉ là một nước mạnh ở cuối thời Xuân Thu, thuộc vùng Bắc hạ lưu Dương Tử, so với bao quốc gia hùng mạnh khác, như Tần, Tấn, Sở, Tề …Và nếu như nước Văn Lang của thời đại các vua Hùng chỉ là “liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “ở trần đóng khố” lãnh thổ ở tân “đồng bằng Bắc bộ” – như luận điểm của những người có quan điểm phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử Việt thường phổ biến – thì chẳng có cơ sở nào để Việt Vương Cầu Tiễn liên minh chống Trung Nguyên cả.
Ở đây, tôi mới chỉ phân tích tính mâu thuẫn và phi khoa học từ ngay chính trong những luận cứ của ông Lê Văn Lan và những người cùng quan điểm với ông ta, chưa hề sử dụng những cứ liệu khác. Điều này cũng đủ để thấy rằng : Những lập luận của họ hoàn toàn chỉ là những suy luận rất chủ quan và chẳng có cơ sở khoa học nào cả.
Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.