PHÂN TÍCH TÍNH PHI KHOA HỌC CỦA LUẬN ĐIỂM PHỦ NHẬN VĂN HÓA SỬ TRUYỀN THỐNG VIỆT

PHÂN TÍCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG LÊ VĂN LAN
Về khái niệm thời Hùng Vương
Tiếp theo

Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy, ngay với chứng cứ thư tịch là Việt Sử lược (Ông Lê Văn lan gọi là Đại Việt sử lược) thì cũng đã chứng tỏ tính mâu thuẫn trong chính những luận cứ của ông Lê Văn lan. Mâu thuẫn ngay trong nội dung câu trích dẫn, mâu thuẫn ngay trong cùng những hiện tượng liên hệ trong cùng một cuốn sách dùng làm bằng chứng cho ông ta và những người đồng quan điểm. Vậy tại sao ông ta và những người đồng quan điểm lại chỉ trích dẫn một hiện tượng, còn hiện tượng khác thì ông bỏ qua? Phải chăng đó là tinh thần khoa học của ông và những người đồng quan điểm?
Ông phủ nhận sự ghi nhận lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm trong chính sử, bằng một cách giải thích như sau:

Nội dung trích dẫn
Về cái khung niên đại bắt đầu từ năm 2879 trước Công nguyên cho “thời Hùng Vương” (tên gọi đúng, trong trường hợp này, là “thời Hồng Bàng”) của Đại Việt sử ký tòan thư, chúng ta đã thấy rằng chính là trong không khí tự cường thắng lợi giành lại độc lập ở thế kỷ thứ 15, muốn chứng minh về nguồn gốc lâu đời và ngang bằng với Trung Hoa phong kiến, tiền nhân ta ở thời Lê sơ đã tham bác sử sách đời Đường đời Tống với truyền thuyết dân gian của ta, dựa vào mối quan hệ thực tế đã có từ rất lâu đời giữa Việt Nam và miền Hoa Nam, nhào nặn theo ý muốn chủ quan của mình để tạo ra những sự kiện và niên đại của buổi đầu thời Hồng Bàng, mà rồi nối ngay sau đấy là thời Hùng Vương (1). Chúng ta lại cũng đã thấy rằng có một vạch cương giới thực tế đã ngăn đôi hai vấn đề và thời gian mà người thời Lê sơ đã gắng gượng nhập làm một. Sau và trước cái ranh giới đó: một bên là thời gian và những nhân vật nửa thần thoại nữa lịch sử là Hùng Vương mà bây giờ chúng ta đã làm cho tính lịch sử đè át tính thần thoại, và một bên là thời và nguồn gốc hoàn toàn thần thoại của những nhân vật nửa thần thoại nửa lịch sử đó (2). Ý nghĩa có thể khai thác của sự việc này là: nếu chúng ta chưa thể ghi nhận được phần đầu khung niên đại của Đại Việt sử ký tòan thư (tức là đầu thời Hồng Bàng) do chỗ thiếu cơ sở vững vàng ngay trên những tư liệu sử học, thì lại có thể tin được ở phần sau khung thời gian đó (cuối thời Hồng Bàng, tức chính là thời Hùng Vương).
(1) Xem thêm Nguyễn Linh: Phải chăng Hùng Vương thuộc giòng dõi Thần Nông? – Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, số III, tháng 6-1968.
(2) Về quãng thời gian và vấn đề này, nếu trong dân gian còn lưu hành những mẫu đề văn học dân gian có tính chất truyền thống của dân tộc là “một bọc trăm trứng” và “mẹ chim (đất, núi, Âu Cơ) – bố rồng (nước, biển, Lạc Long)” thì các nhà trí thức phong kiến đã chuyển sang nói bằng ngôn ngữ của văn hóa phương Bắc (gồm chữ và hình tượng): Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân… Xem thêm Cao Huy Đĩnh: Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam, trong Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Hà Nội, 1971.

Với cách giải thích của ông Lê Văn Lan thì thời điểm lập quốc của nước Văn Lang, mà chính sử ghi nhận chỉ là do lòng tự hào dân tộc và mang tính chủ quan. Vậy thì câu hỏi với lập luận của ông là: Cái chủ quan đó dựa vào đâu để xác định rất cụ thể: Năm thứ 8 vận Bẩy Hội Ngọ, Nhâm Tuất – tức 2879 BC – vậy? Tại sao cái chủ quan đó không đưa quốc gia Việt Văn Lang này lên vài ngàn năm nữa; hoặc chí ít cũng vài trăm năm nữa cho oai? Chủ quan mà! Sao Đại Việt sử ký toàn thư lại ghi chính xác niên đại đến như vậy? Ông coi cuốn Việt Sử lược là căn cứ phủ nhận thời Hùng Vương, khi cuốn sách đó chỉ xuất hiện – theo ông – là trước Đại Việt sử ký 100 năm. Xin hỏi so với hơn 1500 năm quá khứ của lịch sử cho đến khi có sự ra đời của hai cuốn sách hơn kém nhau 100 năm (Niên đại của Việt Sử Lược cũng chỉ là giả thuyết) thì chẳng thể nói rằng cuốn này chính xác hơn cuốn kia. Nếu chỉ hơn kém 100 năm mà ông coi là chuẩn về tính chính xác thì lập luận của ông và những người đồng quan điểm còn cách xa một trong hai cuốn kia đến hơn 500 năm, cũng không thể coi là chính xác nhất. Ông đòi hỏi nhưng tư liệu chuẩn xác qua đoạn ông viết như sau:
“nếu chúng ta chưa thể ghi nhận được phần đầu khung niên đại của Đại Việt sử ký tòan thư (tức là đầu thời Hồng Bàng) do chỗ thiếu cơ sở vững vàng ngay trên những tư liệu sử học” – thì xin hỏi ông và những người đồng quan điểm với ông: Liệu có thể tìm được những tư liệu lịch sử chuẩn xác của những quốc gia mất nước từ hơn 1000 năm không? Với cách lập luận của ông và những người đồng quan điểm với ông thì phải chăng cái gì đã mất thì nó không hề tồn tại trong quá khứ? Chính vì nỗi đau của người dân mất nước, nên những người giải phóng, giành độc lập dân tộc mới được tôn vinh đấy!
Chính ông và những người đồng quan điểm với ông mới thật là chủ quan khi cho rằng tư liệu này chuẩn hơn tư liệu kia – cụ thể là Việt Sử lược chính xác hơn Đại Việt sử ký toàn thư – khi nó tự mâu thuẫn với chính nó theo cách hiểu của ông, mà tôi đã chứng minh ở trên.
Và chính ông cũng phải thừa nhận một cách mơ hồ rằng:

Nội dung trích dẫn
Có thể từ chỗ này mà nhận xét thêm về giá trị của khung niên đại bấy lâu vẫn chưa được nhiêu người chú ý, là khung niên đại của Đại Việt sử lược. Cuốn sách cổ hơn Đại Việt sử ký tòan thư ít nhất là 100 năm này đã không nói gì về thời Hồng Bàng, mà mở đầu ngay bằng việc xuất hiện của vua Hùng đầu tiên, với thời điểm gọn gàng là đời Chu Trang Vương: đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên (3). Vì cho đến nay, vẫn chưa có ai chỉ ra được cơ sở của trường hợp ghi chép như thế của tác giả, mà cũng cho đến nay vẫn còn là khuyết danh, của bộ sách có giá trị về nhiều mặt này, cho nên, nếu tin vào khung niên đại cho thời Hùng Vương của sách này, thì cũng không khác gì đã tin vào nhiều điều ghi chép quan trọng khác của cuốn sách đó.
(3) Năm 696 – 682 trước Công nguyên.

Vâng! Đúng là “Vì cho đến nay, vẫn chưa có ai chỉ ra được cơ sở của trường hợp ghi chép như thế của tác giả, mà cũng cho đến nay vẫn còn là khuyết danh, của bộ sách có giá trị về nhiều mặt này, cho nên, nếu tin vào khung niên đại cho thời Hùng Vương của sách này, thì cũng không khác gì đã tin vào nhiều điều ghi chép quan trọng khác của cuốn sách đó”.
Vậy thì cơ sở nào để ông và những người đồng quan điểm với ông, nhân danh khoa học phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, khi mà ngay các dẫn chứng của các ông cũng đầy mâu thuẫn?
Tôi cũng xin nhắc lại rằng: Khi nhân danh khoa học để phủ nhận một giá trị thì phải có đầy đủ luận chứng minh triết để chứng tỏ một giá trị đồng đẳng liên quan. Nhưng các ông không làm được việc này, hay nói đúng hơn: Không đủ khả năng để làm việc này dù đó là tập hợp của “hầu hết những nhà khoa học trong nước” được “công đồng khoa học thế giới thừa nhận” trải hơn mấy chục năm – nếu tính mốc từ 1974, là lúc ông Lê Văn lan viết bài viết này.
Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.