PHÂN TÍCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG LÊ VĂN LAN
Về khái niệm thời Hùng Vương
Tiếp theo
Kính thưa quí vị quan tâm.
Khi đặt lại vấn đề hoài nghi về sự tồn tại của thời Hùng Vương tức là đặt lại thời điểm lập quốc của dân tộc Việt. Nếu nhân danh tính khách quan khoa học thì có thể đặt lại vấn đề này. Nhưng cũng nhân danh tính khách quan khoa học thì những vấn đề được đặt ra cần phải chứng minh. Chúng ta ta xem ông Lê Văn lan chứng minh như thế nào?
Ông Lê Văn Lan đặt vấn đề:
(1) Thuật ngữ của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn. Chúng tôi tán thành cách dùng.
Đúng là trên thực tế truyền thống văn hóa sử Việt lưu truyền lại cho con cháu đời sau về một thời đại Hùng Vương – với quốc gia Văn Lang khởi nguyên của dân tộc Việt. Nhưng cũng truyền thống văn hóa sử đó cũng lưu truyền rằng: “Dân tộc Việt có hơn 1000 năm đô hộ của Bắc phương” và cũng không thể phủ nhận điều này. Và chính điều này giải thích vì sao có sự thất truyền của chính sử Việt trước thời Bắc thuộc. Một ngàn năm – đó không phải con số để đọc trong một giây – khi mà mới chỉ đến thứ hệ thứ ba của người Việt ở hải ngoại thì con dân Việt tộc có thể đã nói tiếng Việt không rành , nếu như không được tiếp tục học tiếng Việt trong mối liên hệ văn hóa Việt. Bởi vậy cách đặt vấn đề riêng rẽ về Thời Hùng Vương qua truyền thống, mà không khái quát luôn thời Bắc thuộc trải hàng ngàn năm là cách đặt vấn đề một chiều và không khách quan, khi chỉ đưa ra một hiện tượng hoài nghi duy nhất về thời đại Hùng Vương, mà không đặt vấn đề về nguyên nhân thất truyền của chính sử thời Hùng cũng do truyền thuyết văn hóa sử ghi nhận.
Trong hoàn cảnh lịch sử năm 1974 trước những học giả bậc thày như Nguyễn Khánh Toàn – ông Lê Văn Lan vẫn phải thừa nhận trong phần chú thích: Thời Hùng Vương là “thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên” – Nhưng ông ta lại phủ nhận gía trị nội dung của thời đại các vua Hùng với quốc gia Văn Lang. Chúng ta xem tiếp nhưng đoạn sau đây chứng tỏ điều này:
(2) “Việc ấy dễ đã đến mấy đời”, “Việc ấy đã có từ trước ông cụ mấy đời nhà tôi” – Chúng ta vẫn thường nghe nói thế trong dân gian.
(3) Với vế câu đối “Gây dựng trời Nam, nước bốn nghìn năm, nhà có nóc”.
(4) Xem thêm Lê Tư Lành: Văn thơ đề Vịnh đền Hùng – Khảo cổ học, Hà Nội, số 3-4, tháng 12-1969.
(5) Xin chú ý phân biệt lối tính cụ thể này với quan niệm hoàn toàn đúng đắn của nhân dân ta về sự lâu đời nói chung của thời Hùng Vương.
Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta cũng thấy rằng:
Ông Lê Văn Lan chưa đưa được chứng lý nào để phủ nhận “thời đại Hùng Vương – thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt”. Mà ông ta chỉ đặt vấn đề hoài nghi rất lập lờ. Chúng ta xem lại đoạn trích dẫn sau đây:
Chúng tôi ngờ rằng, theo những tài liệu đang nắm được như bây giờ, thì lối tính niên đại bốn nghìn năm cho “thời Hùng Vương” (5) có lẽ chỉ mới phổ biến vào thời gian đầu thế kỷ này, và cùng chung cái đà với các tác giả này.
Điều này không có gì phải nghi ngờ cả – mà nó rõ như ban ngày. Tất nhiên chỉ đến thế kỷ XV thì lịch sử dân tộc Việt mới đủ thời gian để viết rằng: Lịch sử Việt trải 4000 năm và khái niệm hơn 4000 năm lịch sử mới được nhắc tới vào đầu thế kỷ XX. Chứ không lẽ dân tộc Việt nói sử Việt hơn 4000 năm từ thời Đinh và Tiền Lê? Cũng như phải cho đến ngày nay Thiên Sứ tôi với mạnh dạn nói rằng: Lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm. Mặc dù vẫn cùng dựa vào thời điểm lập quốc của dân tộc Việt do chính sử ghi nhận: Quốc gia Văn Lang – nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt – dưới sự trị vì của các Vua Hùng thành lập ở thời điểm năm 2879 BC. Mọi việc rõ ràng như vậy, nhưng ông Lê Văn Lan vẫn lập lờ cho sự hoài nghi của ông để dẫn đến phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Cách viết của ông Lê Văn Lan không khác gì bảo rằng:”Tôi ngờ rằng bố mẹ thằng bé này nói nó lên 10 tuổi chỉ khi nó lên mười tuổi”.
Trên cơ sở hoài nghi chủ quan và không căn cứ khoa học này – mà tôi đã chứng minh ở trên qua phần trích dẫn về thời điểm lập quốc – ông ta đặt lại vấn đề về nội dung khái niệm về Vua Hùng – người đứng đầu nhà nước Văn Lang – quốc gia khởi nguyên của dân tộc Việt. Ông Lê Văn Lan viết:
(6) Trong trường hợp “Bố Cái đại vương”.
Từ Vương (Vua) trong Hùng Vương (Vua Hùng) có nghĩa ấy, mà từ Hùng cũng có nghĩa ấy. Suốt mấy chục năm trước đây, và ở diễn đàn sử học Sài Gòn thì tới cả những năm gần đây, người ta đã dẫn toàn bộ công cuộc nghiên cứu thời đại dựng nước và giữ nước dầu tiên của dân tộc vào một ngõ cụt, ngay sau khi mở các cửa của các cuộc tranh luận về chữ Hùng, chữ Lạc. Không theo cái rớp ấy, mấy năm nay, các nhà nghiên cứu chúng ta đã mở những khoảng vấn đề rộng lớn, đồng thời, vẫn tạt qua, xem lại cái cửa cũ về chữ và nghĩa của cái tên Hùng. Dường như là Hùng, gọn lại cũng như Khun, Cun…, đều là tên gọi người đứng đầu một cộng đồng. Hùng Vương, danh hiệu đó, như vậy vừa là phiên âm, vừa là phiên dịch sang chữ Hán, cách gọi tên của những người Việt Nam thời cổ về người đứng đầu, những người đứng đầu của mình (1). Người đó, những người đó, chúng ta đã tìm được những dấu vết gián tiếp và đang hy vọng tìm được những dấu vết trực tiếp ở những di chỉ và mộ táng trên vùng đất Tổ Phong Châu (Văn Lang) cũ. Cần chú ý là trước khi đi được đến chỗ nhận thức về thực chất những người đó, như vừa trình bày, thì, một lớp mây mù và vàng son của truyền thuyết và thư tịch cổ đã trùm phủ lên những nhân vật ấy.
(1) Xem Trần Quốc Vượng: Về danh hiệu Hùng Vương – Khảo cổ học, Hà Nội, số 7-8, tháng 12-1970.
Nhưng bây giờ, hãy trở về cách dùng tên Hùng Vương để mệnh danh cho một thời gian lịch sử. Chúng tôi ngờ rằng, với khái niệm thời gian đang được hiểu là nội dung của các tên gọi “thời kỳ” – “thời đại” – “giai đoạn” Hùng Vương hoặc “Hùng Vương – An Dương Vương” như hiện nay, chúng ta đã thống nhất mở rộng cái khái niệm thời gian mà các nhà nghiên cứu trước đây đã hiểu về “thời Hùng Vương”. Mọi người đều biết, chính sử của ta, từ Đại Việt sử ký toàn thư trở đi, dù là đặt ở ngoại kỷ hay tiền biên, thì cũng đều mở đầu bằng một kỷ, gọi là kỷ Hồng Bàng thị. Chính trong cái kỷ đầu tiên dài đến hơn hai nghìn năm đó của quốc sử, nắm gọn một khúc thời gian là “thời Hùng Vương”. Người xưa, có đôi lúc lẫn cái “thời Hùng Vương” với cái kỷ Hồng Bàng kia (2), nhưng về cơ bản, “thời Hùng Vương” vẫn chỉ được coi là một phần sau của thời Hồng Bàng, thậm chí, có trường hợp còn được xác định rạch ròi tên gọi là “thời Á Hồng Bàng” như ở một câu đối cổ giữa Chùa Tổng, làng Tứ Xã (Vĩnh Phú) (3). Như thế, rõ ràng cái tên gọi “thời Hồng Bàng”, trước đây vẫn được hiểu là một thời lớn hơn, trùm lên “thời Hùng Vương”. Và cái “thời Hồng Bàng” đó mới là cái tên gọi của toàn bộ thời đại dựng nước vá giữ nước đầu tiên của chúng ta. Có thể thấy cái “truyền thống” gọi tên như thế vẫn tồn tại mãi cho đến năm 1967 (4). Còn việc dùng tên Hùng Vương để mệnh danh cho toàn bộ thợi đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của lịch sử ta, dường như chỉ mới trở nên phổ biến trong vòng vài ba năm nay, do sự chuyển khái niệm, mở rộng nội dung, gần như là không tự giác của các nhà nghiên cứu bây giờ.
(2) Ví như các tác giả những bản thần phả thời Lê sơ, mà trong đó đã xác định được “vai trò quan trọng” của các nhà hàn lâm Nguyễn Bính, Nguyễn Cố, v.v… cố gắng tạo cho các vua Hùng những tuổi thọ hàng mấy trăm năm để khớp với cả cái thời Hồng Bàng mà chuyện gốc – cái niên điểm mở đầu: Nhâm Tuất 2879 – lại cũng do chính người cùng thời với họ tạo ra.
(3) “Thời Á Hồng Bàng, thiên dân hóa dân thành thịnh ấp”.
(4) Chẳng hạn như thấy ở lời kêu gọi: Nên nghiên cứu vấn đề thời đại Hồng Bàng của tạp chí Nghiên cứu lịch sử, cũng như ở Vài suy nghĩ về việc tìm hiểu thời đại Hồng Bàng của Nguyễn Linh.
Như vậy chúng ta đã thấy bắt đầu từ việc lập lờ trong cách đặt vấn đề hoài nghi niên đại thời Hùng Vương, ông ta đã cùng Trần Quốc Vượng đặt lại vấn đề người đứng đầu quốc gia để phủ nhân quốc gia đầu tiên của dân tộc Việt. Chúng ta xem lại những đoạn sau đây:
* “sẽ thấy rõ khái niệm “vua” trùng với “bố”: người đứng đầu một cộng đồng.”
* Dường như là Hùng, gọn lại cũng như Khun, Cun…, đều là tên gọi người đứng đầu một cộng đồng. Hùng Vương, danh hiệu đó, như vậy vừa là phiên âm, vừa là phiên dịch sang chữ Hán, cách gọi tên của những người Việt Nam thời cổ về người đứng đầu, những người đứng đầu của mình (1).
Như vậy, chúng ta đã thấy rằng: Ông Lê Văn Lan đã mượn sự liên hệ chưa được minh chứng rõ ràng giữa những khái niệm về Hùng Vương với các khái niệm đơn giàn hơn để dẫn đến phủ nhân quốc gia đầu tiên với vị lãnh đạo tối cao Hùng Vương – xuống đồng với khái niệm thủ lĩnh địa phương và chỉ coi quốc gia Văn Lang – theo cách gọi của ông là – “một cộng đồng”. Rõ ràng đây không phải là những luận cứ khoa học.
Trong những luận cứ ngây ngô này, ông Lê Văn Lan lặp lại một sai lầm toán học sơ đẳng của học sinh cấp một – mà tôi đã nhiều lần chứng minh trên các diễn đàn và ngay trong bài viết trước – trong topic này là – chúng ta xem lại đoạn sau đây trong phần trích dẫn trên:
* (2) Ví như các tác giả những bản thần phả thời Lê sơ, mà trong đó đã xác định được “vai trò quan trọng” của các nhà hàn lâm Nguyễn Bính, Nguyễn Cố, v.v… cố gắng tạo cho các vua Hùng những tuổi thọ hàng mấy trăm năm để khớp với cả cái thời Hồng Bàng mà chuyện gốc – cái niên điểm mở đầu: Nhâm Tuất 2879 – lại cũng do chính người cùng thời với họ tạo ra.
Để có cái mà những giáo sư – tiến sĩ sử học trong cái nhóm “hầu hết những nhà khoa học trong nước” thường nói đến tuổi thọ mấy trăm năm của các vua Hùng chính là họ đã chia con số 2622 năm cho con số 18 vị vua Hùng . Khi mà họ chưa chứng minh được thời Hùng Vương chỉ có 18 đời vua. Có thể nói rằng:
Cái luận cứ gọi là “khoa học” này lặp đi lặp lại từ những kẻ dốt nát tới những bằng cấp giáo sư thuộc về khối“Hầu hết những nhà khoa học trong nước” phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt. Nếu những lập luận này cứ trơ cái mặt thớt để được coi là “khoa học” thì toàn bộ cơ sở giáo trình toán học thế giới này phải bãi bỏ, khi mà số gà có thể trừ đi số vịt mà không cần qui đổi ra một đại lượng đồng đẳng.
Tóm lại, trong đoạn trích dẫn trên – chúng ta đã thấy rất rõ ông Lê Văn lan hoàn toàn không đưa được một bằng chứng xác đáng nào để minh chứng cho vấn đề được đặt ra từ sự hoài nghi của ông ta. Bởi vì chính sự hoài nghi đó đã không xuất phát từ một sự nhận thức toàn diện về truyền thuyết văn hóa sử Việt.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Sự tồn tại khách quan của một thời đại – cụ thể là một vương triểu hiển hách và quốc gia Văn Lang – sẽ không thể chỉ là vấn đề được ghi nhận trong văn bản cổ – khi mà quốc gia đó đã sụp đổ từ hàng ngàn năm trước và dân tộc trong quốc gia đó bị đô hộ trải hàng ngàn năm. Cũng không thể coi di vật khảo cổ là bằng chứng duy nhất để minh chứng cho lịch sử được ghi nhận về biên giới của quốc gia Văn Lang cổ sơ với địa bàn cư trú hiện nay của Việt Tộc – khi lịch sử đã đầy những biến cố thăng trầm của Việt tộc. Nhưng nhà nước Văn Lang với triều đại của các vua Hùng – xác định thời điểm lịch sử của dân tộc đã là một thực tại tồn tại khách quan thì nó phải tồn tại với những dấu ấn của nó trên nhiều phương diện ngoài văn bản lịch sử dù bị hủy diệt với biến cổ lịch sử.
Thiên Sứ tôi cũng trân trong lưu ý quý vị quan tâm là tôi chỉ nhân danh khoa học để minh chứng lịch sử huyền vĩ trải gần 5000 năm của dân tộc Việt, ngoài ra không sử dụng phương pháp luận nào khác.
Sự phân tích phản biện bài viết của Lê Văn Lan còn tiếp tục.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
(Còn tiếp)