THƯA QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN.
Một học trò của tôi đã đưa một phản biện khoa học, cho rằng hành Thổ phải có vai trò ngay từ khởi nguyên của vũ trụ. Và việc tôi bác bỏ hành Thổ là sai. Đây là một sự phản biện mang tính học thuật và tôi luôn tôn trọng những phản biện này. Chính vì vậy, tôi công khai đưa lên đên để biện minh.
Tiêu chí khoa học phát biểu rằng:
“Một Lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học bị coi là sai, chỉ cần người ta chỉ ra một mắt xích sai trong toàn bộ hệ thống luận điểm của nó, mà lý thuyết đó không thể biện minh được”.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có thể né tránh vấn đề hành Thổ trong Ngũ hành. Vì nó chỉ là một tiểu tiết – nói theo ngôn ngữ khoa học thì nó chỉ là một phần tử trong toàn bộ hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ, hết sức đồ sồ. Và tất nhiên tôi sẽ không bị phản bác. Nhưng như vậy, tôi sẽ không trung thực với chính tôi và với nhận thức chân lý. Trong trường hợp như vậy, thì lý thuyết ADNh &Kinh Dịch sẽ không thể hoàn hảo và tất nhiên, sẽ không thể là một Lý thuyết thống nhất hoàn hảo.
Tất nhiên, sự trung thực với chính mình và với chân lý thì tôi cũng sẽ phải nghĩ tới sự phản biện. Nhưng với tôi chỉ chấp nhận sự phản biện có tính khách quan, trung thực với hiểu biết của mình và có luận cứ. Với những phản biện cực đoan, tôi sẽ delete ngay và không cần lý do.
Dưới đây là sự phản biện của một học trò của tôi và có luận cứ, nên tôi rất trân trọng và biện minh với sự hiểu biết chân lý của tôi.
Trước khi tôi có bài biện minh sự phản biện này, xin quý vị và các bạn hãy đọc toàn bộ bài phản biện của anh Lãng Tử Thiết Phong – Ab Chiến dưới đây:
Trích toàn văn trong ngoặc vuông và ngoặc kép:
*
[“BÀN VỀ HÀNH THỔ TRONG NGŨ HÀNH
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành, là cơ sở lý thuyết nền tảng cho toàn bộ lý học đông
phương, đây là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên ai là chủ nhân đích thực của nó, nội
hàm và các tiên đề của nó là đề tài thách thức các học giả nhiều ngàn năm nay.
Nhà nghiên cứu Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh (cũng là sư phụ của người viết, sau đây
xin được gọi là Ngài Thiên Sứ trong tiểu luận này), một nhà nghiên cứu lỗi lạc với mục đích
khôi phục lịch sử 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt, đã dành nhiều tâm huyết cho việc
phục dựng lại lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành được cho là xuất phát từ dân tộc Việt.
Qua sự phân tích tính mâu thuẫn trong các cổ thư với các thực tế ứng dụng bằng những
lý luận hết sức logic và thuyết phục, Ngài đã phục dựng, hiệu chỉnh và hệ thống hoá lại các
nền tảng lý thuyết và mô hình ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành.
Trong cuốn sách “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch “ (nhà xuất bản Hồng Đức 2020), Ngài đã
dành chương 4 : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HÀNH THỔ TRONG THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ
HÀNH. SỰ HIỆU CHỈNH VÀ PHỤC HỒI TỪ NỀN VĂN HIẾN VIỆT (p.351 ~ 374) để bàn về bản chất của HÀNH THỔ.
Bằng các luận cứ và dẫn chứng cụ thể Ngài Thiên Sứ đã “Loại suy hành Thổ ra khỏi Ngũ
Hành mà các bản văn cổ chữ Hán đã mô tả” (p.372). Đồng thời, đối với các khái niệm gọi
là Thổ trong các ứng dụng trong bảng Lạc Thư Hoa giáp, hoặc Thập thiên can…Ngài Thiên
Sứ nêu quan điểm rằng “Những Khái niệm gọi là Thổ như trên, không mang tính là một tập
hợp hàm chứa những phần từ cùng thuộc tính được phân loại như Tứ Hành,.., mà nó chỉ
mô tả một trạng thái vật chất riêng rẽ “ (p.373).
Tuy nhiên, việc Loại Suy Khỏi Hành Thổ khỏi Ngũ Hành như các bản văn cổ thư, thì việc
định vị lại nó cần phải làm rốt ráo. Cái trạng thái !”Vật chất riêng rẽ” mà khái niệm Thổ mô
tả đó là trạng thái vật chất như thế nào ? Nó khác với các trạng thái vật chất mà tứ Hành
(Kim Mộc Thuỷ Hoả) mô tả kia ra sao ? Và vì sao cùng là trạng thái vật chất mà lại có sự
phân biệt như vậy ? Và nếu có trạng thái Vật chất riêng rẽ cần tới 1 khái niệm Thổ để mô
tả, thì thuyết âm Dương “Tứ Hành” có trở nên Bất Toàn nếu hành Thổ bị Loại Suy ra khỏi
Ngũ Hành?
Sau đây, người viết xin được nêu quan điểm của mình trong cách hiểu về Hành Thổ, và
làm rõ hơn về đặc tính, khái niệm của hành Thổ trong Ngũ Hành.
1. Sự cần thiết của Hành Thổ trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành
Chúng ta có thể loại suy Hành Thổ ra khỏi các MÔ TẢ TRONG VĂN BẢN CỔ THƯ,
nhưng chắc chắn chúng ta không thể loại suy sự Tồn Tại Của Khái Niệm Thổ, và Ngài
Thiên Sứ cũng công nhận điều này. Bằng chứng là Ngài đã đưa quan điểm của mình rằng
đó là “mô tả một trạng thái riêng rẽ”. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, có một (hoặc
nhiều) trạng thái riêng rẽ mà Tứ Hành (Kim mộc thuỷ hoả) không thể mô tả. Và chính vì sự
tồn tại của trạng thái riêng rẽ đó mà Cần một khái niệm mô tả nó, và đó chính là sự cần
thiết của khái niệm Hành Thổ, tuy khái niệm này không mô tả một tập hợp hàm chứa các
phần tử có cùng đặc tính như các Hành Khác.
Yếu tố thứ hai, về sự quan trọng của Hành Thổ trong các ứng dụng cụ thể của thuyết
Âm Dương Ngũ Hành, với yếu tố quan trọng đầu tiên chính là luật Ngũ Hành Tương Sinh
và Ngũ Hành Tương Khắc. Cùng với phân loại về Âm Dương, hai định đề về Tương Sinh
và Tương Khắc của Ngũ Hành, chính là nền tảng quan trọng xây dựng tất cả các cơ sở
ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành, từ Đông Y, Tử Vi, Phong Thuỷ, Bốc Dịch…Nếu
loại suy Hành thổ khỏi Ngũ Hành, thì 2 định đề quan trọng trên sẽ bị phá vỡ hoàn toàn, và
toàn bộ cơ sở ứng dụng của thuyết âm dương ngũ hành bị sụp đổ. Trong Đông Y, Tỳ thuộc
thổ -> sẽ phân loại mới như nào, lục thập hoa giáp sẽ không còn là Lục Thập nữa, vì chỉ có
tứ hành 12 năm thì chỉ có Nhị Thập Tứ Hoa Giáp, Phi tinh Huyền không sẽ không có Trung
Cung để quái Cấn nhập vào… Rõ ràng, với thực tế tồn tại của các môn ứng dụng của
thuyết Âm Dương Ngũ Hành, thì việc tồn tại Hành Thổ trong Ngũ Hành là điều không thể
thiếu.
Yếu tố thứ 3 là để đảm bảo cho tính hợp lý trong nội hàm học thuyết Âm Dương Ngũ
Hành, cụ thể là phân biệt Âm Dương, và các đặc tính Âm Dương như lý thuyết này mô tả.
Thì chính học thuyết này cũng phải MÔ TẢ ĐƯỢC CHÍNH NÓ bằng các định đề của mình.
Trong Lý Thuyết này thì Âm Dương và Ngũ Hành là 2 , trong đó Âm Dương là tính phân
biệt, đối chiếu còn Ngũ Hành là Sự Phân Loại ra các nhóm tập hợp hàm chứa các phần tử
có cùng đặc điểm. Như vậy sự Phân Biệt (tư duy) thuộc Dương nên nội hàm của nó có 2
nhân tố (âm/dương), là độ số chẵn thuộc ÂM. Và sự Phân Loại (hành động) thuộc Âm, có
5 nhân tố (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ), là độ số lẻ thuộc Dương. Đây chính là thể hiện tính
hợp lý của định đề trong âm có dương, trong dương có âm của học thuyết này. Nếu không
có hành Thổ để có tập hợp Ngũ Hành, thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành sẽ bị mâu thuẫn
ngay trong việc các định đề của nó không giải thích được chính lý thuyết sinh ra nó.
2. Gợi ý từ vị trí của Thổ cục trong thiên bàn Tử Vi
Trong chương 4 : XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ HÀNH THỔ TRONG THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ
HÀNH. SỰ HIỆU CHỈNH VÀ PHỤC HỒI TỪ NỀN VĂN HIẾN VIỆT (p.351 ~ 374), Ngài Thiên Sứ đã dẫn chứng rằng, trong “Tam Mệnh Thông Hội” hay trong ứng dụng thực tế
của Thiên Bàn Tử Vi, hành thổ không được coi là 1 hành độc lập. Xin trích dẫn lại hình
bên dưới:
H.1 Ngài Thiên Sứ chỉ ra vai trò của Thổ trên Thiên bàn Tử Vi
Bằng dẫn chứng cụ thể trong ứng dụng của thiên bàn Tử Vi, Ngài Thiên Sứ đã chỉ ra
rằng “hành Thổ là sự kết thúc của Tứ Hành” (p.368). Điều này là rõ ràng không bàn cãi.
Tuy nhiên ở đây, người viết thấy 1 hình ảnh trực quan, đó là sau “Thổ” thì lại là sự Khởi
Đầu của 1 Hành được Hành trước đó tương sinh, hay nhìn một cách trực quan, nó là
trung gian giữa 2 hành. Ví dụ cục Thuỷ, sinh ở Hợi, vượng tại Tí Mộ tại Sửu (Thổ) , sau
Sửu tới Dần là Sinh của cục Mộc …
Do sự vận động của Vũ Trụ là vòng tương sinh liên tục, nên người viết cho rằng Thổ là
trạng thái biến đổi chuyển tiếp giữa 2 trạng thái vật chất trong Tứ Hành, là nơi 1 hành mộ
và chuẩn bị cho các khởi đầu của hành tương sinh tiếp theo.
3. Hành Khí của Lưỡng Nghi là hành Thổ
Trong các bản văn cổ thư nói về sự hình thành của vũ trụ đã ghi lại định đề “Thái Cực
Sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi Sinh tứ tượng”. Xuyên suốt trong các nghiên cứu của mình,
Ngài Thiên Sứ đã chỉ ra rằng tứ tượng chính là Tứ Hành (bạn đọc có thể tham khảo từ các
xuất bản Hà Đồ Trong Văn Minh Lạc Việt, NXBTH TPHCM 2006, Tìm Về Cội Nguồi Kinh
Dịch, NXB Hồng Đức 2020..).
Từ sự vận động có tính quy luật, tuần hoàn và liên tục của vũ trụ, với gợi ý từ ứng dụng
của hành Thổ trong thiên bàn Tử vi nêu ở phần trên. Người viết xác định rằng Hành Thổ
vừa là nơi kết thúc của tứ hành cũng là nới khởi đầu của tứ hành trong chu kì vận động tiếp theo. Nếu quay ngược lại cho tới trần thời gian, khi tứ tượng (tứ hành) được xác lập
do Lưỡng Nghi Sinh, thì để đảm bảo tính thống nhất cho một lý thuyết, trước tứ Tượng
phải là hành Thổ. Và người viết xác định rằng hành khí của Lưỡng Nghi chính là hành Thổ.
Và nó mô tả tình trạng Hỗn Độn của vũ trụ cũng chính là trạng thái của khí Tiên Thiên, từ
giây 0 đến trần thời gian.
Với xác định hành khí của lưỡng nghi là Hành Thổ, và với mô tả của cổ thư “ Lưỡng Nghi
Sinh Tứ Tượng “ thì tính hợp lý của yếu tố Ngũ Hành trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành
được xác lập. Bởi khi có Lưỡng Nghi là đã tồn tại Khí do đã có sự tương tác, xuất hiện của
cái nghi thứ 2 so với Thái Cực, tuy không xác định được cụ thể (Nghi) nhưng đã có sự tồn
tại của lưỡng nghi, thì bản thân Thuyết ADNH phải mô tả, phân loại được cái nghi đó.
Trong khi tứ tượng xuất hiện sau lưỡng nghi, nó không thể phân loại được lưỡng nghi vào
1 trong 4 tượng (hành này). Nên tập hợp Phần Bù của 4 Hành (tứ tượng) còn lại chính là
phạm trù của Hành Thổ.
Trong cổ thư, về thần thoại Nữ Oa Vá Trời và Thần Bàn Cổ có chép “ Khi hỗn độn mới
phân, khí nhẹ và trong bay lên thành trời, khí nặng và đục tụ xuống thành đất “. Như vậy
trong tình trạng Hỗn Độn kia phải chứa đựng cả 2 trạng thái Khí Nhẹ-Trong, và Khí Nặng-
Đục, ở trạng thái vận động bất quy tắc để rồi sau đó có sự vận động điều hướng rồi hình
thành nên sự vận động có tính quy luật của hậu thiên.
Như vậy Thổ không chỉ là sự kết thúc của Tứ Hành, mà còn là nơi chuyển hoá ra tứ hành.
Và trạng thái của sự chuyển hoá này là bất quy tắc, hỗn độn.
Cũng chính vì sự bất quy tắc của phần tử thuộc tập hợp hành Thổ mà nó không thể có
phép toán để mô tả trạng thái này. Điều này giải thích cho yếu tố vì sao trong Bát Quái
không có Quái mô tả hành Thổ. Nhưng trong mọi ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ
Hành, thì Hành Thổ vẫn đi cùng với Tứ Hành được Bát Quái mô tả. Ngay chính mô hình
Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt, là mô hình nguyên lý căn bản của ứng dụng học thuyết
Âm Dương Ngũ Hành cũng thể hiện vị trí Hành Thổ là Trung Tâm. Nếu không có sự tồn tại
của Hành Thổ thì mô hình này không thể hoàn thiện được.
Và với sự định vị Hành Thổ là bắt đầu cho các Hành, là hành khí của Lưỡng Nghi, nó cũng là hành khí của giai đoạn từ giây 0 đến trần thời gian, mà việc phân loại hành khí của thời gian trở nên hợp lý với sự bắt đầu của Giáp Tý và Ất Sửu thuộc Kim, vì Thổ sinh Kim.
Người viết xin được khép lại tiểu luận này, với việc định vị hành Thổ là 1 hành Đặc Biệt
trong Ngũ Hành, nó là phần bù của với tập hợp tứ hành còn lại, và không mô tả cụ thể một
trạng thái tương đồng của các phần tử trong nó, và không mô tả được vì đó là sự vận động
bất quy luật, hỗn độn, là sự chuyển hoá giữa tứ hành còn lại. Nhưng chính vì có sự tồn tại
của Hành Thổ mà học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trở nên nhất quán với lý thuyết của nó,
và phải chăng nhờ đó mà nó vượt trội hơn các học thuyết khác ví dụ như tứ đại trong giáo
lý của Phật.
Phải chăng sự hỗn loạn trong tiên thiên chính là các diễn biến của quá trình tương khắc
của các hành, mà ở đó được mô tả bởi mô hình Lạc Thư, và sự bất định, hỗn loạn của các
phần tử trong nội hàm hành Thổ là bản chất của sự Sai Số trong các phép ứng dụng Dự
Đoán của thuyết Âm Dương Ngũ Hành ? Đây là một nghi vấn mà người viết sẽ tiếp tục suy
sét trong các nghiên cứu sau này.
Tokyo ngày 20/12/2021
Lãng Tử Thiết Phong – Ab Chiến”]
*
Thưa quý vị và các bạn.
Quý vị và các bạn cũng đã đọc toàn văn bài phản biện của anh Ab Chiến. Trên Fb , anh Ab Chiến đã xác nhận nguyên văn tôi đưa lên đây là chính xác về nội dung.
Thưa quý vị và các bạn.
Quý vị và các bạn đã đọc cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” của tôi. Nxb Hồng Đức năm 2020. Trong đó tôi xác định về bản chất khởi nguyên của vũ trụ sau giây “O” chỉ có Tứ hành. Đương nhiên, khi tôi xác định điều này, thì tôi cũng biết rất rõ hành Thổ có nguồn gốc từ đâu và ứng dụng như thế nào trong bảng Lạc Thư Hoa giáp (Sách Tàu là Lục Thập hoa giáp và tôi cũng bác bỏ, do tính mâu thuẫn về nội dung của bảng này), trong các phương pháp ứng dụng liên quan đến hành Thổ, như: Khôn, Cấn thuộc Thổ nhập Trung, hoặc trong Tử Vi có đến 6 mạng Thổ gồm: Thành Đầu Thổ; Ốc Thượng Thổ. Bích Thượng Thổ, Sa trung Thổ, Lộ bàng Thổ và Đại Dịch Thổ. Và trong hai mô hình có tính nguyên lý căn để theo sách Tàu là Lạc Thư và sách Việt theo tôi là Hà Đồ đều có hành Thổ nhập trung. Tôi biết những điều này và gần như thuộc lòng, từ khi tôi mới 19 tuổi bắt đầu tập tọng xem Tử Vi và tìm hiểu về Lý học Đông phương. Để rồi 30 năm sau đó, bắt đầu từ năm 1998 > do những nhân duyên dẫn tới việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử, đã dẫn đến việc tôi nhận thấy những sai lầm và mâu thuẫn có tính hệ thống của toàn bộ những di sản của thuyết ADNh & Kinh Dịch còn lưu truyền trong cổ thư chữ Hán. Và tứ đó, tôi chứng minh những sai lầm, sự rời rạc thiếu tính hệ thống của những di sản trong cổ thư chữ Hán. Tôi đã xác định rằng: Toàn bộ nền Lý học Đông phương mà nền tảng là thuyết ADNh &Kinh Dịch thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử. Tất nhiên, nó xóa sổ từ trong tiềm thức, từ hơn 2300 năm qua của thế nhân vốn mặc định – cội nguồn văn minh Đông phương thuôc về văn minh Hán > Sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ vào năm 257 Trc CN. Tất nhiên tôi nhân danh khoa học và chân lý, thực hiện đúng các chuẩn mực khoa học cho hệ thống luận cứ của tôi. Tôi cũng hiểu rất rõ rằng sẽ có rất nhiều ý kiến phản bác, phủ nhận và cả chống đối.
Hệ thống luận cứ đó đã đứng vững trên 20 năm và tôi xác định rằng: Không dễ gì phản bác. Tôi cần phải thành thật mà nói rằng: Nếu tôi sai thì quan điểm Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử sẽ bị hoài nghi và có thể sụp đổ. Do đó. Thiên Sứ không được phép sai. Nhưng như tôi đã trình bày:
“Một Lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học bị coi là sai, chỉ cần người ta chỉ ra một mắt xích sai trong toàn bộ hệ thống luận điểm của nó, mà lý thuyết đó không thể biện minh được”.
Đương nhiên, với những kẻ chống đối, tôi sẽ delete ngay lập tức và không cần lý do. Nhưng với những phản biện trên tinh thần khoa học và có luận cứ, tôi rất hoan hỉ biện minh và luôn công khai. Vậy Thiên Sứ có sai không khi không thửa nhận hành Thổ > Nhân danh nền văn hiến Việt > trong giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ? Những kiến thức của tôi liên quan đến hành Thổ trong Lý học Đông phương, tất nhiên chắc cũng không ít hơn những hiểu biết của thế nhân về hành Thổ. Do đó, một khi tôi đã bác bỏ hành Thổ trong khởi nguyên của vũ trụ, thì trước hết nó phải cân đối với hiểu biết ngay trong tư duy của chính tôi về sự hiện diện và ứng dụng của hành Thổ trong thuyết ADNh & Kinh Dịch.
Dưới đây là sự biện minh của tôi và chỉ rõ sai lầm của anh Ab Chiến.
Thưa quý vị và các bạn.
Tất cả những ai đã đọc Kinh Dịch từ bản văn chữ Hán, đều biết rõ rằng trong Hệ Từ ghi:
“Thái Cực sinh Lưỡng Nghi; Lưỡng Nghi sinh TỨ TƯỢNG, Tứ Tượng sinh BÁT QUÁI”. Tôi đã sửa câu này nhân danh nền văn hiến Việt:
“Thái Cực sinh Lưỡng Nghi; Lưỡng Nghi sinh TỨ TƯỢNG, Tứ Tượng BIẾN HÓA VÔ CÙNG”.
Nhưng trong bài biện minh này của tôi, chỉ bàn đến đoạn “Lưỡng Nghi sinh TỨ TƯỢNG”.
Chúng ta có quyền hoài nghi câu trên trong Hệ Từ viết sai, mà đúng nó phải là : Lưỡng Nghi sinh NGŨ TƯỢNG”, để cho khớp với bản văn của Kinh Thượng Thư, thiên Hồng Phạm > Tức Kinh Thư> theo truyền thuyết cũng do Khổng Tử viết lại từ thời vua Đại Vũ> Được xác định là hơn 2000 năm trc CN và trước thời Khổng Tử khoảng 1500 năm. Vậy ngài Khổng Tử đã bớt mất một Tượng trong kinh Dịch, hay vua Đại Vũ sai? tất nhiên, chân lý chỉ có một. Cho nên Hệ Từ trong kinh Dịch đúng thì vua Đại Vũ sai và ngược lại, hoặc cả hai đều sai?
Trên cơ sở những di sản còn lại của nền văn hiến Việt và trên cơ sở tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan, từ các di sản còn lại của các nền văn minh cổ đại…cho đến tri thức khoa học hiện đại > Đã dẫn trong cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” .Nxb Hồng Đức 2019 và “TV Cội nguồn kinh Dịch”. Nxb HD 2020, tôi đã xác định rằng: Hệ từ trong kinh Dịch đã mô tả đúng đoạn “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng” và chỉ hiệu chỉnh đoạn cuối của câu này – nhân danh nền văn hiến Việt – “Tứ Tượng biến hóa vô cùng”.
Tôi cũng đã đối chiếu với sự minh triết trong Phật giáo và các triết gia cổ Tây Phương và Ấn Độ, để thấy sự khởi nguyên của vũ trụ sau Lưỡng Nghi chỉ có Tứ Hành, gồm :Kim/ Mộc/ Thủy/ Hỏa. Ngay trong Địa Lý Âm trạch, tôi cũng đã dẫn sách cổ: Không có Thổ Long. Vậy hành Thổ sinh ra từ đâu?
Như tôi đã trình bày: Hành Thổ là mộ của Tứ hành trong quá trình vận động và tương tác của nó, trong lịch sử hình thành vũ trụ được mô tả trong thuyết ADNh & Kinh Dịch, được tổng hợp trong ba giai đoạn vận động và tương tác là “Sinh> Vượng> Mộ.
Xin xem lại hình minh họa dưới đây:
Điều này đã được giải thích trong cổ thư với nguyên lý nổi tiếng “Vạn vật quy ư Thổ”.
Tôi có lẽ cần nhắc lại là: Chúng ta đang nghiên cứu và tìm hiểu một lý thuyết mô tả một thực tại, chứ không phải chúng ta đang dùng các phương tiện kỹ thuật để kiểm định một thực tại, rồi từ đó hình thành nên một lý thuyết tổng hợp những thực tại đã biết. Do đó, nó cần những tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Chứ không phải bằng kính thiên văn Huber để xác định sao Thổ và xác quyết hành thổ là có thật qua chính sao Thổ; hay tệ hơn là dùng kính hiển vi để soi ký hiệu quái Càn trong Bát quí để xem nó đúng hay sai.
Do đó câu “Vạn vật quy ư Thổ”, tức là khi vạn vật được phân loại theo Tứ Hành thì luôn hết thúc ở hành Thổ về mặt Lý thuyết và chuyển hóa sang hành khác. Chứ không thể : con lợn thuộc quái Càn hành Âm Kim đới Thủy (hoặc hành Kim theo sách Tàu), khi chết biến thành Thổ; Cây có lõi cứng và to thuộc quái Khảm/ hành Thủy khi chết thành Thổ….Vậy các loại Thổ, gồm: Thành Đầu Thổ; Ốc Thượng Thổ. Bích Thượng Thổ, Sa trung Thổ, Lộ bàng Thổ và Đại Dịch Thổ, sẽ biến thành cái gì? Thổ lại thành Thổ sao? Vậy khi trái Đất và cả sao Thổ… đến tất cả vũ trụ này tan rã thì nó trở lại với hành Thổ sao? – trong bài phản biện trên – khi kết thúc sự tồn tại của vũ trụ nó lại thành Thổ sao? Trong khi đó, hành Thổ không có sự phân loại van vật như bát quái trong kinh Dịch thuộc Tứ hành, như: Càn là trời, là cha, là cửa khuyết…
Chính xác ra, không thể gọi là “HÀNH” Thổ, mà chỉ nên coi và gọi đúng tên của nó là trạng thái MỘ của chu kỳ TỨ HÀNH để tiếp tục chuyển hóa – tương sinh ra hành khác sau đó. Thí dụ: Hợi /Thủy. sinh Tý/ Thủy> Mộ ở Sửu (Mộ của hành Thủy sinh Dần/ Mộc). Nhưng, nếu coi Thổ là một hành, thì không lẽ Sửu Thổ sinh Dần/ MỘC? Hoặc Thìn Thổ sinh Tỵ Hỏa?…Nếu như vậy, bản thân thuyết Ngũ hành và sự phân loại của nó đã sai ngay từ tính hệ thống nội tại của nó. Vì Sửu Thổ, không thể sinh Dần Mộc; Thìn Thổ không thể sinh Tỵ Hỏa.
Với một học thuyết nó phải có tính hoàn chỉnh và nhất quán có tính hệ thống. Việc bỏ hành Thổ là hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Cho nên nó được xác định là đúng, khi đối chiếu với tiêu chí khoa học, để thẩm định một lý thuyết. Dù anh có tán thành hay không.
Tôi đã nhiều lần lưu ý các học viên của tôi rằng:
Ngay cả khi học chương trình phổ thông, tức là học những tri thức mang tính nền tảng và phổ biến của nền văn minh hiện đại – thì trong cùng một lớp học, cũng có học sinh học giỏi và học sinh học dốt đến mức độ phải bỏ học đi làm nghề. Mặc dù kiến thức phổ thông đó thì bạn bè trong lớp và các bậc phụ huynh trong nhà, có thể kèm cặp và chia sẻ. Huống chi, học Lý học thuộc về một nền văn minh khác, khó có thể tìm ngươi chia sẻ như học phổ thông. Và nó đòi hỏi một tư duy trừu tượng phát triển với tư duy logic hoàn chỉnh. Cho nên, nếu có những học sinh của tôi không hiểu bài thì tôi cũng không ngạc nhiên.
Trên thực tế, đã có những học viên Địa Lý Lạc Việt chủ yếu là những thời kỳ đầu, trước và sau khi thành lập TTNC LHDP. Sau khi theo học DLLV, nhưng thực hành lại theo sách Tàu. Tất nhiên, khi rơi vào trường hợp sai lệch giữa Tàu và Việt trong ứng dụng và làm cho thân chủ phá sản. Cũng may là người bị phá sản này cũng biết tôi là thày của người làm phong thủy cho họ. Nên nhờ tôi xem giúp và đến lúc đó tôi mới biết anh ta học tôi, nhưng khi thực hành lại theo sách Tàu. Sự sai lệch rơi đúng vào trường hợp Đoài/ Ly. Tức người Tây trạch thành Đông trạch, nên bố trí PT sai bét, dẫn đến thân chủ của anh ta phá sản. Tôi sửa lại theo Địa Lý Lạc Việt và vị thân chủ đó, đã trả nợ được ba tỷ thoát nạn. Do có người cho mượn tiền không lấy lãi.
Qua đó, tôi muốn chứng minh rằng: Học môn này > đơn giản nhất là ngành Địa Lý Lạc Việt ứng dụng > tức là chỉ cần học thuộc bài và ứng dụng với tư duy logic tối thiểu. Cũng đã khó như thế nào. Cho nên vấn đề để khám phá sự huyền bí của Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết ADNh & Kinh Dịch, phải căn cứ vào tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để xác định một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.
Bây giờ trên cơ sở này tôi phân tích những đoạn chủ yếu của anh Ad Chiến sai ở những chỗ nào, trong toàn bộ bài phản biện của anh ấy, mà tôi đã trích dẫn công khai ở trên.
Anh Ad Chiến viết:
[Tuy nhiên, việc Loại Suy Khỏi Hành Thổ khỏi Ngũ Hành như các bản văn cổ thư, thì việc
định vị lại nó cần phải làm rốt ráo. Cái trạng thái !”Vật chất riêng rẽ” mà khái niệm Thổ mô
tả đó là trạng thái vật chất như thế nào ? Nó khác với các trạng thái vật chất mà tứ Hành
(Kim Mộc Thuỷ Hoả) mô tả kia ra sao ? Và vì sao cùng là trạng thái vật chất mà lại có sự
phân biệt như vậy ? Và nếu có trạng thái Vật chất riêng rẽ cần tới 1 khái niệm Thổ để mô
tả, thì thuyết âm Dương “Tứ Hành” có trở nên Bất Toàn nếu hành Thổ bị Loại Suy ra khỏi
Ngũ Hành?]
Về điều này, tôi đã phân tích một cách có hệ thống trong cuốn Tìm về cội nguồn kinh Dịch (Nxb HD 2020) và nói sơ qua ở phần trên trong bài viết này. Đó là: Trong bát quái – dù phối với Lạc Thư hay Hà Đồ – thì nó cũng chỉ có 9 cung trong đó có 8 cung biên phối Bát quái, gồm 4 hành trên Lạc Thư hoặc Hà Đồ. Trung cung ở giữa được coi là hành Thổ thì không có quái nào. Và trong kinh Dịch, tất cả 8 quái, đều được mô tả là một tập hợp bao gồm các loại mà anh Ad Chiên gọi là những trạng thái vật chất riêng rẽ, thí dụ: Càn là trời, là cha, là vua, là kinh đô, là cửa khuyết…Tương tự như vậy với 7 quái còn lại. Nhưng không có quái nào được coi nằm ở Trung Cung tương ứng với hành Thổ có sự phân loại như trên.
nếu nói theo sách Tàu quái Cấn là Thổ và Khôn cũng là Thổ thì:
1/ Căn cứ vào đâu để xác định Cấn/ Khôn thuộc Thổ? Trong khi chính bản văn kinh Dịch cũng không có một chữ nào nói Bát quái Hậu Thiên phối với Lạc Thư cả.
2/ Với các loại Thổ như: Thành Đầu Thổ; Ốc Thượng Thổ. Bích Thượng Thổ, Sa trung Thổ, Lộ bàng Thổ và Đại Dịch Thổ – thì Thổ nào nằm ở cung Cấn, Thổ nào nằm cung Khôn?
3/ Nếu nói rằng: Trong ứng dụng phong thủy Tàu thì Cấn/ Khôn nằm ở trung cung nên thuộc Thổ. Vậy thì Văn Vương sai khi theo truyền thuyết chỉ tạo ra Bát quái, khi ứng dụng Phong Thủy thành Thập quái chăng? Và ngay trung cung của Lạc Thư theo sách Tàu chỉ có một số 5, Vậy Cấn 8, vào Trung cung theo ứng dụng Phong thủy Tàu sao lại số 8. Và Khôn theo phong thủy tàu trên Lạc Thư là số 2 sao vào Trung Cung lại số 5?
Về điều này, tôi đã chứng minh ngay trong cuốn TVCNKD của tôi trong cả 3 lần xuất bản về “Nguyên Lý quái Cấn ở Trung Cung”. Điều mà tất cả các bản văn cổ chữ Hán chưa hề nói tới.
4/ Hành Thổ trong Kinh Dịch theo sách cổ Tàu chẳng có một chữ nào mô tả nó là một tập hợp gồm các trạng thái như tôi mô tả ở trên. Trong kinh Dịch, chính các nhà nghiên cứu hiện đại của Tàu và của Việt, thừa nhận: “Nói về Âm Dương, nhưng không nói về Ngũ Hành” và “thuyết ADNh hòa nhập vào thời Hán”. Vậy thì làm gì có vấn đề như anh Ad Chiên phát biểu :”Cái trạng thái !”Vật chất riêng rẽ” mà khái niệm Thổ mô tả đó là trạng thái vật chất như thế nào?”. Tôi đã xác định: Không có hành Thổ trong hệ thống Lý thuyết ADNh & Kinh Dịch trong sự khởi nguyên vũ trụ, nhân danh nền văn hiến Việt, thì tôi ko cần phải mô tả các trạng thái vật chất trong tập hợp của nó.
Nhưng đến đoạn này thì tôi không thể chấp nhận được cách lập luận của anh Ad Chiến. Quý vị và các bạn chịu khó đọc lại đoạn này. Bởi vì anh ta vẫn xác định Lạc Thư là cơ sở nguyên lý căn để của thuyết ADNh theo sách cổ Tàu:
*
[3. Hành Khí của Lưỡng Nghi là hành Thổ
Trong các bản văn cổ thư nói về sự hình thành của vũ trụ đã ghi lại định đề “Thái Cực
Sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi Sinh tứ tượng”. Xuyên suốt trong các nghiên cứu của mình,
Ngài Thiên Sứ đã chỉ ra rằng tứ tượng chính là Tứ Hành (bạn đọc có thể tham khảo từ các
xuất bản Hà Đồ Trong Văn Minh Lạc Việt, NXBTH TPHCM 2006, Tìm Về Cội Nguồi Kinh
Dịch, NXB Hồng Đức 2020..).
Từ sự vận động có tính quy luật, tuần hoàn và liên tục của vũ trụ, với gợi ý từ ứng dụng
của hành Thổ trong thiên bàn Tử vi nêu ở phần trên. Người viết xác định rằng Hành Thổ
vừa là nơi kết thúc của tứ hành cũng là nới khởi đầu của tứ hành trong chu kì vận động tiếp theo. Nếu quay ngược lại cho tới trần thời gian, khi tứ tượng (tứ hành) được xác lập
do Lưỡng Nghi Sinh, thì để đảm bảo tính thống nhất cho một lý thuyết, trước tứ Tượng
phải là hành Thổ. Và người viết xác định rằng hành khí của Lưỡng Nghi chính là hành Thổ.
Và nó mô tả tình trạng Hỗn Độn của vũ trụ cũng chính là trạng thái của khí Tiên Thiên, từ
giây 0 đến trần thời gian.
Với xác định hành khí của lưỡng nghi là Hành Thổ, và với mô tả của cổ thư “ Lưỡng Nghi
Sinh Tứ Tượng “ thì tính hợp lý của yếu tố Ngũ Hành trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành
được xác lập. Bởi khi có Lưỡng Nghi là đã tồn tại Khí do đã có sự tương tác, xuất hiện của
cái nghi thứ 2 so với Thái Cực, tuy không xác định được cụ thể (Nghi) nhưng đã có sự tồn
tại của lưỡng nghi, thì bản thân Thuyết ADNH phải mô tả, phân loại được cái nghi đó.
Trong khi tứ tượng xuất hiện sau lưỡng nghi, nó không thể phân loại được lưỡng nghi vào
1 trong 4 tượng (hành này). Nên tập hợp Phần Bù của 4 Hành (tứ tượng) còn lại chính là
phạm trù của Hành Thổ.
Trong cổ thư, về thần thoại Nữ Oa Vá Trời và Thần Bàn Cổ có chép “ Khi hỗn độn mới
phân, khí nhẹ và trong bay lên thành trời, khí nặng và đục tụ xuống thành đất “. Như vậy
trong tình trạng Hỗn Độn kia phải chứa đựng cả 2 trạng thái Khí Nhẹ-Trong, và Khí Nặng-
Đục, ở trạng thái vận động bất quy tắc để rồi sau đó có sự vận động điều hướng rồi hình
thành nên sự vận động có tính quy luật của hậu thiên.
Như vậy Thổ không chỉ là sự kết thúc của Tứ Hành, mà còn là nơi chuyển hoá ra tứ hành.
Và trạng thái của sự chuyển hoá này là bất quy tắc, hỗn độn.
Cũng chính vì sự bất quy tắc của phần tử thuộc tập hợp hành Thổ mà nó không thể có
phép toán để mô tả trạng thái này. Điều này giải thích cho yếu tố vì sao trong Bát Quái
không có Quái mô tả hành Thổ. Nhưng trong mọi ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ
Hành, thì Hành Thổ vẫn đi cùng với Tứ Hành được Bát Quái mô tả. Ngay chính mô hình
Hà Đồ Phối Hậu Thiên Lạc Việt, là mô hình nguyên lý căn bản của ứng dụng học thuyết
Âm Dương Ngũ Hành cũng thể hiện vị trí Hành Thổ là Trung Tâm. Nếu không có sự tồn tại
của Hành Thổ thì mô hình này không thể hoàn thiện được.
Và với sự định vị Hành Thổ là bắt đầu cho các Hành, là hành khí của Lưỡng Nghi, nó cũng là hành khí của giai đoạn từ giây 0 đến trần thời gian, mà việc phân loại hành khí của thời gian trở nên hợp lý với sự bắt đầu của Giáp Tý và Ất Sửu thuộc Kim, vì Thổ sinh Kim.
Người viết xin được khép lại tiểu luận này, với việc định vị hành Thổ là 1 hành Đặc Biệt
trong Ngũ Hành, nó là phần bù của với tập hợp tứ hành còn lại, và không mô tả cụ thể một
trạng thái tương đồng của các phần tử trong nó, và không mô tả được vì đó là sự vận động
bất quy luật, hỗn độn, là sự chuyển hoá giữa tứ hành còn lại. Nhưng chính vì có sự tồn tại
của Hành Thổ mà học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trở nên nhất quán với lý thuyết của nó,
và phải chăng nhờ đó mà nó vượt trội hơn các học thuyết khác ví dụ như tứ đại trong giáo
lý của Phật.
Phải chăng sự hỗn loạn trong tiên thiên chính là các diễn biến của quá trình tương khắc
của các hành, mà ở đó được mô tả bởi mô hình Lạc Thư, và sự bất định, hỗn loạn của các
phần tử trong nội hàm hành Thổ là bản chất của sự Sai Số trong các phép ứng dụng Dự
Đoán của thuyết Âm Dương Ngũ Hành ? Đây là một nghi vấn mà người viết sẽ tiếp tục suy
sét trong các nghiên cứu sau này.
Tokyo ngày 20/12/2021
Lãng Tử Thiết Phong – Ab Chiến”]
Theo lập luận của anh Ab Chiến thì “Và người viết xác định rằng hành khí của Lưỡng Nghi chính là hành Thổ”?
Vậy thì quý vị và các bạn biết qua về thuyết ADNh chắc biết rõ rằng: chính sách Tàu viết: “Thiên Nhất sinh Thủy”. Nếu Lưỡng Nghi là Thổ thì Thổ lại sinh Thủy? Điều này hoàn toàn trái với nguyên lý cơ bản của thuyết ADNh.
Nếu Lưỡng nghi là hành Thổ thì Thái Cực sinh Thổ, vậy Thái cực là Hỏa sao? Còn nếu coi cả Thái Cực và Nghi II là một như anh Ad Chiên nói thì cả Thái Cực và Nghi II đều thuộc Thổ. Và như vậy thì cần gì phải Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng và lấy đâu ra Thổ là Mộ của những hành kia? Hơn nữa vơi nguyên lý “Vạn vật quy ư Thổ” sai chăng? Với lập luận của anh Ad Chiến thì phả là Vạn vật xuất ư Thổ chử nhỉ?
Anh Ad Chiên còn mô tả:
“Và với sự định vị Hành Thổ là bắt đầu cho các Hành, là hành khí của Lưỡng Nghi, nó cũng là hành khí của giai đoạn từ giây 0 đến trần thời gian, mà việc phân loại hành khí của thời gian trở nên hợp lý với sự bắt đầu của Giáp Tý và Ất Sửu thuộc Kim, vì Thổ sinh Kim”.
Đến đây, tôi lưu ý quý vị, các bạn và cả anh Ad Chiên, như sau: Bảng Lạc Thư Hoa giáp nhân danh nền văn hiến Việt và cả Lục thập hoa giáp theo sách Tàu, đều mô tả chu kỳ tuần hoàn 60 năm. Trước Giáp Tý tất nhiên là Quý Hợi. Theo Lục thập Hoa Giáp trong sách Tàu cho rằng Quý Hợi thuộc Thủy, sách Việt thuộc Hỏa. Như vậy dù theo Tàu, hoặc Viêt thì Thủy hay Hỏa, cũng không thể là sự bắt đầu tương sinh ra hành Kim của Giáp Tý được.
Vì hệ quy chiếu của Địa Lý phong thủy, theo Hậu Thiên với quái Cấn? Khôn nhập trung ở Hà Đồ, nên bảng Lạc Thư Hoa giáp mới băt đầu từ hành Kim.Trong quá trình diễn biến tương tác và vận động của lịch sử vũ trụ với quy luật vận động và tương tác hết sức phưc tạp- theo các nhà khoa học xác định tuổi vũ trụ là 13> 14 tỷ năm, Trái đất 4 tỷ năm – từ Tiên Thiên đến Hậu Thiên là hoàn toàn không thể đơn giản. Từ Lưỡng Nghi thuộc Thổ sinh ngay ra hành Kim của Giáp Tý ứng dụng cho quy luật 60 Hoa Giáp trên Địa cầu được.
Chỉ từ mô hình Tiên Thiên sang Hậu Thiên, cũng đủ để thấy chúng mô tả hai hệ quy chiếu khác nhau. Nên không thể Lưỡng Nghi thuộc Thổ > Khởi nguyên vũ trụ thuộc Tiên Thiên > với bao tương tác vận động phưc tạp cách gần 10 tỷ năm sau, thành Thổ sinh Giáp Tý Kim được.
Điều này xác định những hệ quy chiếu khác nhau từ mô hình Bát quái Tiên Thiên sang mô hình Hậu Thiên và khi ứng dụng trong Dịa Lý phong thủy thì còn Khôn/ Cấn nhập trung cung.
Nếu tôi có điều phải suy ngẫm lại và rút kinh nghiệm thì điều đó chính là tôi đã xem lướt một cách cẩu thả bài viết của anh Ad Chiến. Đấy cũng là thói quen của tôi đọc sách trong nhiều năm gần đây. Bởi vậy tôi đã vội vã xác định chấp nhận sự phản biện của anh này. Trình quá kém. Cho đến khi biết anh học lớp Mai Hoa Việt Dịch thì tôi rất ngạc nhiên. Đáng nhẽ ra tôi xóa bài của anh này và không chấp nhận phản biện trong lúc này. Vì với anh chị em học viện khóa MHVD, tôi đã hứa sẽ chấp nhận phản biện sau khi học xong. Nhưng xét thấy anh ta ở Nhật bản, một nới mà ngay khi xuất bản sách “TVCN Kinh Dịch” đã đặt ngay 50 bộ kèm Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương, sau đó mua thêm tổng số ngót cả trăm bộ. Nên tôi đã hứa biện minh vì các bạn đọc ở Nhật Bản. Tôi đã giữ lời hứa này.
Nhưng tại sao một người học lớp MHVD như anh Ad Chiến, lại có thể phản biện một cách thiếu sâu sắc như vậy? Đây là một trường hợp của sự tiếp thu không hoàn hảo của tư duy không thể tập trung. Hầu hết, con người chúng ta đôi khi cũng có những trạng thái này. Kể cả tôi. do mệt mỏi, nên khi đọc sách, hoặc học bài, nhưng vẫn bị những ý nghĩ của tư duy riêng lấn át. Tất nhiên, kết quả là không tiếp thu được nội dung của sách hoặc bài học.
Cho nên tôi chấm dứt sự biện minh ở đây.
Nhưng tôi có nghĩ đến tình thày trò và không cho rằng anh Ad Chien là kẻ phá đám, được cài vào lớp MHVD để làm rối vấn đề. Cho nên, để kết thúc bài này, tôi có lời khuyên với anh Ad Chien, cần đọc kỹ lại những bài đã học và đọc kỹ lại sách của tôi. Nếu không đủ khả năng đọc nhiều một lúc thì đọc kỹ, hoặc đọc đi đọc lại những phân đoạn ngắn và suy ngẫm. từ từ cũng sẽ hiểu ra vấn đề.