LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ VẤN NẠN THAM NHŨNG TRONG XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

VÒNG TRÒN CỦA VUA THUẤN

Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần đến nhà tù.

Một ý tưởng có vẻ như đầy tham vọng và có phần lãng mạn: “Xóa bỏ nạn tham nhũng trong xã hội loài người không cần có nhà tù”. Nhưng không phải không có cơ sở khoa học về mặt lý thuyết nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành – Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Bởi vì, trên thức tế văn bản, một sự kiện đã được ghi nhận trong cổ sử:
“Vua Thuấn đã giam một người phạm tội bằng một vòng tròn mà ông ta vẽ trên mặt đất. Người bị giam đã chấp nhận sống trong cái vòng tròn vẽ trên mặt đất này cho đến khi vua Thuấn tha tội”.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về hiện tượng này, phần đông họ cho rằng: Thời Nghiêu Thuấn chí là một tổ chức xã hội sơ khai, đại loại giống như một bộ lạc, hoặc liên minh bộ lạc. Tất nhiên quan hệ xã hội ở đấy – theo họ – rất thô sơ: Chưa có luật pháp, chỉ có kỷ luật tự giác vì ý thức cộng đồng và trách nhiệm với cộng đồng bộ lạc, tôn trọng thủ lĩnh…vv….Họ chứng minh rằng: Vì chưa có luật pháp tất yếu chưa có nhà tù và vì vậy vua Thuấn đã phải vẽ một cái vòng để thực thi pháp luật.
Đây là một cách phân tích và giải thích hiện tượng rất cục bộ và chỉ có sự hợp lý hình thức với một hiện tượng riêng rẽ. Chúng ta biết rằng: Thời Nghiêu Thuấn đã có tổ chức xã hội rất chặt chẽ. Đã có phân đẳng cấp xã hội từ vua, công hầu qua hình thức y phục. (Xem thếm: Y phục thời Hùng Vương – Cổ văn hóa sử – Trao đổi học thuật – Diễn đàn Lý học Đông phương). Bởi vậy, không thể coi việc vẽ vòng tròn trên đất để giam người phạm tội là một xã hội với tổ chức thô sơ được, khi sự giải thích có tính cục bộ trên mâu thuẫn với những vấn đề liên quan cùng không thời gian lịch sử. Vậy hiện tượng trên nói lên điều gì?
Đây chính là hình tượng miêu tả về một hình thái ý thức xã hội phát triển rất cao cấp, trong đó kỷ luật tự giác được phát huy cao độ, mà Lý Học Đông phương gọi là “Đức trị”.
Trong Lý học Đông phương quan niệm có ba loại hình tổ chức xã hội tuần hoàn thay phiên nhau hình thành trong quan hệ xã hội loài người. Đó là:
1 – Đức trị.
2 – Pháp trị.
3 – Lễ trị.
Trong đó coi Đức trị là hình thức cao cấp nhất còn gọi là Vương đạo. Khái niệm “Vương đạo” giành cho “Đức trị” hàng ngàn năm qua vốn được miêu tả và được hiểu như là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng cá nhân của nhà lãnh đạo, một điều may mắn của vận nước với “Vua Thánh, tôi hiền” và được cho là nguyên nhân của “thái bình thịnh trị”. Người viết bài này cho rằng: Khái niệm “Vương đạo” để chỉ “Đức trị” là sự đề cao của một mô hình tổ chức quan hệ xã hội được coi là cao cấp nhất. Trong đó con người sống trong mối quan hệ đạo đức – một hình thức kỷ luật tự giác. Điều này chỉ thực hiện được trong điều kiện mọi hình thái ý thức xã hội khác, như luật pháp, nghi lễ, các quy định, quy ước …..đã hoàn chỉnh trong mọi mối quan hệ xã hội và cân bằng với thực tế tồn tại của chính nó.
Chỉ trên cơ sở này, mới là một tiền đề làm nền tảng cho một xã hội thực thi Đức trị. Tức là khi mà mọi giá trị của luật pháp và các hình thái ý thức xã hội liên quan đã được hoàn chỉnh và cân đối một cách hợp lý được toàn dân tôn trọng, mới có cơ sở để đạt tới một xã hội “Đức trị”. Do đó Đức trị được coi là Vương Đạo và nó lệ thuộc vào điều kiện của các mối quan hệ xã hội với sự hoàn chỉnh, cân đối hợp lý trong các mối quan hệ liên quan với hình thái ý thức xã hội. Hay nói cách khác: Đức trị – được coi là Vương đạo – chỉ thực hiện được khi xã hội loài người đạt đến sự cân bằng trong sự phát triển về kinh tế, đời sống xã hội vơi sự bão hòa tương đối của nhu cầu con người và những hình thái ý thức xã hội liên quan hợp lý với mọi mối quan hệ xã hội tồn tại trong điều kiện đó.
Nhưng thực tế đã chứng minh rằng: Xã hội loài người luôn phát triển bởi nhu cầu của con người. Từ nền tảng đó đưa đến sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội mới trên cơ sở phát triển mới của nó. Những mối quan hệ xã hội mới sinh từ sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội tất nhiên sẽ vượt ra ngoài hình thái ý thức xã hội tồn tại trước đó.
Một thí dụ sinh động cho việc này là:
Khái niệm con đẻ được hiểu là đứa con do một người phụ nữ sinh ra gọi là mẹ, con người được sinh ra từ người nữ đó gọi là “con đẻ” của người mẹ đó. Từ khái niệm “con đẻ”, những hình thái ý thức xã hội liên quan như: tính trách nhiệm, lòng hiếu thảo…được thừa nhận.
Nhưng trong điều kiện ở những nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến thì một người phụ nữ có thể sinh con từ noãn của người nữ khác và tinh của người đàn ông không phải chồng của mình; đồng thời họ có thể mang bầu thuê. Tất nhiên, khái niệm con đẻ với mọi hình thái ý thức liên quan sẽ phải xem xét lại một cách hợp lý.
Trong Lý học Đông phương được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt – trên cơ sở những di sản còn lại qua bản văn chữ Hán và các hình thức lưu truyền trong dân gian – xác định rằng:
Âm động – Dương tịnh.
Do đó, mọi sự phát triển đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội hình thành trên cơ sở đó thuộc về Âm luôn luôn động và hình thái ý thức xã hội liên quan đến các mối quan hệ xã hội đó thuộc về Dương luôn tịnh tương đối trên cơ sở mối quan hệ xã hỗi đã tồn tại. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng:
Khi các mối quan hệ xã hội mới này sinh vượt ra ngoài hình thái ý thức xã hội có trước đó – như thí dụ về khái niệm “con đẻ” nói trên – thì đó chính là tình trạng mà Lý học Đông phương gọi là “Âm thịnh, Dương suy”.
Thực tế đã cho thấy – do nhu cầu phát triển của con người mà đời sống kinh tế luôn phát triển và mối quan hệ xã hội mới luôn nảy sinh – Âm luôn luôn động – Thế cân bằng Âm Dương luôn bị phá vỡ, vấn đề chỉ còn là ở mức độ nào mà thôi. Xét về cái nhìn từ Lý học Đông phương thì hiện tượng tham nhũng xuất hiện chính là chỉ số dự báo cho mức độ mất cân bằng Âm Dương trong xã hội. Chính vì sự khiếm khuyết về hính thái ý thức xã hội ở nhưng mối quan hệ xã hội mới nẩy sinh là điều kiện của sự biểu hiện lòng tham con người trong mối quan hệ xã hội từ việc thực thi hình thái ý thức xã hội, quen gọi là “tham nhũng”.
Từ đó dẫn đến một nghiệm lý dễ nhận thấy rằng: Việc triệt tiêu hoàn toàn nạn tham nhũng trong một xã hội luôn phát triển và hình thành các mối quan hệ xã hội mới là điều không tưởng. Điều kiện triệt tiêu tham nhũng hoàn toàn chỉ có thể này sinh trong một xã hội loài người đã bão hòa về nhu cầu và không phát triển tiếp tục để này sinh các mối quan hệ xã hội.
Nếu chúng ta xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người nhận thức được và được coi là từ đồ đá đến nay thì đó là sự phát trển liên tục, không ngừng nghỉ. Chỉ có khác nhau là tùy thời gian lịch sử mà sự phát triền nhanh hay chậm mà thôi. Lúc phát triền nhanh thì thế cân bằng Âm Dương bị phá vỡ nhanh chóng. Phát triển chậm thì sự cân bằng dễ duy trì. Lịch sử và thực tế xã hội loài người ngay bây giờ chứng minh điều này: Trong các quốc gia chậm phát triển thường ít xảy ra nạn tham nhũng. Trong các quốc gia đang phát triển, hoặc có dấu hiệu phát triển từ những mối quan hệ quốc tế thường nạn tham nhũng phổ biến hơn. Trong lịch sử thì chúng ta thường thấy – sau một thời gọi là “Thái bình thịnh trị” là điều kiện của sự phát triển thì bao giờ cũng là khủng hoảng xã hội – Chính là vì sự phát triển phá vỡ thế cân bằng Âm Dương nêu trên.
Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.