Thứ Năm, 01/09/2011 – 12:08
(Dân trí) – Đấy là trăn trở của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trong cuộc trò chuyện thẳng thắn và đầy tâm huyết về những điều thật sự đáng quan tâm trong lĩnh vực hoạt động khoa học và giáo dục. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Kính thưa GS. Nguyễn Văn Hiệu, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, cũng là dịp tựu trường của năm học mới, xin Giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình về những ngày này?
Xem truyền hình, thấy cảnh các buổi lễ khai trường thật vui vẻ, học sinh mặc đồng phục đẹp, xếp hàng trên sân các ngôi trường khang trang, hồi tưởng lại thời thơ ấu gian khổ, chưa từng dám mơ ước có được một buổi lễ khai trường như thế, tôi cảm thấy rất thấm thía rằng suốt từ khi đất nước ta giành được độc lập cho đến nay nhân dân cả nước lúc nào cũng hết lòng chăm lo cho sự học hành của con cháu.
Tôi còn nhớ như in lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong bức thư Người gửi cho học sinh vào năm học đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Bác Hồ đã đặt nhiều kỳ vọng vào ý chí phấn đấu học tập của các em học sinh để đưa nước nhà tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Nhưng cho đến nay ở một số vùng sâu, miền núi còn rất thiếu trường học, trong lúc đó việc sử dụng ngân sách giáo dục còn lãng phí. Tôi mong sao các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý giáo dục khắc phục tốt hơn sự lãng phí để có tiền xây dựng trường học cho trẻ em khắp mọi miền đất nước.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn
Là một Nhà khoa học trưởng thành từ Cách mạng Tháng Tám, đã gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp khoa học, chắc rằng Giáo sư chưa vui và còn những trăn trở về thực trạng nghiên cứu KHCN hiện nay?
Không hẳn là chưa vui, mà là có buồn, nhưng cũng có vui. Buồn vì thấy sự đầu tư của nhà nước và xã hội còn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ, mà ở nhiều nơi sự đầu tư đó lại không được sử dụng có hiệu quả, nhiều thiết bị quý, có giá trị lớn, rất hiếm khi được sử dụng; hàng loạt đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục đã chẳng đem lại kết quả gì, bởi vì không có đủ giá trị khoa học để công bố mà cũng không thể áp dụng vào thực tiễn, lại cũng không được coi là một công việc dở dang và được làm tiếp cho đến cùng, cho nên đã chấm dứt không dấu vết.
Điều rất đáng buồn là nhiều cán bộ khoa học, kể cả các nhà khoa học đầu đàn, cũng không có ý định làm khoa học một cách nghiêm túc, chỉ cốt đăng ký hết đề tài này đến đề tài khác để có kinh phí mà hoạt động và tăng thêm thu nhập nhờ các “khoản chi mềm”.
Có buồn nhưng cũng có vui vì vẫn còn có những con người đam mê khoa học, khó khăn đến mấy vẫn nghiêm túc nghiên cứu khoa học. Giáo sư Võ Quý và giáo sư Phan Nguyên Hồng là những người đã đi tiên phong nghiên cứu về môi trường ở châu Á. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh đã được vinh danh trong Lễ trao Giải thưởng Nobel vì hòa bình vì những đóng góp vào việc nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây khoa học tự nhiên nước ta có sự khởi sắc theo hai hướng: một là thực hiện việc đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các chuẩn mực quốc tế, hai là quyết tâm tập trung lực lượng nghiên cứu cơ bản theo định hướng nhằm sáng tạo ra những kỹ thuật và công nghệ mới có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn lớn. Tôi hy vọng rằng trong thời gian sắp tới khoa học Việt Nam sẽ phát triển nhanh, nỗi buồn sẽ giảm đi, niềm vui sẽ ngày càng tăng.
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu
Theo Giáo sư, những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng hạn chế việc phát huy động lực phát triển của khoa học đối với đời sống xã hội?
Hai nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc khoa học chậm phát triển và kém hiệu quả là những sai lầm của các cơ quan quản lý và những khuyết điểm của chính những người làm khoa học. Có quá nhiều sai lầm và khuyết điểm, trong một bài phỏng vấn không thể kể ra hết được. Tôi chỉ dẫn ra vài thí dụ.
Trước hết nói về sự lãng phí trong việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước: nhiều thiết bị quý, thậm chí có cả một phòng thí nghiệm hiếm khi được sử dụng. Có một nguyên nhân là quyết định sai lầm của người lãnh đạo cơ quan chủ đầu tư, nhưng cũng còn một nguyên nhân nữa là chính nhà khoa học lập đơn hàng mua thiết bị đó thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bây giờ nói về việc quá nhiều đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu ứng dụng rất cụ thể sau khi kết thúc tốt đẹp thì lại chẳng ứng dụng vào đâu được. Một nguyên nhân là cơ quan quản lý không có được một Hội đồng khoa học đáng tin cậy và có đủ năng lực đánh giá được rằng với tiềm lực khoa học ở nước ta hiện nay mục tiêu của đề tài có khả thi hay không. Thường là không khả thi. Về phía nhà khoa học nhận nhiệm vụ thực hiện thì dù biết rằng không làm được nhưng cứ đăng ký bừa đi, chẳng mất gì mà lại chỉ được kinh phí thôi. Rất đáng tiếc rằng tình trạng này hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn.
Hai nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến việc khoa học chậm phát triển và kém hiệu quả là những sai lầm của các cơ quan quản lý và những khuyết điểm của chính những người làm khoa học. Có quá nhiều sai lầm và khuyết điểm, trong một bài phỏng vấn không thể kể ra hết được. Tôi chỉ dẫn ra vài thí dụ.
Còn nói về tình trạng “lạm phát” những năm gần đây các báo cáo tại các Hội nghị khoa học gọi là quốc tế được chấm điểm khi xét công nhận giáo sư hoặc phó giáo sư. Thế là các viện nghiên cứu và các trường đại học đua nhau tổ chức hội nghị. Những đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị sẵn sàng nộp tiền để được đăng báo cáo của mình trong Proceeding. Có trường hợp chất lượng báo cáo quá kém nhưng vì Ban Tổ chức đã nhận tiền Hội nghị phí nên đành phải đăng. Có lần khi tham gia xét duyệt các báo cáo để đăng trong Proceeding tôi đã phát hiện ra rằng thường xảy ra trường hợp vài ba báo cáo thực ra chỉ là từng đoạn của cùng một báo cáo, được các tác giả tách ra thành nhiều báo cáo để được nhiều điểm. Cơ sở của việc tính điểm công trình để xét phong giáo sư và phó giáo sư là thế đấy. Vẫn có cả hai nguyên nhân: sự sai lầm của những người quản lý và sự thiếu lòng tự trọng của chính những người khoa học.
Đại hội lần thứ XI của Đảng một lần nữa nhấn mạnh vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục và đào tạo cũng như khoa học và công nghệ… Vậy để đưa tinh thần đó của Nghị quyết vào cuộc sống, trước mắt, cần tập trung thực hiện những biện pháp gì, theo Giáo sư?
Thầy Nguyễn Ngọc Hải cùng các học sinh nghiên cứu đề tài “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”. (Ảnh: Lao Động)
Trước hết cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện hai biện pháp đã được tiến hành một vài năm gần đây. Để khuyến khích giới khoa học nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và đãi ngộ thỏa đáng những nhà khoa học đạt được các kết quả nghiên cứu trình độ quốc tế. Đó là một biện pháp quyết liệt tạo ra một bước tiến đột phá trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Tiếp theo việc thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ lại vừa có một chủ trương mới rất đúng đắn và kịp thời: Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế quy mô lớn và có triển vọng được ứng dụng để tạo ra tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ ở nước ta.
Trong bối cảnh hiện nay của các viện nghiên cứu và các trường đại học muốn thực hiện thành công chủ trương này phải tiến hành việc kiểm tra, đôn đốc một cách thường xuyên và kịp thời để khắc phục các khó khăn thiếu sót xảy ra trong quá trình thực hiện các đề tài. Lĩnh vực khoa học đa ngành Khoa học và Công nghệ nanô là một trong các lĩnh vực khoa học được chọn để thực hiện bước đột phá thứ hai này.
Giới Khoa học vật liệu tiên tiến nước ta đang hăm hở thực hiện chủ trương mới của Bộ Khoa học và Công nghệ với hoài bão sớm làm cho Việt Nam được xếp vào tốp 2 – 3 nước dẫn đầu về Khoa học vật liệu tiên tiến ở Đông Nam Á.
Để đạt được mục tiêu này còn phải thực hiện quyết liệt một biện pháp đột phá thứ ba: Xây dựng một số Trung tâm xuất sắc và đảm bảo cho những người làm việc trong các Trung tâm xuất sắc có thu nhập đủ sống và nuôi con, để mọi người toàn tâm toàn ý hoàn thành nhiệm vụ chính của mình. Việc xây dựng các Trung tâm xuất sắc nên kết hợp với việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại đã được nhà nước đầu tư xây dựng trong những năm qua. Viện Toán học cao cấp do giáo sư Ngô Bảo Châu đứng đầu là Trung tâm xuất sắc đầu tiên ở nước ta.
Trên đây mới chỉ là các biện pháp phát triển khoa học. Để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất thiết phải đối mới toàn diện và triệt để giáo dục và đào tạo.
Là một nhà khoa học đầu đàn, cũng là Người Thầy của nhiều thế hệ sinh viên và nghiên cứu sinh, xin Giáo sư cho những lời khuyên và nhắn nhủ tâm huyết với các thế hệ học trò của mình.
Tôi vô cùng lo lắng trước nguy cơ “tuyệt tự” của nền khoa học Việt Nam, một nền khoa học đã được nhà nước và nhân dân ta dày công vun đắp hơn sáu mươi năm qua. Vì gần như trong số những thí sinh thi đại học đạt điểm rất cao của khối A không có ai theo học các ngành khoa học tự nhiên.
Tôi rất mong các em hãy tin rằng 9 năm sau, khi các em có trình độ Tiến sĩ, nước ta sẽ có nhiều Trung tâm xuất sắc giống như Viện Toán học cao cấp của giáo sư Ngô Bảo Châu để đón các em vào làm việc với những điều kiện nghiên cứu khoa học tuyệt vời. Thu nhập của mỗi người trong các Trung tâm xuất sắc cũng sẽ không kém thu nhập của những người đi làm ở các công ty, mà việc nghiên cứu khoa học lại hết sức lý thú và rất vẻ vang.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Thao Lâm (thực hiện)
=========================
Dưới đây là những ý kiến về bài viết đăng trên web Dân Trí:
Tien Dung
(9/1/2011 5:48:00 PM)
tiendung882006@yahoo.com
Tôi chỉ hỏi là bao giờ và làm thế nào để Việt Nam tự sản xuất được xe đạp, xe máy, ô tô, điều hòa, tủ lạnh, ti vi, xây được nhà cao tầng, đường xá… chất lượng tốt, tiêu tốn ít năng lượng và bảo vệ môi trường? Lúc đó khoa học Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới. Có câu chuyện rất đáng suy nghĩ là: Có anh nông dân ít học, chỉ biết cộng trừ nhân chia trong phạm vi 100, nhưng anh ta giàu có do thừa hưởng của cải của cha mẹ. Anh ta thuê một nhà khoa học lừng danh quy hoạch và phát triển dự án cho trạch… đẻ trên ngọn đa. Nhà khoa học nhận lời ngay và thuyết trình với anh nông dân đủ mọi cơ sở khoa học, tính cấp thiết, tính khả thi, tính đột phá, hiệu quả kinh tế thấy rõ của dự án trên trời này. Cuối cùng, nhà khoa học cũng không quên đề nghị cấp vốn để ông ta triển khai nghiên cứu sau khi động viên anh nông dân là khả năng chắc chắn lãi 50% của dự án. Anh nông dân nghe mà chả hiểu gì cả, nhưng cũng rất phấn chấn. Nhưng với bản chất ăn chắc, mặc bền, anh nói với nhà khoa học: Tôi không hiểu khoa học như ông nên tôi có đề nghị như thế này, tôi đưa cho ông 100 lạng vàng, ông muốn làm gì thì ông làm với dự án trạch đẻ ngọn đa, nhưng cuối dự án ông đưa trả cho tôi 110 lạng vàng cả vốn, còn lại bao nhiêu ông hưởng tất. Nhà khoa học nghe thấy thế thì cả sợ, toát mồ hôi hột và chạy mất, quên cả kính. Tôi thấy anh nông dân này là bậc thầy về quản lý, tất nhiên là quản lý vốn của anh ta chứ không phải quản lý vốn của Chùa.
Trần Tuân
(9/1/2011 5:40:00 PM)
bancunglop_2002@yahoo.com
Ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận sự cống hiến to lớn của các nhà nghiên cứu khoa học.Nhưng họ nhận được chế độ đãi ngộ bằng bao nhiêu % so với lượng CHẤT XÁM họ bỏ ra? Với giá cả như hiện nay so với mức lương hiện nay thì họ có đủ chi cho cuộc sống bản thân họ không chứ chưa nói đến nuôi con cái ăn học.Nếu không có điều chỉnh kịp thời thì lo lắng của giáo sư Hiệu sẽ xẩy ra nay mai thôi (đơn cử là tỉ lệ đăng kí thi khối C quá nhỏ bé).
Trần Huy Chương
(9/1/2011 5:39:00 PM)
huychuong88@gmail.com
Toi thay rat kho de nganh KHCN nuoc ta thay doi khi ma chinh nha nuoc khong chu trong phat trien nguon nhan luc trong nuoc. Vi sao u ! hay nghi xem hang nam moi lan dien ra ky thi dai hoc, cao dang so luong thi sinh thi vao khoi nganh kinh te luon ap dao. Boi le theo tam ly cua moi nguoi hien hay hoc kinh te ra vua de xin duoc viec ma trong qua trinh hoc tap cung de dang hon khoi cong nghe ky thuat rat nhieu. Trong khi do cac truong khoi cong nghe ky thuat luon thieu thon cac trang thiet bi hien dai, ha het cac trang thiet bi deu cu ky va lac hau. Mat khac van de sach vo, giao trinh cho nguoi theo hoc qua it oi da phan do nguoi day tu bien soan va giang day.
vinh
(9/1/2011 5:32:00 PM)
vinhphamq@gmail.com
Sự sống nảy mầm từ cái chết. Nếu nói KH Việt Nam có nguy cơ tuyệt tự theo tôi lại là một tín hiệu tốt. Đã đến lúc mỗi người dân được quyền hỏi khoản đầu tư lớn lấy từ tiền của họ suốt 60 năm qua đã đem lại hiệu quả gì? Biết bao nhiêu là giải Olympic, biết bao nhiêu đề án KH, biết bao nhiêu là giaỉ thưởng, biết bao nhiêu là TS,GS vậy mà mọt cái ốc vít xe hơi cũng phải nhập khẩu. Tôi tự hỏi trong suốt những năm qua các nhà KH đã ở đâu vậy, phải chăng họ đang ở một thế giới khác, chứ không phải trên đất nước này, tại sao họ không nhìn thấy những vấn đề của xã hội VN, của kinh tế VN, của nông nghiệp, nông dân VN. Mà họ chỉ mơ đến những giải Nobel xa vời với những đề tài khoa học viển vông mang nặng tính thành tích. Đã đến lúc phải cải tổ lại hệ thống làm KH của chúng ta, những gì không thực tiễn cần loại bỏ không thương tiếc.
Nguyễn Duy Tuấn
(9/1/2011 5:25:00 PM)
ndthuong254@yahoo.com
Lời của GS Hiệu làm cho tôi có suy nghĩ rằng ngành khoa học của Việt Nam không làm tốt lên thì không có người nối dõi (Tuyệt Tự) – Sai lầm theo tôi là do lãnh đạo, Lãnh đạo bắt buộc phải thực hiện theo quy trình thủ tục hành chính, Lãnh đạo đưa ra các tiêu chí phi khoa khoa học về phân bổ kinh phí và đơn giá… Tức là không có môi trường cho các nhà khoa học hoạt động. Nhà khoa học giỏi đến mấy cũng không thể nào hoạt động được ở môi trường không minh bạch.
MoVN
(9/1/2011 5:23:00 PM)
HoangMo11@yahoo.com
Giáo sư buồn là rất đúng về thực trạng hiện nay rồi khi mà có Viện nghiên cứu vẫn đưa vào hội đồng khoa học con người không dính líu gì tới khoa học, nếu không nói thêm là học từ trường dân lập quản lý ra nữa và cả người không biết tí gì về chuyên môn đó nhưng được quyền thẩm định chuyên môn đó!
Nguyễn Văn Minh
(9/1/2011 5:19:00 PM)
nvminh1954@gmail.com
Ta có nhiều tiến sĩ, nhưng phần lớn các TS không đọc sách bằng tiếng Anh, chứ đừng nói tới giao tiếp bằng tiếng Anh. Thạc sĩ của ta bắt nguồn từ Tại chức. Cử nhân và kỹ sư từ TC nhiều lắm. Với ” đội nhũ” như thế thì chạy theo người ta còn khó, nói chi đến “đi tắt đón đầu”.
Nguyễn Lương
(9/1/2011 5:16:00 PM)
luong@yahoo.com
“Hàng loạt đề tài nghiên cứu sau khi được nghiệm thu đúng thủ tục đã chẳng đem lại kết quả gì, bởi vì không có đủ giá trị khoa học để công bố mà cũng không thể áp dụng vào thực tiễn, lại cũng không được coi là một công việc dở dang và được làm tiếp cho đến cùng, cho nên đã chấm dứt không dấu vết.” VN là một trong các nước có lãnh đạo các bộ, TCT, DN…vv là GS,TS,Thạc sĩ, nhưng có lẽ đều là “chất lượng tồi”.
Vũ Doãn Miên
(9/1/2011 5:05:00 PM)
vdmien_vast@gmail.com.vn
Cần phải chuyển các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm ra hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KHCN. Trước mắt nên tập chung nghiên cứu để cho ra các bài báo KH, rồi dần dần làm những cái lớn hơn. Cần mở hội thảo công khai để đánh giá thật khách quan chất lượng các công trình khoa học. Cần loại bỏ ngay cơ chế XIN-CHO& Tình trạng buông lỏng quản lý chất lượng các công trình KH. Nhà nước và các doanh nghiệp nên đặt hàng cho các Viện nghiên cứu. Nên tập chung nghiên cứu để làm tốt những cái nhỏ. Đầu tư trang thiết bị và có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút những người tài giỏi, những bạn sinh viên giỏi, năng động. Nên giao trách nhiệm cụ thể cho người làm nghiên cứu nếu không hoàn thành buộc phải chuyển ngành.
=========================
Thật là may cho tôi. Tôi chép hết comment, nhưng cái ý kiến cuối cùng nó mới đến đấy, nên tôi không phải lựa chọn những comment theo ý tôi và như vậy nó sẽ mang tính chủ quan. Theo tôi thì không chỉ nền khoa học Việt Nam có nguy cơ tuyệt tự. Mà là cả nền khoa học thế giới cũng sắp chết. SW Hawking đã than thở: “Hai trăm năm nữa con người phải di cư đến hành tinh khác để ở”.
Thế thì có gì phải lo lắng đâu nhỉ? Một cá nhân thì làm sao xoay chuyển được cả một thế giới khoa học đang tàn lụi dần. Tôi đang nói chuyện vĩ mô quá. Nhưng cứ từ từ, phải bắt đầu từ cái vĩ mô rồi mới đi đến cái vi mô chứ. Vấn đề được đặt ra đầu tiên để cứu cái nền khoa học thế giới này là nó cần định nghĩa thế nào là khoa học đã.
Cần xác định rằng cả thế giới khoa học vĩ mô này chưa có một định nghĩa chuẩn về khái niệm khoa học. Vậy thì làm sao có thể nói “Khoa học Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt tự” được?
Chờ các nhà khoa học Việt Nam và “cộng đồng khoa học thế giới” định nghĩa về khái niệm “khoa học” đã rồi viết tiếp.
=========================
4.9. 2011
Thực ra nếu chỉ viết đến đấy thì e rằng không tránh khỏi cảm giác lấn cấn, khó xử của những người bạn tôi xem bolg này. Mặc dù trên thực tế chưa có một định nghĩa về danh từ “khoa học”, nhưng rõ ràng có một cái gì đó trì trệ trong sự phát triển của văn minh Việt và tạm gọi là khoa học. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tôi nói sai. Tức là cần có một định nghĩa rõ ràng về khoa học, để có thể phân loại những cái gì nằm ngoài phạm vi đó, hoặc những sự việc, sự kiện trong nội hàm của nó, chỉ là một thành phần cấu trúc nên khái niệm khoa học và chưa phải khoa học. Không ít những nhà nghiên cứu được coi là khoa học có bằng cấp cao hẳn hoi, tôi cho rằng họ cũng chưa có một ý niệm rõ ràng về khái niệm khoa học. Với những câu nói trở nên thành ngữ trong ngôn từ thường xuất hiện trong các bài viết của họ chứng tỏ điều này. Nào là “Chưa được khoa học chứng minh”, nào là “không có cơ sở khoa học”, nào là “cần được thẩm định khoa học”…vv….Thậm chí tệ hơn, không ít người cho rằng: Một công trình khoa học ít nhất phải được những tạp chí khoa học có uy tín đăng tải, hoặc phải được một hội đồng khoa học thẩm định…vv…và …vv…Bây giờ tôi bắt đầu từ câu thành ngữ “chưa được khoa học chứng minh”. Nhưng như thế nào là “được khoa học chứng minh “? Không ít những nhà khoa học nhầm lẫn việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật để xác định hiện tượng chưa biết là “khoa học chứng minh”. Thực ra đó chỉ là sự nhận thức trực quan thông qua các phương tiện kỹ thuật mà thôi. Nó cũng như cái kính thiên văn giúp con người nhận thức trực quan những thiên thể trong vũ trụ mà các giác quan của con người không thể nhận thức được. Những nhận thức trực quan phong phú do sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật không thể coi là “được khoa học chứng minh” cả. Mà nó chỉ có thể coi là sự phát triển của nhận thức tự nhiên làm phong phú cho sự kho tàng tri thức nhân loại và là một trong những yếu tố cấu thành khái niệm khoa học, chứ không phải tự thân của khái niệm này.
Một thời – thời Tây sang cai tri nước ta – các bác sĩ Tây y – tức ông Lang Tây – coi Đông y là không có cơ sở khoa học, là không được khoa học chứng minh, là cổ hủ lạc hậu. Nhưng tay Tây học giàu có cứ phải chữa thuốc Tây mới là văn minh. Vào năm 1967, những nhà khoa học Pháp – tạm gọi như vậy – sử dụng chất đồng vị phóng xạ, xác minh được những đường Kinh Lạc trong cơ thế con người. Phải chăng đó là “đã được khoa học chứng minh”? Thực ra đó cũng chỉ là những nhận thức trực quan phong phú thêm vì sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật. Không hề có phát minh khoa học gì ở đây cả. Văn minh phương Đông phát hiện ra điều này từ lâu rồi và đã ứng dụng trước khi nền văn minh phương Tây – quen gọi là có cơ sở khoa học cả hơn 2000 năm lận.
Cho đến bây giờ, “khoa học” cũng chưa xác định được cơ chế tương tác nào đã xảy ra khi châm cứu vào những điểm huyệt trên cơ thể người có tác dụng chữa bệnh. Vậy khoa châm cứu của Đông y bị coi là “mê tín dị đoan” chăng? Xin lỗi! Mặc dù đã thất truyền hàng ngàn năm, nhưng cho đến nay, các bệnh mà Tây y bó tay thì Đông y có khả năng vẫn chữa được. Thực tế sinh động đã chứng minh điều này. Vậy thì vấn đề được đặt ra: Nếu phục hồi được những giá trị lý thuyết của Đông y và từ đó xác định lại những cơ chế tương tác giữa con người với thiên nhiên thông qua phương pháp ứng dụng của Đông y thì sẽ mang lại lợi ích gì cho nền văn minh hiện đại?
Không lẽ coi sự phát minh ra những phương tiện kỹ thuật làm công cụ hỗ trợ cho nhận thức trực quan của con người ngày càng phong phú, hoặc cuộc sống của con người ngày càng nhàn hạ, sung túc được coi là phát triển “khoa học”?
Chưa hết, những nhà khoa học có tên tuổi còn lạm dụng danh từ “Không có cơ sở khoa học” cho những hiện tượng khách quan chưa giải thích được. Cứ làm như những sự kiện và vấn đề gì chưa giải thích được theo những chuẩn mực hay phương pháp luận khoa học thì nó không nên tồn tại..Vật Lý được coi là một bộ môn khoa học, Toán cũng được coi là bộ môn khoa học…vv….Vậy sự phát minh những phương tiện kỹ thuật và phương pháp chế tác ra các phương tiện ấy cũng chỉ có thể coi là một bộ môn khoa học…Bản thân những bộ môn khoa học ấy chỉ là những thành tố trong khái niệm khoa học và chưa phải là tất cả theo ý nghĩa của từ này.
Thiên Sứ tôi thường nhắc đến những tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học là:
Một lý thuyết (hoặc một giả thuyết khoa học) được coi là đúng nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính nhất quán, tính hệ thống hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.
Nhưng đó cũng chỉ là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Nó chưa phải bản thân khoa học.
Vậy khoa học là gì?
Tất nhiên không thể quan niệm đơn giản khoa học có nghĩa là “không sợ ma”; “không ăn rau sống, không ăn quả xanh” và “rửa tay trước khi ăn cơm”. Nhưng rất tiếc! Chính vì cách hiểu khái niệm “khoa học” một cách mơ hồ, cho nên người ta dễ gán cho tất cả những hiện tượng khách quan chưa giải thích được là “mê tín dị đoan” và làm thất vọng những tư duy khoa học thật sự và làm cho những khả năng phát triển khoa học bị đình trệ. Điều này không phải bây giờ, mà đã có từ lâu lắm rồi. Một thí dụ cho vấn đề này là: Có một bác sĩ Anh Quốc sống vào thế kỷ XVII (Tôi không nhớ chính xác lắm) đặt vấn đề có một loại vi khuẩn nào đó có trên cơ thể người gây ra các bệnh sau khi sinh ở phụ nữ. Thời ấy người ta chưa có khái niệm vi trùng. Các đồng nghiệp chế diễu. Đơn giản vì người ta không nhìn thấy vi trùng. Vị bác sĩ này cắt tay mình chảy máu và quyệt vào mủ của bệnh nhân. Ông ta chết. Mãi sau đó, người ta mới có quy định phải rửa tay trước khi đỡ đẻ. Cách đây không lâu, chỉ vài chục năm trước, và có lẽ cả bây giờ còn không ít những người trong giới khoa học trong nước và quốc tế còn cho rằng “Phong thủy” là “mê tín dị đoan”, là không có “cơ sở khoa học”. Nhưng tôi đố tất cả các nhà khoa học thế giới hãy chỉ ra; hoặc chứng minh được rằng: “Phong thủy không có cơ sở khoa học”. Ai làm được điều này Thiên Sứ tôi xin trao 1 dol danh dự và 10. 000. 000 VND.
Muốn biết khoa học là gì theo quan niệm cá nhân tôi . Xin xem hồi sau sẽ rõ.