Lịch sử có nhiều góc khuất, những bí ẩn và những khoảng trống của những thời kỳ lịch sử. Phương pháp nghiên cứu lịch sử cổ điển nhất là tra cứu, đối chiếu và so sánh các bản văn cổ liên quan, còn sót lại liên quan đến thời kỳ lịch sử đó.
Có một thời, những nhà nghiên cứu lịch sử rất cực đoan, trong việc họ coi di vật khảo cổ là bằng chứng xác thực như một yếu tố cần và gần như duy nhất, để minh định cho lịch sử. Như vấn đề về sự sai lầm của thứ tư duy cực đoan này lại là: có hay không tìm được di vật khảo cổ liên quan. Trong trường hợp nghiên cứu lịch sử, khái niệm “không có di vật lịch sử, cũng đồng nghĩa với “chưa tìm thấy”.
Do đó, ngoài vấn đề “tìm thấy”, hay “không tìm thấy” di vật khảo cổ, của thời kỳ lịch sử liên quan, cuối cùng thì vẫn cần một hệ thống luận cứ có tính thuyết phục, mang tính lý thuyết về sự minh định của một thời kỳ lịch sử. Mà trong đó, các bản văn cổ, di sản khảo cổ, chỉ là những thực tế khách quan hỗ trợ để hệ thống luận cứ, mô tả thời ký lịch sử đó thuyết phục hơn mà thôi.
Do đó, đối với tôi, di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất và đủ để chứng minh cho một sự kiện lịch sử. Mà để xác định một sự kiện, hoặc một thời kỳ lịch sử, cần phải có một hệ thống lý thuyết với những luận cứ chặt chẽ, phù hợp với những chuẩn mực thẩm định chân lý qua những tiêu chí khoa học. Những văn bản lịch sử và di vật khảo cổ chỉ là những bằng chứng khách quan làm sáng tỏ thêm, hoặc mang tính phản biện cho hệ thống luận cứ khoa học liên quan đến nó. Hoặc sự xuất hiện những di vật khảo cổ, gợi ý cho một sự kiện, hoặc một thời kỳ lịch sử bị khuất lấp, để từ đó xuất hiện những giả thuyết về thời kỳ, hoặc sự kiện lịch sử liên quan đến nó, qua những hệ thống luận cứ thuyết phục.
Tất nhiên, những bản văn cổ, nhưng di vật khảo cổ liên quan, phải được tích hợp một cách hợp lý và phải là một thành tố liên kết một cách hữu cơ với hệ thống lý thuyết mô tả về thời kỳ lịch sử đó, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.
Vào cuối năm 2019, TTNC Lý họcĐông phương, kết hợp với TT Minh Triết Việt đã tổ chức một cuộc Hội Thảo Khoa Học “Tìm về cội nguồn Việt Sử” tại Hanoi. Trong buổi Hội Thảo Khoa học “Tìm về Cội nguồn Việt sử”, có đầy đủ những di vật khảo cổ làm sáng tỏ sự huey6n2 vĩ của thời đại Hùng Vương, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương tửvà có thể nói: Hầu hết những đại biểu tham gia có tham luận, đều thống nhất cao về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử.
Chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác định:
Nước Văn Lang lập quốc vào năm Nhâm Tuất thứ 8 vận VII Hội Ngọ. Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Tây giáo Ba Thục và phía Đông giáp Đông Hải. Tương ứng với lịch Tây phương là năm 2879 Trc CN.
Đây là chính văn của chính sử, không phải là một truyền thuyết và huyền thoại.
Quý vị và các bạn có thể tìm hiểu diễn biến tóm lược của Hội Thảo khoa học “Tìm về cội nguồn Việt sử” được mô tả dưới đây:
Ông Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt đọc lời khai mạc Hội Thảo khoa học “Tìm về cội nguồn sử Việt”

Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung Tân Nghiên Cứu Lý Học Đông phương phát biểu đề dẫn và mục đích của Hội Thảo.
Ảnh: Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh và nhà sưu tầm cổ vật Lão Gàn và nhà sưu tầm đồ cổ với các cổ vật đá của ông.
Ông có nhã ý mời mọi người ghé bảo tàng tư nhân của ông ở số 9A Đào Duy Anh.
Cốc ngọc đựng rượu tìm được ở Lương Chử, phía Nam sông Dương tử..
Vị đại biểu đâu tiên phát biểu tại Hội Thảo là nhà sưu tầm cổ vật trình bày về hành trình tìm cổ vật liên quan đến cội nguồn Việt sử ở Lương Chử. Ông nói rõ:
Ông đã sang tận Nhật Bản để nhờ các nhà khoa học Nhật thẩm đinh Cabon phong xạ về niên đại các cổ vật của ông. Và chính các nhà khoa học Nhật chứng nhận niên đại các cổ vật của ông có trên 5000 năm.
Thích di vật khảo cổ, đây có di vật khảo cổ. Nhưng với lão Gàn thì di vật khảo cổ và các bản văn cổ liên quan, chỉ là những hiện tượng khách quan minh họa cho một lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học mô tả sự kiện hoặc một thời kỳ lịch sử. Nhưng nó phải được tích hợp như một mắt xích hợp lý trong toàn bộ hệ thống lý thuyết đó. Nếu không, nó sẻ là một thành tố tự phản biện.
Lão Gàn thì không cần đến vật chứng trực quan này, vẫn xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam Dương tử, bởi một hệ thống luận cứ chặt chẽ, được thẩm định bằng những tiêu chí khoa học xác định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tất nhiện hệ thống luận cứ đó, cũng phải xuất phát từ sự tổng hợp tất cả các sự kiện và hiện tượng liên quan đến nó.
GS Trần Đại Sĩ.
Ông nói về những chứng tích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở bờ Nam Dương Tử.
GS Trần Đại Sỹ tặng quà cụ Nguyễn Khắc Mai.
Ngài cựu Chủ Tích Quốc Hội Nguyễn Văn An, cũng quan tâm, nên đã có mặt trong cuộc gặp này. Bức ảnh kỷ niệm chụp chung với cụ Nguyễn Văn An.
TS Trần Thanh Bình bày tỏ quan điểm về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử.
Tiến Sĩ Trần Thanh Bình phat biểu bổ sung tại chỗ, những luận cứ xác định cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.
Nhà nghiên cứu cổ văn hóa sử Việt – từ Sài Gòn tham gia cuộc gặp mặt. Ông đưa những luận cứ chứng minh cội nguồn truyền thống sử Việt
Nhà báo độc lập, đau đáu về cội nguồn Việt sử. Anh phát biểu tại chỗ về những quan điểm của anh về cội nguồn Việt sử với những luận cứ xác đáng về lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thơi huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử.
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ cổ Việt – bác Lãn Miên – trình bày về sự minh triết của ngôn ngữ Việt và xác định: Ngôn ngữ Việt mới chính là cội nguồn của ngôn ngữ Hán.
rao đổi với TS Trần Thanh Bình.
Tham luận của các đại biểu đều hướng tới xác định cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến.
Cụ Nguyễn Khắc Mai kết thúc buổi gặp bàn về Cội nguồn Việt sử.
Lão chưa vừa ý với sự hoàn hảo của buổi gặp mặt này.
Nhưng, điều quan trọng đối với lão là tính sáng tỏ chân lý. Chặng đường chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, đã đặt được một viên gạch đầu tiên sau 30 năm tính từ 1992, cho nền tảng của nó.
Nền văn minh nhân loại sẽ không thể bỏ qua được một hệ thống LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT mà chính họ đang mơ ước. Ngoại trừ những người có trách nhiệm cho cả thế giới này, không muốn tiếp tục phát triển.
TT Minh Triết Việt tặng lão Gàn một kỷ niệm.