10 câu hỏi khó dành cho Hawking và sự trả lời từ Lý học Đông phương

Hôm nay trên diễn đàn Lý học Đông phương, Rin86 đưa lên bài viết: “10 câu hỏi khó dành cho Hawking”. Tôi nghĩ những câu hỏi này chẳng có gì là khó cả. Nhưng đưa lên blog để trả lời 10 câu hỏi này theo cái nhìn từ Lý học sẽ hợp lý hơn vì nó mang dấu ấn cá nhân rõ nét.
=================================================================================
10 câu hỏi khó dành cho Hawking
Hẳn những tuyên bố của Stephen Hawking, nhà vật lý học thiên tài người Anh về sự diệt vong của Trái đất trong một tương lai gần hay sự tồn tại của Chúa Trời trong thời gian gần đây vẫn còn ám ảnh nhiều người. Mới đây nhất, Hawking đã có cuộc trò chuyện với tạp chí Times về những tuyên bố gây sốc của ông.

Câu hỏi 1: Nếu như Chúa trời không tồn tại, vậy vì sao ý niệm về sự tồn tại của Chúa dường như được toàn thế giới chấp nhận?

“Người ta không cần đến Chúa để giải thích vũ trụ” – Stephen Hawking.

Stephen Hawking: Tôi hoàn toàn không nói Chúa trời không tồn tại. Chúa trời trên thực tế là một cái tên mà mọi người đặt cho nguyên nhân vì sao chúng ta tồn tại. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nguyên nhân khiến chúng ta tồn tại là những định luật vật lý cơ bản chứ không phải là một cá thể nào đó mà chúng ta có thể kiến lập một mối quan hệ cá nhân, tức là một Chúa trời phi nhân cách.

Câu hỏi 2: Vũ trụ có kết thúc không? Nếu như có, sau đó sẽ là gì?

– Những quan sát hiện tại cho thấy vũ trụ vẫn đang không ngừng giãn nở. Nó sẽ tiếp tục giãn nở và ngày càng trở nên mênh mông, tối tăm hơn. Mặc dù, vũ trụ sẽ không có điểm kết thúc tuy nhiên, nó có vụ nổ Big Bang là điểm bắt đầu. Nếu như có người muốn hỏi trước khi vũ trụ hình thành là cái gì? Đáp án chính là không có cái gọi là “trước Big Bang’. Cũng giống như không có điểm nào ở phía nam hơn là Nam Cực cả.

Câu hỏi 3: Ông cho rằng nền văn minh của nhân loại có thể tồn tại đủ lâu để chúng ta có thể tiến xa hơn trong vũ trụ không?

– Tôi cho rằng nền văn minh của chúng ta vẫn có những cơ hội lớn để tồn tại cho tới khi chúng ta có thể di cư đến những hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời. Tuy nhiên, Hệ Mặt trời không có hành tinh nào có thể định cư giống như Trái đất. Vì vậy, tôi không rõ nếu chúng ta cứ tiếp tục biến Trái đất trở thành nơi không còn thích hợp để sống nữa thì chúng ta có thể tiếp tục tồn tại hay không. Để bảo đảm sự tồn tại của chúng ta lâu dài hơn, chúng ta buộc phải tìm kiếm những thiên hà khác, tuy nhiên, điều này cần nhiều thời gian hơn. Có lẽ chúng ta nên hy vọng là chúng ta có thể chịu đựng được tới lúc đó.

Câu hỏi 4: Nếu như ông có thể nói chuyện với Einstein, ông sẽ nói gì?

– Tôi sẽ hỏi ông ấy rằng: Vì sao ông lại không tin lỗ đen?”. Phương trình trong lý thuyết tương đối của ông ấy cũng có nghĩa là, những ngôi sao lớn hoặc những khối khí trong không gian có thể hình thành những lỗ đen do sự suy sụp hấp dẫn của chính bản thân nó. Einstein có lẽ không thích kết quả này vì ông cho rằng quá trình này có thể bị gián đoạn bởi các vụ nổ, cản trở sự hình thành của lỗ đen. Tuy nhiên, nếu như không có những vụ nổ đó?

“Tôi hy vọng năng lượng nguyên tử có thể trở thành nguồn năng lượng hữu dụng” – S.Hawking.

Câu hỏi 5: Trong cuộc đời mình, ông hy vọng nhìn thấy những tiến bộ khoa học như thế nào?

– Tôi hy vọng năng lượng nguyên tử có thể trở thành một nguồn năng lượng hữu dụng. Năng lượng nguyên tử cung cấp nguồn năng lượng vĩnh cửu, không ô nhiễm, cũng không tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu hỏi 6: Ông cho rằng sau khi chúng ta chết, ý thức sẽ đi đâu?

Tôi cho rằng bộ não con người giống như một cái máy tính. Ý thức cũng giống như một phần mềm. Bạn tắt máy tính, phần mềm cũng kết thúc luôn hoạt động của nó. Về mặt lý luận, ý thức có thể được tái tạo lại trong hệ thống thần kinh, tuy nhiên điều này cực kỳ khó. Bởi vì điều này đòi hỏi tất cả những thông tin trong ký ức của một người.

Câu hỏi 7: Là một nhà vật lý học nổi tiếng, ông có thú vui nào đó bình thường không?

– Tôi thích các loại âm nhạc, từ những ca khúc pop thời thượng, âm nhạc cổ điển cho đến nhạc kịch opera. Tôi còn rất thích cùng con trai mình chơi trò đua xe F1.

Câu hỏi 8: Ông cho rằng cơ thể của ông ngăn cản hay giúp đỡ ông trong những nghiên cứu của mình.

– Mặc dù không may mắn mắc phải căn bệnh liên quan đến thần kinh vận động, tuy nhiên, ở những phương diện khác tôi rất may mắn. Tôi may mắn vì được làm công việc vật lý lý thuyết, một lĩnh vực mà những khuyết tật cơ thể không gây cản trở nhiều như những lĩnh vực khác. Tôi cũng may mắn vì những cuốn sác của mình rất thành công.

Câu hỏi 9: Có khi nào ông cảm thấy bị áp lực khi mọi người đều kỳ vọng ông có thể trả lời được tất cả những bí ẩn trong cuộc sống?

– Rõ ràng là tôi không thể trả lời tất cả những vấn đề trong cuộc sống này được. Mặc dù có rất nhiều học giả hoặc các nhà vật lý có thể trả lời những vấn đề liên quan đến khởi nguyên của vũ trụ. Tuy nhiên, điều này chẳng giúp ích gì cho việc dự đoán những hành vi của con người. Bởi vì, điều đó cần nhiều phương trình hơn mới làm được. Tôi hoàn toàn không hơn bất cứ ai trong việc biết cách làm thế nào để khiến người khác vui vẻ, đặc biệt là phụ nữ.

Câu hỏi 10: Ông có cho rằng đến một ngày nào đó con người sẽ lý giải được toàn bộ các hiện tượng vật lý không?

– Tôi không mong chờ điều này, nếu không tôi sẽ thất nghiệp sớm…

  • Lê Văn

http://vietnamnet.vn/khoahoc/201011/10-cau-hoi-kho-danh-cho-Hawking-948183/ 
=================================================================================
Tôi có cảm giác ông Hawking lúng túng và không có sự chuẩn bị cho việc trả lời những câu hỏi này. Tôi nghĩ câu trả lời không khó với Lý học Đông phương. Lần lượt những câu hỏi của ông có thể trả lời như sau:

Câu hỏi 1: 
Nếu như Chúa trời không tồn tại, vậy vì sao ý niệm về sự tồn tại của Chúa dường như được toàn thế giới chấp nhận?

– Theo tôi nên dùng khái niệm Thượng Đế dễ được chấp nhận hơn cho tất cả các tôn giáo. Tôi nghĩ thế giới này trước đây vài trăm năm người ta chỉ nghĩ đến duy nhất có Thượng Đế tạo ra vũ trụ này và tất nhiên sự tồn tại của Thượng Đế được chấp nhận tuyệt đối. Nhưng bây giờ số người nghi ngờ sự tồn tại của Thượng Đế ngày càng đông hơn trước đây! Vấn đề là cách hỏi. Trường hợp câu hỏi được đặt ra là:”Nếu Thượng Đế có thật tồn tại, vậy sao ngày càng có đông người hơn nghi ngờ về sự tồn tại của Ngài?”. Tôi nghĩ Hawking sẽ trả lời khác!

Câu hỏi 2: 
Vũ trụ có kết thúc không? Nếu như có, sau đó sẽ là gì?

Chúng ta xem lại câu trả lời của ông Hawking:

Trích dẫn:
“- Những quan sát hiện tại cho thấy vũ trụ vẫn đang không ngừng giãn nở. Nó sẽ tiếp tục giãn nở và ngày càng trở nên mênh mông, tối tăm hơn. Mặc dù, vũ trụ sẽ không có điểm kết thúc tuy nhiên, nó có vụ nổ Big Bang là điểm bắt đầu. Nếu như có người muốn hỏi trước khi vũ trụ hình thành là cái gì? Đáp án chính là không có cái gọi là “trước Big Bang’. Cũng giống như không có điểm nào ở phía nam hơn là Nam Cực cả”.

Tôi nghĩ ông Hawking đã lúng túng khi trả lời câu hỏi này. Sự lúng túng này chính vì ông cho rằng
thuyết Big bang là đúng. Bởi vậy, nó đã mâu thuẫn khi ông cho rằng “
vũ trụ sẽ không có điểm kết thúc”. Nhưng ông lại cho rằng nó có điểm bắt đầu “nó có vụ nổ Big Bang là điểm bắt đầu”. Đây là kết quả mâu thuẫn và phi lý khi một điểm kỳ dị với mật độ vật chất vô hạn tỏa ra do bùng nổ trong một không gian vô hạn. Đây là sự mâu thuẫn của Big bang. Vì không thể có hai cái vô hạn mà cái này nằm trong cái kia. Lý học cho rằng: Vũ trụ không có điểm kết thúc. Mọi vật sẽ quay trở về Thái cực, hoàn tất chu kỳ của nó và lại bắt đầu……

Câu hỏi 3: 
Ông cho rằng nền văn minh của nhân loại có thể tồn tại đủ lâu để chúng ta có thể tiến xa hơn trong vũ trụ không?

Chúng ta xem lại câu trả lời của ông Hawking:
Trích dẫn:
– Tôi cho rằng nền văn minh của chúng ta vẫn có những cơ hội lớn để tồn tại cho tới khi chúng ta có thể di cư đến những hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời. Tuy nhiên, Hệ Mặt trời không có hành tinh nào có thể định cư giống như Trái đất. Vì vậy, tôi không rõ nếu chúng ta cứ tiếp tục biến Trái đất trở thành nơi không còn thích hợp để sống nữa thì chúng ta có thể tiếp tục tồn tại hay không. Để bảo đảm sự tồn tại của chúng ta lâu dài hơn, chúng ta buộc phải tìm kiếm những thiên hà khác, tuy nhiên, điều này cần nhiều thời gian hơn. Có lẽ chúng ta nên hy vọng là chúng ta có thể chịu đựng được tới lúc đó.

Một niềm hy vọng nhân bản, nhưng không có cơ sở. Năng lượng khai thác được trên trái Đất không đủ cho phép vài ngàn người lên hành tinh khác ngoài Ngân hà. Chưa nói đến việc có thể tìm được một hành tinh thích hợp để tồn tại hay không. Lý học Đông phương kêu gọi con người sống hòa nhập với thiên nhiên để tồn tại.

Câu hỏi 4: 
Nếu như ông có thể nói chuyện với Einstein, ông sẽ nói gì?

Chúng ta xem lại câu trả lời của ông Hawking:
Trích dẫn:
– Tôi sẽ hỏi ông ấy rằng: Vì sao ông lại không tin lỗ đen?”. Phương trình trong lý thuyết tương đối của ông ấy cũng có nghĩa là, những ngôi sao lớn hoặc những khối khí trong không gian có thể hình thành những lỗ đen do sự suy sụp hấp dẫn của chính bản thân nó. Einstein có lẽ không thích kết quả này vì ông cho rằng quá trình này có thể bị gián đoạn bởi các vụ nổ, cản trở sự hình thành của lỗ đen. Tuy nhiên, nếu như không có những vụ nổ đó?

Lý học Đông phương với khả năng tiên tri kỳ diệu xác định rằng: Những thông tin về quá khứ, hiện tại và tương tai vẫn tồn tại dưới dạng nào đó. Đó là nguyên lý căn bản để có thể tiên tri. Nếu Lỗ đen với tư cách cuốn hút tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất vào đấy thì khả năng tiên tri sẽ không thể tồn tại. Bởi vậy Einstein nghi ngờ sự tồn tại của Lỗ đen là hoàn toàn có cơ sở. Qua câu trả lời của ông Hawking cho thấy khái niệm “lỗ đen” cũng chỉ là một giả thuyết giải thích hiện tượng. Nó được công nhân vì chưa có một giả thuyết khác giải thích hợp lý hơn.

Câu hỏi 5: 
Trong cuộc đời mình, ông hy vọng nhìn thấy những tiến bộ khoa học như thế nào?

Chúng ta xem lại câu trả lời của ông Hawking:
Trích dẫn:
– Tôi hy vọng năng lượng nguyên tử có thể trở thành một nguồn năng lượng hữu dụng. Năng lượng nguyên tử cung cấp nguồn năng lượng vĩnh cửu, không ô nhiễm, cũng không tạo ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đây là câu trả lời sai! Nếu là Lý học Đông phương thì sẽ tin vào sự tiến bộ của khoa học dẫn con người đến một hệ thống tư duy thân thiện với thiên nhiên. Không lạm dụng thiên nhiên. Năng lượng nguyên tử chỉ tốt nếu như nó không bị thiên tai hủy diệt chính nhà máy sản xuất ra năng lượng đó. Còn nếu sự cố xảy ra trên diện rộng thì thật là nguy hiểm.

Câu hỏi 6: 
Ông cho rằng sau khi chúng ta chết, ý thức sẽ đi đâu?

Chúng ta xem lại câu trả lời của ông Hawking:
Trích dẫn:
Tôi cho rằng bộ não con người giống như một cái máy tính. Ý thức cũng giống như một phần mềm. Bạn tắt máy tính, phần mềm cũng kết thúc luôn hoạt động của nó. Về mặt lý luận, ý thức có thể được tái tạo lại trong hệ thống thần kinh, tuy nhiên điều này cực kỳ khó. Bởi vì điều này đòi hỏi tất cả những thông tin trong ký ức của một người.

Con người là một sản phẩm tiến hóa của tự nhiên. Còn máy tính và phần mềm tạo ra nó là do con người tạo ra. Con người biết rất rõ về cái máy tính và các chức năng do phần mềm cài đặt. Nhưng con người lại chưa hiểu hết chính mình và tự nhiên đã tạo ra nó. Cho nên, con người – tự nó và do nó – có thể nhận thức được chính nó. Còn Robot thì tùy thuộc vào khả năng lập trình của con người. Đây chính là điểm khác biệt giữa con người và robot tương lai.

Câu hỏi 7: 
Là một nhà vật lý học nổi tiếng, ông có thú vui nào đó bình thường không?

Câu hỏi 8: 
Ông cho rằng cơ thể của ông ngăn cản hay giúp đỡ ông trong những nghiên cứu của mình.
Hai câu này mang tính  tìm hiểu đời  tư ông Hawking liên quan đến sự nghiệp của ông. Không có gì để bàn.

Câu hỏi 9: 
Có khi nào ông cảm thấy bị áp lực khi mọi người đều kỳ vọng ông có thể trả lời được tất cả những bí ẩn trong cuộc sống?

Chúng ta xem lại câu trả lời của ông Hawking:
Trích dẫn:
– Rõ ràng là tôi không thể trả lời tất cả những vấn đề trong cuộc sống này được. Mặc dù có rất nhiều học giả hoặc các nhà vật lý có thể trả lời những vấn đề liên quan đến khởi nguyên của vũ trụ. Tuy nhiên, điều này chẳng giúp ích gì cho việc dự đoán những hành vi của con người. Bởi vì, điều đó cần nhiều phương trình hơn mới làm được. Tôi hoàn toàn không hơn bất cứ ai trong việc biết cách làm thế nào để khiến người khác vui vẻ, đặc biệt là phụ nữ.
Nếu quả là có những người kỳ vọng vào ông Hawking trả lời tất cả những bí ẩn thì đấy là một sự hoang tưởng vĩ đại – chắc họ nghĩ ông Hawking là sứ giả của Thương Đế. Nhưng câu trả lời của ông Hawking có một điểm rất đáng chú ý. Chúng ta xem lại một lần nữa đoạn này:

Mặc dù có rất nhiều học giả hoặc các nhà vật lý có thể trả lời những vấn đề liên quan đến khởi nguyên của vũ trụ. Tuy nhiên, điều này chẳng giúp ích gì cho việc dự đoán những hành vi của con người. Bởi vì, điều đó cần nhiều phương trình hơn mới làm được.

Thưa ông Hawking!
Có một mảng tri thức rất quan trọng của nhân loại đã lý giải đến “những vấn đề liên quan đến khởi nguyên của vũ trụ” . Đó chính là thuyết Âm Dương ngũ hành của Lý học Đông phương. Hệ thống lý thuyết này đã lý giải sự khởi nguyên vũ trụ và điều đặc biệt là nó đã “giúp ích gì cho việc dự đoán những hành vi của con người” với những hiệu quả dự đoán siêu việt, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe nhất của tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất mà ông nhắc tới. Chúng tôi đã hân hạnh gửi email đến với ông hy vọng chia sẻ những hiểu biết của chúng tôi về lý thuyết này. Nhưng rất tiếc, chắc ông đã không nhận được email. Nhưng chúng tôi cũng không lấy đó làm sự thất vọng. Vì đúng như ông nói:”Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định con người tìm ra nó hay không?” .

Câu hỏi 10: 
Ông có cho rằng đến một ngày nào đó con người sẽ lý giải được toàn bộ các hiện tượng vật lý không?

– Tôi không mong chờ điều này, nếu không tôi sẽ thất nghiệp sớm…
Tôi nghĩ ông nói đàu, hoặc dùng hình ảnh ví von rất sâu sắc. Tôi thấy cần phải hiểu câu nói của ông là: Trong thời gian gần, ông không hy vọng nhìn thấy con người có khả năng lý giải tất cả các hiện tượng vật lý. Nếu đúng như vậy, tôi chia sẻ điều này với ông.
Rất cảm ơn ông Hawking và tòa báo Time đã thực hiện cuộc phỏng vấn và trả lời quý báu này.

Thiên Sứ – Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.