NỀN VĂN MINH TOÀN CẦU ĐÃ MẤT

Đã từ lâu, tôi xác định rằng: Thuyết Ấm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại tìm kiếm và nó thuộc về một nền văn minh toàn cầu đã mất trong quá khứ từ hơn 10.000 năm trước. Để chứng minh điều này, tôi hoàn toàn sử dụng những bằng chứng phi vật thể và so sánh nó với tiêu chí khoa học hiện đại. Những giá trị vượt trội của di sản còn lại thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành cho thấy nó không thể thuộc về lịch sử phát triển của nền văn minh hiện nay. Nhưng người ta còn chưa thoát khỏi sự ám ảnh cho rằng “nó thuộc về văn minh Trung Hoa” thì thật là mất thời giờ để chứng minh nó thuộc về nền văn minh toàn cầu đã mất và đã từng tồn tại trong quá khứ. Nhưng với tôi thì đấy là chân lý để tiếp tục theo đuổi và hoàn thiện. Nhưng thật may mắn cho tôi, việc xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến đang có những điều kiện thuận lợi và nó không còn mơ hồ với thế nhân – vốn trực quan, trực kiến. Người Việt chính là hậu duệ còn sống sót của một thiên tai toàn cầu xảy ra từ hàng chục ngàn năm về trước. Họ còn giữ lại được những giá trị tri thức siêu việt của nền văn minh này. Tất cả mọi suy luận từ mọi hướng đều dẫn đến một kết quả đúng khi sự kiện đó chính là chân lý. Một loạt bài viết trên mạng điện tử “Tin180.com” của tác giả Minh Trí đã cho thấy: Bằng một hướng khám phá khác, con người đã phát hiện ra nền văn minh toàn cầu đã mất.
Họ dựa trên những di vật khảo cổ qua các di sản vật thể còn sót lại của nền văn minh này , mà từ lâu – với cái nhìn thiện cận – người ta cố tình gán ghép cho nó vào thời thượng cổ của lịch sử văn minh nhân loại hiện nay. Đó chính là Kim tự tháp.
Mặc dù cho đến nay, tất cả những khám phá đó chưa được thừa nhận. Nhưng tôi cần phải xác định với tư cách là một lời tiên tri rằng: Ngay cả khi sau này, cả thế giới này xác định có một nền văn minh toàn cầu đã mất – thì – tinh túy của nền văn minh ấy, giá trị tri thức thật sự của nền văn minh bí ẩn một cách huyền vĩ ấy vẫn thuộc về những di sản của nền văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.
==================================
Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 1)
10:35 PM | 18/08/2010

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.

Bí ẩn các kim tự tháp Giza, Ai Cập (Phần 3)
Văn minh tiền sử: Thủ thuật nha khoa 9.000 năm trước
Văn minh tiền sử: Các đồ tạo tác “không hợp lệ”


Các kim tự tháp Giza nổi bật dưới bầu trời xanh Cairo, Ai Cập. Kim tự tháp Lớn, nằm phía bên phải của bức ảnh, kim tự tháp Khafre (Chephren) ở giữa, và Menkaura (Mycerinus) bên trái


Tổng quan về 3 kim tự tháp ở Giza

Các kim tự tháp là kiến trúc cổ đại lớn nhất và bí ẩn nhất thế giới. Theo giả thuyết khảo cổ học đang thịnh hành hiện nay 3 kim tự tháp trên cao nguyên Giza là những lăng mộ của ba vị vua của triều đại thứ tư (2575-2465 trước công nguyên), tức là chúng đã được xây chỉ trong khoảng 4.500 trước. Tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng cho thấy 3 kim tự tháp ở Giza cổ xưa hơn thế rất nhiều, và người Ai Cập không phải là người đã xây dựng chúng.
Kim tự tháp Lớn ban đầu cao khoảng 146,7 m và mỗi cạnh chân đế dài khoảng 230 m. Diện tích gần 53.000 mét vuông, đủ lớn để chứa các Thánh đường châu Âu như Florence, Milan, St Peters, Westminster Abbey và St Paul’s.
Được xây dựng từ khoảng 2.500.000 khối đá vôi có khối lượng trung bình 2,6 tấn, tổng khối lượng của nó là hơn 6.300.000 tấn (nhiều hơn tổng khối lượng vật liệu để xây dựng tất cả các nhà thờ và thánh đường ở Anh kể từ thời của Đức Jesus).
Kim tự tháp Lớn ban đầu gồm các tảng đá được bọc trong đá vôi trắng mịn có độ bóng cao, và theo truyền thuyết các mặt của kim tự tháp được phủ bên ngoài bởi một lớp đá đen hoàn hảo, có lẽ là mã não. Lớp vỏ đá vôi trắng của nó đã bị gỡ bỏ bởi một quốc vương Ả Rập vào năm 1356 để xây dựng các nhà thờ Hồi giáo và pháo đài gần Cairo.

Herodotus, nhà địa lý Hy Lạp vĩ đại, đã viếng thăm kim tự tháp này vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Strabo, một sử gia Hy Lạp/La Mã, đã đến vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên. Abdullah Al Mamun, con trai của Caliph thành Baghdad, đã phá được lối vào đầu tiên trong lịch sử vào năm 820, và Napoleon đã bị mê hoặc khi ông nhìn thấy kiến trúc tuyệt vời này vào năm 1798.
Theo kiến thức hiện tại của chúng ta, Kim tự tháp Lớn chủ yếu là một khối đặc, những không gian bên trong duy nhất được biết đến của nó là Lối đi xuống (lối vào nguyên thủy), Lối đi lên, Gian phòng lớn, một hang hốc bí ẩn, một phòng ngầm bí ẩn không kém, và 2 phòng chính. 2 phòng này, được gọi là “Phòng vua” và “Phòng hoàng hậu”, là những cái tên do các vị khách Ả Rập đầu tiên vào trong kim tự tháp này đặt cho.
Người Ả Rập có phong tục chôn người đàn ông trong ngôi mộ với nắp bằng phẳng và phụ nữ trong ngôi mộ với nắp dốc về phía 2 bên, vì vậy, trong Kim tự tháp Lớn, buồng granite nắp phẳng trở thành “Phòng vua”, trong khi buồng đá vôi nắp dốc phía dưới đã trở thành “Phòng hoàng hậu”.


Sơ đồ bên trong kim tự tháp Lớn:


a. Lối vào
b. Hành lang dốc xuống
c. Phòng ngầm
d. Hành lang
e. Hành lang đi lên
f. “Phòng hoàng hậu” g. Đường “thông khí”
h. Gian phòng lớn
i. Phòng đệm
j. “Phòng vua”
k. Các phòng bổ sung Ngay cả những nhà khảo cổ ủng hộ giả thuyết kim tự tháp là lăng mộ cũng không tin một nữ hoàng hay bất cứ ai đã từng được an táng ở căn phòng đá vôi. “Phòng vua” có chiều dài 10,46 mét theo hướng đông tây còn chiều rộng 5,23 mét theo hướng bắc nam, và cao 5,81 mét (một loạt các kích thước trên thể hiện chính xác một tỷ lệ toán học đặc biệt, gọi là Tỉ lệ vàng hay là Phi).

Nó được xây dựng bằng các khối đá granite đặc khổng lồ màu đỏ (trọng lượng khoảng 50 tấn) đã được vận chuyển bằng một phương tiện vẫn chưa được khám phá, từ mỏ đá cách Aswan 600 dặm về phía nam. Trong căn phòng này, ở góc phía Tây, có một chiếc hộp không nắp lớn (2,3 m x 1 m, thành hòm dày trung bình 16 cm) làm bằng đá granite đen, ước tính nặng hơn 3 tấn.

Những “bằng chứng” không thuyết phục
Khi quốc vương Ả rập Abdullah Al Mamoun phá được một lối vào căn phòng này vào năm 820 – thì đó là lối vào đầu tiên của căn phòng. Ở đây ông đã tìm thấy chiếc hòm này, hoàn toàn trống rỗng. Các nhà Ai Cập học cho rằng đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Khufu, nhưng không hề có bằng chứng nhỏ nào cho thấy một thi hài đã từng ở trong chiếc hòm hay trong căn phòng đó. Cũng không có bất kỳ vật liệu ướp xác nào, bất kỳ mảnh vỡ hay vật phẩm nào, hoặc bất kỳ manh mối nào được tìm thấy trong toàn bộ kim tự tháp mà chứng tỏ Khufu (hoặc bất cứ ai khác) đã từng được an táng ở đó cả.
Hơn nữa, hành lang dẫn từ Gian phòng lớn tới “Phòng vua” là quá hẹp, không thể đưa quan tài đá vào được, cho nên chiếc hòm phải được đặt trong căn phòng khi kim tự tháp đang được xây dựng. Điều này hoàn toàn trái với phong tục chôn cất bình thường của người Ai Cập 3000 năm trước.
Giả thuyết rằng các kim tự tháp trên cao nguyên Giza đã được xây dựng và sử dụng bởi các vị vua của Triều đại thứ tư làm lăng mộ tỏ ra không thuyết phục. Không có vị vua thuộc Triều đại thứ tư nào đã khắc ghi dù chỉ cái tên của họ lên các kim tự tháp được cho là xây dựng vào thời của họ. Nhưng từ triều đại thứ năm trở đi, các kim tự tháp khác đã có tới hàng trăm bản khắc ghi chép chính thức nói về vị vua đã xây dựng nó. Điều đó khiến chúng ta không thể không đặt dấu hỏi, rằng liệu những vị vua thuộc triều đại thứ tư có thực sự đã xây dựng những kim tự tháp đó hay không.
Sự phức tạp Toán học, các yêu cầu kỹ thuật, và kích thước chính xác tuyệt đối của các kim tự tháp trên cao nguyên Giza cho thấy một bước nhảy vọt to lớn đến mức phi lý khi so sánh với các công trình được xây dựng trong triều đại thứ ba. Các nhà Ai Cập học đương đại không thể giải thích được bước nhảy vọt này, và cũng không thể giải thích được sự suy kém rõ ràng trong toán học, kỹ thuật và kích thước của các công trình được xây dựng trong triều đại thứ năm. Sách giáo khoa nói về “biến động tôn giáo” và “nội chiến”, nhưng thực tế không hề có bằng chứng nào cho thấy những chuyện như thế đã từng xảy ra.

Năm 1983 và 1984, tiến sỹ Robert J. Wenke thuộc Trường Đại học Washington, và là chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Ai Cập, đã thu thập các mẫu vữa từ nhiều địa điểm xây dựng cổ đại, bao gồm cả kim tự tháp Lớn. Mẫu vữa có chứa các mẩu than củi, chất thải côn trùng, phấn hoa và các chất liệu hữu cơ khác mà có thể phân tích niên đại bằng cacbon phóng xạ.
Sử dụng hai phòng phân tích carbon phóng xạ khác nhau, Viện Nghiên cứu Con người
Thậm chí bất thường hơn, niên đại của vữa ở gần đỉnh của các Kim tự tháp cổ xưa hơn 1.000 năm so với vữa gần nền móng. Chẳng lẽ các kim tự tháp đã được xây dựng từ trên xuống? Chắc chắn là không, mà vấn đề có lẽ chính là quá trình xác định niên đại có chỗ không thỏa đáng.
Điều khiến cho sự xác định niên đại này khó có thể chấp nhận hơn nữa, là tất cả các mẫu giám định niên đại đều được lấy từ bề mặt đá lộ thiên. Chúng ta biết rằng, các kim tự tháp Giza đã được sửa chữa nhiều lần, bên trong và bên ngoài. Vì vậy xác định niên đại cácbon phóng xạ chỉ có thể cho chúng ta thời điểm việc sửa chữa đã xảy ra, chứ không phải là thời điểm xây dựng của kim tự tháp. Nếu tin vào các kết quả giám định niên đại trên là chính xác, thì thậm chí thời điểm sửa chữa kim tự tháp cũng xưa hơn nhiều so với thời điểm xây dựng được chấp nhận hiện nay.

Giả thuyết Khufu xây dựng nên Kim tự tháp Lớn chỉ dựa vào 3 “bằng chứng” sau đây:
· Các truyền thuyết được Herodotus nhắc đến và báo cáo khi viếng thăm các kim tự tháp này vào năm 443 TCN. Herodotus, một khách du hành người Hy Lạp kể lại Pharaông Cheops (tên tiếng Hy Lạp của Khufu) đã xây dựng các kim tự tháp với 100.000 nhân lực trong 20 năm như thế nào. Tuy nhiên đối với hầu hết các học giả, câu chuyện này là rất có vấn đề. Herodotus đã được thụ giáo tại các trường học Huyền bí Ai Cập, đã thề giữ bí mật về bản chất thật sự của các Kim tự tháp. · Phức hợp tang lễ gần kim tự tháp Lớn với các bản khắc chữ trích dẫn Cheops/Khufu là vị pharaông đang trị vì Ai Cập.
· Trong kim tự tháp, trên một phiến đá granit ở trên trần của Phòng chính, có một số dấu sơn nhỏ viết nguệch ngoạc hơi giống với ký hiệu tượng hình của tên vua Khufu.
Pharaông Khufu bản thân không để lại bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ ông đã xây dựng kim tự tháp Lớn, mà chỉ từng tuyên bố đã sửa chữa xong kiến trúc này. Về bia đá “tồn kho” gần đó (có niên đại khoảng 1500 trước Công nguyên, nhưng có bằng chứng cho thấy nó được sao chép lại từ một tấm bia cũ hơn, vào thời của triều đại thứ tư), Khufu kể về những khám phá của mình khi dọn sạch cát khỏi kim tự tháp Lớn, về cống hiến của ông khi xây dựng đàn tế nữ thần Isis, và về việc ông xây dựng 3 kim tự tháp nhỏ cho bản thân, cho vợ, và con gái bên cạnh kim tự tháp Lớn.
Về những vết sơn được tìm thấy trong kim tự tháp, hầu hết các chuyên gia hiện nay tin rằng chúng được làm giả bởi “người phát hiện” ra chúng là Richard Howard-Vyse, chứ không phải của những người đã xây dựng ban đầu.

Howard-Vyse đã chịu áp lực khi đối thủ của ông ta, Caviglia, nhà thám hiểm người Ý, đã tìm thấy các câu chữ khắc trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, để cạnh tranh với đối thủ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ và tranh thủ nguồn tài trợ dành cho các dự án của mình, bằng một “khám phá” tương tự, nhưng “ngoạn mục” hơn nhiều, bằng cách giả mạo chữ khắc bên trong kim tự tháp Lớn.
Nói tóm lại, thực tế không có bằng chứng nào kết nối các kim tự tháp trên cao nguyên Giza với triều đại thứ tư của người Ai Cập cả.

Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ trường hợp của Howard-Vyse, để hiểu vì sao người ta tin rằng ông ta đã giả mạo.

1. Vào thời điểm đại tá Howard-Vyse đang cố tìm kiếm các phòng ở bên trên Phòng vua, thì giấy phép khai quật mà các nhà chức trách Ai Cập trao cho ông sắp hết hạn, cũng như hỗ trợ tài chính của ông ta sắp cạn. Ông ta cần phải làm ra một phát hiện lớn càng sớm càng tốt để tiếp tục công việc của mình. Ông ta hy vọng rằng khu vực phía trên Phòng Davidson (phòng trống đầu tiên được phát hiện bởi Nathaniel Davison vào năm 1765), sẽ có một phòng lớn ẩn hoặc hầm mộ nào đó, và đã hết sức thất vọng khi chỉ phát hiện có một phòng trống khác, quá xa vời so với một “khám phá đầy kịch tính” mà ông ta cần. Chỉ hai tháng trước, đối thủ của ông ta, nhà thám hiểm người Ý là Đại úy Caviglia, đã khuấy động giới khảo cổ khi tìm thấy các dòng chữ tại mỏ đá, trong một số ngôi mộ xung quanh kim tự tháp Lớn.
Những dòng chữ mỏ đá mang hình thức chữ tượng hình, được phết trên các khối xây dựng bằng sơn màu đỏ, và đã
được sử dụng bởi các nhà xây dựng của Triều đại Cổ để cho biết các khối đá đó nằm ở đâu. (Institute for the Study of Man) tại Đại học Southern Medthodist, và Viện Vật lý năng lượng môi trường (Institute of Medium Energy Physics) ở Zurich – các mẫu thử đã cho thấy một số điều hấp dẫn. Đối với các mẫu thử của Kim tự tháp Lớn, các phân tích thực hiện tại hai phòng thí nghiệm ban đầu đã cho kết quả rất khác nhau, chênh lệch đến vài nghìn năm. Khi được áp dụng một số “điều chỉnh” trong dữ liệu, kết quả thu được là: Kim tự tháp Lớn có niên đại trong khoảng 3.100 năm TCN đến 2.850 năm TCN – vẫn sớm hơn 400 năm so với mốc thời gian được chấp nhận rộng rãi từ trước tới nay.

Dấu sơn viết chữ “Khufu” do Howard-Vyse “tìm thấy”. U – F – U – KH chữ tượng hình Ai Cập đọc từ phải sang trái

Một số nhà nghiên cứu hiện đại ngờ rằng, trong một cuộc cạnh tranh tài khảo cổ, Howard-Vyse đã tìm cách làm lu mờ đối thủ Caviglia và giành nguồn tài trợ, nhờ một khám phá “ngoạn mục tương tự nhưng lớn hơn,” bằng cách bắt chước những chữ khắc mỏ đá ngay bên trong Kim tự tháp Lớn.
Giả mạo những chữ khắc như vậy khá dễ dàng, vì người Ả Rập vẫn còn sử dụng loại sơn son đỏ tương tự, gọi là moghrah, không thể phân biệt được niên đại.
Như Perring, một người sống cùng thời Howard-Vyse, đã lưu ý rằng: “Trạng thái bảo toàn của các dấu sơn kiểu như dấu tại các mỏ đá, là rất khó phân biệt dấu vết của ngày hôm qua với một dấu vết có từ 300 năm trước.”

2. Vào ngày đầu tiên khi Howard-Vyse vào Phòng trống đầu tiên mà ông phát hiện, ông đã không có báo cáo nào về việc tìm thấy bất kỳ dòng chữ nào bên trong cả. Ông đã chỉ viết rằng nó đã từng được đóng kín, và quan sát thấy “trần nhà đã được đánh bóng đẹp mắt và có các mối nối hoàn hảo”. Như vậy sự kiểm tra của ông ta đã rất kỹ lưỡng, nhưng lại không nhìn thấy những chữ viết bằng sơn đỏ tươi sáng trên các bức tường, mà ngày nay bất cứ ai đi bên trong, cũng nhìn thấy một cách dễ dàng? Mãi đến buổi tối ngày kế tiếp, khi đám đông khách viếng thăm đầu tiên đến chỗ đó, thì các chữ tượng hình màu đỏ nguệch ngoạc mới “bất ngờ được phát hiện”. Howard-Vyse đã đặt tên cho phòng đó là “Phòng Wellington”, và ngay lập tức phát hiện hôm qua trở thành một thành công “ngoạn mục”.
Phát hiện này đã dọn đường cho Howard-Vyse khám phá thêm 3 phòng trống nữa. Để chắc chắn giành được giấy phép và sự ủng hộ tài chính, các phòng này cũng đều chứa các chữ nguệch ngoạc màu đỏ như vậy, củng cố thêm cho danh tiếng của Đại tá.

3. Một câu hỏi chưa bao giờ được trả lời, là tại sao các chữ này chỉ xuất hiện trong những phòng trống mà Howard-Vyse mở ra, chứ không hề được tìm thấy trong Phòng Davison, được phát hiện trước đó vào năm 1765 bởi người khác?

4. Và tại sao, có những dòng chữ khắc như vậy ở các bức tường phía bắc, phía nam và phía tây trong các phòng này, nhưng không hề được tìm thấy trên các bức tường mà Howard-Vyse đã phá sập để lọt vào bên trong?
Hoặc là các nhà xây dựng cổ đại đã vì lý do nào đó không viết nguệch ngoạc lên các bức tường mà sau này Đại tá phá xuống, hoặc chữ viết đã được làm ra sau khi đại tá vào được bên trong, và ngưòi giả mạo chỉ có thể sử dụng các bức tường vẫn còn nguyên vẹn. Tại một trong các phòng, có ai đó đã cố gắng vẽ một cái gì đó trên một phần bị phá vỡ của bức tường, nhưng nó rất thô kệch và không tương xứng với các chữ viết khác. Cố gắng đó thất bại, do vậy, không có cố gắng nào được thực hiện ở nơi khác nữa.

5. Một tác phẩm còn vụng về hơn, khi ai đó cố gắng làm cho nó xuất hiện như thể một số chữ khắc đã bị che phủ một phần bởi các khối đá nền, để làm bằng chứng rằng dấu sơn này đã được trát lên trước khi các khối đá nền được đặt vào. Nhưng các phân tích cẩn thận được thực hiện gần một thế kỷ sau cái ngày mà Howard-Vyse đột nhập vào căn phòng ấy, đã chứng minh rằng có nhiều vết sơn nhỏ trên các khối đá nền ở gần nhiều dấu chữ khắc, cho thấy nơi mà cây cọ vẽ đã vô tình quẹt qua khi ai đó đang tạo ra tác phẩm của mình.

6. Nhiều vấn đề nghiêm trọng cũng được phát hiện khi các chuyên gia ngôn ngữ cổ đại kiểm tra các dòng chữ đó sau này. Samuel Birch, một chuyên gia chữ tượng hình của Bảo tàng Anh, là một trong những người đầu tiên phân tích các hình vẽ, và đã lưu ý một số đặc điểm kỳ quặc.
Sau đó các nhà Ai Cập học như Carl Richard Lepsius và Sir Flinders Petrie đã rất bối rối về các chữ khắc được tìm thấy trong các phòng trống của Howard-Vyse, vì chúng hoàn toàn không giống với bất cứ cái gì trong lịch sử 4000 năm của văn bản chữ tượng hình.
Có sự nhầm lẫn đặc biệt liên quan đến nhiều biến thể của một tên gọi xuất hiện trong số những chữ khắc này, đó là “Khnum-Khuf”, “Souphis”, “Saufou”, vv… Trong khi các chuyên gia cố gắng liên kết những cái tên này với Pharaông Khufu, nhiều nhà nghiên cứu thời kỳ đầu đã không thể chắc chắn liệu đó có phải là tên hay không. Một nhà nghiên cứu lỗi lạc, Gaston Maspero, đã viết: “Sự tồn tại của nhiều vòng tròn khắc tên và tước hiệu khác nhau của Khufu trên cùng một tượng đài đã gây nhiều bối rối cho các nhà Ai Cập học.” Trong số đó có những cái tên không xuất hiện ở bất cứ đâu trong các tài liệu Ai Cập cổ đại nào cả.

(Còn nữa)
Kỳ sau: 

Với công nghệ ngày nay, chúng ta cũng không xây nổi kim tự tháp Lớn

Minh Trí
(tổng hợp)
Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.