TỈNH LẠI SAU HỘI THẢO

Hội thảo làm tôi rất căng thẳng. Với tôi vừa là sự trải nghiệm một dấu chứng về tính khách quan của cuộc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến với các ý tưởng chống lại dưới nhiều hình thức, vừa là sự vinh danh nền văn hiến Việt: Gián tiếp chứng minh trước công luận về Việt sử 5000 năm văn hiến thống qua phong thủy Lạc Việt.
Lúc đầu, tôi không muốn mời bất cứ một thành phần nào trong cái đám “hầu hết” tham gia hội thảo.  Bởi vì với một chủ đề phong thủy và tính khoa học liên quan đến cội nguồn Việt sử, sẽ bị chống đối nếu họ lái hội thảo sang vấn đề này.Nhưng một nguồn tin cho rằng: Ông Đinh Xuân Lâm được Hội Đông Nam Á mời. Tôi đã phải rất cân nhắc việc nên tiếp tục tổ chức hội thảo hay không? Cuối cùng tôi chấp nhận khả năng sẽ xảy ra nếu cuộc hội thảo đi sâu vào vấn đề Việt sử. Tôi đã biên tập lại những bài tham luận theo chiều hướng xácc định cội nguồn phong thủy thuộc về văn minh Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Đó là lý do mà đến gần phút chót tôi mới biên tập xong các bài tham luận.
Nhưng cuối cùng hai vị giáo sư sử học có tham luận trong hội thảo đã không xuất hiện với các lý do khác nhau. Cáng tốt. Bởi ý tưởng ban đầu tôi chỉ định để hai vị giáo sư này đọc tham luận – dù nội dung tham luận rất “củ chuối” – chẳng thể nào thấy được tính khoa học khi họ phân tích theo phương pháp luận phong thủy – một đối tượng cần chứng minh khoa học – cái thành Trà Bàn cả. Thực sự chất lượng và đi đúng theo tinh thần hội thảo – nhắm xác minh tính khoa học của phong thủy – chính là các bản tham luận của các thành viên thuộc Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Bởi vậy, tôi rất muốn tất cả các bài tham luận của Trung tâm đều được đọc.
Sự chen ngang do sự can thiệp của Hội với bản tham luận của thạc sĩ Lê Xuân Phương – đã khiến tôi phải kéo dài hội thảo đến buồi chiều. Nhưng ngay từ giữa buổi sáng, quyền điều khiển hội thảo lại do TWH nắm. Trước hội trường tôi tuy không bằng lòng, nhưng giữ im lặng vì không muốn mọi chuyện trở nên phức tạp. Cá nhân tôi lại chưa hề có chút kinh nghiệm nào về hội thảo khoa học.
Nhưng về hình thức, hội thảo đã thành công. Ít ra nó cũng giới thiệu trước công luận rằng: Phong thủy là một khoa học và tính thần khoa học ấy chỉ có ở phong thủy Lạc Việt. Nhưng cái có sau hội thảo là dư luận qua các phương tiện truyền thông thì ít nói đền điều này.
Hình như họ né tránh đến vấn đề nhạy cảm. Hay họ không đủ chuyên môn? Tại sao viện Goets không tham dự dù tôi đã đến giao lưu và có giấy mời họ? Tại sao hai vị giáo sư sử có tham luận không đến dự. Tuy trong hội thảo có mặt giáo sư Nguyễn Lân Cường, nhưng ông ta lại không đọc tham luận. Về việc tham biện trong hội thảo tôi đã qui định và điều này được Hoàng Triều Hải MC của chương trình – và là một trong những học viên xuất sắc của tôi – đã nhắc nhở, là: Những ai muốn trình bày ý kiến tham biện phải viết vào giấy và gửi lên ban thư ký của hội thảo do Hà Mạnh Hùng phụ trách. Đằng này không. Mạnh ai người nấy giơ tay phát biểu, khiến tôi rất phiền.
Để kết luận cho bài viết này là ý kiến của Linhtrang – thành viên sáng lập trang web lyhocdongphuong.org.vn:
– Thành công của hội thảo là : nhiều người tham dự, tiếng vang của Trung tâm LHDP và đặc biệt của VP Hà nội. Nhưng một điều cốt lõi là tiếng nói của Phong thủy Lạc Việt với cộng đồng thì chưa làm được (thể hiện qua các bài viết của các báo đài chỉ nói về phong thủy là khoa học chứ không phải mê tín, …cũng như một vài khía cạnh khác !). Điều đó cũng chỉ là tiếng rung chuông bắt đầu hiệp đấu giữa hai đối thủ là PTLV và PT Tàu. Sự thành công của hội thảo phải được khẳng định nếu PTLV là đề tài bàn tán sôi nổi của giới chuyên môn cũng như các kênh thông tin, khi đó mới gọi là “giờ vinh quang” của văn hiến Lạc Việt đã điểm.
Chính xác là như vậy! Tôi không cần quảng cáo cho Trung tâm. Tôi quyết định sẽ xuất bản cuốn “Phong thủy Lạc Việt” , nếu nó được in.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.