Nhân ông Doãn Phú, trường ban phong thủy Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người phản biện. Tôi đã trả lời trên web lyhocdongphuong.org.vn:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=10181&st=0#entry61975
. Nhưng vì nhân đây muốn nhắc nhở cái đám “hầu hết” và “cộng đồng” nên viết vào đây để có thể trình bày ý tưởng của mình. Web là nơi công cộng. Còn đây là blog cá nhân. Cảm ơn ông Doãn Phú cho tôi cơ hội này.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Trong tham biện tại hội thảo, có phát biểu của ông Doãn Phú: Trường ban nghiên cứu phong thủy thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, có đặt vấn đề phản biện quan điểm của phòng thủy Lạc Việt do anh Đỗ Đức Trụ – Trường ban phong thủy Lạc Việt – và Công Minh – trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương cho rằng: Với nguyên lý “Âm thuận tùng Dương” và “Dương trước Âm sau” (Đây là những nguyên lý có trong cổ thư chữ Hán và Phong thủy Lạc Việt xác nhận tính cội nguồn Lạc Việt của nguyên lý này), trên cơ sở này hai anh đã xác định: Khi cha mất thì bà mẹ chính là đối tượng chủ thể của phong thủy ngôi gia, chứ không phải con trai. Phong thủy Lạc Việt lý giải rằng: do nguyên lý “Dương trước, Âm sau”, nên trường hợp này bà mẹ chính là Dương và là chủ thế đối tượng quán xét của phong thủy.
Ông Doãn Phú đã phản biện và cho rằng:
Nam Dương. Nữ Âm. Bà mẹ là nữ nên không thể là Dương được. Sách xưa có nói: “Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Vậy đối tượng chủ thể để quan xét phong thủy phải do con trai.
Phản biện này của ông Doãn Phú là phát biểu trực tiếp, nên không có ghi trong phiếu ý kiến của Ban tổ chức Hội thảo.
Thấy phản biện là một vấn đề có tính nguyên lý sẽ ảnh hưởng lớn đến phương pháp ứng dụng của Phong thủy. Nếu may mắn bà mẹ và con trai đồng Đông hoặc Tây tứ cung thì vấn đề sai đúng sẽ không nghiêm trọng. Nhưng nếu bà mẹ và con trai nghịch Đông Tây cung thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Vì hậu quả này, nên tôi xin phép trình bày như sau:
Âm Dương là một khái niệm bao trùm trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định bản chất của vạn hữu, có tính phân biệt, so sánh và tùy theo đối tượng so sánh để phân biệt Âm Dương. Thí dụ:
Cao so thấp, béo so với gầy, động so với tĩnh….vv… Điều này, tất cả các học viên phong Thủy Lạc Việt đều được yêu cầu nắm vững. Nam Dương – Nữ Âm chỉ là một cặp đối tương so sánh trong phạm trù Âm Dương. Đối tượng so sánh lúc này là “Mẹ. con” chứ không còn là “nam, nữ” nữa. Theo nguyên lý “Dương trước, Âm sau” thì người mẹ lúc này trở thành Dương so với con – dù là con trai. Nên là đối tương chủ thể của Phong thủy. Để cho dễ hiểu phù hợp với trình độ phổ thông, tôi đặt vấn đề như sau:
1 – Nếu xác quyết nữ là Âm thì trong một ngôi gia chỉ có một bà mẹ và con gái thì đối tượng chủ thể phong thủy là ai? Nếu cứ theo lý luận của ông Doãn Phú thì nhà này không có Dương chăng?
2 – Lý luận cho rằng: “Phu tử tòng tử” là một phạm trù đạo đức, nó mang tính chủ quan của ý chí lãnh đạo thời đại sinh ra nó, không phải phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Phong thủy (Bởi vậy, không phải không có cơ sở khi cho rằng: Phong thủy đã pha tạp khi phải vượt qua những không gian văn hóa khác nhau trong những giai đoạn lịch sử là vậy). Ứng dụng quan niệm không thuộc phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành vào phong thủy là thiếu nhất quán, tất nhiên là không khoa học. Cũng như có phong thủy gia quan niệm cho rằng:
a/ Thời Phong kiến trọng nam khinh nữ, nên lấy người chồng làm chủ thể đối tượng phong thủy, nay nam nữ bình quyền thì ai nắm quyền quyết định kinh tế sẽ la đối tượng phong thủy.
b/ Hoặc: Ai đứng tên mua nhà và đứng sổ đỏ là đối tượng phong thủy.
Tất cả đều sai.
– Với quan niệm của ông Doãn Phú thì phạm trù đạo đức không thể là phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Phong Thủy.
a/ Với luận điểm này mang tính hình thái kinh tế học, chứ không phải phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hànhtrong Phong Thủy. .
b/ Đây là phương pháp luận của hành chính xã hội, không phải của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong Phong Thủy.
Bởi vậy, tính khoa học của Phong Thủy Lạc Việt chính là tính nhất quán trong phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành, một cách có hệ thống, căn cứ theo tiêu chí khoa học. Đây cũng chính là nội dung của hội thảo:
“Tính khoa học của Phong thủy trong kiến trúc và xây dựng” – là căn cứ theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hay một phương pháp được coi là khoa học.
Còn cứ nói phong long “Phong thủy là khoa học” thì chẳng có cơ sở nào cả.
——————————————-
Kết thúc hội thảo. Thiên Sứ tôi nhắn nhủ đến “Cộng đồng” và “hầu hết ” rằng: Muốn chứng minh khoa học cho cội nguồn cổ sử Việt thì phải căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học. Nghe chưa!
Chứ không phải nói phong long và khoác cái áo giáo sư lên thành khoa học được. Lắm thằng ngu bỏ mẹ.
Our Visitor
0
1
2
8
4
1














Powered By WPS Visitor Counter