Một lý thuyết thuộc về một nền văn minh vượt trội phải có khả năng giải thích những trường hợp của những giá trị thấp hơn. Hoàn toàn chính xác! Bởi vậy Lý học Đông phương và bài toán bốn màu đã một lần trở thành topic được quan tâm. Bài mở đầu của topic này trên trang lyhocdongphuong.org.vn viết:
===========================================
Kính thưa các quí vị trí giả quan tâm.
Tôi có nhận được một email của một độc giả quan tâm – tiến sĩ toán lý đã từng du học tại Úc – đặt một vấn đề như sau:
Có một bài toán cao cấp ra đề – Đại ý – rằng :
Bạn hãy chứng minh rằng chỉ cần 4 màu khác nhau là có thể minh họa một bản đồ thế giới.
Anh ấy cho biết hiện tri thức toán học hiện đại chưa ai chứng minh được. Nếu lý học Đông phương chứng minh được điều này thì sẽ chứng tỏ tính vượt trội của Lý học Đông Phương so với tri thưc toán học hiện đại.
Vì nguyên nhân này, tôi xin mở một chủ đề mới , mong các trí giả quan tâm trong lĩnh vực Lý học Đông Phương và Toán Lý cho biết nội dụng chính xác của bài toán này và xin cùng các trí giả nghiên cứu các lĩnh vực trên tham gia tìm hiểu.
Xin trân trọng cảm ơn.
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/bai-viet/8317-bai-toan-hien-dai-va-ly-hoc-dong-phuong/
===========================================
Lần này cũng lại là những mệnh đề làm đau đầu nhiều nhà toán học.
Georg Cantor (1845-1918) nhà toán học vĩ đại người Đức – cha đẻ lý thuyết tập hợp hiện đại đã chứng minh được là:
1. Có nhiều sự vô tận bằng nhau: ví dụ sự vô tận của số tự nhiên và số nguyên ( khác nhau 1 số 0) là như nhâu, sự vô tận của số tự nhiên và số hữu tỉ ( phân số) cũng là như nhau – phương pháp chứng minh đơn giản là ánh xạ 1-1.
2. Nhưng có những sự vô tận lớn hơn sự vô tận khác: đó là sự vô tận của các số vô tỉ ( căn 2, hay số Pi) lớn hơn sự vô tận của số tự nhiên – vì không thể ánh xạ được.
3. Và hay hơn nữa: một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – có vô tận các vô tận.
Điều hấp dẫn ở đây là những mệnh đề toán học này được đặt ra trong sự miêu tả một bộ phim khoa học viễn tưởng loại “bom tấn” như Avata và nội dung của bộ phim ấy lại đặt ra cho con người những vấn đề của minh triết Đông phương. Bộ phim ấy tên là “Tron”. Một lần nữa nó lại liên hệ giữa tính vượt trội của thuyết Âm Dương Ngũ hành – lý thuyết thống nhất – với bài toán của Cantor. Đây là bài viết đầu tiên của topic này.
===========================================
Khai bút đầu xuân Tân Mão.
Sau khi là một ủng hộ viên bất đắc dĩ của phim 3D ( theo yêu cầu của con trai), Thế Trung có thêm câu chuyện vui về bom tấn 3D mới: TRON-the legacy sau bài viết về Avatar trước đây. Câu chuyện vui được kể ở phần đầu hi vọng sẽ gắn kết với những trao đổi ở phần sau nơi thể hiện chủ đề của bài viết này, nói trước như vậy mong người đọc them chút kiên nhẫn.
Ra đời vào năm 1982, TRON được biết đến như một tác phẩm tiên phong sử dụng đồ họa vi tính với mật độ cao. Cho dù không quá thành công tại phòng vé (thu 33 triệu $ khi mà chi 17 triệu $ sản xuất) nhưng TRON vẫn xứng đáng đi vào lịch sử điện ảnh thế giới nhờ cuộc cách mạng kỹ xảo. 28 năm sau, câu chuyện tiếp tục được hãng Walt Disney phát triển và đưa lên màn ảnh rộng với TRON: Legacy. Có thể coi TRON: Legacy như là phần tiếp (sequel) nhưng lại có nội dung hoàn toàn độc lập với bộ phim gốc.
Sau khi sinh Sam vài năm thì vợ Kevin mất, một mình ông phải vừa lèo lái tập đoàn Encom – nay đã là tập đoàn phát triển game và công nghệ mạnh nhất thế giới, vừa phải nuôi đứa con trai nhỏ tuổi ở nhà, vừa phải chăm chút cho thế giới ảo do ông tạo ra bên trong cỗ máy tính của mình ở phòng thí nghiệm đằng sau máy chơi game TRON ở khu trò chơi mà ông từng điều hành trước khi trở thành chủ tịch của Encom (Flynn’s Arcade).
Để bớt gánh nặng trong việc chăm chút cho The Grid (Mạng lưới), ông đã tạo ra một phiên bản kỹ thuật số của chính mình và đặt tên là CLU 2.0 (CLU 1.0 đã bị tiêu diệt trong TRON phần 1), và giao cho nó trọng trách kiến tạo The Grid thay cho mình, cùng với sự giúp đỡ của TRON (phần mềm bảo mật do Alan Bradley tạo ra, xuất hiện từ ở phần 1).
Nhưng cuộc sống thật bộn bề đã khiến Kevin ngày càng xa rời The Grid và không thể tiếp tục thường xuyên quay lại thế giới này nữa, dồn tất cả trách nhiệm, gánh nặng đó sang cho CLU 2.0 và TRON. Ông quên rằng một ngày ở thế giới thật đã bằng 1 năm trong The Grid, và quãng thời gian vắng mặt “Đấng Sáng Tạo (The Creator)”, có quá nhiều thứ đã xảy ra ở đây và một mình CLU 2.0 phải giải quyết hết sức vất vả.
Mọi chuyện đặc biệt khó khăn khi bên trong The Grid bỗng nhiên xuất hiện 1 cộng đồng các programm – chương trình (người kỹ thuật số trong The Grid) tự phát sinh, chứ không hề do Kevin và CLU tạo ra. Cộng đồng này tỏ ra có khả năng tư duy độc lập và muốn tách ra khỏi thế giới chỉn chu, hoàn hảo, có trật tự mà CLU đã dày công tạo ra bao lâu. Kevin rất khoái chí với hiện tượng các chương trìh tự sinh ra thế này và muốn để mặc cho cộng đồng này tự phát triển một cách tự nhiên. Nhưng CLU 2.0 lại phản đối, nó muốn đưa cộng đồng này vào khuôn khổ giống như bao chương trình khác trong cái thế giới mà nó điều hành bấy lâu.
Mâu thuẫn giữa CLU và Kevin lớn dần khi cộng đồng tự phát kia bắt đầu phản kháng lại sự điều hành của CLU và hắn bắt đầu sử dụng các biện pháp mạnh đối với cộng đồng này – các cuộc đấu game trong đấu trường và Derezz bớt những kẻ cứng đầu. (Derezz là thuật ngữ sử dụng thường xuyên trong phim, có nghĩa tương đương với việc 1 chương trình – người kỹ thuật số bị tiêu diệt, chết. Đây là từ viết tắt từ De-resolution, có nghĩa là giảm độ phân giải).
CLU chất vấn trách nhiệm của Kevin – Đấng sáng tạo của The Grid khi ông vắng mặt quá lâu nhưng vẫn đòi kiểm soát cái thế giới mà rõ ràng là do một tay CLU tạo ra bấy lâu nay. Và đó là lúc câu chuyện của phim bắt đầu.
Năm 1989, Kevin Flynn, một kỹ sư phần mềm sáng tạo và Giám đốc điều hành của ENCOM quốc tế, biến mất.Hai mươi năm sau, con trai của Kevin, Sam người trở thành cổ đông kiểm soát ENCOM sau khi cha mình biến mất không còn hứng thú với công ty ENCOM. Tuy nhiên sau khi một người bạn của cha mình và là một thành viên ban giám đốc ENCOM Alan Bradley tới thăm và chỉ cho Sam đến điều tra một khu vực bí ẩn có nguồn gốc từ khu vui chơi cũ của Flynn. Trong khi khám phá khu vui chơi cũ kỹ này, Sam phát hiện ra một phòng thí nghiệm máy tính bị che dấu và vô tình đưa mình vào lưới điện toán, một thế giới ảo bên trong máy tính.
Sam bị bắt và đưa tới đấu trường game, nơi cậu phải đọ sức với Rinzler, nhà vô địch của các trò chơi. Trong trận đấu của họ, Rinzler thông báo rằng Sam không phải là một chương trình, mà là một người dùng. Rinzler đưa Sam đến gặp CLU, một bản sao kỹ thuật số của Kevin Flynn, ông chủ của mạng lưới điện toán. CLU gần giết Sam trong một trận đấu trước khi Quorra kịp giải cứu Sam. Đưa đến một nơi ẩn náu xa ngoài lưới điện, trong “Outlands,” Sam gặp lại cha mình.
Flynn giải thích rằng ông đã làm việc để xây dựng một hệ thống mới “hoàn hảo” và đã bổ nhiệm CLU là tác giả của nó. Sau khi làm việc nhiều, Flynn đã phát hiện ra một loạt các chương trình “thuật toán đẳng cấu” (ISO), có khả năng tự sinh sản và mang theo tiềm năng để mở khóa những bí ẩn về khoa học, tôn giáo, và y học. CLU coi Chương Trình này là một sự bất toàn và để phù hợp với chỉ thị của mình về “tạo nên hệ thống hoàn hảo”, CLU phản bội Flynn và xóa sổ các ISO. Flynn cũng tiết lộ rằng trong khi ông trốn khỏi CLU, người có tham vọng để tiếp cận với thế giới thực, các cổng thông tin trở lại với thế giới thực sự đã đóng cửa, và ông trở thành một kẻ bị bắt trong sáng tạo của riêng mình cho đến khi Sam mở lại nó từ bên ngoài. (Vì CLU là bản sao của Flynn, nên Flynn không có cách nào hóa giải được CLU, ông tìm đến với tu Thiền như là phương pháp giảm quyền năng của CLU và kiến tạo cũng như bảo toàn Outlands – Cõi ngoài, ông dành thời gian nghiên cứu các sách cổ như Kinh Dịch để tìm ra cách giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan của mình,và ông cũng nuôi dạy Quorra.)
Để trở lại thế giới thực, nơi tự mình có thể xóa sổ CLU, Sam trốn cha trở lại vào The Grid ( Mạng điện toán) để tìm một chương trình có tên là Zuse, người ông tin rằng có thể cung cấp thông qua về cổng thông tin an toàn. Ông chủ End of Line Club, Castor hóa ra chính là Zuse, và thay vì giúp đỡ, hắn đã phản bội và báo cho quân lính của CLU tới bắt Sam. Mặc dù Flynn và Quorra tới vừa kịp để giúp Sam thoát, Quorra bị thương nặng và Zuse đã nhanh tay cướp được đĩa chương trình gốc của Flynn ( mỗi nhân vật trong mạng lưới điện toán đều được gắn 1 đĩa hình tròn sau lưng giữ chương trình gốc của mình). Biết rằng chiếc đĩa này là chìa khó chủ của The Grid, Zuse cố gắng sử dụng nó để thương lượng với CLU, nhưng CLU lạnh lùng cướp đoạt nó và phá hủy câu lạc bộ. Flynn và Sam mang theo Quorra bị thương đi trên một tàu chở hàng hướng tới cổng. Trong khi Flynn chữa cho Quorra, ông tiết lộ Quorra chính là nhân vật sống sót cuối cùng ISO.
Cả ba bất ngờ bị dừng lại tại một trạm trên một tàu chiến lớn và gặp Rinzler. Trong lúc Quorra cố gắng để đánh lạc hướng anh ta, Flynn nhận ra Rinzler chính là Tron lập trình lại ( với chiếc đĩa của Flynn – Tron). Ở một nơi khác trên tàu, CLU chỉ đạo quân đội của mình, thể hiện mong muốn của mình là bước vào thế giới thực và “hoàn hảo” nó. Sam cứu được Quorra từ Rinzler và lấy lại được đĩa của Flynn. Bộ ba thoát đi bằng một tàu con thoi trên không nhưng CLU phát hiện và đuổi theo, cùng với quân lính và Rinzler. Quorra và Sam sử dụng phương pháp làm rối loạn phương hướng và tấn công từ phía sau để bắn hạ hết quân lính của CLU. Trong khi Rinzler di chuyển để tiêu diệt tàu con thoi, đã bắt gặp ánh mắt của Flynn và đột nhiên lấy lại danh tính thật của mình là Tron và tuyên bố: “Tôi chiến đấu cho các người dùng,” Tron cố tình va chạm với CLU và làm cả hai Chương Trình ngã nhào. CLU vật lộn thoát khỏi Tron và tạo ra một phản lực ánh sáng, bay ra đến cổng. Tron rơi vào biển mô phỏng, làm cho giáp áo của mình trở về màu xanh của nó ban đầu.
Sam, Flynn và Quorra cuối cùng đến được cổng thông tin, nhưng tại đó họ gặp CLU đang chặn đường. Sau khi cố gắng giải thích với CLU, Flynn hy sinh thân mình để chấm dứt bế tắc, kéo CLU về phía anh ta và làm cả hai hợp nhất, trong khi Sam và Quorra sử dụng đĩa của Flynn đi thông qua các cổng thông tin về thế giới thực. Flynn và CLU hợp nhất gây ra một vụ nổ lớn.
Quay lại trong tầng hầm của khu vui chơi của Flynn, Sam lưu bản sao lưu của lưới điện vào ổ đĩa flash của mình. Sau đó ông gặp Alan và nói với ông rằng Sam sẽ bắt đầu làm việc tại ENCOM, với vai trò là cổ đông kiểm soát, ông đưa Alan làm Chủ tịch hội đồng quản trị. Quorra gặp Sam bên ngoài, và hai cùng lên xe máy phóng đi. Bộ phim kết thúc với Sam đưa Quorra đi xem mặt trời mọc, hình ảnh mà cô đã luôn mong muốn được nhìn thấy.
Phần tóm tắt kịch bản phim này lấy từ wikipedia và diễn đàn hdvietnam – Thế Trung chỉ thêm vào những phần trong ngoặc do đã xem phim.
Cũng trên Wikipedia có thông tin sau:
“Bridges brought on board Bernie Glassman (http://en.wikipedia….ernard_Glassman),
a Zen Buddhist, to consult on the story and add spiritual subtext.” – Diễn viên Bridges mời nhà thiền tông Phật học Bernie Glassman đến tư vấn về cốt truyện và đưa vào các ẩn dụ tư tưởng.
Việc này, chỉ sau này tìm hiểu tôi mới biết, còn ngay sau khi xem phim tôi đã nói với con trai mình, con có biết Tron là gì không – chính là TRÒN đó – đó là hình ảnh của Thái Cực. Việc có Bernie tư vấn đã khẳng định những ẩn dụ về Tron-Chân Tâm, CLU-vọng tâm và ISO-tình thương không chỉ là những trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên có một điều lạ là TRON tên chính của phim – hình ảnh ẩn dụ cao nhất có từ bộ phim gốc từ 1982 hình ảnh của chiếc đĩa chương trình gốc đồng nhất với hình TRÒN và là tượng của Thái Cực vẫn là một trùng hợp bí ẩn phải chăng đã nằm ngoài cả những toan tính của đoàn làm phim?
Dùng ẩn dụ Tron-Chân Tâm, CLU-vọng tâm và ISO-tình thương đọc lại nội dung trên chắc cũng đã đủ thú vị và xứng đáng với số tiền bỏ ra để xem phim này, nhưng như là TRON sẽ còn tập tiếp theo, chúng ta hãy cùng khám phá thêm một chi tiết thú vị nữa – tại sao CLU đánh ngã được TRON xuống biển mà lại tan biến vào Flynn – vậy đâu là quyền năng cao nhất?
Trong diễn đàn có lẽ nhiều cao thủ dễ dàng trả lời được câu hỏi này từ góc độ Phật học và Lý học, Thế Trung xin đóng góp từ góc nhìn toán học / khoa học hiện đại.
TRON và CLU hay Chân Tâm và Vọng Tâm đều là những đại lượng vô tận, với đa số mọi người thì đã là vô tận thì chắc đều vô tận như nhau. Các nhà toán học thì nghĩ khác, Georg Cantor (1845-1918) nhà toán học vĩ đại người Đức – cha đẻ lý thuyết tập hợp hiện đại đã chứng minh được là:
1. Có nhiều sự vô tận bằng nhau: ví dụ sự vô tận của số tự nhiên và số nguyên ( khác nhau 1 số 0) là như nhâu, sự vô tận của số tự nhiên và số hữu tỉ ( phân số) cũng là như nhau – phương pháp chứng minh đơn giản là ánh xạ 1-1.
2. Nhưng có những sự vô tận lớn hơn sự vô tận khác: đó là sự vô tận của các số vô tỉ ( căn 2, hay số Pi) lớn hơn sự vô tận của số tự nhiên – vì không thể ánh xạ được.
3. Và hay hơn nữa: một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – có vô tận các vô tận
Ta tạm dừng ở đây và thử xét về TRON và CLU – CLU có thể hoàn hảo hóa được thế giới hay không – điều đó phụ thuộc vào định nghĩa thế giới nào – nếu thế giới đó dù là vô tận nhưng nhỏ hơn sự vô tận của CLU thì chắc hẳn việc này khả thi – CLU sẽ kiểm soát được thế giới số tự nhiên dễ dàng – nhưng khi ISO ra đời – hay còn gọi là số vô tỉ thì CLU không thể hoàn thành được sứ mệnh của nó. Người canh gác TRON không có quyền năng khống chế CLU, thậm chí bị CLU biến thành tay sai, nhưng căn nguyên của TRON vẫn luôn ở đó, chỉ cần được hé mở tiếp xúc với chân lý, nó trở về ngay. Flynn luyện thiền phải chăng là một cách để dần cứu lại TRON?
Quay trở lại toán học, Cantor cũng chứng minh được – một chứng minh mà ông cho là điên rồ – rằng số điểm trên một đường thẳng bằng với số điểm trên một đoạn thẳng ( chắc ai cũng biết đường thẳng là đoạn thẳng kéo dài vô tận về 2 phía) – và rộng hơn nữa số điểm của một hình đa chiều liên tục cũng chỉ bằng số điểm trên một đoạn thẳng ( dù nhỏ bé đến đâu chỉ cần > 1 điểm) mà thôi.
Thái Cực – sinh lưỡng nghi rồi trùng trùng duyên khởi – phải chăng vô tận mà thực ra chỉ là lưỡng nghi khác Thái Cực một chút mà thôi.
Thế còn Thái Cực là vô tận gì? Cantor nổi tiếng về một nghịch lý khác nữa – một nghịch lý làm đau đầu đến phát điên ( theo nghĩa đen) nhiều nhà toán học: Tập hợp của tất cả các tập hợp trên đời là cái loại gì? Nếu nó lớn nhất thì mâu thuẫn với định lý 3. ở trên nhưng nếu nó chưa lớn nhất thì còn cái gì lớn hơn được nó nữa? Không lớn – không bé – không hình tướng …..
Nghịch lý này cùng với một giả thuyết về sự liên tục của vô tận ( chứng minh rằng giữa sự vô tân của số vô tỷ và vô tận của số tự nhiên không tồn tại của một loại vô tận nào khác – hoặc có) là một đánh đố toán học của thế kỷ 20 đến khi Godel và Paul Cohen chứng minh được rằng giả thuyết này không thể chứng minh được bằng nền tảng toán học hiện tại.
Georg Cantor, Godel được cho là đã chết trong sự điên và hoảng loạn, một định mệnh cho những nhà khoa học về vô tận. Nhưng vẫn còn đó cái gốc của Cantor, những người thực hành Kabbalah.
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/bai-viet/18827-ly%CC%81-ho%CC%A3c-cu%CC%89a-su%CC%A3-vo-ta%CC%A3n-va%CC%80-vo-ta%CC%A3n-cu%CC%89a-ly%CC%81-ho%CC%A3c/
===========================================
Các bạn chia sẻ với tôi trên blog này thân mến.
Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã giải bài toán của Cantor từ lâu rồi và nó đã miêu tả ngay trong khái niệm của nó. Trong topic “Lý học của sự vô tận” giới thiệu với các bạn trên lyhocdongphuong.org.vn tôi đã phác thảo mối liên hệ. Nhưng tôi sẽ nói rõ hơn ở đây.
KHÁI NIỆM NGŨ HÀNH & TẬP HỢP CỦA NHỮNG TẬP HỢP
Cantor xác định:
3. Và hay hơn nữa: một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – có vô tận các vô tận.
Tôi không phải nhà toán học, nhưng xác định ngay rằng: Cantor đúng.
Bởi vì, Lý học Đông phương đã ứng dụng điều này từ lâu. Đó chính là sự phân loại vạn vật trong vũ trụ theo Ngũ hành.
Các bạn nghiên cứu Lý học Đông phương và những anh chị em các lớp Phong Thủy thân mến. Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh cái bể cá mà tôi chụp dưới đây:
Các bạn sẽ thấy các con cá màu đỏ thuộc hành Hỏa theo sự phân loại của Ngũ hành, những con cá màu xanh thuộc hành Thủy, màu vàng thuộc hành thổ…..Nhưng tất cả những con cá trong tập hợp được phân loại theo ngũ hành đó, nằm trong một tập hợp lớn hơn: Tập hợp của chính cái bể cá thuộc hành Thủy. Nhưng chính cái bể cá hình vuông này lại là một phần tử thuộc tập hợp những vật dụng thuộc hành Thổ trong căn phòng này. ….cứ như thế, sự phân loại theo Ngũ hành là vô tận cho đến tận khởi nguyên của vũ trụ được phân loại theo Ngũ hành – Thuộc Âm.
Một linh vật của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở bở nam sông Dương Tử chính là chiếc bánh chưng bánh dày, mà tất cả con cháu Lạc Hồng đã dâng lên tổ tiên trong những ngày Tết vừa qua, xác định điều này. Định đề thứ ba này của Cantor không hề mâu thuẫn với nghịch lý của ông. Định đề thứ ba của Cantor phát biểu rằng:
3. Và hay hơn nữa: một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – có vô tận các vô tận.
Định đề thứ ba này của Cantor có vẻ như mâu thuẫn với nghịch lý của chính ông – đã trích dẫn – như sau:
Cantor nổi tiếng về một nghịch lý khác nữa – một nghịch lý làm đau đầu đến phát điên ( theo nghĩa đen) nhiều nhà toán học: Tập hợp của tất cả các tập hợp trên đời là cái loại gì? Nếu nó lớn nhất thì mâu thuẫn với định lý 3. ở trên nhưng nếu nó chưa lớn nhất thì còn cái gì lớn hơn được nó nữa?
Nhưng nền Lý học Đông phương mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành – lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước – thuộc về lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương tử – xác định rằng: Hoàn toàn không hể mâu thuẫn với định đề thứ ba của Cantor. Tập hợp của tất cả các tập hợp chính là khái niệm Thái Cực trong Lý Học Đông Phương – Đó chính là Tính thấy, là Đạo, là Thượng Đế….. Với Thái Cực không nên dùng khái niệm to/ nhỏ mà nên dùng khái niệm “Tuyệt đối”. Tôi đã xác định khái niệm Thái Cực trong tiểu luận “Định Mệnh có thật hay không?” và đã trình bày trong sách đã xuất bản với các lần thể hiện qua tiểu luận cùng tên trên các diễn đàn Lý học. Khái niệm này không có thay đổi về căn bản trong lần xuất bản này. Godel và Paul Cohen chứng minh được rằng giả thuyết này không thể chứng minh được bằng nền tảng toán học hiện tại. Đức Phật đã xác định rằng:
“Không thể có hai cái tính thấy xác định nhau” (Cái tính thấy này nhìn thấy cái tính thấy kia).
Vâng! Đấy chính là nguyên nhân để Godel và Paul Cohen xác định rằng: Giả thuyết của Cantor không thể chứng minh được bằng nền tảng toán học hiện tại. Bởi vì, nếu có những cấu trúc phương tiện toán học xác định được Tính Thấy/ Thái Cực thì chính là “Cái tính thấy này nhìn thấy cái Tính thấy kia” và đó là điều vô lý. Vì sẽ có hai cái vô tận không nằm trong một tập hợp của tất cả mọi tập hợp.
Các bạn chia sẻ với tôi qua blog này thân mến!
Thuyết Âm Dương Ngũ hành đã chứng tỏ tính tương đồng về khái niệm với ngay cả những trí thức toán học cao cấp nhất.
Đây chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước được gìn giữ trong nền văn hiến Việt với gần 5000 lịch sử.