LỄ HỘI TƯỞNG NIỆM HAI BÀ TRƯNG Ở LÀNG ĐỒNG NHÂN HANOI

Ải Bắc, quân thù kinh vó ngựa.
Giáp vàng, khăn trở lạnh đầu voi.
Chàng ơi! Điện ngọc bơ vơ quá!
Trăng chếch…Ngôi trời bóng lẻ soi.

Trích thơ Nữ Sĩ Ngân Giang

http://tranhdongho.craftb2c.com/resources/tranhdongho/items/origins/3836994614_8f8dfe2ce3.jpg

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một trang sử chói sáng, vẻ vang  vì ý chí quật cường và tinh thần bất khuất của Việt tộc mà Hai Bà là hình ảnh tiêu biểu. Ngày còn nhỏ, sống trong gia đình, tôi còn nhớ những bậc trưởng thượng khi nhắc tới những vị anh hùng dân tộc đã hiển thánh như Hai Bà đều tỏ lòng tôn kính bằng cách hạ thấp giọng với vẻ mặt nghiêm trang. Tôi đã lớn lên với những nghi lễ trang nghiêm của những ngày giỗ Tết, trong sự thành kính đối với tổ tiên và sự tôn trong những anh hùng liệt sĩ Việt tộc hy sinh cho giống nòi của những bậc trưởng thượng. Và đó cũng là một trong những hành trang cùng tôi bước vào đời. Cho đến nay, khi cuộc đời đã nhuốm màu sương gió và chất chứa đầy thời gian mà tạo hóa ban cho mỗi con người, tôi càng suy ngẫm thì càng nhận thấy giá trị siêu việt của nền văn hiến trong Việt sử. Chính những nghi lễ trong khói hương thành kính tưởng niệm những con người đã khuất, những anh hùng liệt sĩ được tôn vinh như thần thánh là một trong những nguyên nhân tạo ra những giá trị nhân bản, lòng biết ơn, sự khiêm cung và ý thức về tôn ti trật tự trong mỗi con người của một cuộc sống yên bình. Có một thời, không ít kẻ nhân danh khoa học, đã coi việc thờ cúng như một hành vi “mê tín dị đoan” và không ít gia đình đã bỏ đi những nghi lễ thờ cúng tổ tiên.  Tôi đã nhiều lần bày tỏ quan niệm cho rằng: “Hiện tượng là khách quan, vấn đề là người ta giải thích hiện tương như thế nào sẽ quyết đính tính khoa học hay huyền bí”. Những tư duy nhân danh khoa học nửa vời đã cho rằng “sự thờ cúng có nguyên nhân là niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn” và họ cũng cho rằng: “Những nghi lễ thờ cúng đó là hệ quả của một quá khứ phong kiến lạc hậu”, nên đã phủ nhận những giá trị văn hóa này. Đây là một sai lầm. Hành vi này đã vô tình tạo ra một khoảng trống trong những giá trị văn hóa phi vật thể cần được tiếp nối từ truyền thống và tính quy luật về tính kế thừa trong sự phát triển từ quá khứ. Những gía trị truyền thống của quá khứ sẽ tiếp tục phát triển hay tự đào thải do tính quy luật khách quan, chứ không thể áp đặt.Gần đây, những lễ hội được phục hồi và tiếp tục phát huy những giá trị của nó. Những vấn đề còn lại là phục hồi đúng những giá trị của nó.
Trong một tương lai không xa, khi thế giới này hội nhập dưới hình thức nào đó – Hoặc là sự bá chú của một siêu cường được kết thúc bằng một cuộc thư hùng; hoặc là sự nhận thức những giá trị khách quan mang tính quy luật để có sự đồng thuận – thì chính tư duy sáng tạo, tính minh triết và văn hóa là sự thống trị, chứ không phải tên lửa đạn đạo và tàu ngầm hạt nhân. Bởi vậy tôi xác định rằng: Sẽ không có sự hội nhập toàn cầu trong tương lai của tha nhân, nếu không có một Lý thuyết thống nhất và chiến tranh vẫn cứ là một nỗi ám ảnh cuộc sống con người. Việc xác định Việt sử 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của nền Lý học Đông phương, nơi cất giữ những bí ẩn lớn nhất của mọi nền văn minh – lý thuyết thống nhất vũ trụ – là một điều rất cần thiết vì tính khách quan khoa học của nó. Tất yếu để có được sự phục hồi những giá trị của lý thuyết này thì một trong những việc nhỏ hơn so với nó – nhưng cũng rất vĩ mô so với những việc khác – đó chính là việc phục hồi những giá trị văn hóa truyền thống Việt, không chỉ ở những giá trị vật thể mà còn là những giá trị phi vật thể – nơi gìn giữ những chìa khóa để mở kho tàng bí ẩn của nền văn hóa Đông phương huyền vĩ. Đây là những ý tưởng xuyên suốt, có tính hệ thống, tính nhất quán của những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nền văn hiến Việt.
Sự phục chế này không thể bắt đầu từ thứ tư duy “Ở trần , đóng khố” và “liên minh bộ lạc”, mà nó đòi hỏi sự quán xét toàn diện về nhiều mặt ở đẳng cấp chuyên gia. Qua lễ hội tưởng niệm Hai Bà Trưng – vị nữ anh hùng của Việt tộc – chúng tôi nhận thấy điều này và chia sẻ với các bạn ghé thăm blog này.
Chúng ta bắt đầu từ một hình tượng của hai pho tượng Phật đặt ở vị trí cao hơn Phật Chuẩn Đề và tuy ở vị trí thấp hơn, nhưng gần như ngang với Phật tổ Thích Ca Mâu Ni trong ngôi chùa thuộc quần thể di tích Đền Hai Bà Trưng.

TƯỢNG PHẬT BÊN TRÁI ĐỨC THẾ TÔN

.

TƯỢNG PHẬT BÊN PHẢI ĐỨC THỂ TÔN

Chúng ta đều biết rằng, hai bên tả hữu của Phật Tổ Thích Ca thường là Phật Văn Thù và A Di Đà  cưỡi voi và sư tử. Ngoài ra phía trước Phật tổ trên cùng một điện thờ có thể thờ phật Tam thế còn gọi là Di đà tam tôn. Các bạn có thể xem hình minh họa dưới đây:

http://muare1.vcmedia.vn/images/51/20086162945127782_1272778272.jpg

Vị trí của các vị Phật này chúng ta đều thấy rằng: Ngồi ngang bằng trên Phật điện và vị quan trong nhất ngồi ở giữa.
Nhưng riêng hai tượng Phật ở trong chùa trong khu quần thể đền thờ Hai Bà Trưng lại ngồi thấp hơn
 Đức Phật Tổ Như Lai và một đặc điểm nữa là hai vị Phật Bà này lại đội mũ trận. Để xác định mũ mà hai pho tượng Phật đang đội chính là mũ trận, các bạn so sánh với hình Bà Triệu cưỡi voi ra trận trong tranh dân gian làng Đông Hồ; Chúng gần như giống hệt nhau ở nhưng nét căn bản:

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQj5P2H45XghyOiWh0RiJtDz8XTqZ5d33-Qdbzg25NApMNFj_OvQQ
http://i815.photobucket.com/albums/zz79/anhnguyensg/IMG_5019.jpg

Các bạn có thể so sanh hai hình cận cảnh trên.


Tượng Phật Bà bên phải Đức Phật Thế Tôn. 
Các bạn có thể nhìn rõ thân hình rồng quấn trên mũ – Biểu tượng của Vương quyền. Vị phật này cầm cái Hồ lô – người ta có thể liên tưởng đến cái hồ lô của Phật Bà Quán Thế Âm với nước Cam Lộ mang lại hạnh phúc và sự hoan lạc ở thế gian. Các bạn xem hình dưới đây:

Nhưng Phật Bà Quán Thế Ấm thường đặt bên trái Đức Thế Tôn, nhưng vị này lại ngồi bên phải.
Còn vị Phật Bà ngồi bên trái Đức Thế Tôn lại cầm cái Nha Trương, biểu tượng của quyền lực Vương triều chứ không phải cầm Ngọc Bội như vị Tam thế Phật bên trái Đức Thế Tôn. Các bạn có thể so sánh hình sau đây:

http://muare1.vcmedia.vn/images/51/20086162945127782_1272778272.jpg

Hình Đức Phật bên phải Đức Thế Tôn cầm Ngọc Bội. Hình Quán Thế Âm bên trái cầm hồ lô.

Các bạn cũng biết rằng Nha Trương chính là biểu tượng của quyền lực cao cấp trong vương triều cổ đại. Chiếc nha trương bằng ngọc trắng lớn nhất đã tìm thấy ở Việt Nam và thuộc sở hữu của một đại gia ở Hanoi. Phía dưới Nam Dương Tử, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những nha trương bằng đá bán quý, nhưng nhỏ hơn.
Vấn đề chưa dừng lại ở đây.
Chúng ta đều biết rằng: Hầu hết những chùa cổ Việt Nam đều thờ chung với thần thánh thuộc tín ngưỡng Việt. Điều này tôi đã hân hạnh lý giải trong cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”:
 Nền văn hóa Việt đã nương nhờ cửa Phật để tồn tại qua hàng ngàn năm Bắc thuộc.Chính hình ảnh cây Nêu – đặc thù của nền văn hiến Việt được phủ bóng bằng chiếc áo cà sa của Đức Phật là hình ảnh biểu tượng cho hiện tượng này. Ngôi chùa trong quần thể khu di tích Hai Bà Trưng cũng không ngoại lệ. Bởi vậy, xét trên phương diện di sản văn hóa phi vật thể thì ngôi chùa này phải có từ rất lâu đời. Tức là nó phải được gây dựng từ những ngày nền văn hiến Việt chìm trong đêm dài Bắc thuộc và có thể được trùng tu nhiều lần, những vẫn giữ được những gía trị truyền thống liên quan đến tín ngưỡng Việt. Nhưng riêng ngôi chùa này, dấu ấn của một Vương triều Việt ghi dấu ấn rõ nét hơn cả, mặc dù nó vẫn hòa trộn trong không gian của Phật Pháp. Vừa bước vào sau cổng chính của chính điện, du khách có thể nhìn thấy ngay một cặp lọng ống Ngũ sắc lớn đặt ngay trước Điện thờ. Đây là những chiếc lọng chỉ dành cho bậc Quân Vương trong những nghi lễ trọng đại. Chúng ta xem hình chụp dưới đây:

So sánh với những chiếc lọng ống tương tự trong những nghi thức còn lại của lễ hội Việt:

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRU1LHmYl6hoMBxLNy1VOYalHHgmIR5eWlIniQGTc7NgMhOyHRo

 

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQStpmPuBuno9OeA-xWE9BLvF51w3liXTBrdFh3dK0uKzcLmZ5SrA

 

http://bee.net.vn/dataimages/201103/original/images666010_anh_11.jpg

Như vậy, hình ảnh những chiếc lọng ống này chính biểu tượng xác định dấu ấn của một Vương Triều với đẳng cấp Quân Vương được tôn thờ ở nơi đây.
Vần đề cũng chưa dừng lại ở đây, khi một hình tượng nữa xác quyết điều này:

Ngay trước chính điện là pho tượng một vị quân vương ngồi với hai vị Đại thần ngồi phụ tá hai bên.

Chúng ta có thể xác định được ngay đây là vị quân vương của Việt tộc với hai vị Lạc Hầu phò tá. Vị bên trái còn nguyên dải mũ mà chúng ta thường thấy trong các ngày lễ Ông Công, Ông Táo của Việt tộc. Áo thêu rồng – biểu tượng của Vương Quyền. Y phục của họ tôi đã chứng minh trong “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. 

Không thể coi những pho tượng ngồi giữa chính điện là tượng của Diêm Vương theo tín ngưỡng có liên quan đến Phật giáo (Thực ra đây là tín ngưỡng dân gian Việt, hòa nhập với Phật giáo, chứ không phải tín ngưỡng Phật giáo). Bởi vì, ngay hai bên điện đã có đủ thập điện Diêm Vương và những phán quan. Lưu ý rằng: Thập Điện Diêm Vương đều cần Nha Trương – biểu tượng của Vương Quyền:

HÌNH ẢNH THẬP ĐIỆN DIÊM VƯƠNG Ở HAI BÊN CHÍNH ĐIỆN TRONG CHÙA


Như vậy, điều này chứng tỏ rằng: Cùng với những vị Phật đứng đầu Phật Pháp, ngôi chùa này còn tôn vinh các vị vua trong cổ sử Việt. Vua nào nhỉ? Đinh,  Lê, Lý, Trần….? Không phải! Chúng ta liên hệ mũ áo của các vị vua này với bài viết: “Y phục Thời Hùng Vương” mà tôi đã chứng minh – thì có thể xác quyết ngay: Đấy chính là sự tôn thờ tổ tiên của Hai Bà Trưng – Vốn dòng dõi các vua Hùng – và của cả dân tộc Việt”.
Vậy thì chúng ta có thể xác định ngay: Hình tượng hai vị Phật nữ ngồi trên tòa sen, nhưng đội mũ trận và một vị cầm nha trương – biểu tượng của Vương quyền – chính là Vua bà Trưng Nhị ngồi bên trái Đức Thế Tôn – Tả Thanh Long theo cái nhìn của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong Phong Thủy – Thanh Long cũng biểu tượng cho rồng – biểu tượng của Vương quyền. Vị ngồi bên phải Đức Thế Tôn chính là Vua bà Trưng Nhị – Hữu Bách Hổ – người phụ giúp Vua chị Trưng Nhị thâu tóm giang sơn của người Việt cổ, cầm chiếc hồ lô biểu tượng của sự thu hút(*).
Như vậy, một sự suy luận hợp lý tiếp theo là: Những hình tượng trong ngôi chùa trong quần thể di tích đền thờ Hai Bà Trưng này đã có từ rất lâu. Hình tượng này phải có từ thời Bắc thuộc, khi mà Hai Bà Trưng vị Quân Vương liệt nữ anh hùng của dân tộc Việt, không thể thờ công khai dưới sự đô hộ của đế chế Hán. Bởi vậy, hình tượng Hai Bà phải hóa thân thành hai vị Phật bên cạnh Đức Thế Tôn. Có thể theo năm tháng thăng trầm, những bức tượng này đã được làm mới vào những thế kỷ trước. Nhưng tôi có đủ cơ sở để tin rằng: Nó được phục chế bởi những nghệ sị bậc thầy về nghệ thuật và theo đúng hiện trang của nó. Các bạn hãy ngắm kỹ từng đường nét trên toàn bộ pho tượng mà tay nghề chụp ảnh của người viết bài này chưa được sắc sảo với góc chụp bị hạn chế. Nhưng các bạn sẽ thấy thần khí thanh thoát, an nhiên tự tại và đầy lòng vị tha toát ra từ vẻ mặt và toàn thân bức tượng ấy. Đặc biệt là tượng của Hai Bà Trưng dưới hình thức hai vị phật Bà.
Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng tôi biết rằng: Toàn bộ cuộc đất trong quần thể đền thờ Hai Bà Trưng có xuất xứ cùng một sở hữu chủ. Đây là một chứng cứ sắc sảo nữa cho thấy rằng: Ngôi chùa thờ Phật này phải có chung một xuất xứ và một mục đích liên quan đến đền thờ Hai Bà Trưng. Rất có khả năng ngồi chùa này – hoặc chí ít là những bức tượng mang dấu ấn của Hai Bà Trưng này có trước cả Đền Hai Bà Trưng. Khi nước Việt Hưng quốc, ngôi đền thờ Hai Bà Trưng được dân chúng dựng lên công khai thì ngôi chùa vẫn còn ở đây.
Chúng tôi đến đây chỉ có nửa ngày, chưa có thời gian tìm hiểu nhiều. Tất cả chỉ là sự suy luận. Nhưng chí ít nó là một suy luận hợp lý.
=========================
* – Chú thích:
Tôi thường phát biểu rằng:
Hiện tượng là khách quan. Nhưng cách giải thích vấn đề thì tùy theo cái nhìn của mỗi người. Đó là lý do mà tôi luôn xác định rằng: “Tôi không bao giờ coi việc giải mã các di sản văn hóa là cơ sở khoa học minh chứng cho Việt sử 5000 năm vắn hiến cả”. Bởi vì, chưa có tiêu chí nào cho sự giải mã được cộng đồng khoa học thế giới công nhận”. Bởi vì, tôi biết trước rằng:
Với loại tư duy “ở trần đóng khố” thì họ sẽ không ngần ngai tung tin rằng: Thiên Sứ lập luận không có cơ sở khoa học vì căn cứ vào việc sử dụng những truyền thuyết và huyền thoại và mang tính siêu hình. Nên tôi phải nhắc đi, nhắc lại điều này. Và quả nhiên, sự la ó của đám tư duy “Ở trần đóng khố” đã từng xảy ra. Nhưng cuối cùng cũng phải im lặng vì tôi đã nói trước. Tôi cũng xác định rằng: Việc không coi sự giải mã những truyền thuyết , huyền thoại và những di sản văn hóa dân gian Việt chỉ giành cho những cái đầu với tư duy “Ở trần đóng khố”, chứ không phải là một sự phủ định tính khoa học của việc giải mã trong tương lai tri thức con người. Cho nên tôi thường viết thêm rằng: Sự giải mã không coi là cơ sở khoa học. Ít nhất trong lúc này!
Cái gì cũng có giới hạn ở dưới trần gian này! Sự tuyệt đối chỉ có ở khởi nguyên vũ trụ , mà ngày xưa gọi là Thượng Đế. Tôi luôn lưu ý điều này trong mọi mặt của cuộc sống của tôi.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.