Phản hồi: LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH – MỘT SAI LẦM CỦA NHẬN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY

PHẢN HỒI CỦA BÀI VIẾT

http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQuXWdcrPd3il-ViRfMo2gsl5dzTuy41L8k3VVpLmXSHWayGNXjTw

Trên diễn đàn Lý học Đông phương tôi cũng đưa loạt bài “Lý thuyết Bất định – một sai lầm của nhận thức và phương pháp tư duy”. (Tất nhiên tôi biên tập lại cho văn chương nghiêm chỉnh hơn, không có tính cảm xúc nhiều như viết trên blog này. Khi viết vào sách nó lại phải chỉnh chu một lần nữa). Bài viết có một phản hồi. Tôi đã xin phép tác giả đưa lên đây, để giải thích rõ hơn vấn đề, nhằm biện minh cho tính tất định mang tính quy luật có thể tiên tri của Lý học Đông phương.
Nguyên văn bài phản hồi như sau:
quote
===============================

Daretolead chưa đủ điều kiện để tham gia mục Trao đổi học thuật. Thấy chú Thiên sứ và các thành viên khác đang trao đổi về một số vấn đề hứng thú trong topic “định mệnh có thật hay không?” nên mạo muội lập topic mạn đàm này để trao đổi ngoài lề mong đóng góp ý kiến để bài viết ngày càng rõ ràng và hấp dẫn hơn.
Dare không có kiến thức chuyên sâu về lý học nhưng có thể thảo luận về phương pháp luận và các vấn đề vật lý đang quan tâm.
Trước hết trong topic, dare thấy thầy Thiên Sứ đề cập đến “Hiệu ứng con bươm bướm” để nói lên kết luận về tính bất định. Theo dare biết thì cách diễn giải “một cái đập cánh của con bươm bướm ở nơi này có thể gây lên cơn bão ở nơi kia” là một cách nói hoa mỹ và hiểu sai của một số người. Các nhà dự báo thời tiết dùng hình ảnh này để ám chỉ rằng hệ thống dự báo thời tiết là rất phức tạp và mọi yếu tố đều tương tác, liên quan đến nhau. Người ta không thể nào xác định vị trí quỹ đạo, trạng thái của một phân tử khí trong căn phòng nhưng vẫn có những kết quả đo đạc về áp lực, mật độ khí, nhiệt động học của cả căn phòng đấy, đó chính là thống kê học.
Bất định và tất định là 2 phạm trù đã được đề cập đến trong triết học. Đó là 2 mặt đối lập có mối quan hệ biện chứng và thống nhất. Mâu thuẫn nhưng không triệt tiêu nhau. Ta có thể nói rằng khi ném một hòn đá từ đỉnh đồi xuống thì việc hòn đá lăn xuống chân đồi là tất định, nhưng con đường hòn đá lăn như thế nào lại là bất định. Tất định là biểu hiện của rất nhiều quá trình bất định, và ngược lại đằng sau vô số cái bất định là cái tất định. Lưỡng tính sóng- hạt của ánh sáng cũng là một biểu hiện của mối quan hệ giữa bất định và tất định.
Về khái niệm điểm trong toán học, dare đã đọc bài viết “định mệnh có thật hay không” nhưng vẫn chưa hiểu hết ý của chú Thiên Sứ. Điểm là khái niệm tiên khởi không được định nghĩa trong toán học (hình học). Theo dare thì ta không thể nói về tính bất định cũng như tất định của khái niệm điểm. Ta chỉ có thể nói về tính bất định hay tất định của một “điểm cụ thể”: Ví dụ như quỹ đạo của một photon.
Một cách tiếp cận khác cũng tương tự như cách tiếp cận của chú Thiên sứ để nói lên cái nền tảng bất định của toán học là phát hiện của
 Gregory Chaitin khi phát triển định lý Godel và Sự Cố Treo Máy của Alan Turing:
Một, trong toán học tồn tại những con số ngẫu nhiên không thể tính được(uncomputable), hoặc không thể biết được (unknowable). Kết luận này tương đương với kết luận của Godel: Trong toán học tồn tại những định lý đúng, nhưng không thể chứng minh.
Hai, vì những con số mang bản chất ngẫu nhiên không tính được là số thực, mà số thực là nền tảng của số học, tức là nền tảng của toán học, do đó tính ngẫu nhiên( randomness)nằm trong nền tảng của toàn bộ khoa học!
Dare nghĩ bài viết của chú Thiên Sứ có thể tận dụng những khám phá này làm nguồn cảm hứng để phát triển (tuy nhiên cũng cần tìm hiểu kỹ).
Sự sụp đổ của chủ nghĩa duy lý? Số ômega của Chaitin và sự nghi ngờ lý tính của toán học?! và còn bao nhiêu thứ đáng nghi ngờ khác nữa?
Nhưng hãy luôn nhớ rằng vật chất là vô cùng vô tận và mỗi sự vật hiện tượng đều nằm trong vô số mối quan hệ biện chứng với nhau…
=============================== 
Thiên Sứ:
Hôm nay, 09:39 PM
Có sửa chữa và bổ sung.
=============================== 
Daretolead thân mến.
Tôi cũng hiểu nội dung của thuyết Bất Định, như Daretolead đã miêu tả. Có điều là tôi phải diễn đạt và biện minh theo cách của tôi. Bởi vì – bắt đầu từ nội dung đó – nó phải liên hệ được tới những khả năng tiên tri mà chính lý thuyết Bất Định cho rằng rất hạn chế, hoặc gần như bất khả thi. Nếu thuyết Bất định/ Hỗn độn đúng thì không có lý thuyết thống nhất. Hay nói đúng hơn. Chính lý thuyết thống nhất phải dung nạp được thuyết Bất định này. (Từ nay tôi dùng từ chính thức trong các bài viết của tôi là “Lý thuyết Bất định”).
Bởi vậy, tôi phải phân biệt: Bản chất vật chất là bất định và nó được thể hiện ở mọi khái niệm nền tảng – từ Toán học và ngay cả trong cuộc sống – Khái niệm “tôi” / Sinh học và xã hội – đều xây dựng trên cơ sở của tính bất định – và so sánh với – tính cấu trúc vật chất ổn định trong thời gian tương đối. Tính quy luật nằm ở phạm trù này – và tất cả mọi tri thức của nền văn minh phát triển đến một lý thuyết thống nhất nằm ở phạm trù này, chứ không phải nằm ở bản chất vật chất vốn bất định.
Trên cơ sở này mới chứng minh được bản chất của khả năng tiên tri thuộc về Lý học Đông phương – hoàn toàn khoa học và không mơ hồ. So với Lý học, đúng là những kiến thức khoa học kiện nay chỉ là nền tảng cơ bản – có phần chưa đầy đủ với tên gọi này – làm cơ sở để bắt đầu tìm hiểu một lý thuyết thống nhất mà tôi đang cố gắng chứng minh. Bởi vậy, đối với tất cả những kiến thức căn bản của tri thức khoa học hiện đại, tôi nghĩ chỉ cần thể hiện khái quát nội dung của nó. Chí ít là các nhà chuyên môn thừa nhân sự miêu tả của tôi không sai, trong trường hợp cụ thể mà tôi đã miêu tả.
Tôi cũng hiểu rằng:
Một con bướm vỗ cánh ở Amazon tạo nên hiệu ứng cơn bão ở Thái Bình Dương là hoàn toàn có thật – theo Lý học. Nhưng không phải con bướm nào cũng tạo ra hiệu ứng này. Và không phải tri thức hiện đại có khả năng tiên tri việc này – ngay cả khi chưa xuất hiện và ứng dụng thuyết Bất Định. Trong khí đó, kiến thức Lý học còn đi xa hơn:
Về lý thuyết nó có thể chỉ ra con bướm nào sẽ tạo ra cơn bão ở Thái Bình Dương trong hàng ngàn con trong đàn bướm đang bay. Bởi vậy, nếu chúng ta chỉ quanh quẩn theo tri thức cơ bản thì không thể tiến thêm được.

quote
===============================

daretolead, on 12 Tháng tư 2011 – 09:28 AM, said:
Daretolead xin cám ơn sự quan tâm của chú Thiên Sứ và chú vuivui.

Như chú Thiên Sứ có đề cập:
Dare nhận thấy diễn đàn mình không phải là một diễn đàn vật lý (hoặc các chuyên ngành khác như hóa, sinh, xã hội học,…) nên phần lớn các kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học chuyên ngành thường được các thành viên đăng tải dưới dạng trích dẫn lại các bài báo của các tác giả trên internet. Việc trang bị một nền tảng kiến thức căn bản để có thể tự mình đúc kết, tổng quát các kết quả nghiên cứu khác đòi hỏi sự tập trung thời gian và trí lực như chú Thiên Sứ đang làm. Dare muốn nhấn mạnh rằng không phải tất cả các bài báo tổng kết các kết quả nghiên cứu đều nói lên đúng bản chất và kết luận của các nghiên cứu này. Tác giả có thể bị ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố dẫn đến các kết luận không đúng với thực chất. Như vậy, Dare nghĩ khi tận dụng kết luận trong bài viết của các học giả khác ta cũng cần tham khảo từ nhiều nguồn, nhiều phía để có cái nhìn đa diện.
Dare nghĩ mỗi một khám phá mới của khoa học dẫn chúng ta đến một tầm nhận thức mới, một chân lý gắn với thực tại mới. Nguyên lý bất định trong cơ học lượng tử có vị trí khoa học của nó và vẫn được nhiều nhà khoa học chấp nhận vì nó mô tả được thực tại (mà con người biết). Ta chỉ phản đối các cách diễn giải, kết luận một cách tối thượng kiểu “bất khả tri”. Đơn giản vì ta “chưa biết” chứ không phải là “không thể biết”. Dare nghĩ chú Thiên sứ sẽ phải đương đầu với rất nhiều vấn đề (tầm triết học) mà người ta vẫn đang còn tranh cãi.
Một ví dụ khác, dare thấy nhiều bài viết bàn về bigbang được trích dẫn. Người đọc chỉ lấy cách hiểu chất phác về một vụ nổ lớn để luận và so sánh nó trong lý học và hiểu sai bản chất toán học cũng như vật lý của bigbang. Điều này vô tình làm giảm giá trị nghiên cứu của lý học phương đông.
Như vậy, để kết luận một kết quả nghiên cứu khoa học (vật lý lượng tử chẳng hạn) thì không thể đơn thuần dựa vào bài báo của một vài học giả nào đấy. Thông tin đi từ kết quả gốc, qua nhiều người với nhiều quan điểm, tư duy khác nhau thì cần phải được thẩm định kỹ.
=============================== 
Thiên Sứ:
Cập nhật lúc Hôm qua, 09:54 AM
=============================== 
Đồng ý với nhận xét của Dare.
Nhưng một lý thuyết thống nhất nó phải khái quát được tất cả mọi lý thuyết hiện hữu và giải thích được những vấn đề mà con người quan tâm. Nếu như ở mỗi lý thuyết chuyên ngành – mà những dẫn chứng đụng chạm tới – đều đòi hỏi một kiến thức thẩm định chuyên sâu thì thật là điều bất khả cho cá nhân tôi. Bởi vì: Không ai có một kiến thức chuyên sâu cho tất cả mọi ngành từ toán , lý, xã hội, sinh , địa, triết…vv…. Do đó, vấn đề sẽ là: Tôi sẽ trình bày những kết luận cuối cùng củng các chuyên gia hàng đầu về lý thuyết của họ. Hoặc trên cơ sở khái quát những luận điểm của họ. Trên cơ sở đó tôi sẽ chứng minh cho luận điểm của tôi.
Tôi rất thận trọng khi thu thập tư liệu.
Một lần nữa cảm ơn Dare chia sẻ..Tôi sẽ lưu ý hơn.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.