Dị nhân và Thời tiết đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Dị nhân được báo chí nhắc tới chính là tôi. Thực ra cái trò này tôi biểu diễn lâu rồi. Từ cả 6 – 7 năm trước lận. Lần đầu tiên là trên tuvilyso.com. Lúc ấy – không nhớ năm nào (Khoảng 205; 206 gì đó – Cả Hanoi mất điện vì hồ Hòa bình cạn nước. ngành điện lực nháo nhác. Báo chí đã nói đến trách nhiệm của ngành Điện lực. Năm ấy, trời không mưa, lũ tiểu mãn không có…..mùa hè đỏ lửa tại Hanoi. Đại khái thế và Thiên Sứ tui không có cảm giác gì. Hôm đó, tại khu vực tôi ở Sài Gòn mất điện nửa ngày. Lạy Chúa nóng quá! Tôi nghĩ đến thằng cháu ngoại tôi ở Hanoi, nếu mất điện thế này chắc nó nóng lắm. Thế là tôi lên một quẻ Lạc Việt rồi phán long trọng đại ý như sau: Trong vòng ba ngày nữa hồ Hòa Bình phải có đủ nước không cần biết nguyên nhân nào. Nói phét gặp thời – cứ cho là như vậy – đúng hẹn, một trận mưa vàng duy nhất rơi đúng đầu nguồn nước ở Hồ Hòa Bình. Lạy thánh Ala! Nước đầy ụ. Thoát hiểm. Tôi cứ tưởng sau đó tôi ra Hanoi thì quan chức đầu ngành Điện đón tôi long trọng lắm. Híc! 20.000 tiền xe từ sân bay Nội Bài về Hanoi tôi vẫn phải trả.
Chưa hết, cái năm nào đó Hanoi ngập trong nước. Lúc đó tôi đang ở Sài Gòn, nên không chú ý. Một người bạn tôi đề nghị tôi có lời dự báo để nước rút. Tôi yêu cầu bạn tôi đưa đề nghị này lên mạng lyhocdongphuong và tôi căn cứ vào đấy để dự báo. Nhưng bạn tôi không đăng nhập được. Thế là tôi phải quăng quẻ một mình: Đúng 24 giờ ngày X nước phải rút hết khỏi Hanoi. Đúng ngày nước rút hết. Cái topic này nằm đâu tôi chưa tìm ra.
Đấy chỉ là vài ví dụ. Nhưng nguyên lý của nó là tập trung tư tưởng cao độ và quán tưởng đến điều đó. Sao cho sự quán tưởng đó hòa nhập với điều mình muốn được định hướng trước. Lý học Đông phương xác định rằng “Vạn vật đồng nhất thể”, Khoa học hiện đại cũng xác định rằng: “Giữa cái chìa khóa và bông hoa hồng chỉ là hình thức cấu trúc khác của những hạt cơ bản”. Đồng thời khoa học cũng chứng tỏ qua một thí nghiệm của vật lý lượng tử. Họ thấy rằng ý thức tác động đến các hạt cơ bản tham gia thí nghiệm. Như vậy, hoàn toàn có cơ sở tương đồng giữa khoa học hiện đại với Lý học.
Thực ra tôi thí nghiệm nhiều rồi. Ngay trên blog này qua những bài viết liên quan đến thời tiết những chuyến đi Hoa Kỳ. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi công khai. Tôi rất tự tin.
Những người gần gũi tôi thì họ chẳng quan tâm đến chuyện này. Nó là chuyện “Thường ngày ở Huyện”. Một đệ tử phụ việc cho tôi phát biểu: “Đi với sư phụ, chẳng bao giờ mắc mưa cả”. Tất nhiên trừ lúc ngồi trong xe hơi và lúc trời mưa nên tôi không đi đâu

. Nhưng cũng vài vị cho rằng tôi muốn chơi nổi

. Buồn cười thật! Thiên Sứ mà muốn nổi tiếng, không cần phải làm trò này. Nhưng nếu nó thành công thì tôi tin rằng mọi người phải chú ý đến vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến, một cách khách quan, sòng phẳng và công bằng. Ai mà chẳng biết Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh với những tác phẩm gắn liền với việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.
Tất nhiên đây là mục đích nghiêm túc.
Còn nếu nó thất bại thì sao? Tức là Thiên Sứ tôi  không thể hiện được khả năng ngăn mưa – nếu có – trong bẩy ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Tất nhiên, Thiên Sứ tôi sẽ mất uy tín rất nặng trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến.
Ngàn thu mây bạc lưng trời.
Biết ai ứa lệ, khóc đời hào hoa?
Đấy là phần thiệt về Thiên Sứ và trời đất vẫn hững hờ trôi trong mưa nắng. Nhưng tôi xác định chuyện này sẽ không xảy ra.
Còn nếu nó thành công – Đại lễ 1000 năm Thăng Long không mưa ít nhất bảy ngày (Khuyến mãi thêm vài ngày nữa

). Tất nhiên, sẽ chẳng thiếu gì các nhà “Pha học” giải thích rằng:
Đó là trường hợp ngẫu nhiên trùng lặp. Ngày mùng 10/ 10 – 1954 – ngày giải phóng Thủ Đô – cũng có mưa đâu – Trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh. Những thước phim ảnh chụp ngày đó vẫn còn đến bây giờ. Tiết trời se lạnh có thể mắc ves. Không tin, cứ thử giở các phim tư liệu về ngày này ra mà xem.
(Ngày ấy, chính Thiên Sứ tui cũng được các bà chị bế ra đón quân đoàn Thủ Đô về tiếp quản Hanoi mà).
Tôi sẽ không bình luận cách giải thích này của họ. Nhưng tôi sẽ lưu ý rằng: Tôi đã nói trước điều đó.
Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri.
Có phải thế không nhỉ?!

—————————————————————————————–

‘Dị nhân’ thề sẽ đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ

Cập nhật lúc 17:00, Thứ Hai, 06/09/2010 (GMT+7)
,
Một nhà nghiên cứu của Việt Nam vừa tuyên bố có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thay vì chi kinh phí 1 tỉ đô la (khoảng gần 20.000 tỉ đồng), thì Hà Nội chỉ cần chi cho ông 7 tỷ 150 triệu đồng để làm việc này.

Nhà nghiên cứu này cho biết, không cần phải tốn đến 1 tỷ USD để thực hiện việc bắn mây ngăn mưa. Chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng, ông cam kết thời tiết trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ở Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định, thời gian sẽ do Ban tổ chức Đại lễ ấn định.

Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, ông đem danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đã đưa ra để đảm bảo. Số tiền 7 tỷ 150 triệu, ông sẽ nhận sau dịp Đại lễ, khi sự việc đã xảy ra đúng như ông khẳng định.

Ông cho biết: “Tôi muốn đưa những thông tin ban đầu này để các cơ quan chức năng của Hà Nội biết được mong muốn của một công dân muốn đóng góp công sức để Đại Lễ thành công tốt đẹp. Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, tôi sẽ tiếp tục có ý và thảo luận nghiêm túc đề nghị này”. 

Nhà nghiên cứu cho biết thêm: Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, ông muốn có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học vào một thời điểm thích hợp để công bố phương pháp thực hiện việc “ngăn mưa, đuổi bão” của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông. 

Trước đề nghị mà theo nhà nghiên cứu này là “không thể nghiêm túc hơn”; trong không khí mà rất nhiều cá nhân, tập thể cả nước đang cống hiến nhiều ý tưởng, sản phẩm độc đáo và kinh phí cho Đại Lễ. 

Trước khi bài báo lên khuôn, để minh chứng mong muốn đóng góp của mình cho Đại Lễ, nhà nghiên cứu Tuấn Anh đã quyết định rút lại đề nghị kinh phí 7 tỉ 150 triệu đồng. Ông cho biết: “Nếu các cơ quan tin tưởng, tôi sẽ thực hiện việc ngăn mưa, đuổi bão mà không nhận bất cứ một thù lao nào”.


’Phòng
Phòng chống mưa bão là mối “bận tâm” hàng đầu của TP Hà Nội trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sắp tới


Được biết, chiều 10/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo  là không “bắn mây” ngăn mưa. Do thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ ngày 1-10/10) là thời điểm thường xảy ra các đợt mưa, giông và dễ ngập lụt… nên theo kịch bản dự kiến ban đầu, nếu thời tiết không được thuận lợi thì có thể sẽ dùng phương án “bắn mây” để Đại lễ diễn ra được suôn sẻ.

Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Mỗi lần “bắn mây” để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ USD đồng thời phương án này cũng đòi hỏi những kỹ thuật rất phức tạp và không thể “bắn” trong trường hợp mưa bão. 

Do vậy, Phó Thủ tướng nêu ý kiến, nếu thời tiết không thuận lợi thì Đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. 

Dự kiến, Lễ khai mạc hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra vào sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ; Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình và Đêm hội văn hóa nghệ thuật vào tối 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. 

Bắn mây, ngăn mưa bằng cách nào?
Theo anh Phan Thanh Hiền, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa (
http://thienvanbachkhoa.org), ngày nay công nghệ tạo mưa đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Các nhà khoa học sử dụng hợp chất chính là I-ốt Bạc (AgI) để tạo mưa ở khu vực mong muốn.

“Lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.

Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này, số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây.

Ở giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.

Trong trường hợp muốn ngăn mưa theo như lý luận của các nhà khoa học, họ sẽ tạo mưa trước khi đến thời điểm cần thời tiết khô ráo. Nghĩa là, nếu xuất hiện một đám mây ở khu vực đó, họ sẽ cố gắng khiến đám mây đó sớm hóa thành mưa và tan đi.

Như vậy, để có thể ngăn mưa ở một khu vực nào đó, các nhà khoa học và khí tượng học sẽ phải tính toán kỹ hướng gió, từ đó có thể “bắn rụng” các đám mây trước khi chúng tiến vào khu vực cần ngăn mưa.

Tuy nhiên xác suất thành công cũng không cao. Nếu có một đám mây quá lớn, sẽ rất tốn nguyên liệu để đám mây đó hóa thành mưa trước khi vào khu vực ngăn mưa. Không loại trừ khả năng đám mây đó đã tiến vào khi chưa kịp “bắn rụng”.

Để triệt tiêu hoàn toàn đám mây lớn gây mưa cần rất nhiều nguyên liệu tạo mưa và cũng cần xem xét thêm vấn đề kinh phí và môi trường khi tiến hành biện pháp “bắn mây ngăn mưa” này”, Phan Thanh Hiền khẳng định.



(Theo VTC)
—————————————–
Hàng trăm người kéo đến xem cây đu đủ lạ 
Cập nhật lúc 12:04, Thứ Hai, 06/09/2010 (GMT+7)

 Liên tục trong những ngày gần đây, khi nghe tin cây đủ “dây” lạ mắt trong vườn nhà của một nông dân ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam), hàng trăm người hiếu kỳ trong khu vực đã kéo đến xem và xin giống về trồng…


Cây đu đủ lạ có trái treo lủng lẳng – (Ảnh: V.Trường)

“Đây là cây đủ lạ lần đầu tiên trong đời tui mới thấy…” – ông Nguyễn Long (90 tuổi) nhà hàng xóm của vợ chồng anh Ngô Việt và chị Nguyễn Thị Bồng (thôn 2, xã Bình Định Bắc, Thăng Bình) có cây đu đủ khá lạ mắt này (ảnh) khẳng định.
Khi mới được trồng, cây đu đủ trước sân vườn nhà anh Việt giống như bao cây đu đủ bình thường khác.
Tuy nhiên, khi lớn, nó chia làm 2 nhánh. Điều đặc biệt hơn là khi ra trái không gắn với thân mà vươn ra một dây dài từ 0,5-1m, lủng lẳng trái rất lạ mắt.
Anh Việt cho biết, cây đu đủ này được anh gieo hạt từ một quả đu đủ mua ở chợ về ăn và đã trồng hơn 2 năm nay.
Hiện cây đu đủ ra trái đều đặn, mỗi mùa hơn 100 trái và ra thường xuyên, trái chín và ngọt. Tuy nhiên, trái đu đủ không được to như những trái đu đủ mọc sát thân bình thường khác.
Nhiều người dân trong khu vực cho biết, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy cây đu đủ “dây” này!

Vũ Trung
————————————–
Thế gian rút cục chẳng có chuyện gì là lạ cả
.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.