Luận tuổi Lạc Việt: Bài 7

LUẬN TUỔI LẠC VIỆT

BÀI VII. SAO MỘC – THÁI TUẾ LÀ THỰC TẠI CỦA 12 ĐỊA CHI

& PHÂN LOẠI NGŨ HÀNH

SAO MỘC – THÁI TUẾ TRONG LÝ HỌC VIỆT

VII. I. HIỆU ỨNG VÀ TƯƠNG TÁC VŨ TRỤ TRONG LÝ HỌC VIỆT.
Để anh chị em có thể hiểu được bản chất của những mô hình dự báo Đông phương về mặt tổng quát và 12 Địa Chi là thực tế ứng dụng của khóa học này. Nội dung bài VII sẽ mô tả những nguyên nhân đích thực và thực tại nào của các phương pháp dự báo, mà ông cha ta quen gọi là “bói toán” Đông phương. Nhưng chủ yếu tập trung vào giải thích hiện tượng sử dụng 12 Địa Chi trong bói toán.

Khi hai nền văn minh Đông Tây giao lưu, những phương pháp bói toán của nền văn minh Đông phương bị coi là “mê tín dị đoan” và bị các nhà khoa học – trong giai đoạn nền tảng tri thức khoa học còn ở dạng sơ khai – từ nửa đầu thế kỷ trước, kịch liệt phản đối. Một thời nó còn bị cấm đoán ở một số nước trên thế giới. Thậm chí cho đến ngay đầu thế kỷ XXI, các cuộc tranh luận về Tử Vi và khoa học hiện đại giữa vị Chủ tịch Hội Thiên Văn Việt Nam và một Tử Vi gia trên một nguyệt san – nếu tôi nhớ không nhầm, là “Kiến Thức Ngày Nay” (Hoặc Tri Thức Trẻ; Thế giới Mới), vào những năm 1998, 1999. Qua đó cho thấy rằng: Cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, những tri thức cổ Đông phương vẫn bí ẩn đến huyền vĩ. Và hai nền văn minh Đông Tây vẫn còn một khoảng cách quá xa để có thể hội nhập.
Nhưng trong các nghiên cứu của tôi thể hiện trên các bài viết trong diễn đàn Lý học Đông phương và các sách đã xuất bản, tôi đã đặt vấn đề:

Tất cả các mô hình dự báo Đông phương, như Tử Vi. Tử Bình, Mai hoa Dịch số của Thiệu Khang Tiết, Thái Ất Độn Giáp, Lạc Việt độn toán…đều lấy yếu tố thời  gian là giờ, ngày, tháng, năm làm dữ kiện đầu vào. Như vậy, chứng tỏ nó phải phản ánh một không gian vũ trụ vận động theo thời gian tương ứng với nó. Từ cơ sở này, một giả thiết được đặt ra:
Sự vận động có tính quy luật của không gian vũ trụ tương tác với trái Đất là thực tại của các ngành dự báo Đông phương cổ, qua dữ kiện thời gian tương ứng. Tất cả những luận cứ liên quan, đều mô tả kỹ trong cuốn “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” (Nxb Hồng Đức 2020). Nhưng do anh chị em không phải ai cũng đã đọc cuốn sách này. Cho nên, ở đây tôi giới thiệu với anh chị em những hình ảnh mô tả và luận cứ liên quan như sau:

MÔ HÌNH MÔ TẢ LỰC TƯƠNG TÁC BIỂU KIẾN TỪ NGÂN HÀ LÊN ĐỊA CẦU. Hình I.

Tri thức khoa học hiện đại cũng cũng có thể đã mô tả được lực hấp dẫn giữa các thiên thể. Và họ cũng nhận thấy bằng thực chứng sự ảnh hưởng sức hút của mặt Trăng với thủy triều và sức khỏe phụ nữ. Nhưng họ chưa thể mô tả một cách chi tiết những quy luật tương tác của từng hành tinh trong Hệ mặt Trời và và các vì sao gần gũi Thái Dương hệ, ảnh hưởng như thế nào lên cuộc sống con người trên trái Đất.
Nhưng ngược lại, một nền văn minh cổ xưa – mà tôi đặt tên là văn minh Atlantic – đã khám phá ra quy luật tương tác và vận động của vũ trụ, liên quan đến Địa cầu. Họ đã mô hình hóa các quy luật tương tác này, để mô tả nó có tính tiên tri. Nơi chịu lực tương tác mạnh nhất của vũ trụ lên Địa cầu, họ gọi là Thiên Môn/ Tuất và Địa Hộ/ Thìn. Trong mô hình dưới đây, Địa cầu được giả định ở tâm vòng tròn chia 8 phương vị với hai sơn Thìn / Địa Hộ và Tuất/ Thiên Môn..

MÔ HÌNH MÔ TẢ THIÊN MÔN/ ĐỊA HỘ TRÊN 24 SƠN CỦA 8 PHƯƠNG VỊ. Hình II

Ở phương Tây Bắc, gồm 3 sơn là Tuất, Càn, Hợi. Ở Đông Nam gồm ba sơn là Thìn, Khôn (Theo Hậu Thiên Lạc Việt) và Tỵ. Vòng tròn đỏ ở Trung Tâm mô hình biểu kiến là Địa cầu của chúng ta trong giải Ngân Hà. Hai sơn Tuất/ Thìn là hai vị trí chịu lực tương tác mạnh nhất từ mặt phẳng Hoàng Đạo. Trong các ngành ứng dụng của Lý học Việt gọi là Thiên Môn: Tuất và Địa Hộ: Thìn.
Bây giờ anh chị em xem tiếp và so sánh hình trên với mô hình này:

MÔ HÌNH HÀ ĐỒ PHỐI HẬU THIÊN LẠC VIỆT, KẾT HỢP ĐIA CẦU.

Ở mô hình biểu kiến trên, anh chị em cũng thấy rằng: Đây chính là mô hình thu gọn mô tả lực tương tác mạnh từ vũ trụ lên Thiên Môn, Địa Hộ quy ước trên Địa Cầu (Xem hình I, II). Mặt phẳng Hoàng Đạo chính là mặt phẳng biểu kiến cho lực tương tác này.

Do trái Đất tự quay quanh trục và nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo, cho nên hai sơn quy ước Thìn/ Tuất, luôn tự xoay và chịu tương tác từ vũ trụ gọi là Cổng Trời (Thiên Môn) và Cửa Đất (Địa Hộ).
Trong Tử Vi, hai cung Thìn/ Tuất cũng được coi là Thiên Môn, Địa Hộ và các sao trung tinh – tức phần lớn các sao của phương pháp dự báo số phận con người của phương pháp coi Tử Vi, cũng xuất phát từ hai cung này. Trong khoa Tử Vi, hai cung này bao giờ cũng có hai đại lượng được mô tả là Thiên La/ Lưới trời (Cung Thìn) và Địa Võng/ Lưới đất  (Cung Tuất) nằm cố định ở đây. Danh từ Thiên La, Địa Võng và khi người nào gặp hạn này thì không thể vượt qua nổi, đã xác định một tương tác mạnh của vũ trụ ở hai cung này.

Anh chị em xem hình này:

MÔ HÌNH MÔ TẢ HAI SAO THIÊN LA/ ĐỊA VÕNG
AN CỐ ĐỊNH Ở HAI CUNG THÌN TUẤT TRONG TỬ VI.

Đến đây, tôi muốn khẳng định một lần nữa với anh chị em rằng:

Mô hình “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ”, được hiệu chỉnh và phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, mới chính là nguyên lý căn để của tất cả mọi ứng dụng của Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch – Tức LẠC THƯ CHU DỊCH (Sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ tuần hoàn củ vũ trụ) – phủ định mô hình “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư” và thay thế mô hình này được lưu truyền từ hàng ngàn năm qua trong các bản văn chữ Hán cổ.

Chính bởi tính hợp lý toàn diện, nhất quán, hoàn chỉnh và có hệ thống trong mọi vấn đề liên quan đến nó. Hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Tiêu chí này phát biểu như sau:

Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri.

Bây giờ anh chị em so sánh mô hình Tử Vi – là một khoa tiên tri hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học nói trên – với mô hình “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ”:

Rõ ràng chúng hoàn toàn trùng khớp về phương vị Ngũ hành. Qua đó thấy rõ tính hợp lý trong việc giải thích hầu hết những vấn đề liên quan đến nó theo tiêu chí khoa học. Cụ thể ở đây là mô hình Tử Vi.
Bây giờ chúng ta đối chiếu và so sánh hai cung Thiên Môn/ Tuất và Địa Hộ/ Thìn trong mô hình mô tả lực tương tác mạnh của vũ trụ của “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ” với Địa cầu để thấy rõ tính hợp lý trong việc giải thích các vấn đề liên quan:

 

Như vậy, anh chị em cũng thấy rõ: Chỉ khi quái Khôn quản ở phương Đông Nam, bao trùm cung Đông Nam gồm ba sơn Thìn/ Khôn (Sách Tàu là Tốn)/ Tỵ thì sơn Thìn, mới có thể được gọi với danh xưng Địa Hộ. Vì quái Khôn tượng cho Đất/ Địa. Nếu theo “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”  – qua các  bản văn chữ Hán cổ thì quái Tốn quản cung Đông Nam, không thể gọi là “Địa Hộ”.

Để xác định tính phù hợp với mọi tiêu chí khoa học – là chuẩn mực thẩm định một lý thuyết, hay giả thuyết khoa học – còn một tiêu chí quan trọng như sau:

Một lý thuyết được coi là khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể kiểm chứng được.

Trên cơ sở này, anh chị em xem lại mô hình liên hệ yếu tố tương tác mạnh từ vũ trụ lên hai sơn Thìn/ Tuất và mô hình “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ” và Địa cầu ở phần trên, để thấy rõ những mô hình này phản ảnh một thực tại vũ trụ mà nó mô tả. Trong khi đó, các bản văn chữ Hán cổ liên quan, không hề xác định điều này.
Trên đây, chỉ là những ví dụ trực tiếp liên quan đến bài học của khóa học “Luận Tuổi Lạc Việt”. Tính hợp lý toàn diện theo tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học đã xác định mô hình “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ” trong việc giải thích một các hợp lý, không chỉ dừng lại ở những ví dụ trong bài này. Mà còn ở tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến nó; từ Tử Vi, Địa Lý phong thủy, Đông y… được trình bày ở hai cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”“Tìm về cội nguồn kinh Dịch”. Anh chị em có điều kiện, nên tham khảo hai cuốn sách này.

Bây giờ, chúng ta tiếp tục tham khảo về tính quy ước biểu kiến của 12 Địa Chi – là yếu tố tương tác thứ 3 trong khóa “Luận Tuổi Lạc Việt” và sự phân loại Ngũ hành, liên hệ với một thực tại mà nó mô tả theo đúng tiêu chí khoa học đã trình bày.

VII.II. THÁI TUẾ – MỘC TINH VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐỊA CHI.

Có lẽ tất cả người Đông phương đều biết chu kỳ của Địa Chi có 12 năm. Và trong ứng dụng của Lý học Đông phương thì mỗi năm Địa Chi đều có một vị sao gọi là sao Thái Tuế chiếu theo phân độ 30 độ của 24 phương vị gọi là “sơn” quy ước trong mặt phẳng Hoàng Đạo của trái Đất và đúng năm Địa Chi của năm đó. Thí dụ:

Năm nay 2020, là năm Canh Tý thì sao Thái Tuế trong cổ học Đông phương chiếu hai sơn Nhâm/ Tý, tương ứng mỗi sơn 15 độ. Sang năm 2021 là năm Tân Sửu, Thái Tuế chiếu hai sơn Quý/ Sửu…. Anh chị em xem hình minh họa dưới đây:

MÔ HÌNH MINH HỌA SAO THÁI TUẾ TƯƠNG TÁC VỚI ĐỊA CẦU QUA 12 ĐỊA CHI.

Vậy bản chất của 12 Địa Chi là gì?
Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, tôi đã xác định một cách độc lập:

Sao Thái Tuế trong Lý học Đông phương, chính là sao Mộc trong chín hành tinh của Hệ Mặt trời và là ngôi sao lớn nhất sau mặt Trời gần Địa cầu.
Trong các bản văn cổ thư chữ Hán – đã dịch ra tiếng Việt – mà tôi sưu tầm được một cách hạn chế trong những giai đoạn đầu nghiên cứu, cũng xác định sao Thái Tuế thuộc hành Mộc và họ cũng gọi là Mộc tinh, Nhưng không xác định là sao Mộc trên Thái Dương hệ. Tất nhiên, đó là do sự hạn chế của một phương tiện kỹ thuật là kính Thiên Văn, của nền văn minh Đông phương vào thời Trung cổ về trước. Một thời, trên dd tuvilyso. com – từ cuối 2002 đến 2006, tôi cũng bị nhiều ý kiến phản đối. Nhưng sau này, từ nhiều phương pháp tiếp cận khác của các nhà nghiên cứu, họ cũng xác định điều này.

Cũng theo Thư Viện Mở thì chu kỳ quỹ đạo của sao Mộc là: 4.335,355 ngày, hay11 năm 309 ngày, tức 11,87 năm Dương lịch. Thiếu 56 ngày thì tròn 12 năm Dương lịch. Nhưng năm Âm lịch chỉ có 354, 367 ngày. Trong một năm, Âm lịch thiếu 10 ngày so với Dương lịch. Với 12 năm sẽ thiếu 90 ngày. Trong 12 năm Âm lịch đó, số ngày 12 năm Âm lịch Đông phương là 4. 252 ngày, nhưng do bổ sung thêm ba tháng nhuận có 90 ngày + 4, 252 = 4342. Con số này gần như trùng khớp với chu kỳ quay quanh mặt trời của sao Mộc – Thái Tuế – với 12 năm Âm lịch được đặt tên theo 12 Địa Chi, sai số vài ngày. Tức là: Chu kỳ sao Mộc 4, 335 & 4342 ngày của 12 năm Âm lịch Đông phương. Đây cũng chỉ là con số ước tính, gần đúng.

Nhưng với con số 4. 335 ngày chu kỳ sao Mộc và 4. 342 ngày chu kỳ 12 năm Âm lịch của Trái Đất rõ ràng là tương đương nhau về mặt quy ước thời gian. Qua đó, cho ta thấy hoàn toàn có cơ sở để xác định: Chính chu kỳ của sao Thái Tuế – Mộc tinh quay quanh mặt trời, là cơ sở của chu kỳ 12 Địa Chi, được đặt tên quen gọi là 12 con Giáp của Việt lịch. Và Mộc tính chính là ngôi sao lớn nhất sau mặt Trời gần Địa cầu, nên có tương tác mạnh nhất lên Địa cầu.
Bây giờ, chúng ta lại so sánh, đối chiếu chu kỳ sao Mộc và chu kỳ 12 Địa chi và Hà đồ để thấy tính hợp lý trùng khớp trong các vấn đề liên quan đến nó

Mô hình 12 Địa chi phân loại Ngũ hành tương sinh theo chiều kim đồng hồ, Hoàn toàn trùng khớp với chiều Ngũ hành tương sinh trên Hà Đồ.
Anh chị em so sánh hai mô hình dưới đây về tính chất Ngũ hành trên Hà đồ và tính chất Ngũ hành của 12 sơn Địa Chi trong cấu trúc 24 sơn của mô hình biểu kiến “Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt” với Địa cầu.

MÔ HÌNH MINH HỌA SAO THÁI TUẾ TƯƠNG TÁC VỚI ĐỊA CẦU QUA 12 ĐỊA CHI.

 

Anh chị em lưu ý:
Cấu trúc Ngũ hành của 12 Địa Chi trong 24 sơn cũng thể hiện trên La kinh, dùng trong Địa Lý phong thủy. Do đó, nó cực vô lý, khi phối với Lạc thư. Anh chị em so sánh hai hình dưới đây, để thấy sự sai lệch về Ngũ hành giữa 12 sơn Địa Chi trong 24 sơn của La kinh Tàu. Cụ thể:
1/ Các hành Tỵ/ Ngọ thuộc Hỏa, lại nằm trong hành Kim, trên “Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương”.
2/ Các hành Thân/ Dậu thuộc Kim, lại nằm trong hành Hỏa, trên “Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương”.

3/ Chu kỳ 12 Địa Chi trong 24 sơn phương vị là chu kỳ Ngũ hành tương sinh, thì chu kỳ trên Lạc thư lại là Ngũ hành tương khắc ngược chiều kim đồng hồ.

MÔ HÌNH LA KINH DÙNG TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY TÀU & LẠC THƯ.

Tính bất hợp lý và phi khoa học cho một lý thuyết khoa học của mô hình “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc thư”, còn thể hiện ở hai độ số Kim 9 Đoài, thì lại nằm tại hành Hỏa 7 của Lạc thư. Và Ly Hỏa 7 lại nằm lại nằm ở độ số 9 của Lạc thư.
Ngược lại, với mô hình mang tính nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ” – nhân danh nền văn hiến Việt – thì chiều Ngũ hành tương sinh của 12 Địa Chi trong 24 sơn trên mô hình La Kinh hoàn toàn trùng khớp một cách hợp lý. Anh chị em xem hình dưới đây:

MÔ HÌNH LA KINH LẠC VIỆT VÀ HÀ ĐỒ PHỐI HẬU THIÊN LẠC VIỆT

Tính hợp lý lý thuyết và phù hợp với tiêu chí khoa học của nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ”, không chỉ ở tính nhất quán, có hệ thống với chiều ngũ hành tương sinh của 12 Địa Chi. Mà còn là sự hợp lý lý thuyết trong Dịch học với bốn quái Tứ Chính, được xác định là:

1/ Đoài Dương Kim, độ số 9, nằm ở hành Kim trên Hà đồ. (Sách Tàu nằm ở số 7 Hỏa trên Lạc Thư)

2/ Khảm Dương Thủy, độ số 1, nằm ở hành Thủy trên Hà đồ.

3/ Chấn Dương Mộc, độ số 3, nằm ở hành Mộc trên Hà đồ.

4/ Ly Dương Hỏa, độ số 7, nằm ở hành Hỏa trên Hà đồ. (Sách Tàu nằm ở số 9 Kim trên Lạc Thư)

KẾT LUẬN BÀI VII.

Một tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng, xác định với nội dung như sau:
Một lý thuyết được coi là khoa học thì mô hình biểu kiến của nó phải phản ánh một thực tại có thể quan sát được.

Do đó, trong bài VII này, tôi đã trình bày căn nguyên của mô hình 12 Địa Chi ứng dụng trong các ngành ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, chính là căn cứ vào sự tương tác có tính quy luật của sao Mộc – Thái Tuế – là ngôi sao lớn sau mặt Trời gần trái Đất nhất và là một thực tại quan sát được từ bầu trời Thái Dương hệ. Vì sự trùng khớp gần như hoàn hảo của chu kỳ sao Thái Tuế với 12 năm Địa Chi.
Từ đó, anh chị em sẽ thấy rõ tính khoa học của các ngành dự báo Đông phương, chính là từ sự tương tác mang tính quy luật vận động của vũ trụ. Và đó cũng là cơ sở để chúng ta tiếp tục tham khảo sự tương tác của 12 Địa Chi trong khóa học “Luận Tuổi Lạc Việt”, qua các bài học tiếp theo dưới đây.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.