Câu chuyện dưới đây, có nội dung tương tự như Bá Nha Tử Kỳ, nguồn gốc của câu thành ngữ “Tri âm, tri kỷ”. Dịch viết: “Tiếng Hạc cao trên chín tầng mây, tiếng không vọng xuống mặt đất”, Hay như Nữ Si Ngân Giang viết:
“Truyện không hợp ý cười thêm gượng.
Đời thiếu tri âm, sống cũng thừa”.
Khi tiếng đàn đạt tới đỉnh cao, người nghệ sĩ sẽ chỉ còn độc tấu một mình mình nghe. Vì không còn ai có thể ngang bằng mà họa theo đàn. Đây cũng chính là bi kịch lãng mạn và đỉnh cao chót vót của câu “Truyện tình Trương Chi”.
“Truyện không hợp ý cười thêm gượng.
Đời thiếu tri âm, sống cũng thừa”.
Khi tiếng đàn đạt tới đỉnh cao, người nghệ sĩ sẽ chỉ còn độc tấu một mình mình nghe. Vì không còn ai có thể ngang bằng mà họa theo đàn. Đây cũng chính là bi kịch lãng mạn và đỉnh cao chót vót của câu “Truyện tình Trương Chi”.
Tiếng sáo Trương Chi đâu phải chỉ mình công chúa Mỵ Nương nghe được. Nhưng đồng điệu với tiếng sáo Trương Chi chỉ có một Mỵ Nương thấu hiểu. Nàng yêu tiếng sáo đến phát bệnh. Trương Chi tìm được người tri âm. Nhưng không thể chung sống, gần gũi vì người hiểu minh lại là một Mỵ Nương, chứ không phải là Lang, là Hoàng tử. Hai thân xác không thể hòa nhập, vì chàng quá xấu. (Chứ không phải vì”tính giai cấp”, như những kẻ dốt nát trên thế gian nhìn nhận).
Đời thiếu tri âm, sống cũng thừa” Trương Chi tự sát. Nhưng trái tim khắc khoải đi tìm tri âm của Trương Chi, đã hóa đá như thách thức với thiên thu, để đợi chờ sự đồng điệu của tâm hồn Mỵ Nương. Nàng khóc, khi nghe lại tiếng sáo Trương Chi. Nước mắt rời vào chén ngọc. Tâm hồn Trương Chi tưởng như hóa đá với Thiên Thu, tan đi thỏa mãn với sự tri âm đồng điệu của Mỹ Nương, cho dù Âm Dương cách biệt.
Một triết lý nhân sinh tuyệt vời của câu chuyện Việt, vượt thời gian. Con người vốn cô đơn. Và cô đơn hơn khi đạt tới một đỉnh cao mà không thể chia sẻ. Sự cô đơn tận cùng của Trương Chi chính là hình ảnh đầy chất nhân bản của câu truyện này, khi so sánh với tình người trên thế gian. Trong hàng vạn năm luyến ái của con người, câu truyện tình Trương Chi trong văn hiến Việt, là câu chuyện vượt thời gian, không thể so sánh với những câu truyện tình khác của văn chương nhân loại. Câu truyện nhắc nhở với tha nhân:
“Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người”.
Văn Cao.
“Chàng ơi! Điện ngọc bơ vơ quá!
Trăng chếch…Ngôi Trời bóng lẻ soi.
Ngân Giang Nữ Sĩ.
“Ta về giữa cõi vô thường.
Đào trong kỷ niệm, tìm hương cuối mùa”.
Thiên Sứ.
Đời thiếu tri âm, sống cũng thừa” Trương Chi tự sát. Nhưng trái tim khắc khoải đi tìm tri âm của Trương Chi, đã hóa đá như thách thức với thiên thu, để đợi chờ sự đồng điệu của tâm hồn Mỵ Nương. Nàng khóc, khi nghe lại tiếng sáo Trương Chi. Nước mắt rời vào chén ngọc. Tâm hồn Trương Chi tưởng như hóa đá với Thiên Thu, tan đi thỏa mãn với sự tri âm đồng điệu của Mỹ Nương, cho dù Âm Dương cách biệt.
Một triết lý nhân sinh tuyệt vời của câu chuyện Việt, vượt thời gian. Con người vốn cô đơn. Và cô đơn hơn khi đạt tới một đỉnh cao mà không thể chia sẻ. Sự cô đơn tận cùng của Trương Chi chính là hình ảnh đầy chất nhân bản của câu truyện này, khi so sánh với tình người trên thế gian. Trong hàng vạn năm luyến ái của con người, câu truyện tình Trương Chi trong văn hiến Việt, là câu chuyện vượt thời gian, không thể so sánh với những câu truyện tình khác của văn chương nhân loại. Câu truyện nhắc nhở với tha nhân:
“Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người”.
Văn Cao.
“Chàng ơi! Điện ngọc bơ vơ quá!
Trăng chếch…Ngôi Trời bóng lẻ soi.
Ngân Giang Nữ Sĩ.
“Ta về giữa cõi vô thường.
Đào trong kỷ niệm, tìm hương cuối mùa”.
Thiên Sứ.

TRI KỶ….
Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, phàm là người đến nhà dùng trà, dù là người nghèo hay giàu thì ông đều sẽ sai gia nhân chiêu đãi.
Một hôm, có một tên ăn mày rách rưới đứng trước cửa, không xin cơm, chỉ xin bát trà. Gia nhân cho hắn vào nhà, đun trà cho hắn. Tên ăn mày nhìn nhìn rồi nói: “Trà không ngon”. Gia nhân nhìn hắn lấy làm lạ, rồi cũng đổi một bát trà khác ngon hơn.
Tên ăn mày ngửi ngửi, nói: “Trà này ngon, nhưng nước vẫn chưa được, phải dùng nước suối trong.” Gia nhân ngạc nhiên nhìn hắn, liền vội đi lấy nước suối cất trữ từ sáng sớm ra để pha trà.
Tên ăn mày nhấp thử một ngụm, nói: “Nước rất tốt, nhưng củi sao trà không được, củi phải dùng củi sau danh sơn. Bởi vì củi phía đón nắng của núi chất củi xốp, còn sau danh sơn kia chất củi chắc cứng.”
Gia nhân thấy người này không hề tầm thường, rất tinh thông trà đạo, liền dùng loại củi tốt đun nước pha lại trà, rồi mời lão gia ra tiếp.
Sau khi trà được mang lên, phú ông và tên ăn mày đối ẩm một bát. Tên ăn mày nói: “Ừm, bát trà lần này, nước, củi, lửa đều tốt, chỉ có ấm pha trà không ổn”. Phú ông nói: “Đây là chiếc ấm tốt nhất của ta”.
Tên ăn mày lắc đầu, cẩn thận lấy từ trong tay áo ra một ấm trà bằng đất tử sa đen bóng cao trà, đưa gia nhân pha lại trà. Phú ông vừa nhấp thử, kinh ngạc trước mùi vị ngào ngạt, mê hoặc của trà, lập tức chắp tay thi lễ: “Kính nể, ta xin mua lại chiếc ấm này. Lão cho giá đi, bao nhiêu cũng được”.
Gã ăn mày nhất định không bán, dứt khoát trả lời: “Không được, chiếc ấm này là cuộc sống của ta, ta không thể bán” rồi vội vàng rót trà ra, cất lại chiếc ấm, vội vàng bước đi
Phú ông ngăn lại, nói: “Ta đổi một nửa gia sản để lấy chiếc ấm của ngươi” Tên ăn mày vẫn bước tiếp. Phú ông nôn nóng: “Ta xin đổi toàn bộ tài sản để lấy chiếc ấm của ngươi.” Tên ăn mày nghe vậy, mỉm cười nói: “Nếu không phải tôi tiếc chiếc ấm này thì cũng không lâm vào bước đường như hôm nay.” Nói xong quay mặt bỏ đi.
Phú ông sốt ruột: “Như vầy đi, ấm là của ngươi, ngươi hãy ở lại nhà ta , ta ăn gì ngươi ăn đó, nhưng có một điều kiện, chính là ngày nào cũng phải cho ta nhìn chiếc ấm, thế nào?”. Giật mình trước lời đề nghị, lão nhíu mày: cũng vì miếng ăn qua ngày mà túng quẫn, chuyện tốt như vậy sao lại không nhỉ?
Vậy là hắn ở lại. Ngày qua ngày tên ăn mày ăn cùng ở cùng phú ông, ngày ngày cùng nâng niu chiếc ấm trà, chia sẻ với nhau tâm tư, thưởng trà ẩm rượu vô cùng ăn ý. Cứ thế hơn mười năm qua đi, hai người trở thành hai lão già tri kỷ thấu hiểu nhau.
– Thời gian trôi mau, phú ông và tên ăn mày cũng ngày càng già đi. Một hôm phú ông nói: “Ông già hơn tôi, không có con cháu nối dõi, không có ai thừa kế chiếc ấm trà, chi bằng một mai, khi ông khuất núi, để tôi giúp ông bảo quản, ông thấy thế nào?” Lão ăn mày rưng rưng đồng ý.
Không lâu sau, lão ăn mày thanh thản ra đi, phú ông thỏa ao ước có được chiếc ấm tử sa. Lúc đầu, ông chìm trong cảm giác vui sướng, cho đến một ngày, lúc phú ông đang ngắm nghía trên dưới trước sau chiếc ấm, đột nhiên cảm thấy bản thân như thiếu thứ gì đó, cảm thấy lẻ loi. Lúc này trước mắt ông hiện lên hình ảnh ngày trước cùng lão ăn mày vui vẻ thưởng trà. Chợt hiểu, lão lạnh lùng ném mạnh chiếc ấm xuống đất…
SUY NGHIỆM :
Theo dòng thời gian, có rất nhiều thứ đổi thay, tình nghĩa giữa lão và tên ăn mày đã vượt qua cái giá trị ban đầu của ấm trà, thứ dù có tốt đến đâu nếu không có ai cùng thưởng thức thì cũng mất đi ý nghĩa của nó, thứ đáng giá đến đâu cũng không đáng giá bằng tri kỷ.
Trong cuộc sống có được một người bạn tri kỷ là quá đủ! Đây là điều mà bao người từng trải đúc kết được! Tình tri kỷ, như một thứ ấm áp không lời, một sự đồng hành vô hình.
Tri kỷ thật sự, là hiểu, là thân thiết, là đồng điệu. Giống như một chén trà xanh, chan chát mà thấm vào tận trong tim. Có những khi chỉ cần một cái ôm, một ánh mắt, là hiểu tất cả mà không cần dùng đến lời nói; có những khi chỉ cần một đoạn tin nhắn là có thể cảm động mãi sau này.
Tri kỷ, không cần che đậy, cũng không cần giải thích, tự nó đã hiểu, tự nó cảm nhận. Không cần dốc hết sức, cũng không cần chuẩn bị, tự nó sẽ đem đến niềm vui, tự nó sẽ như ý thơ. Không tác động vào thế giới mỗi người, chỉ đồng hành trong tâm hồn; không trở ngại cuộc sống mỗi người, chỉ mang cùng tiếng nói tâm hồn.
(Copy từ FB Tôn Nữ Mai Hoa )