SIÊU LẠM PHÁT QUỐC TẾ

Thực ra điều này không nằm ngoài LỜI TIÊN TRI 2011 của Lý học Đông phương:
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/18138-2011-qua-nhung-loi-tien-tri/page__st__40
Bài số 55
==================================
Cập nhật lúc 31 Tháng một 2011 – 04:32 AM
DỰ BÁO NĂM 2011
Kính thưa quí vị quan tâm.
Trong nhiều năm nay, chúng tôi vẫn trình bày những dự báo hàng năm cho một số mặt hoạt động chủ yếu của con người trên toàn cầu. Năm nay như thông lệ, chúng tôi tiếp tục những dự báo của mình. Mặc dù là dự báo năm 2011. Nhưng chúng tôi xác định theo thời gian của Việt lịch năm Tân Mão.
Xin cảm ơn sự quan tâm và góp ý của quí vị.

Kinh tế: 
Nếu như năm 2008, tôi đã dự báo về một sự suy thoái kinh tế toàn cầu thì đó là năm mà nhiều đại Cty đã sụp đổ trên thế giới. Qua năm 2010 tôi cũng xác định và dự báo cho rằng đây là năm mà sự khủng hoảng kinh tế mang tầm cỡ quốc gia. Thực tế đã cho thấy nhiều quốc gia nợ công cao ngất ngưởng và họ phải có những gói cứu trợ và tiếp tục vay nợ của nước ngoài.
Năm nay 2011 cũng sẽ là một năm chịu hậu quả tiếp tục của sự suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Những nỗ lực của các nhà kinh tế đi tìm một giải pháp thoát khỏi sự khủng hoảng đều tỏ ra không hiệu quả. Ảnh hưởng của sự suy thoái lần này sẽ thấm đế hạ tầng cơ sở xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Nạn thất nghiệp sẽ tăng mạnh, những khoản trợ cấp và an sinh xã hội sẽ bị giảm. Đời sống dân chúng nhiều nước lâm vào khó khăn. Lạm phát tăng cao ở nhiều nước mà chủ yếu ở khu vực của những quốc gia có nền kinh tế mạnh trước đây như Âu Mỹ và một số cường quốc khác. Đương nhiên hậu quả của nó sẽ là kéo theo những nước có nền kinh tế liên quan đến khu vực này.
Mối tương quan gía trị chuyển đổi của các loại tiền tệ sẽ bị sáo trộn. Khiến ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu. Môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn vì tỷ giá đồng tiền thay đổi thất thường làm đội giá trong sinh hoạt, đời sống và các hoạt động kinh tế khác. Dấu hiệu của sự kiện này sẽ rõ ràng bắt đầu từ tháng 8 Việt lịch kéo dài đến cuối năm và ảnh hưởng sang cả năm 2012. Có thể nói năm 2011 là năm khủng hoảng kinh tế thể hiện ở sự xáo trộn giá trị đồng tiền trong các mối liên hệ tương quan.
Tuy nhiên chúng tôi vẫn xác định Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của cuộc xáo trộn kinh tế hơn cả.
==================================
 Mặc dù mới 17 Tháng Giêng Việt lịch, nhưng những dấu hiệu của sự lạm phát trầm trọng đã đặt ra. Và bài báo dưới đây cảnh báo nguy cơ này.

==================================
[quote name=’Thiên Sứ’ date=’20 Tháng hai 2011 – 03:26 PM’ timestamp=’1298190384′ post=’119931′]
Điểm những lần siêu lạm phát trên thế giới 
Cập nhật lúc :6:30 AM, 20/02/2011

Lịch sử nhân  loại từng chứng kiến không ít biến cố trong hệ thống tiền tệ, trong đó  có đến 5 thảm kịch siêu lạm phát, khi đó, tiền chỉ có giá trị bằng giấy  lộn.
>>  Làn sóng lạm phát đe dọa châu Á 

Lạm phát đang trở thành đề tài “nóng bỏng” trên toàn thế giới, với sự tăng giá chóng mặt của hầu hết các đồng nội tệ.
Giáo sư Steve H. Hanke thuộc ĐH Johns Hopkins của Mỹ  cho hay, siêu lạm phát thường xảy ra đồng thời với chiến tranh hoặc  những biện pháp chính sách tài khóa quá lỏng lẻo. Tuy nhiên, nguyên nhân  chính của siêu lạm phát vẫn là sự gia tăng nhanh chóng của cung tiền mà  không được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế.
Theo Giáo sư Hanke, trong thế kỷ 20, siêu lạm phát  xảy ra 17 lần ở Đông Âu và Trung Á, 5 lần ở Mỹ Latinh, bốn lần ở Tây Âu,  một lần ở Đông Nam Á và một lần ở châu Phi. Trong số đó, có 5 lần siêu  lạm phát rơi vào mức thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử.

Hungary
Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 13.600.000.000.000%
Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 15,6 giờ
Trường hợp siêu lạm phát tệ hại nhất từng được ghi nhận trong lịch sử  xảy ra tại Hungary vào nửa đầu năm 1946. Khi đó, tờ tiền có giá trị lớn  nhất của Hungary có mệnh giá lên tới 100.000.000.000.000.000.000 (100 tỷ  tỷ) Pengo, so với mức 1.000 Pengo vào năm 1944. Ở lúc cao điểm, tốc độ  lạm phát lên tới 195% một ngày.
Tình hình trở nên tồi tệ đến mức Chính phủ Hungary  phải áp dụng một loại tiền đặc biệt dành riêng cho việc đóng thuế và trả  cước phí bưu điện, được điều chỉnh hàng ngày theo thông báo trên sóng  phát thanh. Vào tháng 8/1946, Hungary tiến hành đổi tiền. Trước khi đổi  tiền, ước tính, tổng số tiền giấy trong lưu thông của Hungary chỉ có giá  trị tương đương với 1/1.000 của một USD.


Nguyên nhân chính của lạm phát tại Hungary chính là  lĩnh vực nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng tồi tệ bởi Đại Suy thoái,  nợ công quá cao buộc Chính phủ Hungary phải phá giá đồng tiền. Ngoài ra,  Hungary còn gặp nhiều khó khăn trong giải quyết hậu quả của chiến tranh  thế giới thứ nhất.
Đến thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, Chính phủ  Hungary lại kiểm soát nền kinh tế yếu kém khi Ngân hàng Trung ương in  tiền ồ ạt để đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ mà không áp dụng  bất kỳ hạn chế nào.

Zimbabwe
Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 79.600.000.000%
Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 24,7 giờ
Tình trạng đồng tiền Zimbabwe sụt giá nghiêm trọng  hồi tháng 11/2008 là trường hợp siêu lạm phát gần đây nhất trên thế  giới. Khi đó, đồng tiền của Zimbabwe tăng tới 79.000.000.000% một tháng.  Nói cách khác, cứ 24 giờ trôi qua, giá cả tăng gấp đôi.
Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải liên tục phát hành  các đồng tiền mệnh giá 100 triệu và 200 triệu, đồng thời hạn chế số  tiền rút ra khỏi ngân hàng ở mức 500.000 tương đương 0,25 USD.
Trong khi đó, giá cả trên thị trường không ngừng leo  thang, với một ổ bánh mi tăng từ 2 triệu lên 35 triệu chỉ sau một đêm.  Chính phủ còn tuyên bố lạm phát là bất hộ pháp và bắt giữ giám đốc điều  hành công ty nào dám tăng giá các mặt hàng.
Tuy nhiên, tình hình không thể khá hơn. Nhiều chủ cửa  hàng từ chối đồng nội tệ và chỉ nhận đồng USD hoặc đồng rand của Nam  Phi. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cuối cùng phải định giá lại đồng tiền  và đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán.

Theo các nhà phân tích, cội nguồn của tình trạng lạm  phát tại Zimbabwe bắt đầu từ thập niên 1990 khi Tổng thống Mugabe đưa ra  chương trình phân phối lại đất đai.
Trước đây ở Zimbabwe, nông dân da trắng sở hữu phần  lớn đất nông nghiệp tốt nhất nước. Đất của người da trắng thì màu mỡ hơn  vì nằm ở những địa phương mưa thuận gió hòa, còn đất của nông dân da  đen thì thường là những vùng khô hạn.
Vì thế, nếu xét đến lợi thế thì người da trắng nắm  trong tay phần đất sinh lời nhiều hơn. Khi Tổng thống Mugabe tuyên bố sẽ  lấy đất của người da trắng chia cho người da đen, hàng nghìn người ủng  hộ ông bèn lợi dụng thời cơ, công khai chiếm đoạt các trang trại của  người dân da trắng.
Đối với nhân dân Zimbabwe, kết quả của cải cách ruộng  đất, trải qua những rối loạn chính trị, là nghèo đói, chợ đen phát  triển không kiểm soát nổi.
Đến năm 2006, Zimbabwe in thêm 21.000 tỷ đồng  Zimbabwe để trả nợ IMF. Cùng năm đó, Zimbabwe in thêm 60.000 tỷ đồng  Zimbabwe để trả lương cho quân đội, cảnh sát và quan chức nhà nước.
Một năm sau, nguồn cung thực phẩm, nhiên liệu và  thuốc men thiếu trầm trọng, lạm phát tháng vượt mức 115.000%. 6 tháng  cuối năm 2007, Chính phủ Zimbabwe quyết định ngưng trả lương.
Tháng 4/2008, 50 triệu đồng Zimbabwe chỉ tương đương  1,2 USD trong khi đó Ngân hàng Trung ương ước tính kinh tế nước này tăng  trưởng âm 6% so với 1 năm trước. Vào tháng 7/2008, Chính phủ Zimbabwe  thậm chí có lúc hết giấy để in tiền bởi phía châu Âu ngừng cung cấp giấy  in tiền cho Zimbabwe do lo ngại về lý do nhân đạo.

Nam Tư
Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 315.000.000%
Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 1,4 ngày
Tháng 1/1964, giá cả hàng hóa tại Nam Tư (Yugoslavia  gồm Bosnia-Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và  Slovenia) bình quân tăng 64,6% mỗi ngày, gấp đôi trong 34 giờ.
Nhiều doanh nghiệp Yugoslavia từ chối đồng nội tệ  dinar và đồng Mark Đức trở thành đồng tiền phi chính thức của nước này.  Đồng dinar tiếp tục bị hắt hủi sau khi Chính phủ Yugoslavia tiến hành  đổi tiền, với một triệu dinar cũ đổi một dinar mới. Vào ngày 12/11/1993,  một triệu dinar tương đương một Mark Đức. Tuy nhiên, đến cuối tháng,  3.000 tỷ dinar mới có thể đổi một Mark Đức.
Ngày 17/1/1994, tỷ giá vọt lên một Mark Đức đổi được  tới 30 triệu dinar. Không dừng lại ở đó, đến ngày 24/1, Chính phủ công  bố đồng siêu dinar tương đương 10 triệu dinar rất mới. Chính phủ  Yugoslavia như vậy 5 lần phá giá đồng tiền.
Trong thời gian siêu lạm phát này, nhiều cơ quan  Chính phủ của Yugoslavia gần như không thể hoạt động, còn người dân thì  luôn tìm cách tránh thanh toán đúng hạn các loại hóa đơn.

Một số chuyên gia lý giải, nguyên nhân lạm phát của  Nam Tư chính từ những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế khu  vực và việc điều hành thiếu hiệu quả của Chính phủ.
Trong khi đó, Chính phủ đưa ra hàng loạt chính sách  sai lầm như in tiền không kiểm soát, thâm hụt ngân sách khổng lồ và áp  đặt giá cả giữa lúc nguồn cung khan hiếm càng khiến tình hình thêm tồi  tệ.

Đức
Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 29.500%
Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 3,7 ngày
Đồng Papiermark của Đức trải qua giai đoạn khó khăn  vào năm 1923. Trong tháng 8/1923, một triệu Papiermark Đức mới đổi được  một USD. Đến tháng 11/1923, con số này lên mức 238 triệu Papiermark một  USD.
Nhiều người dân rơi vào tình trạng rối trí với “cú  sốc con số 0” do phải đối mặt với lượng tiền quá nhiều với các con số 0  bất tận.
Lạm phát tăng cao với tốc độ tên lửa buộc Chính phủ  Đức định giá lại đồng tiền, thay thế đồng Papiermark bằng đồng  Rentenmark với tỷ giá 4,2 Rentenmark một USD và giảm đi 12 số 0 trên tờ  tiền.

Nhiều ý kiến cho rằng, siêu lạm phát tại Đức năm 1923  xuất phát từ việc nước này in tiền để bồi thường chi phí Chiến tranh  thế giới thứ nhất sau khi bại trận. Theo Hiệp ước Versailles, Đức phải  bồi thường cho phe thắng cuộc bằng vàng hoặc ngoại tệ thay vì đồng  Papiermark. Để mua vàng và ngoại tệ đáp ứng yêu cầu của hiệp ước này,  Chính phủ Đức phải sử dụng đồng Papiermark được bảo lãnh bằng nợ Chính  phủ, khiến sự mất giá của đồng tiền càng tăng tốc.
Khi người Đức mất khả năng bồi thường chiến tranh,  quân Pháp và Bỉ chiếm đóng thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để yêu cầu  trả bằng hiện vật dẫn đến hàng loạt vụ đình công và phản kháng của người  Đức khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Châu Âu lúng túng trong cách giải  quyết tình hình, khiến kinh tế Đức nhanh chóng suy sụp và rơi vào siêu  lạm phát.

Hy Lạp
Mức lạm phát hàng tháng cao nhất: 13.800%
Giá cả tăng gấp đôi trong thời gian: 4,3 ngày
Siêu lạm phát “manh nha” tại Hy Lạp từ tháng 10/1943  khi Đức chiếm đóng Hy Lạp. Tuy nhiên, lạm phát tăng vọt khi Chính phủ Hy  Lạp cuối cùng giành được quyền kiểm soát Athen vào tháng 10/1944. Khi  đó, giá các mặt hàng tại quốc gia này tăng 13.800% và “vọt” lên 1.600%  một tháng sau đó.
Theo ước tính, thời gian trung bình nắm giữ đồng  drachma của người dân Hy Lạp trước khi chi tiêu chỉ là bốn giờ. Tờ tiền  mệnh giá lớn nhất của Hy Lạp tính tới thời điểm tháng 10/1944 lên tới  100.000 drachma. Trước tình hình trên, Chính phủ Hy Lạp quyết định tiến  hành đổi tiền, với 50 tỷ drachma cũ đổi một drachma mới.

Trong những năm sau đó, lạm phát tại Hy Lạp dần suy  giảm, thậm chí có lúc nước này còn trải qua tình trạng giảm phát. Đến  năm 1947, giá cả mới thực sự bình ổn.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính của lạm phát  tại Hy Lạp là chiến tranh thế giới thứ 2 khiến nước này chồng chất nợ  nần, thương mại sụt giảm và còn phải trải qua bốn năm bị chiếm đóng.

Bích Diệp (theo CNBC)
==================================================
Nếu các quốc gia chủ chốt không thể thương lượng với nhau về chỉ số giới hạn của lạm phát thì thật là một thảm họa kinh tế toàn cầu. Năm lần siêu lạm phát trên đây sẽ chỉ là những “phần tử trong tập hợp siêu lạm phát quốc tế” trong lịch sử nhân loại

.
Tối nay, nếu qưỡn Thiên Sứ tôi tài hèn cũng cố gắng đưa ra một ý kiến đề xuất giúp quí vị. 

[/quote]
==================================
Trong bài viết trên, tác giả 
Steve H. Hanke Giáo sư thuộc ĐH Johns Hopkins của Hoa Kỳ đổ thừa tại nguyên nhân chiến tranh và cơ chế quản lý lỏng lẻo. Sai rồi! Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua và nguy cơ siêu lạm phát quốc tế đang sắp xảy ra là hệ quả của nó – mà chính tác giả cũng cảm nhận được – có nguyên nhân chiến tranh đâu? Nếu cho rằng Hoa Kỳ vì cuộc chiến ở Aghanistan và Iraq nên suy thoái, thì Hy Lạp, Tây Ban Nha….chiến tranh đâu? Bởi vậy, nhiều lần G20 họp lên họp xuống, tôi luôn xác định rằng: Các vị họp cho vui, chẳng thể giải quyết được cái – ngay trên blog này. Chẳng may lần nào cũng từ đúng trở lên. Ngay cả việc suy thoái kinh tế 2008 Lý học Đông phương cũng đã thông báo trước từ đầu năm. Bởi vậy, quí vị nào thuộc đẳng cấp kinh tế gia hàng đầu – nói chung tất cả mọi lĩnh vực – cho rằng Lý học Đông phương là “mê tín dị đoan” là “không có cơ sở khoa học” thì quên nhanh đi nhá! Nếu không có tính quy luật thì không có khả năng tiên sư – Í lộn ! Tiên tri – Chính cái khoa học bảo thế mà! Vậy thì đáng nhẽ ra quí vị phải xác định một khả năng có một nền tri thức nào đó đã để lại sự nhận thức những qui luật này để thể hiện tính tiên tri của nó chứ?! Nhưng tiếc thay! Những nhà khoa học cả tự nhiên lẫn xã hội đều cho rằng: Xác xuất đúng của tiên tri là “gặp may” là “không có cơ sở khoa học”. Ngay cả những nhà khoa học nghiêm túc nhất – mà tôi được biết – cũng cho rằng khả năng tiên tri mang nhiều tính cảm ứng. Lạy Chúa! Vậy những ký hiệu Bát quái nói lên điều gì? Nó không phải là ký tự miêu tả hệ thống ngôn ngữ! Tất yếu nó phải là ký hiệu mô tả tính quy luật khách quan . Tại sao quí vị khoa học không suy luận theo chiều hướng đó nhỉ?
Tôi đặt vấn đề:
Nếu như có một nền văn minh, hệ thống hóa những quy luật có thể tiên tri đến từng hành vi của con người và cả xã hội bằng những ký hiệu thì quí vị có bao giờ nghĩ rằng: Đó là một tri thức vượt trội rất xa so với tri thức khoa học hiện đại không?
Tất nhiên, tôi biết rằng 99, 999% sẽ trả lời là làm gì có nền văn minh đó nhỉ? Lịch sử nhân loại từ chế độ Mẫu hệ, rồi mẫu quyền, rồi đồ đá, đồ đồng….Công xã nguyên thủy, bộ lạc sơ khai, nhà nước phong kiến, …..tiến đến văn minh hiện nay (Cái này tôi cũng thuộc lòng y như quí vị vậy)…làm gì có nền văn minh vượt trội nào nhỉ?
Vậy thì vấn đề được đặt ra với một góc nhìn khác:
Trí thức khoa học hiện đại có công thức toán học nào có khả năng tiên tri trước những hệ quả của những mối tương tác phức tạp nằm ngoài nội hàm của bài toán đó không?
Thí dụ: Người sĩ quan pháo binh có thể tổng hợp – trọng lượng đầu đạn, năng lực của thuốc nổ, góc bắn của súng…..để xác định điểm rơi của viên đạn. Đây chính là khả năng tiên tri của những quy luật nhận thức được Những yếu tố này tôi gọi là sự tương tác nội hàm của bài toán có khả năng tiên tri trước điểm rơi của viên đạn. Nhưng có những yếu tố tương tác khác nằm ngoài các dữ kiện có tính quy luật nhận thức được – mà tôi gọi là “nội hàm của bài toán” – như: Độ cứng ở nơi đặt pháo, tâm lý người lính, sức gió và chiều hướng gió, chiều ánh sáng đế vị trí bắn…..Cái này tôi gọi là “yếu tố nằm ngoài nội hàm của bài toán”.
Tất nhiên câu trả lời là chưa!
Ấy là vấn đề chỉ rất đơn giản vậy thôi: Điểm rơi của một viên đạn được tính toán với những yếu tố nội hàm sẽ không thật chính xác nếu có những yếu tố tương tác bên ngoài những yếu tố đó. Tri thức khoa học hiện đại chưa có một công thức để xác định điều này.
Vậy thì để xét một cuộc chiến tranh với hàng tỷ viên đạn thì tri thức khoa học hiện đại có thể tính được ngày kết thúc và khởi đầu cuộc chiến không? Không!
Vậy mà với ký hiệu của Dịch học có người đoán chính xác cuộc chiến Irag xảy ra vào ngày nào (Thiên Cơ) và cả ngày kết thúc cuộc chiến ấy (Dương Tường) – chỉ nội tính một dự kiện dễ nhận thấy là đạn trong cuộc chiến lên tới đơn vị một tỷ, chứ không phải sự tính toán của một cái đầu đạn.
Như vậy, tại sao chúng ta không đặt vấn đề: Những ký hiệu của Dịch học mà quen gọi là bát quái ấy chính là sự tổng hợp những qui luật của xã hội, con người, môi trường và cả vũ trụ cực kỳ phức tạp với khả năng tiên tri nhỉ?
Phức tạp quá nhỉ?! Nó sẽ làm đảo lộn tất cả mọi tri thức về lịch sử – chí ít là như vậy – vì một học thuyết ra đời thì phải có lịch sử của nó. Mà với kiến thức bấy lâu nay – trong đó có cả tôi – rà soát suốt lịch sử phát triển của văn minh nhân loại tìm không thấy! Bảo nó là của Trung Quốc ah! Quên nhanh đi nhá! Lịch sử phát triển của văn minh Đông phương không đủ nền tảng tri thức để thiết lập một hệ thống lý thuyết với những siêu công thức như vậy.
Trở lại với cuộc khủng hoảng kinh tế này hoàn toàn mang tính quy luật có thể nhận thức được. Quẻ bói – lại “mê tín dị đoan” rồi – chỉ là xác định thời điểm….cho vui mà thôi. Nếu chẳng may có đoán sai thì nó vẫn cứ xảy ra ah. Có điều nó có thể chậm một tý. Nếu không nắm được qui luật thì làm sao giải quyết khủng hoảng?! Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi luôn xác định G20 chẳng giải quyết được vấn đề gì cho dù nó chưa…..họp. Nhưng để trình bày quy luật này lại phức tạp gần như sự đối thoại giữa hai nền văn minh. Mệt mỏi quá?! Cũng rất thiện chí! Nhưng còn nghĩ phương pháp thể hiện đã. Cái này lại cần thời gian.
==================================
Theo tôi đây là một giải pháp cho các nước nhỏ và không cần tăng lãi xuất ngân hàng.
==================================
“Ưu tiên dùng hàng Việt” vì sự phát triển kinh tế

Cập nhật lúc 18/02/2011 04:29:00 PM (GMT+7)

 

– Phát biểu tại hội nghị sơ kết 1 năm cuộc vận động (CVĐ) Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt NamPhó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng đây là một CVĐ lớn và rất có ý nghĩa, hướng tới 86 triệu người dân, trong đó có nửa triệu doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam.

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Ảnh: CN

Phó Thủ tướng đánh giá CVĐ đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của toàn xã hội, bước đầu làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về hàng nội, thay đổi thói quen “sính ngoại”, hàng nội có chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường trong nước. Các DN đã sản xuất nhiều mặt hàng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn, hình thức, chất lượng không thua kém hàng ngoại.  

Chúng ta hướng tới doanh nghiệp và người tiêu dùng để hỗ trợ lẫn nhau. Doanh nhân, doanh nghiệp quan tâm đến người tiêu dùng, tính tới lợi ích của người tiêu dùng, người tiêu dùng cũng tự hào về thương hiệu Việt”, ông Hải phát biểu. 

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc dùng hàng Việt Nam là khuyến khích cho kinh tế phát triển, từ đó thúc đẩy phát triển đất nước giàu hơn, mạnh hơn. Chủ trương lớn của Bộ Chính trị phát động CVĐ không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn này mà còn có ý nghĩa lâu dài.  

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son cũng khẳng định: Lực lượng truyền thông đã sớm nhập cuộc và có nhiều phương thức triển khai khá tích cực, góp phần quan trọng vào nâng cao nhận thức và chuyển đổi thái độ, hành vi của người tiêu dùng, giới doanh nhân và toàn xã hội trong thực hiện CVĐ.  

Theo kết quả điều tra cho thấy, có 85% người được hỏi cho rằng công tác thông tin, tuyên truyền đã thực sự nỗ lực trong việc thông tin, tuyên truyền về CVĐ, trong đó có tới 41% đánh giá “nỗ lực lớn”. 

Nhờ CVĐ, mà ở đây là có sự tham gia tích cực của giới truyền thông, báo chí, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã quan tâm hơn đến hàng do nước mình xuất khẩu”, ông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh. 

Và để CVĐ tiếp tục phát huy hiệu quả, mang tính bền vững, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cho rằng không chỉ yêu cầu ở sự thay đổi nhận thức của người dân, mà bản thân các doanh nghiệp phải luôn vận động theo xu hướng: Tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân.  

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đưa ra những chính sách thuế hợp lý, làm sao để đánh thuế thật nặng đối với những mặt hàng nhập từ ngoài nước để hạn chế nhập tràn lan, đồng thời cần loại bỏ chính sách hoàn thuế nhập khẩu cho các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu như thuốc lá, rượu, điện thoại…  

“Đó chính là những mặt hàng góp phần tăng tỷ lệ nhập siêu, khiến cho hàng ngoại giá rẻ lấn hàng Việt một cách dễ dàng”, ông Kim nhấn mạnh.

 

Bà Vũ Kim Hạnh: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA)

Phải thông tin sòng phẳng, trung thực

Chúng ta có nói tới, tỷ lệ 90 hàng trong siêu thị là hàng Việt Nam. Nhưng tôi cho rằng cần phân tích kỹ con số này.

Trong 90% này có sự đóng góp rất lớn của các thương hiệu quốc tế đang sản xuất ở tại Việt Nam. Còn các doanh nghiệp thuần vốn của Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chính của cuộc vận động này.

Nhìn tổng thể kinh tế vĩ mô, chúng ta mừng vì lực lượng hàng hóa “made in Việt Nam” đang lớn mạnh. Nhưng nếu nhìn thực chất thì chúng ta phải nghĩ đến những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nghèo, doanh nghiệp thực sự cần sự hỗ trợ của CVĐ.

Nếu chúng ta say mê với con số 90% này thì một thời gian sau, doanh nghiệp nhỏ ở cơ sở của Việt Nam có khi phải đóng cửa hết, thì chúng ta vẫn mừng về mặt vĩ mô nhưng hạ tầng của nền kinh tế cũng như các địa phương sẽ gặp khó.

Người tiêu dùng cũng đang đứng trước nhiều lựa chọn vì đồng tiền họ kiếm được ngày càng khó. Họ không thể suy nghĩ một cách chính trị như các nhà chính trị là anh hãy ủng hộ hàng Việt Nam đi. Bởi đồng tiền họ kiếm khó như thế nào, nó có lợi ích về mặt kinh tế và hợp pháp.

Do đó, tôi nghĩ là vận động người tiêu dùng trong lúc này sẽ không dễ dàng như trước đây nữa.

Từ đó, tôi nghĩ chúng ta phải thông tin một cách minh bạch, sòng phẳng và trung thực với người tiêu dùng, thậm chí bàn với người ta, về một bài toán, anh có thể cùng với doanh nghiệp VN, anh chấp nhận một chút xíu sự thiệt thòi để cho một kết quả lớn hơn của nền kinh tế.

Còn nếu chúng ta cứ nói người tiêu dùng rất hài lòng về hàng nội, họ vào siêu thị là mua hàng nội và chúng ta hài lòng về bức tranh màu hồng đó thì CVĐ sẽ không thể đi vào chiều sâu ở năm thứ hai được.

 Cao Nhật

Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.