KHOA HỌC VÀ ĐẬP TAM HIỆP

Trung Quốc tan ‘giấc mộng lớn’? 
Cập nhật lúc :10:38 AM, 20/05/2011 

Đập  Tam Hiệp – “giấc mơ lớn” của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông đượckỳ vọng là  công trình thủy điện đem lại nhiều lợi ích về môi trường; đang gây  ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường.

Đập  Tam Hiệp – công trình thủy lợi lớn nhất thế giới với chi phí lên tới 40  tỷ USD và là niềm tự hào của Chính phủ, người dân Trung Quốc đang gây ra  các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và việc tái định cư cho 1,3 triệu  người, tạp chí The Times dẫn lời một quan chức Chính phủ Trung Quốc.
Trải qua gần 10 năm xây dựng, công trình thủy điện lớn nhất thế giới này  ban đầu được Chính phủ Trung Quốc ngợi ca là phương án hoàn hảo để giảm  lũ trên sông Trường Giang trong hàng trăm năm qua, đồng thời cung cấp  nguồn năng lượng dồi dào cho tưới tiêu, sản xuất điện, góp phần phát  triển kinh tế đất nước.


Đập Tam Hiệp từng là niềm tự hào của Chính phủ Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, đập Tam Hiệp nảy sinh  những sự cố ngoài ý muốn, đặc biệt là trong vấn đề môi trường sinh thái. Theo The Times, các nhà lãnh đạo cấp cao lần đầu thừa nhận kỳ  quan kiến trúc nổi tiếng của Trung Quốc trong thế kỷ 20 hiện gây ra hàng  loạt các vấn đề lớn, nếu không nhanh chóng lên phương án giải quyết,  đập Tam Hiệp sẽ trở thành mối đe dọa “khủng khiếp” cho môi trường sinh  thái của nước này.
Trước mối đe dọa cận kề này, Bắc Kinh lần đầu lên tiếng thừa nhận sự cố:  “Khu vực xung quanh đập Tam Hiệp đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi  trường nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân. Do  vậy, ngoài việc bảo vệ và tái thiết môi trường, vấn đề cấp thiết hàng  đầu hiện nay là bình ổn và cải thiện đời sống cho những người được tái  định cư, ngăn chặn các thảm họa địa chất”.
Được biết, Chính phủ nước này từng tổ chức hội thảo với sự tham dự  của các quan chức cấp cao và chuyên gia vào 25/9 năm ngoái để lên kế  hoạch bảo vệ và tái thiết môi trường sinh thái tại đập Tam Hiệp. Hội  thảo này thẳng thắn chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, đặc  biệt là tác hại xói mòn và sụt lở đất do đập thủy điện này gây ra.
Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng đập Tam Hiệp Wang Xiaofeng cho biết: “Không  thể vì phát triển kinh tế mà phải trả giá đắt cho vấn đề ô nhiễm môi  trường. Khu vực hồ chứa nước trải dài tới 660km tại đập Tam Hiệp thường  xuyên bị rác thải xâm lấn, cộng thêm thiên tai, xói mòn đất nghiêm trọng  khiến sinh thái tại đây mất cân bằng nghiêm trọng. Trong đó, mực nước  lên xuống trong hồ chứa là tác nhân gây ra hiện tượng lở đất thường  xuyên tại Trung Quốc”.
Đập Tam Hiệp – “giấc mơ lớn” của nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông chính  thức đi vào hoạt động vào năm 2008 từng được Chính phủ Trung Quốc kỳ  vọng là công trình thủy điện đem lại nhiều lợi ích về môi trường.
Nhưng theo Thời báo Kinh tế của Anh, Đập Tam Hiệp là dự án gây  tranh cãi thậm chí từ trước khi  được phê chuẩn. Trước thềm Đại hội Đảng  Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào  ngày 15/10/2007 cũng có rất nhiều ý kiến lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng  nghiêm trọng của đập Tam Hiệp với môi trường sinh thái.
Chuyên gia Jean-Louis Chaussade của Công ty môi trường Suez Environnement cho  biết, để bảo vệ môi trường quanh đập Tam Hiệp, Chính phủ Trung Quốc  phải đối mặt với hàng loạt những thách thức lớn. Trong đó, lắng đọng  trầm tích ngày càng nghiêm trọng sẽ khiến dòng chảy không thông suốt.
Các quan chức Hồ Bắc, Trùng Khánh cũng khẳng định, vào mùa hè năm  ngoái, lượng mưa lớn gây lũ lụt cuốn một lượng lớn rác rưởi xuống khu  vực hồ chứa nước đập Tam Hiệp, khiến chính quyền địa phương phải tiến  hành một chiến dịch dọn dẹp khổng lồ, nhằm tránh nguy cơ gây tắc nghẽn  hồ. 
Thời báo Kinh tế
 Anh tiết lộ, song song với nhiệm vụ “cứu sống” môi  trường, Chính phủ Trung Quốc đang gấp rút lên phương án hỗ trợ người  dân di dời khỏi khu vực đập, tôn tạo cơ sở giao thông và cải thiện vấn  đề an sinh xã hội.

>> Đập Tam Hiệp – nước cờ sai lầm của Trung Quốc?

Mai Anh (theo Sina)
========================================
Vào hơn 80 năm trước, tri thức khoa học có xuất xứ từ văn minh Tây Phương với những tri thức có từ những thực nghiệm chứng minh được một cách trực quan tính quy luật cục bộ của từng mặt trong sự vận động trong tự nhiên, được mọi người từ dân thường đến các tri thức cao cấp công nhận rộng rãi. Tri thức khoa học có xuất xứ từ Văn minh Tây phương lên ngôi thống trị tri thức nhân loại và được coi là quyết định cuối cùng cho việc giải thích mọi hiện tượng.
Cho đến ngày hôm nay, khái niệm của cụm từ  “Chưa được khoa học công nhận “, hay  “Đã được khoa học công nhận  ” cũng như là một quyết định cuối cùng để kết luận về mọi sáng tạo và lấn sâu hơn nữa một cách rất phi khoa học là:  “Công nhận  ” , hay  “phủ định  ” luôn cả những thực tại khách quan mà tri thức khoa học hiện đại không giải thích được. Những quyết định nhân danh khoa học ấy sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc góp phần mạnh mẽ kết liễu những ý tưởng sáng tạo, nếu như người sáng tạo không đủ khả năng bảo vệ luận điểm của mình trước những luận điểm nhân danh khoa học.Hay nói chính xác hơn, nó phụ thuộc vào tri thức của những người có ý tưởng sáng tạo trong tương quan với những người nhân danh tri thức khoa học. Trong sáng tạo về mọi phương diện, có thể đúng và có thể sai bởi chính kết quả của nó. Nhưng nó bị tác động tiêu cực thêm và hạn chế sự sáng tạo bởi chính phán quyết gọi là khoa học và tiếp đó là quyền lực hành chính hoặc quyền lực khoa học tiếp sức; mà nếu không có sự tác động này, kết quả của một sáng tạo sẽ là 50% – Thành công hoặc thất bại. Nhưng cộng vào sự phán quyết của khoa học  “công nhận ” hay  “chưa công nhận ” và phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tri thức của chính nhà khoa học nhân danh khoa học với quyền lực khoa học của họ thì khả thành công chỉ còn dưới 50%. Dưới bao nhiêu còn tùy thuộc vào quyền lực khoa học tác động với quyền lực hành chính.
Các con đập thủy điện đã ra đời trong hoàn cảnh này và được coi là ước mơ của con người rất có  “cơ sở khoa học ” vào thời kỳ này. Tất cả những ý kiến phản biện đều  “chưa có cơ sở khoa học ” và người ta đã quyết định xây nó, bởi những quyền lợi liên quan đến con người và như là một mục đích phục vụ con người. Một ý tưởng tốt đẹp. Đó là lý do mà tôi lấy bài viết  “Trung Quốc tan giấc mộng lớn ” là cái nguyên nhân để viết những cảm nghĩ của mình…..
Nhưng người Trung Quốc đã thừa nhận thất bại trong việc xây đập Tam Hiệp. Không chỉ vậy, nhưng cái gọi là tri thức khoa học có xuất xứ từ văn minh Tây phương đã đưa đến kết quả là một thế giới bế tắc vì sự hủy hoại tài nguyên môi trường. Mặc dù bề ngoài nó có vẻ như nó đang phục vụ cho con người với những tiện nghi ngày càng hoàn hảo và mang lại những hiểu biết ngày càng nhiều cho con người với thiên nhiên.
Không phải chỉ những sự kiện lớn với những hậu quả tai hai, như đập Tam Hiệp, Biển Chết Aral…. mà còn các hậu quả tai hại khác liên quan đến môi trường và trực tiếp đến cuộc sống của con người như bài viết dưới đây:
========================================
 Dưa hấu “nổ” và con người tham lam
Thứ năm, ngày 19 tháng năm năm 2011 

(TT&VH) – Câu chuyện những quả dưa hấu ở Trung Quốc bị “phát nổ” với nguyên nhân được cho là dùng quá nhiều chất kích thích tăng trưởng đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng. Chứng cớ là các trang thông tin mang tính toàn cầu đã đưa thông tin này lên trang chủ, thậm chí còn gọi nó một cách hình tượng là “bom dưa hấu”.

Thiệt hại về kinh tế từ vài ngàn, thậm chí vài vạn quả dưa hấu bị nứt toác hoặc nổ tung có lẽ không phải là đáng kể. Song nó thêm một lời cảnh báo nữa về cách ứng xử của con người với tự nhiên. Nói như cách của tác giả Lê Thị Liên Hoan trên TT&VH từ gần chục năm trước, thì con người đang “thò bàn tay tham lam của mình vào cái túi của tự nhiên” để bắt tự nhiên phải thỏa mãn nhu cầu vô hạn độ của mình.

Posted Image


Dưa hấu phát nổ – một minh chứng cho lòng tham của …

Kết quả thì hẳn tất cả mọi người đều đã thấy, chẳng cứ dưa hấu nổ tung, mà bao nhiêu thứ lương thực, thực phẩm ngày nay bỗng trở nên “biến chất” vì sự can thiệp thô bạo của con người vào các quy trình sinh học của nó. Con vịt, con gà, con lợn, con bò… cho đến các loài cây cỏ cung cấp hoa trái cho con người, giờ đây đang bị cái tư duy tham lam của con người biến thành những cỗ máy để sản xuất chất dinh dưỡng. Tất nhiên, nhu cầu tăng năng suất, cải thiện chất lượng là nhu cầu hợp lý và nhân văn đã có từ khi con vượn tiến hóa thành con người và mang những thứ cây, con hoang dại về nhà, sáng tạo ra ngành trồng trọt, chăn nuôi.
Nhưng từ chỗ ứng xử với cây trồng và vật nuôi như những người bạn (cảm ơn cây cối đã cho ta hoa trái, cảm ơn con bò đã cho ta sữa), con người dần biến con vật và cây trồng thành đối tượng để vắt kiệt sức lực của nó, thậm chí biến chúng thành quái thai, dị dạng so với cấu trúc gen và hình hài vốn có của nó để thỏa mãn lòng tham của mình. Con vịt phải có lá gan thật to, con gà thậm chí không còn lông nữa, cây trái thì không còn hạt, thịt lợn thì toàn nạc… Chưa hết, lòng tham của những người chăn nuôi, trồng trọt mới đáng lo ngại. Họ tìm đủ mọi cách, bất chấp các quy định về sản xuất an toàn để thổi năng suất, sản lượng, đánh bóng sản phẩm, nhằm kiếm được nhiều lợi nhuận nhất. Chưa nói ảnh hưởng đến người tiêu dùng ra sao, tự thân các hành vi đó đã “phi đạo đức” với tự nhiên.
Khi con người biến tự nhiên thành đối tượng để thỏa mãn lòng tham, thì tất nhiên, tự nhiên sẽ trả đũa. Những thứ siêu trọng, siêu nạc, siêu trái…. thường đi kèm với “siêu nhạt”, “siêu độc”… cảm tưởng như tự nhiên đành phải pha loãng mình ra để đảm bảo về số lượng. Tự nhiên cũng như quả bong bóng, có ngần ấy thôi mà anh cứ thổi mãi, thì bong bóng cũng chỉ rỗng ra rồi đến lúc nổ bụp. Quy luật của quả dưa hấu ở Trung Quốc có lẽ cũng vậy.
Sự pha loãng của tự nhiên khiến cái miệng của chúng ta bắt đầu thèm những gà ta, lợn lửng, vịt cỏ… Rồi thì “gà ta” phải kèm theo “thả đồi”, “có mò mò” (loài ký sinh thường có ở những con gà thả rông) mới là của xịn. Nhưng chưa biết chừng, rồi đến lúc gà ta nào cũng xài cám cò, thì có lẽ phải ăn… gà rừng (chấp nhận vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã) thì may ra mới tìm lại được hương vị của đĩa thịt gà thái lá chanh thân thuộc ngày xưa.
Quả dưa hấu nổ tung chỉ là một ví dụ cho lòng tham của con người trong cách ứng xử với tự nhiên. Công nghệ sinh học hay các giải pháp kỹ thuật mới trong trồng trọt chỉ được xem là tiến bộ và nhân văn khi nó coi tự nhiên là bạn, tôn trọng đời sống riêng của các con vật và cây trồng. Có thể chúng ta sẽ phải chấp nhận ăn ít thịt thà, rau quả đi, nhưng bù lại miếng ăn sẽ ngon hơn, và nhất là sau bữa ăn, chúng ta có thể “cảm ơn” con vật ấy, cây trồng ấy đã “làm ra mật ngọt cho đời”.

Đông Kinh
========================================
Tri thức khoa học có xuất xứ từ văn minh Tây phương đã chứng minh tính chân lý của nó trong việc khám phá tự nhiên, thay đổi bộ mặt xã hội và cuộc sống con người, mang lại cho cả thế giới với những phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, những tiện nghi đầy đủ cho một cuộc sống phồn vinh. Đó là một thực tại khách quan.
Nhưng có mâu thuẫn gì trước những hậu quả của nó gây ra cho con người, mà đập Tam Hiệp, các nhà máy thủy điện ngăn sông chảy vào Biển Chết….Cùng với những hậu quả tai hại của sự khai thác tài nguyên cạn kiệt trên trái Đất này, là những hệ quả cũng rất khách quan của chính tri thức khoa học hiện đại, đang đe dọa tương lai của từng dân tộc và của cả nhân loại? Những nhà khoa học hàng đầu đã lên tiếng về một tương lai không mấy sáng sủa của con người trong vòng một , hai trăm năm nữa.

Câu trả lời của cá nhân tôi – nhân danh nền Lý học Đông phương có cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam Dương Tử – không cần khoa học thẩm định để công nhận hay bác bỏ – rằng:
Những tri thức khoa học hiện đại có xuất xứ từ nền văn minh Tây Phương – mặc dù phản ánh đúng thực tế những quy luật khách quan. Nhưng đó chí là những qui luật cục bộ, hết sức hạn chế của một vũ trụ vĩ đại. Nó không phải là một kiến thức tổng hợp phản ánh qui luật tổng hợp của toàn bộ vũ trụ. Nhưng với những kiến thức khập khiễng, nhỏ nhoi và cục bộ đó, con người đã xâm hại vào tự nhiên theo hiểu biết của mình.
Không hề có mâu thuẫn giữa tri thức khoa học và hệ lụy của nó trong sự hủy diệt ngay chính môi trường sống của con người. Mà đó chính là vì con người đã không hiểu hết tự nhiên và chính nó. Nhưng lại tuyệt đối hóa những tri thức nhỏ nhoi của mình trước thiên nhiên vì nhu cầu của con người.
Hay diễn đạt một cách khác: Đó chính là mâu thuẫn giữa những hiểu biết cục bộ và sự tuyệt đối hóa tri thức đó, như là chân lý cuối cùng.
“Chưa được khoa học công nhận ” – một sự kiêu hãnh rất lố bịch và dốt nát.
Nền văn minh Đông phương huyền vĩ, một thời thống trị toàn bộ tri thức của hơn một nửa nhân loại trong trong hàng ngàn năm lịch sử đã làm ngỡ ngàng các tri thức văn minh Tây phương, khi hai nền văn minh giao lưu bắt đầu từ vài trăm năm trước. Đây cũng là một thực tại khách quan. Hay nói cách khác: Đó là chân lý hiển nhiên. Nhưng, những trí thức cục bộ của văn minh Tây phương đã không thể giải thích được những khái niệm, những quy ước và phương pháp ứng dụng thuộc văn minh Đông phương. Nó không hiểu được bản chất của thiên nhiên, vũ trụ và con người mà nền Lý học Đông phương phản ánh.
Nhưng chính sự kiêu hãnh của tri thức khoa học hiện đại – có xuất xứ từ văn minh Tây phương – mang lại những tiện nghi cho con người thỏa mãn sự đam mê – đã không công nhận những tri thức của nền văn minh Đông phương. Nó  “chưa được khoa học công nhận  ” – Mặc dù sự tồn tại hiển nhiên của những tri thức ứng dụng Đông phương trải đã hàng Thiên niên kỷ trong lịch sử của nó.
Thực ra, cụm từ  “Chưa được khoa học công nhận ” chỉ xảy ra ở những tầng lớp trí thức trung bình, giáo sư, tiến sĩ trở xuống. Những nhà khoa học đầu bảng ít khi họ sử dụng khái niệm này. Qua đó thấy rằng: Sự  “công nhận  ” hay  ” không công nhận  ” nhân danh khoa học, thực ra chỉ phụ thuộc vào tri thức khoa học của những cá nhân, hoặc nhóm có quyền lực khoa học.
Thật lố bịch, khi mà cả nền tảng tri thức khoa học hiện đại cũng chỉ mới phát hiện được rất cục bộ sự vận động vĩ đại của tự nhiên và cả vũ trụ. Khi mà chính khái niệm   “khoa học ” thì ngay cả cộng đồng khoa học thế giới cũng không có một khái niệm thống nhất. Nhưng khốn khổ thay! Cái tri thức khoa học hiện đại ấy lại quyết định tính chân lý cho mọi sự phát triển trên thế gian này, nhân danh một khái niệm chưa có chuẩn mực rõ ràng! Chi tiết một tý, không ít người có quan niệm cho rằng: Một đề tài khoa học thật sự là phải được đăng trên tạp chí khoa học có uy tín. Mọi người có thể thấy điều này qua sự thống kê các đề tài khoa học, các bài viết của những nhà nghiên cứu được đăng ở các tạp chí khoa học có uy tín, để so sánh sự phát triển giữa các quốc gia về tri thức khoa học. Tức là nó được quyết định tính khoa học bởi tri thức của một ban biên tập. Và với họ – đấy mới là được  “khoa học công nhận  “, mới được coi là sự phát triển sáng tạo có giá trị!?
Cá nhân tôi không phủ nhận rằng: Những tạp chí khoa học có uy tín đã đăng bài viết của ai đó thì tất nhiên đó là một chủ đề đáng chú ý. Nhưng điều đó không có nghĩa đó là tiêu chí đánh giá tính chân lý của nội dung chủ đề đó. Đương nhiên, những cái đầu tỉnh táo đều hiểu điểu này.
Sản phẩm của sự tuyệt đối hóa tri thức khoa học ấy chính là những con đập thủy điện. Đó là cái nhìn trực quan, bởi lợi ích cục bộ do điện năng mang lại với nguồn năng lượng tưởng chừng vô tận của tự nhiên. Và một điều khôi hài nữa là: Chỉ ở những nước lạc hậu phương Đông càng chậm phát triển với tinh thần hãnh tiến vươn lên, mới xây đập thủy điện với một tỷ lệ rất cao và với tốc độ chóng mặt. Còn ngay các nước Tây phương – bao gồm cả Hoa Kỳ – nơi xuất xứ cội nguồn của tri thức khoa học hiện đại thì tỷ lệ xây đập thủy điện lại rất ít. Tôi đã sang Hoa Kỳ ba lần, đi qua 8 tiểu bang và hơn 25 thị trấn, thành phố ở đây. Tôi không hề thấy người dân ở đây tự hào về thành tích xây đập thủy điện của họ. Họ cũng chẳng nhắc nhở gì đến đập thủy điện.
Hậu quả của nó là gì?
Ngoài việc trước mắt và mọi người đều thấy là chính người Trung Quốc đã thừa nhận sai lầm khi xây đập Tam Hiệp, bởi những hệ lụy mà người ta nhận thấy trước mắt. Nhưng đó lại không phải hậu quả cuối cùng.
Hệ quả cuối cùng là đây:
========================================
Thảm kịch môi trường: Biển Aral đã chết.
08/07/10

Biển Aral rộng 68000km2, ở vùng Trung Á, thuộc lãnh thổ các nước Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan là các nước trong Liên bang Xô viết trước đây, đã từng là biển trong nội địa lớn thứ tư thế giới

Posted Image

Thảm kịch môi trường:

Biển Aral đã chết
Biển Aral rộng 68000km2, ở vùng Trung Á, thuộc lãnh thổ các nước Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan là các nước trong Liên bang Xô viết trước đây, đã từng là biển trong nội địa lớn thứ tư thế giới. Biển nhận nước của hai sông lớn Syr Daria và Amu Daria tạo nên sự cân bằng ổn định về nước. Hai sông ấy chảy qua những vùng rộng lớn khô nóng của sa mạc. Từ những năm 1930, đã có ý kiến lấy nước hai sông đó tưới cho vùng sa mạc để biến nó thành vùng đất trồng bông. Đến những năm 1960 thì bắt đầu triển khai những dự án đào kênh lấy nước sông để tưới. Những vụ thu hoạch bông đầu tiên mang lại kết quả khả quan càng thúc đẩy mở rộng diện tích tưới, lấy đi 20 ~ 60 tỷ m3 nước sông lẽ ra phải chảy vào biển Aral. Thực ra hiệu quả chuyển nước khá thấp, nước ngấm và lãng phí, thất thóat nước có chỗ lên tới 75%. Nhiều tiếng nói phản đối, nhưng nghĩ lại thì đã quá muộn. Nước biển cạn rất nhanh.

Resized to 93% (was 800 x 177) – Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

Vị trí biển Aral trên bản đồ một phần Bắc bán cầu

Resized to 93% (was 800 x 389) – Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

Bản đồ vùng biển Aral ở Trung Á (phải) và mặt biển bị thu hẹp qua các năm 1960 ~ 2008 Thảm họa môi trường xảy đến. Tài nguyên động vật và thực vật biển bị hủy diệt hoàn toàn. Nghề đánh cá không còn. Giao thông thủy cũng chấm dứt. Cả vùng đáy hồ trở thành đầm lầy rồi thành sa mạc lẫn muối. Tàu đánh cá và chuyên chở mắc cạn nằm chỏng trơ. Đi lại chỉ còn các đàn lạc đà. Và khi nổi gió thì cát lẫn muối bay tung phủ khắp nơi. Những vùng dân cư không còn. Cả biển Aral xưa rộng bằng nửa vùng England (vương quốc Anh) đã thành sa mạc hoang vắng, chết chóc. Hàng loạt dân phải bỏ đi nơi khác. Dân ở cách xa hơn thi mắc nhiều bệnh lạ nhất là các bệnh về phổi và ung thư. Năm 2007 diện tích biển chỉ còn lại 10%. Bây giờ người ta đang tìm cách hồi sinh biển Aral, đưa dòng nước của hai sông Syr Daria và Amu Daria về lại biển Aral. Công việc không hề đơn giản, không thể một sớm một chiều và không phải là không tốn kém. Chúng ta hãy chờ xem và điều quan trọng là luôn nhớ bài học đau xót về môi trường tại biển Aral.

Resized to 93% (was 800 x 296) – Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

Tưới bông và một số vụ thu hoạch khá “hấp dẫn”

Resized to 93% (was 800 x 230) – Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

Ảnh chụp biển Aral từ trên không vào các năm 1973, 1986, 2001, 2004, 2007

Resized to 93% (was 800 x 414) – Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

Đáy biển cạn thành sa mạc với cát trộn muối (trái). Đoàn lạc đà đang “vượt biển” Aral bên cạnh xác những chiếc tàu mắc cạn (phải).

Resized to 93% (was 800 x 492) – Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật

Posted Image

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Kimoon đang đứng tại một “di tích” cảng cá bên bờ biển Aral “xưa” trong chuyến đi thị sát năm 2009.

A.H.A. sưu tầm
========================================
Trên thực tế biền Aral đã chết! Tất cả thế giới khoa học hay  “mê tín dị đoan “, siêu hình, duy tâm, duy vật, các kiểu tín ngưỡng, tôn giáo…. đều nhìn thấy rất trực quan như thế! Nhưng sẽ chẳng ai giải thích được vì sao nó chết. Người ta bảo đó là do những con đập thủy điện. Đó chỉ là sự miêu tả một hiện tượng khách quan có sự liên hệ trực tiếp tới biển Aral. Bởi vì, sau 30 năm, khi những con đập này xuất hiện thì biển Aral cạn dần và đã chết. Nhưng về mặt lý thuyết thì người ta không thể chứng minh trên cơ sở tri thức khoa học hiện đại rằng: Biển Aral đã chết vì những con đập thủy điện. Vì – như tôi đã xác định: Kiến thức khoa học hiện nay chưa phải là chân lý cuối cùng. Đó chỉ là những kiến thức cục bộ. Nên cái tri thức khoa học đó không thể nào chứng minh về mặt lý thuyết rằng: Chính những con đập đã giết chết biển Aral. Và hậu quả là những con đập vẫn xây dựng ngày một hoành tráng và tràn lan khắp nơi. Đập Tam Hiệp là một ví dụ. Đã vậy, người Trung Quốc còn có kế hoạch xây ngót cả chục con đập trên dòng Mekong chảy qua nước họ….
Hậu quả của nó sẽ như biển Aral. Nhưng lần này không phải biển Aral, mà là toàn bộ hạ lưu Nam Dương tử và vùng hữu ngạn con sông này sẽ lâm vào thảm họa môi trường. Hạn hán, suy kiệt đất đai, mưa lũ bất thường sẽ xảy ra ở đây. Họ không thể phá con đập ra. Đã quá muộn để làm lại.
==========================================
Đập Tam Hiệp: Những nguy cơ thảm họa
Chủ Nhật 22.5. 2011. 09:25 (GMT+ 7)
TT – Có hai thừa nhận về đập Tam Hiệp: chính quyền Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hiệp “có nhiều vấn đề khẩn cấp cần giải quyết về môi trường, sinh thái”; giới chuyên gia môi trường Trung Quốc thừa nhận “đã quá muộn để sửa chữa”.

“Chẳng thể làm nổ tung con đập!”
C
huyên gia môi trường kỳ cựu ở Trung Quốc Đới Thanh cho rằng dù thừa nhận các vấn đề do đập Tam Hiệp gây ra, chính quyền Bắc Kinh khó có thể làm gì. “Đã quá trễ để giải quyết những vấn đề đó” – ông khẳng định. Chuyên gia môi trường Vương Vĩnh Thần cho rằng Bắc Kinh có thể giải quyết một số vấn đề như cải thiện chất lượng nước, nhưng cũng thừa nhận: “Chẳng thể làm gì nhiều. Chúng ta chắc chắn không thể cho nổ tung con đập đó được”. Dù vậy, giới bảo vệ môi trường Trung Quốc lại cho rằng tuyên bố của quốc vụ viện sẽ là một “vũ khí” chống lại trào lưu sính làm thủy điện tại Trung Quốc. Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Quốc còn lên kế hoạch sản xuất thêm 140 gigawatt thủy điện trong vòng năm năm tới. 

==========================================
Muộn rồi! Chính xác là như vậy. Ngoại trừ họ tự phá những con đập đã xây, hoặc nó tự vỡ tung bởi những nguyên nhân tự nhiên. Như động đất chẳng hạn…Và cần phải xác định rằng: Sẽ trở nên quá muộn để cứu vãn tính thế – Nếu không có chuẩn bị ngay từ bây giờ!
Có một điều khôi hài là:  Khi tri thức khoa học hiện đại không thể chứng minh về mặt lý thuyết sự tàn phá môi trường của các đập thủy điện – mặc dù nó sờ sờ ra đấy – thì nó lại cố chứng minh có sự tồn tại Hạt của Chúa – một thứ hạt vật chất mà tri thức khoa học chỉ là suy luận ra.
Về vấn đề này Lý học Đông phương đã chứng minh từ lâu trên cơ sở lý thuyết trong hệ thống phương pháp luận của nó. Chí ít nó giải thích thể này – Đại ý: Mọi công trình xây dựng lớn nhỏ cần xét đến
“””””””long mạch  “Quí vị có thể cho rằng khái niệm  “Long mạch  ” là mơ hồ, là  ” mê tín dị đoan  “, là  “siêu hình ” , là  “không có cơ sở khoa học  “…tùy. Tôi không tranh luận. Nhưng đấy là một cách giải thích của Lý học Đông phương mà lý thuyết khoa học hiện đại không có một khái niệm nào để giải thích. Và khái niệm  ” Long mạch “- mà quí vị có thể chê bai đó – nằm trong tổng thể cả một hệ thống phương pháp luận của nó.
Với Hạt của Chúa thì cá nhân tôi – nhân danh cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử – xác định rằng: Về mặt lý thuyết sẽ không có Hạt của Chúa!
 “Cộng đồng khoa học thế giới ” sẽ không bao giờ tìm ra loại Hạt này! Cho đến ngày hôm nay – khi tôi đang gõ hàng chữ này – đã gần ba năm trôi qua khi máy gia tốc hạt khởi động đi tìm  ” Hạt của Chúa  “, họ vẫn không thể tìm thấy. Những phương tiện thông tin đại chúng im re và không thấy ai nhắc nhở đến nó.
Hạt của Chúa thì hãy để Thượng Đế quyết định sự tồn tại của nó!
Có một lý thuyết đã tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại – cụ thể là nền Lý học Đông phương với nền tảng căn bản là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Lý thuyết này ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, có khả năng tiên tri…Nó hướng cuộc sống con người tới sự hài hòa với thiên nhiên bởi chính sự hiểu biết thiên nhiên một cách sâu sắc. Nó chính là cứu cánh của tương lai. Đó chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm.
Rất tiếc! Chính người Trung Quốc tự nhận mình là cái nôi của nền Lý học Đông phương, nhưng đập Tam Hiệp lại không có tiếng nói của thày Phong thủy – chỉ là một khoa trong các phương pháp ứng dụng vô cùng đồ sộ của nền văn minh Đông phương.

Cách giải thích hợp lý hơn cả:
Suy cho cùng thì việc xây đập Tam Hiệp chỉ là kết quả cuối cùng của một nhận thức chưa hoàn chỉnh của tri thức khoa học hiện đại và người Trung Quốc không hề là chủ nhân đích thực của Lý Học Đông phương.

Không chỉ có Đập Tam Hiệp, chúng ta xem tiếp thông tin sau đây:
========================================
Hồ lớn nhất Iran đang biến thành…muối

(Dân trí) – Từ trên đồi, Kamal Saadat buồn bã nhìn hàng trăm vị khách tiềm năng, vì biết anh không thể đưa họ đi du thuyền để thưởng ngoạn một kỳ nghỉ cuối tuần trên hồ Oroumieh, hồ nước mặn lớn thứ ba thế giới, vốn đẹp như tranh vẽ vào mùa xuân.

Posted Image

60% lòng hồ Oroumieh bị biến mất, nhường chỗ cho lớp muối ngày càng kết đặc.

“Đây này, thuyền bị mắc cạn…Không thể di chuyển được nữa”, Saadat nói và chỉ ra nơi con thuyền nằm chết dí giữa đống muối đang ngày một trở nên đông cứng và than vãn không hiểu tại sao hồ lại đang biến mất.
Theo các chuyên gia, hồ dài nổi tiếng này, nơi cư ngụ của các loài hồng hạc, bồ nông, mòng biển di cư, đang teo lại tới 60% và có thể biến mất hoàn toàn chỉ trong vài năm nữa. Nguyên nhân là do hạn hán, chính sách tưới tiêu chưa hợp lý, cùng việc xây dựng đập ngăn sông.

Posted Image


Một con thuyền bị mắt cạn trên lòng hồ kết đặc muối.

Chỉ hai năm trước đây, ngoài trồng quả hạnh và nho, Saadat kiếm sống thêm bằng nghề đưa khách đi du thuyền. Nhưng khi nước hồ giảm cùng nồng độ mặn tăng, anh thấy phải dừng thuyền cứ 10 phút một lần để kiểm tra chân vịt và cuối cùng anh phải từ bỏ công việc thứ hai của mình.
“Du khách sẽ không thích một chuyến đi tẻ ngắt như thế”, anh cho biết và nhấn mạnh họ phải vượt qua hàng trăm mét lòng hồ đầy muối để đi từ cầu tàu ra chỗ để thuyền.

Posted Image


Những gì còn lại của một cầu tàu không còn hoạt động.

Vào tháng 4 vừa qua, giới chức Iran đã phải ngưng hoạt động ở một cầu tàu gần đó trong vịnh Golmankhaneh, do thiếu nước trong hồ. Và giờ đây mực nước sâu nhất ở lòng hồ chỉ 2m. Cầu tàu ở vịnh Sharafkhaneh và Eslami cũng phải đối mặt với tình cảnh tương tự.
Nước hồ cạn cũng khiến ngành kinh doanh khách sạn và hoạt động du lịch trong vùng bị ảnh hưởng. Nhiều dự án khách sạn vẫn giậm chân tại chỗ do giới đầu tư còn đang lưỡng lự.
Ngoài du lịch, hồ với nồng độ muối tăng cũng đe dọa ngành nông nghiệp trong vùng gần đó, tại tây bắc Iran, do bão đôi khi mang theo nước muối tới tận các cánh đồng. Nhiều nông dân lo ngại về tương lai đất đai của họ, vốn từ nhiều thế kỷ nay nổi tiếng trồng được những loại táo, nho, quả óc chó, quả hạnh, hành, khoai tây ngon.
“Gió mặn sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh mà còn ảnh hưởng tới ngành trồng trọt ở những vùng xa hơn nữa”, Masoud Mohammadian, quan chức nông nghiệp ở vùng phía đông hồ, cách tây bắc thủ đô Tehran 600km cho hay.

Posted Image

Hồi tháng 4, chính phủ Iran đã công bố nỗ lực 3 bước nhằm cứu hồ, gồm chương trình trồng mây để tăng lượng mưa trong khu vực, giảm lượng nước tiêu dùng cho hệ thống tưới tiêu và cung cấp nước cho hồ từ các nguồn nước ở xa.
Một số chuyên gia cho rằng chương trình điều khiển thời tiết chỉ là “hành động tượng trưng” của chính phủ. Theo họ cách tốt nhất là xả thêm nước hiện đang bị các con đập nắm giữ. Lượng nước bốc hơi đã cao gấp 3 lần lượng nước mưa, đặt các dòng sông có nghĩa vụ quan trọng để “nuôi” hồ. Theo một chuyên gia, chính phủ phải cho phép xả 20% lượng nước từ các đập xuống mới có thể cứu được hồ.

Posted Image


Muổi biển kết đặc tại rìa hồ.

Song Mostafa Ghanbari, thư ký ban Xã hội cứu hồ Oroumieh, tin rằng “cách duy nhất để cứu” hồ là chuyển nước từ biển Caspia vào. Nhưng dự án này được đánh giá là đầy tham vọng, yêu cầu phải xây dựng đường ống dẫn nước dài khoảng 700km.
Tại thành phố xinh đẹp, xanh tươi Oroumieh chủ đề về số phận của hồ được dân chúng thường xuyên bàn luận ở các quán trà và trên phố. Nhiều người vui mừng trước quyết định trồng mây, với hi vọng tăng lượng nước mưa cho vùng.
“Đây là một quyết định đúng. Mỗi đêm tôi nhìn lên đám mây đen đang đến và nói với gia đình rằng sẽ sớm có mưa”, và vào một số đêm, mưa đã đến thật, Masoud Ranjbar, một lái xe taxi cho biết.

Posted Image


Oroumieh là hồ nước mặn lớn thứ ba thế giới.

Song ngoài những cuộc tranh luận của giới chức nhà nước cũng như địa phương, một số người dân ở quanh vùng lại gợi ý một cách khác để cứu hồ. Truyền thuyết địa phương kể rằng, loài hoa lay ơn tím dại có một vai trò thần diệu. Loài hoa này được trồng hàng năm trong suốt một ngàn năm qua ở Oroumieh, nơi một nàng công chúa của Oroumieh bị giết hại khi nàng cảnh báo mọi người trong thành phố về kẻ thù đang đến.
Một ngày gần đây, khi chiều tà nhuộm vàng hồ, Kamal, người lái thuyền đã cố gắng tìm kiếm hi vọng ở những bông hoa. “Bạn thấy không, hòa lay ơn tím dại vẫn đang chuẩn bị nở vào mùa xuân. Thành phố và hồ cuối cùng có thể sống”, anh nói.

Phan Anh Theo AP
========================================

Vâng! Cứu cánh của hồ Oroumieh chỉ còn trông vào một huyền thoại khi con người đã quá tuyệt đối hóa vào tri thức khoa học.

========================================
* Tài liệu tham khảo:
Định nghĩa khái niệm khoa học:
http://www.tchdkh.org.vn/ttchitiet.asp?code=7171

Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.