CÁI GÌ ĐÂY?

Trong các mục giải trí trên các phương tiện thông tin thường có mục  “Cái gì đây?  “. Trong đó thể hiện những hình tượng rất cô đọng và tùy theo trí tưởng tượng của người tham gia sẽ diễn giải ra một thực tại hợp lý.
Nhưng đây không phải trò chơi giải trí. Mà là một hiện tượng không chỉ liên quan đến quyền lợi của dân tộc Việt, mà còn liên quan rất xâu chuỗi đến tất cả các mối quan hệ quốc tế trong tương lai. Nó sẽ quyết định thế giới này đi về đâu!

Nhà khoa học hàng đầu Trinh Xuân Thuận nói:
“Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viễn dẫn đến toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ  “.
Tôi hiểu một cách rất sâu sắc miêu tả này của ông Trinh Xuân Thuận với nội dung của nó. Ít nhất tôi tự cho là như vậy.
Tất nhiên, lịch sử hình thành vũ trụ ấy bao gồm cả tính quy luật từ vi mô đến vĩ mô và có khả năng tiên tri. Chẳng có gì là ngẫu nhiên cả, xét về tổng thể quy luật vũ trụ. Sự ngẫu nhiên là nhận thức của con người. Do con người khi quán xét hiện tượng và vấn đề thường dùng phương pháp cô lập hiện tượng để tìm hiểu bản chất hiện tượng và những quy luật nội tai hoặc tương tác gần liên quan
Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam – vùng biển đảo mà trước đây không lâu và lịch sử tính bằng bằng hàng ngàn năm về trước, họ chưa hề có mặt ở đó – ngang nhiên phá hoại tài sản của chính phủ Việt Nam. Đó là hiện tượng.
Họ muốn cái gì đây?
==========================================
Yêu cầu TQ bồi thường thiệt hại vì cắt cáp dầu khí
Cập nhật lúc 27/05/2011 05:24:00 PM (GMT+7)

Posted Image

– Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền, đồng thời bồi thường thiệt hại sau khi 3 tàu hải giám nước này cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam. 

Hôm nay (27/5), trả lời Thông tấn xã Việt Nam về việc tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam, quan chức Bộ Ngoại giao xác nhận vào lúc 5h58’ sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 đã bị 3 tàu Hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò.
Tọa độ bị cắt cáp ở vị trí 12 o 48’25” Bắc và 111 o 26’48” Đông, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.

Posted Image


Thiết bị củatàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại. Ảnh: TTXVN

Quan chức Bộ Ngoại giao cho biết: Sáng nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Trước đó, trả lời báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu cũng thông báo việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam.
Việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong vùng biển của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động “hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN“, ông Hậu nói.
PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN; đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.
PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Hiền Anh
==========================================
Đấy là ở Biển Đông. Còn đây là Đông Bắc Á.
==========================================
Chủ tịch Triều Tiên muốn phi hạt nhân hoá
Thứ sáu, 27/5/2011, 07:44 GMT+7

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm qua, chủ tịch Kim Jong-Il nói ông nhất trí với mục tiêu của đàm phán 6 bên nhằm xây dựng bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân.

Truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Kim trong hội đàm với ông Hồ: “Chúng tôi hy vọng giảm căng thẳng trên bán đảo, theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên và kêu gọi sớm nối lại đàm phán 6 bên”.
Triều Tiên tẩy chay cuộc đàm phán gồm các bên Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Nga cách đây hai năm, sau khi bị LHQ trừng phạt vì đã thử tên lửa và hạt nhân. Đàm phán bắt đầu từ năm 2003, và vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng và từng nhiều lần trì hoãn rồi nối lại.
Ông Kim đang có chuyến công du tới Trung Quốc, được cho là bằng tàu hoả. Ông đã đi qua một số thành phố miền đông bắc, thăm các cơ sở kinh tế của Trung Quốc trước khi tới Bắc Kinh gặp ông Hồ.
Đây là lần thứ ba ông Kim tới thăm nước láng giềng kể từ năm ngoái. Trung Quốc là đối tác chính và là nhà tài trợ chính của Triều Tiên. Chuyến đi này được cho là để phía Triều Tiên học tập kinh nghiệm kinh tế của Trung Quốc. 
Mai Trang
==========================================
Ở đây – Đông Bắc Á – Bắc Triều Tiên không thấy có những ngôn từ mạnh mẽ đầy tính đe doa như năm ngoái, khi Nam Hàn và Hoa Kỳ mới tập trận lần đầu sau vụ chìm tàu. Những ngôn từ làm cho những kẻ yếu tim cứ tưởng uýnh nhau đến nơi. Nhưng bây giờ, khi Nam Hàn và Hoa Kỳ tập trận quy mô nhớn ngay biên giới Bắc Hàn thì họ lại lo chuyện ….kinh tế với mục đích cao cả  “Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên  ”  và được Trung Quốc ủng hộ. Những nước liên quan đến sáu bên tham gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga và Hàn Quốc thấy cũng chẳng có ý kiến gì. Cứ làm như họ không nghe thấy. Không biết mục đích chuyến đi của ngài Chủ Tịch Bắc Triều Tiên có đạt mục đích không. Chẳng thấy thông tin gì đáng quan tâm. Cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn đang tiếp tục….
Nhưng ở Biển Đông, người Trung Quốc tỏ ra quyết liệt trong việc thâu tóm vùng biển này. Lệnh cấm bắt cá, đâm chìm thuyền liên tục xảy ra. Và bây giờ trắng trợn xâm phạm tài sản của chính phủ Việt Nam. Trong lúc người Việt vừa mới bầu xong các đại biểu và chưa công bố những vị đắc cử để bầu chính phủ mới.
Chính phủ Trung Quốc xác định rằng họ chưa phải là đối thủ của Hoa Kỳ để đối đầu với Hoa Kỳ; rằng Hoa Kỳ và một số phương tiện truyền thông đã thổi phồng sức mạnh của họ…vv…và …vv….Có thể họ nói đúng. Nhưng đó là trong lúc này thôi. Họ đã phát biểu trong hoàn cảnh này trong mối tương quan với Hoa Kỳ. 
Khi mà mọi người từ quan lớn đến phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ như Thiên Sứ tôi đều hiểu như vậy.Còn tương lai khi họ mạnh lên thực sự thì chưa biết.
Nhưng chính những hành vi của họ đã làm cho họ bị hoài nghi, khi họ cho rằng  ” họ đang trỗi dậy trong hòa bình  ” và tất nhiên Hoa Kỳ  – một siêu cường đang ở thế  ” Đè đầu cưỡi cổ thiên hạ  ” . Ấy là nói  nôm. Nói chữ là số một thế giới – có lẽ cũng chưa lấy gì làm yên tâm lắm cho cái địa vị của mình, khi sự trỗi dậy của Trung Quốc đủ lớn sau này.  Hoa Kỳ có nhận thấy điều này không nhỉ? Chắc không cần tư vấn!
Nhưng sự tự tin của Trung Quốc có lẽ hơi cao về một tương lai đa cực, nên khiến cho cả thế giới – trong đó có Thiên Sứ tôi – hoài nghi một mơ ước nhỏ nhoi, ” quyền lợi nền tảng  ” của  ” phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ  ” về tính yên ổn khi  ” uống bia tươi với heo mọi giả chồn  ” là khi Trung Quôc trỗi dậy sẽ là thế lực đem lại ổn định cho hòa bình thế giới?
Sự tự tin ấy, được thể hiện rõ nét khi một vị tướng Trung Quốc có nhã ý chia sẻ gánh nặng về quân sự ở Tây Thái Bình Dương cho quân đội Hoa Kỳ thì vị đô đôc Hoa Kỳ  – tư lệnh ham đội Thái Bình Dương – đã thẳng thừng từ chối. Nếu là một nhà ngoại giao, chắc ông ta sẽ nói thế này : ” Rất cảm ơn quí quốc có nhã ý chia sẻ gánh nặng quân sự trong việc có mặt của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình dương. Nhưng tôi nghĩ các ngài nên tập trung vào phát triển kinh tế. Chúng tôi vẫn đủ khả năng làm việc này, chưa cần đến sự giúp đỡ của quí quốc “. Nhưng vì là một vị tướng nên ông ta nói đơn giản hơn : ” Không! Không bao giờ!  “. Sau đó thì  ” quyền lợi cốt lõi  ” và  ” quyền lợi căn bản  ” được bàn đến bằng những ngôn từ ngoại giao.
Tây Thái Bình Dương đấy nhá! Chứ không phải cái ao làng Biển Đông Việt Nam đâu ạ! Tức là – về lý thuyết – nó gồm từ eo biển Berin đến Nam Cực đều  ” chai hia  “. Về thực tế là gồm từ Nhật Bản tới hết Indo và có thể tới Úc. Kinh chưa?
Cái quyền lợi căn bản của Hoa Kỳ thể hiện khá rõ ở Đông Băc Á với những cuộc tập trận chung khá tốn kém trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở đây, Bắc Triều Tiên tỏ ra có xu hướng phục hồi kinh tế mang lại sự phồn vinh cho khu vực với sự ủng hộ của Trung Quốc về một bán đảo Cao Ly phi hạt nhân, hơn là đối đầu mạnh mẽ.
Nhưng ở Biển Đông, Trung Quốc thể hiện sự bảo vệ quyền lợi cốt lõi bằng hành động qua tuyên bố chủ quyền mà từ hàng ngàn năm trước cho đến ngày hôm nay là nơi người Trung Quốc chưa hề có mặt với tư cách là chủ nhân. Sự thể hiện rất ồn ào chứ không hề nhẹ nhàng khiêm tốn như ở Đông Bắc Á. Cả thế giới đều thấy . Nhưng ở đây, cái quyền lợi căn bản của Hoa Kỳ lại không mấy mãnh liệt . Các phương tiên thông tin thuộc về   ” quyền lợi căn bản  ” chỉ thông tin sự kiện và không có thái độ phê phán. Mặc dù đó là một vấn đề quan trọng, liên quan đến tính chính danh trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
Phải chăng không thể chia đôi Thái Bình Dương bằng Kinh tuyến, Trung Quốc chia bằng vĩ tuyến của Địa cầu?
” ” Im lặng là đồng ý!  “. ?.
Câu này nghe quen quen….Thì ra đó là câu triết lý của đám thanh niên khi tán gái ở thời Thiên Sứ tôi hồi còn trẻ. Nhiều thằng đã thành công khi ngỏ lời yêu đương và chỉ cần cô bé im lăng là ôm chấm lấy, hôn lấy hôn để. Nhưng nhiều thằng cũng bị ăn cái tát, mặc dù xác xuất ăn tát rất thấp. Nhưng không phải không bị. Thiên Sứ tôi vốn theo chủ nghĩa hoài nghi nên chẳng bao giờ tin vào câu triết lý vị nhân sinh này trong nghệ thuật tán gái. Sự im lăng của cô gái chính là lúc cô ta đang chưa kịp lựa chọn một phản ứng thích hợp.
Thiên Sứ tôi không phải là nhà hoạt động chính trị – tôi đã nhiều lần xác định công khai như vậy – Mục đích cuối cùng của tôi là minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Người ta có thể dẫn giải mục đích minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến gây ảnh hưởng chính trị và có thể không ít trở ngại liên quan vì sự suy luận ngớ ngẩn này. Với sự suy luận ngu dốt đó thì đặt ngược lại vấn đề: ” Việc phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến có ảnh hướng chính trị không? Có mang mục đích chính trị không ?  “. Tất nhiêm đám  có quan điểm  ” Tổ tiên ta ở trần đóng khố  ” và là  ” Liên minh bộ lạc  ”  nhao nhao lên bảo không! Chính họ xác định rằng thì là   ” khoa học  ” và được  ” hầu hết các nhà khoa học trong nước  ” cũng như  ” cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ  ” . Thế thì đây cũng không!  Vậy thì làm sao lại có thứ áp đặt một chiều thế nhỉ? Làm sao chỉ có chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến thì ảnh hướng chính trị còn phủ nhận Việt sử là khoa học nhỉ? Bởi vì – chính luận điểm phủ định Việt sử gần 5000 năm văn hiến không đủ tư cách khoa học để bảo vệ luận cứ của nó. Nên nó phải tìm những biện pháp khác phi khoa học nhằm bảo vệ luận điểm bằng cách gán cho luận điểm bênh vực Việt sử 5000 năm văn hiến gây ảnh hưởng chính trị. Đó là câu chiên rất nhậy cảm. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu để Thiên Sứ tôi xác định rằng: Không có mục đích chính trị khi minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Với mục đích thật sự khoa học này
 – dù khoa học được định nghĩa theo bất cứ khái niệm nào được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận – tôi đã xác định một cách rất khoa học với đầy đủ tư cách của nó, để có thể tự tin trước bất cứ một hội đồng khoa học quốc tế nào ,  rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành của nền Lý học Đông phương chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ khoa học mà tất cả các nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước.
Đã là lý thuyết thống nhất, nó phải giải thích được tất cả mọi hiện tượng và vấn đề liên quan đến vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống xã hội và con người với khả năng tiên tri.
Nếu không có một lý thuyết thống nhất thì sẽ không bao giờ có một thế giới hội nhập trong hòa bình. Đó là điều kiện tiên quyết. Nếu những cái đầu bã đậu không hiểu được điều này thì hãy coi đây là lời tiên tri của Thiên Sứ tôi.
Tuân thủ tiêu chí đó thì tất cả các diễn biến quốc tế quan trọng và mang tính đại cuộc đều không nằm ngoài khả năng tiên tri của Lý học Đông phương, từ nhiều năm nay. Tất nhiên trong đó có cả sự kiện liên quan đến việc cắt dây cáp và xâm phạm quyền lợi của chính phủ Việt Nam.
” ” Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ.”
Việc Trung Quốc cắt dây cáp thuộc tài sản của chính phủ Việt Nam hoàn toàn không phải chuyện nhỏ. Nó chính là một hiện tượng trong lịch sử hình thành vũ trụ để quyết định tương lai có khả năng tiên tri.
Đã có không ít nhà tiên tri xác định rằng: Chiến tranh thế giới thứ III sẽ nổ ra. Nhưng đó là những lời tiên tri cảm ứng, không có cơ sở phương pháp luận của một lý thuyết là nguyên nhân của nó . Thiên Sứ tôi xác định sẽ không có thế chiến thứ III – hiểu theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa sẽ không xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa những siêu cường.
Tương lai con người sẽ đi về đâu qua sự kiện này – mà sự phân tích trong bài viết này sẽ xác định tất cả những lời tiên tri liên quan đúng hay sai ở mức độ nào.

Trỗi dậy trong hòa bình và quyền lợi cốt lõi.
Khi Trung Quốc chưa hề đóng vai trò một siêu cường, họ không nói năng gì đến vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa là của họ. Ít nhất vào trước cả thời Nguyễn Quang Trung, qua triều đại Nguyễn Gia Long và cho đến gần đây. Đến nay, họ trỗi dậy và tuyên bố chủ quyền. Họ coi đó là lẽ đương nhiên,  khi mà trước đây không hề có mặt người Hán ở đấy với tư cách ở trên lãnh thổ quốc gia.Đây là vùng biển của người Việt đã sinh sống từ hàng ngàn năm trước. Và hơn hai ngàn năm trước, địa bàn của người Việt còn ở cả Nam Dương tử với Việt sử gần 5000 năm văn hiến với những bằng chứng lịch sử không thể chối cãi.  Sự bành trường tiếp tục của Hán tộc trong từng thời kỳ lịch sử đã đẩy những tộc người sống ở Nam Dương tử – mà người Việt là dân tộc chủ đạo của quốc gia Văn Lang lùi xuống phía nam và các vùng biển đảo lân cận, trong đó có Nhật Bản.
Với một chân lý của lịch sử như vậy, Trung Quốc không có cơ sở nào về mặt lịch sử để xác định chủ quyền tại các vùng biển đảo Việt Nam.
Nhưng chính sự trỗi dậy của họ là tiền đề cho việc xác định chủ quyền bằng sức mạnh. Và họ đã thể hiện bằng những con tàu Hải Giám đến dùng sức mạnh để phá hoại tài sản của chính phủ Việt Nam. Hoàn toàn không hề lịch sự và thể hiện thiện chí. Mạnh được yếu thua và luật rừng đã thể hiện ở đây. Có điều nó màu mè hơn.
Sự kiện mới nhìn chỉ là Tàu Trung Quốc xộc vào lãnh hải Việt Nam, cắt dây cáp thăm dò dầu khí của chính phủ Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam ra công hàm phản đối yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Tôi tìn rằng nếu qui ra thóc thì số tiền bồi thường dây cáp đứt, sẽ chẳng là cái đinh gì so với tài sản của một cường quốc có tích lũy vốn hàng 3000 tỷ dol. Nhưng nếu Trung Quốc bồi thường và xin lỗi thì tức là họ xác định chủ quyền Việt Nam trong vùng biển nói trên. Cho nên nó không đơn giản như vậy. Tôi đã xác định rằng: Trung Quốc sẽ coi đó là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của họ. Quả nhiên đúng như vậy – Đó sẽ là cách trả lời của họ. Cách trả lời này được bảo đàm bằng sức mạnh quân sự phía sau, mà không đếm xỉa tới chân lý. Đấy là hiện thực của cái gọi là  ” trỗi dậy trong hòa bình  “. Họ tỉa từng quốc gia yếu hơn để giành quyền lợi. Nhóm ” ” quyền lợi căn bản  ” im lặng.
Nhưng chính vì tính chất không đơn giản là trị giá tài sản của chính phủ Việt Nam bị Trung Quốc phá hoại, mà là chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Nên Việt Nam còn một biện pháp nữa – rất hòa bình và theo đúng tính chính danh của luật quốc tế là:
Kiện lên tòa án Quốc tế hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Là một thành viên của Liên Hợp Quốc, dù muốn hay không, cộng đồng quốc tế phải can thiệp. Và chính Trung Quốc vốn là một thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An sẽ phải tham gia việc này và họ không thể cản trở Việt Nam đưa vấn đề lên Liên Hợp Quốc và tòa án Quốc tế, chính vì địa vị của họ.
Sự kiện xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc sẽ được phán xét bởi cộng đồng quyền lực quốc tế với các vấn đề liên quan. Tôi tin rằng:
Lúc ấy Việt Nam sẽ có đủ thông tin để biết và có một đối sách thích hợp. Ít nhất có tính thời điểm trước mắt.
Nhưng vấn đề sẽ không chỉ dừng ở đây, chính bởi bản chất của sự  “Trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc “. Hiện tượng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam sau sự trỗi dậy trong hòa bình này sẽ đi về đâu?
Trước khi tiếp tục, xin mời các bạn quan tâm đến blog của Thiên Sứ tôi xem nội dung bài báo này đăng trên Tuanvietnam.vn
==========================================
Trật tự dưới sức ép
Tác giả: Hugh White
Bài đã được xuất bản:  28/05/2011 05:00 GMT+7 

Nguy cơ vài thập kỷ tới của châu Á sẽ ít hòa bình và thịnh vượng hơn những thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam đang rõ nét dần vì trật tự hậu chiến tranh Việt Nam đang phải chịu sức ép – chính là kết quả của chính thành công mà nó đạt được.

Hòa bình và hợp tác đã mang lại tăng trưởng kinh tế, và sự tăng trưởng này giờ đây đang hủy hoại các nền tảng của trật tự tạo ra nó.
Tại châu Á ngày nay, lực lượng chính tạo ra thay đổi trong trật tự quốc tế là tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Sức nặng kinh tế của Trung Quốc trên thế giới đã thay đổi đáng kể từ năm 1972, khi Nixon đến Bắc Kinh và các nền tảng của trật tự hậu chiến tranh Việt Nam ở châu Á được tạo ra, không chỉ là trong so sánh GDP, mà còn ở quy chế nước chủ nợ của Trung Quốc và tầm quan trọng của nền kinh tế nước này trong vai trò là một động lực cho tăng trưởng toàn cầu. Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh, sự thay đổi trong tương quan quyền lực sẽ hủy hoại trật tự hậu chiến tranh Việt Nam.
Nhằm duy trì hòa bình, một trật tự mới sẽ cần được tạo ra, phản ánh tương quan quyền lực mới, và thích nghi tốt với lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm chính của các cường quốc chính. Nếu điều đó không xảy ra, không có lý do gì để hy vọng là hòa bình sẽ được gìn giữ.

Posted Image


Những người theo thuyết thực tế của trường phái Mearsheimer tin vào định mệnh lịch sử, rằng tất cả các cường quốc lớn đang nổi đã tạo ra các cuộc chiến tranh cơ học khi thách thức của họ đối với trật tự hiện nay vấp phải sự chống cự của các cường quốc được xác minh. Như vậy theo quan điểm này, cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc là không tránh khỏi.
Quan điểm này có vẻ quá bi quan. Tất cả các nước lớn ở châu Á, kể cả Mỹ và Trung Quốc, đều có lợi trong việc gìn giữ hòa bình, vì hòa bình rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu hóa. Nhưng chúng ta phải thận trọng để không mắc lỗi ngược lại, là tin rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và giải thoát khỏi tính tư lợi sẽ ngăn cản nguy cơ xảy ra chiến tranh. Trong hơn 200 năm qua, ảo tưởng dễ chịu này đã đánh lạc hướng mọi người vào ý nghĩ là không cần điều chỉnh chính sách để ngăn chặn chiến tranh.
Trọng tâm của vấn đề là sự song tồn, bất ngờ nhưng không thể phủ nhận, của chủ nghĩa dân tộc và toàn cầu hóa. Về lý thuyết, việc sáp nhập dân tộc trở nên kém quan trọng khi toàn cầu hóa thay đổi cuộc sống người dân, và các nhà nước mất quyền lực và tầm ảnh hưởng và không còn hành xử như trước đây. Trên thực tế, điều ngược lại đã xảy ra: những nước như Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng trưởng mạnh hơn nhờ toàn cầu hóa, họ đã hành xử như các quốc gia truyền thống, và khi người dân trên thế giới kết nối với nhau nhiều hơn, họ càng gắn bó với quốc tịch của mình hơn. Thay vì làm biến mất quốc gia-dân tộc, toàn cầu hóa dường như dẫn tới một thế giới gồm một số lớn các nhà nước hùng mạnh hơn bất cứ lúc nào trước đây.
Chắc chắn điều này đang xảy ra tại châu Á, và không chỉ vì Trung Quốc. Ấn Độ, Nhật Bản, và trong tương lai là cả Nga, Triều Tiên và Indonesia, có thể đều đưa ra đòi hỏi quy chế cường quốc chính trong những thập kỷ tới. Trên thực tế, chúng ta dường như hướng tới kiểu trật tự đa cực ở châu Á mà một số người tiên đoán trong những năm 1960. Điều đó đã không xảy ra khi đó, và một số người có thể hỏi tại sao bây giờ nó lại xảy ra. Trong những năm 1960, tương quan quyền lực đã thay đổi ít hơn so với ngày nay, và đặc biệt sức mạnh kinh tế tương đối đã thay đổi ít hơn ngày nay (và có thể tiếp tục như vậy trong những thập kỷ tới).

Các mô hình cho một trật tự mới
Vậy hệ thống quốc tế nào có thể thay thế trật tự hậu chiến tranh Việt Nam theo hướng ngày càng đa cực hóa châu Á? Các mô hình không có nhiều (thế giới đã chứng kiến tương đối ít ví dụ về các hệ thống quốc tế bao gồm một số quốc gia-dân tộc hùng mạnh), và những mô hình tồn tại hiện nay có từ trong lịch sử châu Âu.
Thật không khôn ngoan khi đưa ra tiền lệ châu Âu cho các vấn đề của châu Á, nhưng dường như không có cách nào tốt để đặt ra các câu hỏi về tương lai châu Á hơn là dưới dạng quá khứ của châu Âu. Cách này đã được áp dụng nhiều lần trước đây (nổi tiếng nhất là Aaron Friedberg trong cuốn tiểu luận Liệu quá khứ của châu Âu sẽ là tương lai châu Á?).
Nhưng các phân tích như thế thường giới hạn ở một trong nhiều quá khứ của châu Âu trong khi có ít nhất 4 mô hình trong lịch sử châu Âu có thể dành cho tương lai châu Á.
Thứ nhất, đó là mô hình Đế chế La Mã từ thế kỷ đầu tiên của Giáo hội Anh. Đây dường như là mô hình mà Washington chọn lựa. Gần đây người ta viết nhiều về so sánh nước Mỹ hiện đại với La Mã thời hoàng kim. Hầu hết đều không nói nghiêm túc, nhưng ý tưởng cho rằng Mỹ có thể duy trì mãi mãi – hoặc ít nhất trong những thập kỷ tới – vai trò bá chủ của mình ở châu Á đã khắc sâu trong suy nghĩ của chính giới Mỹ.
Vả lại ý tưởng này không phải là không nhận được sự ủng hộ ở Tây Thái Bình Dương: nhiều người ở Nhật Bản, Đông Nam Á và Australia chắc chắn sẽ thấy đây là một mô hình hấp dẫn cho tương lai châu Á, hoặc ít nhất là mô hình được ưa chuộng hơn để có thể thay thế hiện trạng. Nhưng liệu nó có đáng tin? Mô hình này giả định rằng trật tự châu Á sẽ không thay đổi theo hướng sức mạnh của Trung Quốc và các nước châu Á khác đang dần đuổi kịp Mỹ.
Ngược lại, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vì một lý do nào đó duy trì ở mức nhỏ hơn nhiều so với kinh tế Mỹ, hoặc Trung Quốc phải chấp nhận vai trò lãnh đạo chiến lược và chính trị của Mỹ ngay cả khi sức mạnh kinh tế và thậm chí cả quân sự của họ đuổi kịp và vượt của Mỹ. Khả năng này không phải là không thể xảy ra, nhưng sẽ là khó thành công, vì thế sẽ là một nền tảng không chắc chắn cho chính sách tương lai.
Mô hình thứ hai cho tương lai châu Á đến từ thế kỷ 21 của châu Âu, dưới dạng trật tự hậu-quốc gia, hậu-chiến lược và hội nhập sâu sắc của mô hình Liên minh châu Âu, trong đó việc sử dụng vũ lực trong các vấn đề quốc tế dường như bị cấm đối cả với những kẻ thù truyền kiếp. Chúng ta có thể hy vọng rằng đây là tương lai của châu Á, nhưng đó là một tương lai xa.
Kinh nghiệm của châu Âu cho thấy việc xây dựng một trật tự hậu-chiến lược đòi hỏi một truyền thống hợp tác chính trị lâu dài để chứng tỏ cái gì là có thể, cần một lịch sử gần đây xung đột gay gắt để chứng tỏ cái gì cần tránh, và cần sự hiện diện của một mối đe dọa tiềm tàng để thúc đẩy thỏa hiệp và hợp tác. Chỉ khi hội tụ tất cả các điều kiện trên Pháp và Đức mới phối hợp cùng nhau trong những thập kỷ qua. Không ai có thể đảm bảo rằng Nhật Bản và Trung Quốc sẽ có thể làm điều tương tự trong thời gian trước mắt.
Mô hình thứ ba là châu Âu của thế kỷ 19: châu Âu của sự phối hợp quyền lực. Động lực cho sự phối hợp này là sự tồn tại từ năm 1815-1914 của một trật tự được hình thành từ việc thiết lập quan hệ giữa các nước lớn, dù thường cạnh tranh quyết liệt nhưng vẫn hiểu rõ các giới hạn của sự cạnh tranh này. Những nhận thức này bao gồm sự tôn trọng tính hợp pháp của các thể chế chính trị, các lợi ích quốc gia và các lực lượng quân đội của tất cả các cường quốc chính khác, và sự thừa nhận tầm quan trọng của việc tránh một cuộc chiến tranh tổng lực giữa họ. Đối với những người sống trong đó, sự phối hợp này chắc chắn ít hòa bình hơn trước, nhưng vẫn là một thành quả lớn mà nhờ đó sức mạnh kinh tế, vị thế trên toàn cầu và các thể chế chính trị và an sinh xã hội của châu Âu đều đã tăng lên đáng kể.
Cuối cùng, mô hình thứ tư là hệ thống cân bằng quyền lực đã định hình các vấn đề chiến lược của châu Âu trong đa phần chiều dài lịch sử hiện đại của họ, trong suốt các thế kỷ 16, 17, 18 và 20. Hệ thống cân bằng quyền lực này hiệu quả trong việc duy trì các lợi ích của đa số quốc gia trong đó, bằng việc ngăn cản một nước đơn lẻ nắm quyền bá chủ; khi được quản lý tốt, hệ thống này có thể giúp duy trì hòa bình, nhưng với cái giá là cuộc cạnh tranh chiến lược liên tục và một số cuộc chiến tranh cơ học thường thảm khốc, nhất là xảy ra giữa các cường quốc hạt nhân. Lịch sử châu Âu cho thấy đây là sự mặc định cho một trật tự đa cực – chính là trật tự mà chúng ta nhiều khả năng sẽ chứng kiến ở châu Á sau khi trật tự thời hậu chiến tranh Việt Nam sụp đổ.
Nếu chúng ta đi theo chiều hướng này, một trật tự đang nổi lên trong đó một cuộc chiến tranh lớn là hoàn toàn có thể xảy ra./.

Châu Giang trích từ cuốn “Why War in Asia Remains Thinkable” của tác giả Hugh White, do Nhà xuất bản Survival phát hành.
==========================================
Tác giả bài viết này nói đến khả năng một cuộc chiến tranh lớn hoàn toàn có thể xảy ra. Tất nhiên không phải là một cuộc chiến giữa Trung Quốc với Brunei, hoặc với nước nào đó ở vùng Biển Tây/ Tây Nam Thái Bình Dương. Đấy là trường hợp  ” thằng lớn bắt nạt thằng bé  “. Và nó chỉ có thể xảy ra ở những thế kỷ trước, khi mà phương tiện vận tải quân đội chủ yếu là xe ngựa, ô tô và vũ khí bắn xa vài cây số đã là ghê gớm lắm. Tác giả bài viết trên nói đến cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ có khả năng xảy ra trong tương lai.
Từ lâu, Thiên Sứ tôi đã xác định rằng:
Không có thể chiến lần thứ III được hiểu theo nghĩa hai phe đánh nhau. Nhưng không loại trừ một cuộc chiến lớn xảy ra.
Nhân loại có thể tránh khỏi cuộc đụng độ lịch sử này để đi đến hội nhập toàn cầu bằng một con đường khác.
Nhưng điều kiện để tránh cuộc đối đầu lịch sử này thì con người phải biết được những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ thể hiện trong một lý thuyết thống nhất. Và một tất yếu cho nguồn cội của lý thuyết này chính là công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến.  Theo tinh thần khoa học được cộng đồng khoa học thế giới công nhận thực sự (Chứ không phải mấy thứ tư duy giẻ rách) thì làm gì có Lý thuyết thống nhất do Chúa ban cho nhỉ? Nếu thế Đức Ala đòi xem lại bản quyền đấy!. Bởi vậy, phải xác định nguồn cội lịch sử của nó chứ nhỉ!
Cội nguồn và sự bí ẩn của lý thuyết này nằm trong Việt sử 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.
Ngay cả sau khi hội nhập toàn cầu – với bất cứ diễn biến lịch sử kiểu gì – chiến tranh hay hòa bình – thì phải có một lý thuyết thống nhất mà các nhà khoa học đang mơ ước. Nếu không chiến tranh vẫn xảy ra liên miên và cơ cấu cho một thể chế hội nhập sẽ sụp đổ. Như bao đế chế đã sụp đổ trong lịch sử nhân loại.
Thiên Sứ tôi đã công khai viết lên thì chịu trách nhiệm với ngôn từ của mình. Tất yếu tôi đủ khả năng để chứng minh những gì tôi viết và bảo vệ luận điểm.
Tôi đã cho quý vị thấy một thí dụ về sự chịu trách nhiệm về lời nói của mình:
Mười ngày không mưa trong Đại Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà nội.
Trong một không gian khu vực nhỏ hẹp vài trăm km đầy bão tố của 10 ngày đó – Riêng Hanoi vẫn nắng đẹp và mát trời để mặc ves và quay phim chụp ảnh. Quí vị có thể giải thích theo bất cứ kiểu gì, nhưng đó là một thực tại khách quan đã được báo trước.
Thiên Sứ tôi đã chứng tỏ sự chịu trách nhiệm về lời nói của mình qua hiện tượng trên một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, tôi cần xác định với bất cứ ai quan tâm rằng:
Việt sử 5000 năm văn hiến là điều kiện tiên quyết để bắt đầu.
Cảm ơn quý vị.

Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.