Ấy là tôi đặt tên bài viết và miêu tả nội dung bức tranh nổi tiếng trong bài viết dưới đây do Thế Trung đưa lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, trong bối cảnh Trung Quốc đem tàu Ngư giám cắt cáp thăm dò dầu khi của tàu Việt Nam. Tác giả bức tranh nổi tiếng vì nội dung chính trị trong quan hệ quốc tế này là người Trung Quốc và sinh sống tại Gia Nã Đại. Nhưng những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – mang tính bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ phức tạp này. Tôi đã có bài viết bình luận về bức tranh này ngắn gọn Nhưng tôi có cảm giác cần phải bổ sung vài ý ở đây. Cảm giác này có thể biến mất và bài viết dở chứng. Vâng! Tôi sống rất tùy hứng.
Lại trò :
CÁI GÌ ĐÂY?
Dưới đây là nội dung bài viết và hình ảnh bức tranh:
========================================
Bắc Kinh 2008: Bức tranh gây nhiều tranh luận
Lê Thanh Dũng sưu tầm
………………………………….Bức sơn dầu “BắcKinh 2008” của họa sĩ Lưu Dật
Bức sơn dầu Bắc Kinh 2008 của họa sĩ Lưu Dật – Hoa kiều tại Toronto, Canada – đã từng đượctriển lãm tại Hội chợ triển lãm Nghệ thuật NewYork tháng 3 vừa qua, sẽ được đem ra bán trong mùa bán đấu giá mùa thu này tại nhà đấu giá JiaDe (Gad or Zad),Trung Quốc. Sự kiện này đã thu hút được sự chú ý của nhiều người, thậm chí được cả CNN đưa tin.
Năm 2008, Bắc Kinh đăng cai tổ chức Olympic Games. Bức tranh này vì thế miêu tả một game truyềnthống của Trung Hoa là mạt chược. Dư luận ở Trung Quốc và Đài Loan cho rằng,những cô gái trong tranh đại diện cho các thế lực cạnh tranh trong cuộcchơi toàn cầu hóa đầu thế kỷ 21, mà trung tâm là Trung Quốc.Cách giải thích thứnhất in trên tờ Nam Phương Châu Báo thì cho rằng:Chân dung người treo trên tường ở góc trái tranh, nếu nhìn kỹ sẽ thấy vừa quenvừa lạ. Phóng to bức tranh lên sẽ thấy là hàm râu Tôn Trung Sơn, đầu trọc củaTưởng Giới Thạch, nét mặt trên mặt tiêu chuẩn của Mao Trạch Đông. Đó là bứcchân dung khái quát cả một trăm năm lịch sử của Trung Quốc, hoặc có thể coi đólà toàn bộ chân dung của chủ nghĩa Dân chủ cũ và chủ nghĩa Dân chủ mới củaTrung Quốc.
Phong cảnh sau cửa sổ:ngoài trời đen đặc mây vần vũ, mờ mịt như cục diện trên eo biển Đài Loan. Trungtâm của bức tranh là bốn cô gái đang đánh mạt chược, một cô đứng ngoài biểnThái Bình Dương ngóng vào cuộc chơi của những “ông lớn”, trên thực tế, trongcuộc chơi bốn người ấy, Đài Loan không có phần tham dự.
Thế cục ván mạt chượccủa hai cô gái tóc vàng và hai cô gái tóc đen, Trung Quốc và Mỹ là hai tay chơichính đối diện nhau, Nga và Nhật chỉ là vai phụ, vai trò của từng người chơirất rõ ràng. Phục sức của bốn mỹ nữ đại diện cho thực lực của họ, nước Mỹ phíatrên áo quần long trọng nhất, nhưng nửa dưới mát mẻ, chứng tỏ trên võ đài Mỹ làthế lực mạnh mẽ nhất, nhưng dưới võ đài thì trần trụi. Trung Quốc trên cuộcchơi có vẻ tay không, chẳng áo mão gì, nhưng thực tế thì là tay chơi lắm đònnhiều công lực nhất. Nhật Bản không một mảnh vải che thân, không thế lực, vàNga chỉ có một miếng vải che.
Trên bức họa này,Trung Quốc quay lưng, không lộ sắc mặt, nhưng chính là người quan tâm nhất đếnván mạt chược, sau lưng Trung Quốc giấu hai quân, và đang lén lút trao đổi quânvới Nga. Nhật đang mê mẩn với chính mình, Nhật là người chơi ngốc nhất trongcuộc, vừa nhìn thế cuộc vừa cảm thấy tự mãn. Nga đang nằm ngửa, gác chân lênMỹ, bài của Nga là con Tướng Công, nói lên rằng Nga chẳng quan tâm chuyện thắngthua này, cũng không muốn chơi tiếp, nhưng Nga trên bề mặt thì dây mơ rễ mácùng Mỹ, dưới hậu đài thì bí mật đi đêm cùng Trung Quốc, thảy cho Trung Quốcnhững con bài riêng. Còn Mỹ thì lại đang nhìn đến Đài Loan, tay đặt sau gáy vặneo, như thể Mỹ đã mệt và mỏi, Mỹ đang cân nhắc xem có đáng để chơi tiếp haykhông, chứ không phải là suy nghĩ xem làm thế nào cho thắng.
Đài Loan vô cùng chămchú tới cuộc chơi, bê trên tay đĩa trái cây như những lợi ích thực tế, nắm daolộ liễu. Quần áo của Đài Loan là kiểu y phục Trung Quốc, ngầm ý rằng Đài Loanmới đích thực là những giá trị Trung Hoa chính thống. Còn Trung Quốc chỉ xăm phượngrồng trên da, chứ trang phục đã thành đồ Tây cả rồi, nói lên xu hướng phươngTây hóa của Trung Quốc.
Trong tranh, Mỹ dườngnhư không nhìn vào bài của mình, nhưng thực tế đang nhìn một lá bài khác, đó làĐài Loan.
Một nguồn tin từ tạpchí khác của Trung Quốc thì nhận xét: Người con gái Trung Quốc đang chạm quân Đông Phong, chỉ có ý rằng ta đang là “Đông” (tức là chủ nhân của tình thế). Nga đang lợi dụng lúc Mỹ, Nhật lơ đễnh, lén lút trao quân bài cho TrungQuốc, thời khắc này là lúc họ đang “đi đêm”, và trên ván mạt chược của Nga rõ ràng thiếu đi một quân.
Đài Loan ở bên rõ ràng phát hiện thấy màn kịch hậu trường, Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc trong thế cuộc này, và Mỹ, thông qua việc quan sát gương mặt Đài Loan để phát hiện được phần nào động tĩnh. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn Nga đều đang “đi đêm” với thủ đoạn riêng và mục đích riêng.Trong khi Mỹ còn nhìn Đài Loan với gương mặt vừa quan tâm vừa suy nghĩ xem không biết nên làm gì với“nhỏ” này thì Đài Loan chỉ muốn nói rằng, con dao nhỏ là năng lực phòng vệ của tôi, đừng ai động đến quyền lợi của Đài Loan.
Một giải thích khác từ báo chí Phương Tây: người xăm phượng hoàng trên lưng là Trung Quốc, nhưng lại mặc đồ phương Tây. Phải đây là ám chỉ Trung Quốc giờ đây “Học chữ Hán để lấy lễcòn học Tây học để hữu dụng”?
Mây mù vần vũ ngoàicửa sổ như tình thế u ám giữa hai bờ biển Đài Loan, Trung Quốc, nơi thế cờ này được bày ra giữa bốn bên rình nhau. Quyền lợi đan xen giữa Trung, Mỹ, Nhật, Nga quá phức tạp, và Nhật chỉ nhăm nhăm lợi ích cho bản thân mình.
Phương Tây thường nhìn nhận chính phủ Dân quốc của Quốc dân đảng Đài Loan như một chính phủ Dân tộc chủ nghĩa, bởi thế tấm áo khoác lên Đài Loan là áo yếm truyền thống. Và năm 2008, lập trường của Đài Loan vẫn là Dân – Quốc chứ không phải đòi độc lập thành Đài-Loan-Quốc. (Điều này tôi cho là phù hợp bởi trong cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Đài Loan năm 2008, ứng cử viên nhiều cơ hộinhất là Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng với chủ trương ôn hoà, dân tộc và phát triển).
Nhìn tình huống trên bức tranh Bắc Kinh 2008, thấy Nga đã ngả vềTrung Quốc, và Mỹ càng chơi giằng co càng nhiều rủi ro.
Riêng Trung Quốc, đanghy vọng cố giành phần thắng bằng mọi cách, bằng cạnh tranh, bằng đi đêm, bằngthủ đoạn. Nhưng tôi tin Mỹ thắng ván cờ châu Á, bởi ai thua người đó đã… cởi dần từng cái áo rồi.Và ván mạt chược phương Đông vần quanh Trung Quốc, Đài Loan này, có thể là ván cuối, lại có thể là khúc dạo đầu của một cục diện mới.
(Riêng về tranh, không dính gì tới chính trị, Soi thấy ông Hoa kiều này vẽ giống Currin nhỉ?)
Bài viết lấy từ Soi.com.vn, đọc nhiều thú vị, mới hay một bức tranh có thể có thật nhiều thông tin. Riêng tôi thấy rằng, “thần” của bức tranh nằm ở cách các cô gái khác nhìn cô gái TQ: Mỹ nhìn bằng nửa con mắt, Nga thì bơ, Nhật cười vào mặt còn Đài Loan thì gườm gườm và Mao-Tôn-Tưởng thì nhìn kiểu ông chủ.
Và tốt nhất Việt Nam chúng ta chỉ nhìn từ góc nhìn của người xem tranh.
Trân trọng
========================================
Tôi gọi bức tranh này là ” Canh bạc cuối cùng “. chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện.
Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 – Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh.
Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là “cạn tàu, ráo máng “. Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 – 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng ” Ở trần đóng khố ” – Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc!
Thành kính phân ưu. .
Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh – tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế!
Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và – theo như miêu tả của bức tranh – con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc.
Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói).
Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này.
Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi – ” Có sao nói vậy! Người ơi! ” – từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi.
Thực chất trên canhb bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn còn bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng.
Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong ” canh bạc cuối cùng ” – tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem – canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc – Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ – đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào?
Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ?
Vâng! Bạn có thể vẽ một vài vẻ mặt lạnh lùng rất giang hồ ra vẻ không nhìn thấy gì hết khi cô gái được miêu tả là Trung Hoa đang cố giấu con bài tẩy. Cờ bạc thì phải bịp bợm là điều tất nhiên! Dân giang hồ thông cảm!
Bạn cũng có thể vẽ một tay làm như phát hiện ra điều gì, nhưng không kịp nói ra và một vài kẻ liếc xéo, nháy mắt ra cái điều nên im lặng để theo dõi cuộc chơi.
Canh bạc cuối cùng chỉ còn hai đối thủ: Cô gái Trung Hoa và Hoa Kỳ. Họ chơi với nhau theo luật cờ bạc, sòng phẳng, lạnh lùng trong một canh bạc tháu cáy. Nhưng theo bức tranh miêu tả thì cô gái Trung Hoa đã vi phạm luật chơi của giới giang hồ.
Bức tranh miêu tả một thế giới trong sòng bạc. Một hình tượng đắt giá của cuộc cạnh tranh kinh tế và sát phát quyết liệt. Luật cờ bạc lạnh lùng vì nó xứng đáng giành cho kẻ tham lam, nhưng nó là luật chơi. Tất cả đều sòng phẳng. Tất cả đều có thể tham gia cuộc chơi nếu có tiền. Bởi vậy, những đại gia cờ bạc hoan nghênh sự tham gia cuộc chơi của những siêu cường mới nổi vào sòng bài kinh tế thế giới. Nhưng nó phải đúng luật.
Cuộc chơi theo như mô tả của bức tranh đã không sòng phẳng. Nó không còn tuân thủ theo luật dù là cờ bạc. Bởi vậy, đây là canh bạc cuối cùng!
Tham thì thâm.
Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham.
Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy.