BUỒN NHƯ CON CHUỒN CHUỒN

Sách giáo khoa sửa đoạn kết Tấm Cám
Cập nhật 04/11/2011 06:15:00 AM (GMT+7)

Posted Image

– Những tranh cãi về truyện cổ tích “Tấm Cám” trong xã hội hiện đại khiến cho từ một truyện đọc cho cấp tiểu học, câu chuyện “vọt” lên cấp THPT, vào sách Ngữ văn lớp 10 và đoạn kết cũng không còn nguyên vẹn như bản kể chuyện trước đây. 

Posted Image


Đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám trong SGK Ngữ văn 10
 

Khi sách giáo khoa sửa truyện cổ tích 
Sự trả thù của Tấm đã được giản lược đi mức độ dã man: Tấm không muối mắm Cám và gửi về cho dì ghẻ ăn nữa. Việc trả thù dừng lại ở việc Tấm lừa Cám dùng nước sôi dội lên người để làm đẹp. “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”
Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, trang 65-72 in truyện Tấm Cám, các nhà biên soạn sách đã rất mở và không gò học sinh vào một ý kiến nào. Câu hỏi “Anh/chị suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?”để học sinh được tự do bày tỏ chính kiến.
Phần ghi nhớ trong SGK cũng không dám đụng đến cái kết này, mà chỉ tập trung bàn sự biến hóa của Tấm, coi đó là “sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác.” 
Con người Tấm được nhận xét: “từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.”
Nhưng không phải vì thế, truyện cổ tích “Tấm Cám” chịu nằm yên với những ghi nhớ trong sách giáo khoa là đã đủ.
Cái kết nguyên vẹn ở văn bản dân gian (Tấm muối mắm Cám) trở thành truyền miệng trong dân gian và cái kết đã được các tác giả SGK sửa đổi vẫn còn mang tính tàn nhẫn luôn làm suy nghĩ các em dậy sóng với những đúng, sai, nên thế nào, vì sao lại hành xử như thế. Nhận xét tích cực về sự chuyển biến của cô Tấm như SGK liệu đã thỏa đáng?
Bình luận về cách trả thù của Tấm trong tinh thần thời đại mới đang hoàn toàn bỏ ngỏ.

Đổ vỡ hình tượng cô Tấm 
Trong một khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà, giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn trên 185 giáo viên THPT và 1537 học sinh ở một số trường THPT miền Trung Tây Nguyên, đa số không đồng tình với cách trả thù của Tấm đối với Cám ở văn bản dân gian và cho rằng, cách kết thúc đó làm mất đi hình ảnh của một cô gái trong sáng, hiền lành. Tấm trở thành một cô gái tàn nhẫn, độc ác, thậm chí còn hơn cả mẹ con Cám. Một câu hỏi đặt ra: Phải chăng, khi người hiền tiêu diệt cái ác thì tự tay họ lại đang tạo ra một điều ác mới?
Theo kết quả khảo sát, cô Thu Hà cho biết, cách kết thúc được sửa lại trong sách giáo khoa văn 10 được hơn 70 % học sinh và giáo viên đồng tình và đánh giá là “nhẹ nhàng, không gây cảm giác man rợ về hành động trả thù của Tấm, đồng thời còn giúp người đọc có cái nhìn thiện cảm hơn về nhân vật Tấm”
Tuy nhiên, cái kết này liệu đã thực sự là cái kết nhân bản đúng theo tinh thần truyện cổ tích, khi Tấm vẫn là người ra tay sát hại người em cùng cha khác mẹ với mình?
Chị Kim Anh, một phụ huynh có con học lớp 6, Trường THCS Hà Nội-Amsterdam cho biết, chị không dám cho con đọc truyện Tấm Cám nếu văn bản chưa xóa bỏ hoàn toàn cái kết cũ. Theo chị, cái kết có giản lược đi như thế cũng không thể vớt vát được hình tượng Tấm.
Nhiều tuyển tập truyện cổ tích cũng in lại Tấm Cám như SGK văn 10 nhưng bé Thanh Mai, học sinh lớp 5 trường tiểu học Tân Mai (Hà Nội) vẫn nhận xét cô Tấm “vừa hiền vừa ác”. Trong nhận thức của bé, cô Tấm trả thù như thế là đúng.
Nhiều NXB đã trọn vẹn hình tượng Tấm bằng cách cắt bỏ hoàn toàn cái kết cũ, thay vào đó, mẹ con Cám chỉ còn bị trừng phạt “bỏ đi biệt xứ”.
Tuy nhiên, truyện Tấm Cám đã có đời sống riêng, tồn tại nhiều dị bản không thống nhất trong nhà trưởng, các tuyển tập, ấn phẩm của các NXB khác nhau. Nhiều giáo viên cho biết, rất khó có thể định hướng nhận thức của học sinh về tác phẩm này.
Ngay cả giáo viên, cũng có đến 1/4 trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà đồng tình và cho là thích đáng với cách trả thù ở văn bản dân gian của Tấm. Hơn một nửa số học sinh nhận xét cô Tấm vừa hiền vừa ác.
Quote 
Cô giáo Phạm Thị Ninh Thủy, Trường THPT Hùng Vương – Bình Định:
“Hành động diệt trừ cái ác đến tận cùng và làm cho mọi người nhận thức  được: không nên làm điều ác là đúng. Tuy nhiên, hành động đó lại là do  phe  thiện, phe chính nghĩa làm thì sẽ phản tác dụng trong việc tôn vinh  điều thiện”

Em Nguyễn Thị Thu Trang, Trường THPT chuyên Hùng Vương – Gia Lai viết:
“Truyện đã dạy em biết vượt lên hoàn cảnh, yêu cuộc sống và khát khao   được sống, giá kết thúc truyện sẽ vẫn là một cô Tấm giàu lòng vị tha,tốt  bụng thì Tấm Cám là một câu chuyện cổ hay nhất”.

Nguyễn Võ Thanh Nhã, Trường THPT PleiKu đặt vấn đề:
“Một cô Tấm hiền lành sao lại nỡ giết người, mà đó lại là người em cùng dòng máu”. 


Thái Việt Nguyên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Bình Định 
xác định:
“Truyện dân gian bao giờ cũng mang tính giáo dục cao, sao Tấm Cám lại đề cao tội ác?”.(Ý kiến của một số giáo viên và học sinh trong khảo sát của cô Lê Thị Thu Hà (Trường ĐH Quy Nhơn)

Các nhà văn nói gì?
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên:
“Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này là cái chết của bên kia và ngược lại”.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tư:
Những người đang cố nhìn  cho  bằng được em bé nằm đau kia hẳn đã từng rất say mê cổ tích, từng vô  tư  đứng về phía chị Tấm, tưởng là chị ấy rất hiền (xem toàn bài
*************************************
Theo bạn, kết thúc truyện Tấm Cám của thời hiện đại nên viết lại như thế nào?
==============================
Hãy tôn trọng dân gian
09/11/2011 23:54
Bài viết Xung quanh đoạn kết truyện Tấm Cám: Không thể “đẽo cày giữa đường” đăng trên Thanh Niên ngày 9.11 đã nhận được nhiều phản hồi từ bạn đọc. 

Giữ nguyên cốt truyện
Bản thân tôi đã nghe và đã từng đọc truyện Tấm Cám (tất nhiên là bản  cũ) từ khi còn là trẻ thơ. Sau khi đọc, nghe xong, tôi không hề thấy Tấm  ác, và trong đầu cũng không hề nghĩ ngợi chuyện này. Trong tôi, Tấm vẫn  thật đẹp người đẹp nết, mẹ con Cám thật ác. Tôi cũng ý thức rằng, đó là  chuyện của ngày xưa, truyện cổ tích, không phải chuyện của ngày hôm  nay. 
Vì thế, theo tôi, hãy cứ để nguyên cốt truyện. Không ai lại sửa cổ  tích bao giờ dù nó hay, dở, ác hay không ác. Phải biết tôn trọng dân  gian, cái gì của dân gian hãy trả nó về nguyên gốc dân gian. 
Nguyệt Minh

Thật buồn cười
Tôi thấy thật buồn cười khi ngày nay lại mang chuyện cái kết của  truyện Tấm Cám ra bàn cãi, sửa đổi… Có nhà viết kịch còn sửa cả cốt  truyện, châm biếm việc Tấm giết Cám, làm mắm Cám để gửi cho bà mẹ kế ăn  là quá sức tàn độc… Tại sao lại như thế nhỉ? Làm như thế chẳng khác  nào phải sửa truyện Cô bé quàng khăn đỏ ở chi tiết con sói biết nói,  phải cho sói không biết nói vì thực tế thú không thể nói được tiếng  người cho hợp với thực tế hôm nay? Tại sao lại lấy tư duy, lối suy nghĩ  của ngày hôm nay áp đặt cho một câu chuyện từ xa xưa, thậm chí nó chỉ là  hư cấu theo quan niệm của người xưa?
Thanh Toàn (Biên Hòa, Đồng Nai)  

Bỏ truyện này đi
Nếu chỉ vì chuyện cái kết của truyện Tấm Cám mà cứ bàn cãi, tranh  luận thì tốt nhất nên loại bỏ truyện này ra khỏi chương trình giáo dục,  đừng để các em học sinh bị nhiễu loạn khi nghe ông bà kể chuyện một  đằng, học lại một nẻo. Còn biết bao nhiêu truyện cổ tích hay vẫn chưa  đưa vào chương trình giáo dục đó thôi. Tôi nghĩ, nếu không đưa truyện  Tấm Cám vào sách giáo khoa thì truyện này cũng không bao giờ chết bởi  đây là truyện khá hay, nhiều chi tiết hấp dẫn cả người lớn và trẻ nhỏ,  từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
(thanhhoai87@gmail.com)

Thanh Đông
(tổng hợp)

==============================
Bắt đầu từ lâu rồi – vào năm 1992 – khi còn ở Bến Tre, tôi nhận thấy một cái gì đó bất thường trong vụ việc một bài thơ có tựa là “Nước Mắt Mỵ Nương” của một vị bây giờ là thạc sĩ văn chương có bút danh là Lê Nguyễn Hàm Luông đăng trên báo Văn nghệ Bến Tre. Trong đó có nội dung bôi nhọ câu chuyện tình lãng mạn nổi tiếng của nền văn hiến Việt: Chuyện tình Trương Chi. Anh ta cho rằng tình yêu của Mỵ Nương là giả tạo, là nước mắt cá sấu. Anh ta cho rằng Mỵ Nương từ chối mối tình Trương Chi vì chàng nghèo. Anh ta tỏ ra ghê sợ với tâm địa của một kẻ đạo đức giả lên án mối tình của Mỵ Nương khóc Trương Chi là nước mắt cá sấu. Người này sau đó làm thày giáo dạy ở trường Cao Đẳng Sư phạm gì đó ở Bến Tre. Và các thế hệ Việt chắc là tiếp tục nghe cái luận điểm đầy đạo đức giả đó của anh ta khi nhắc đến chuyện tình Trương Chi. Ngày ấy tôi viết tiểu luận “Giọt lệ thiên thu” để trả lời cho bài thơ này và cũng được đăng trên báo Văn Nghệ Bến Tre. Lúc đó tôi chưa chú ý lắm đến một phong trào , một thứ sóng ngầm phủ nhận giá trị lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
Sau này, khi lên Sài Gòn mưu sinh. Miếng cơm manh áo và cả một gia đình nheo nhóc, khiến tôi không thể nghĩ được cái gì ngoài việc ngày mai tiền đâu để đong gạo. Nhưng một sự tình cờ khi ra Hanoi bán những cuốn chuyện tranh ế, tôi tìm được cuốn “Thế thứ các triều đại Việt Nam” của ông Nguyễn Khắc Thuần. Tôi cảm thấy hụt hẫng khi trong sách có đoạn viết đại ý: “Thời Hùng Vương thực chất chỉ là liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai” và “hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VII BC với địa bàn sinh hoạt chỉ vòn vẹn ở đồng bằng sông Hồng”. Lúc đầu tôi nghĩ đây chỉ là quan điểm riêng của người viết và tôi định viết một bài báo để phản biện. Nhưng trong quá trình đi lục lọi tư liệu để viết bài báo trong ý tưởng đó, tôi tá hỏa khi thấy rằng: Điều này không còn là quan điểm chú quan của một người mà là hiện tương phổ biến và được chính thức loan tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi nghĩ đến việc phải viết một cuốn sách. Cuốn sách đầu tay của tôi có tựa là “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. Tôi đã chấp nhận thiếu cả cơm gạo với thu nhập bằng nồi than quạt bánh tráng của vợ tôi để viết sách. Con tôi suýt nữa thì phải bỏ học để đánh máy nuôi gia đình vì không có nổi 30.000đ đóng tiền học. Hai tháng trời cả nhà ăn mỳ gói để tôi viết sách. Cuốn sách đã được xuất bản bởi Nxb VHTT và được sự đón nhận của bạn đọc. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, tôi nhận thấy rằng không chỉ riêng Việt sử mà là tất cả những giá trị văn hóa truyền thống nổi tiếng của Việt Nam – kể cả những giá trị văn hóa phi vật thể  – như truyện Tấm Cám trên đều bị xuyên tạc, phủ nhận một cách trơ tráo, trắng trợn, hoặc một thứ hợp lý cục bộ dốt nát xuất phát từ một bộ não nạp dữ liệu chưa đầy đủ và không đủ khả năng suy luận trên sự tổng hợp từ bộ nhớ trong những bộ não ấy.
Truyện tình lãng mạn mà Victor Hugo phải gọi là bậc thầy chính là chuyện tình Trương Chi của nền văn hiến Việt thì bị gán cho một tình yêu mang tính giai cấp. 
Đó là lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý / Tác giả bản nhạc nổi tiếng Dư Âm phát biểu trên tivi – Người con gái ở giai cấp thống trị là Mỵ Nương thì không thể yêu chàng Trương Chi ở giai cấp nghèo. . Xui cho ông ta, tôi tuy ít coi tivi, nhưng lại xem đúng lúc ông ấy nói. Tất cả mọi người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay đều biết rằng công chúa Mỵ Nương không thể lấy Trương Chi vì chàng quá xấu, chứ không phải vì nghèo. Sự thật hiển nhiên như vậy mà đám người phủ nhận truyền thống văn hiến Việt còn trắng trợn xuyên tạc thì chúng còn dám làm đến cái gì nữa? Tôi bực bội và quyết định – tất nhiên là cá nhân thôi – không bao giờ nghe bản nhạc Dư Âm của ông ta nữa. Những kẻ phí báng văn hóa dân tộc như ông ta thì không thể có một cảm nhận tinh tế thực sự trong âm nhạc. Nhưng nghĩ lại. Ông ta cũng …theo phong trào mà thôi. Ông ta phát biểu câu này ngót 10 năm sau vị thạc sĩ văn chương Bến Tre. Ông ta là nhạc sĩ chứ không phài nhà nghiên cứu. Con người tài hoa ấy phải hiểu rằng lời hát mượt mà: “Em như lầu vắng, anh như ánh trăng gieo muôn ý thơ” tạo dựng tên tuổi của ông ta đã phảng phất nét lầu son gác tía của Mỵ Nương trong những đêm trăng nghe tiếng sáo Trương Chi, làm nên những giá trị lãng mạn trong tâm hồn của thi ca Việt sau này! Tôi không biết ông ta có bài nhạc nào hay hơn bản Dư Âm không. Nhưng với tôi bản Dư Âm chính là linh hồn của ông ta từ những thời xa vắng. Chỉ có hồn Việt từ chuyện tình lãng mạn Trương Chi thấm trong lịch sử hàng ngàn năm đó, cảm nhận được ông ta và đã vinh danh ông ta như một nhạc sĩ tài hoa. Phủ nhận hồn Việt thì chính ông cũng sẽ phủ nhận mình.
Chưa hết, truyện Thạch Sanh đầy nhân bản của Việt tộc thì cũng bị những kẻ phủ nhận những giá trị văn hiến sử truyền thống Việt xuyên tạc. Họ coi nguồn gốc câu chuyện xuất phát từ Khơ Me với di vật khảo cổ hẳn hoi và những chứng tích thiên nhiên trùng hợp(?).  Bắt đầu từ những luận cứ của họ xuyên tạc cội nguồn câu chuyện Thạch Sanh như sau:
Họ xác định rằng: Tại Hà Tiên có một động đá gọi là thạch động. Trong thạch động có con đường thông xuống biển và còn có cả những mảnh gốm sứ cổ chứng tỏ Thạch Sach đã cứu con vua  Thủy Tề và công chúa ở đây. Họ cũng xác định rằng: Đây là vùng đất của Khơ Me cổ và còn nhiều người họ Thạch. Họ coi đó là những bằng chứng sống chứng tỏ Thạch Sanh là chuyện có nguồn gốc Khơ Me, nhằm phủ nhận những giá trị của nền văn hiến Việt. Cái khốn nạn và dốt nát này là nó nghiễm nghiên trở thành một huyền thoại cho Hà Tiên, cho các Cty du lịch – một vùng đất đã từng là mục tiêu tranh chấp lãnh thổ của Khơ Me đỏ với Việt Nam. Trước 1971 Hà Tiên chưa hề có huyền thoại Thạch Động này và chuyện Thạch Sanh thì đã lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt từ lâu rồi.
Các bạn thăm blog này chịu khó xem lại một quảng cáo du lịch liên quan đến Thạch Động:
Hang Thạch Sanh – Miền Nam
Giới thiệu:
Về xã Mỹ Đức (Hà  Tiên, Kiên Giang), cách cửa khẩu Hà Tiên chừng 3 km, bạn sẽ thấy xuất  hiện một ụ núi cây xanh bao phủ. Người dân trong vùng gọi là Thạch Động.
Tương truyền đây là hang xưa kia Thạch Sanh trú ngụ  gảy đàn “tích tịch tình tang” giải tan oan khuất. Chẳng biết người ta  đặt cho hang câu chuyện kỳ bí, hay câu chuyện Thạch Sanh bước ra từ động  đá này. Chỉ biết rằng, khách du lịch – những người đã từng ấn tượng bởi  câu chuyện Thạch Sanh thì tò mò muốn khám phá ngay. Dưới chân Thạch  Động là con đường trải nhựa chạy thẳng vào cửa khẩu Hà Tiên. 
Miệng hang Thạch Sanh quay mặt lại con đường trải  nhựa. Trước cửa hang, những khối thạch nhũ rêu phong rủ xuống. Nước từ  trên trần hang theo rễ cây thấm qua thạch nhũ nhỏ giọt. Điều kỳ lạ là  mùa nắng hay mùa mưa thì nước vẫn không ngừng nhỏ xuống. Người dân bảo  rằng, đó là nước trời ban. Họ đặt một cái lu sành trước miệng hang hứng  nước. Lu nước ngọt và tinh khiết này được người dân xem là nước mầu  nhiệm. Khi vào hang, họ thường rửa mặt cầu an lành. 
Hang đá rỗng bên trong, cao hơn mặt đất chừng 7 mét  và có nhiều cửa thông gió, nhìn ra tứ phía. Phía tây có thể nhìn thấy  vùng biên giới cửa khẩu. Phía nam nhìn ra mũi Nai của biển Hà Tiên. Phía  đông nhìn về thị xã. Phía bắc là núi Đá Dựng. Chính vì nhiều cửa, Thạch  Động hứng gió quanh năm. Đứng trong hang, không khí mát rượi đến lạ.  Ngày gió mạnh, tiếng gió luồn qua cửa hang vi vu như tiếng sáo. Người ta  xây một ngôi chùa nhỏ trong hang. Tiếng mõ đều đều phát ra ngày đêm.
Hang nhiều dơi và thạch nhũ. Du khách rọi đèn lên nóc  hang, những con mắt dơi sáng quắc nhìn xuống. Chiều tối, đàn dơi dáo  dác bay quanh vùng kiếm ăn xáo động. Còn thạch nhũ, tùy con mắt mỗi  người mà hình dung những hình thù khác nhau. Tuy nhiên, vào Thạch Động  bạn được xem “thạch nhũ đặc sản” có hình Thạch Sanh và cả thạch nhũ hình  Quỳnh Nga công chúa. Đặc biệt giữa động, men theo mạch đá có một hang  hẹp và sâu. 
Người ta xây thành giếng bao quanh. Hang sâu bao  nhiêu, chẳng ai biết. Chỉ nghe người dân đồn rằng hang thông với biển Hà  Tiên. Có người đã thử độ sâu của hang bằng cách khắc chữ trên quả dừa  khô làm dấu rồi thả xuống hang. Vài ngày sau, người ta thấy quả dừa ấy  nổi bồng bềnh ngoài biển. Kỳ bí và khó tin là thế, nhưng chẳng ai kiểm  nghiệm được và người ta vẫn tin.
Một chiếc hang nhỏ xinh không thể sánh với những hang  động khác về quy mô nhưng vẫn hút khách du lịch hằng ngày. Bởi hang  mang trong mình một truyền thuyết. Khám phá hang, ngoài việc được mãn  nhãn sự tò mò người ta còn có một niềm tin hướng thiện. 

Qua bài viết trên, các bạn cũng thấy rằng: lập luận xuyên tạc những gía trị văn hiến Việt đã ăn sâu vào cả những tour du lịch với nội dung của nó và được phủ ra ngoài bằng những danh từ tử tế và mỹ miều. Nhưng cái dốt nát của những lập luận này chính là nó đã đem những phương pháp khoa học như “di vật khảo cổ” – (mảnh gốm vỡ cổ tìm được trong hang); thực tại khách quan – (Giếng thông xuống biển, hình công chúa Quỳnh Nga in trên động – trong khi công chúa Quỳnh Nga trong truyện không để lại một tấm ảnh nào – và địa danh trùng tên Thạch Động) – để chứng minh cho sự có thật của một câu chuyện thần thoại. Một kết quả của sự dốt nát nhân danh khoa học. Phương pháp lập luận này – đáng ngạc nhiên – nó rất giống nhau (Mặc dù nó có vẻ như từ những tác giả khác nhau) – khi phủ nhận những giá trị văn hiến sử truyền thống Việt – ở tính “đầu voi đuôi chuột” của chúng: Sử dụng phương pháp khoa học để phân tích, minh chứng hoặc phủ nhận huyền thoại, thần tích, truyện dân gian Việt. Điều này chứng tỏ nó phải có tính hệ thống bởi một tổ chức đảm trách phục vụ cho việc phủ nhận truyền thống văn hiến sử Việt. Nhưng nó đã tập hợp được những thằng ngu phục vụ cho chúng.

http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR10QBV4rMZH1brZwjlWM1soJZc_3aYPvZWyVK05eqGLJSUOFFF

Thạch Sanh – Tranh dân gian Đông Hồ

Có thể nói rằng: Hầu hết những truyền thuyết, huyền thoại và cả những câu chuyện dân gian Việt Nam nổi tiếng đều bị xuyên tạc và phủ nhận.
Bây giờ là chuyện Tấm Cám.
Các bạn ghé thăm blog của tôi chắc đã xem rất nhiều những bài bình luận nhốn nháo của cái gọi là nhiều chiều của các tầng lớp người – từ giáo sư, tiến sĩ đến người làm công ăn lương. Thực ra chuyện “Con Tấm, con Cám” này của Việt tộc bị xuyên tạc, bóp méo từ lâu lắm rồi. Nhưng đến bây giờ nó mới bung bét và ồn ào trong dư luận bởi những web chính thống vào loại “thường thường bậc trung” gây ra.
Nhưng tất cả những cái gọi là ý kiến nhiều chiều ấy
, đều chỉ căn cứ duy nhất theo nội dung đoạn kết được cụ Nguyễn Đổng Chi ghi lại. Và cái đám nhốn nháo đúng sai, ý kiến nhiều chiều  – gồm cả giáo sư tiến sĩ đến con mẹ ve chai đó – đã quên mất một điều rất căn bản rằng:
Đây là chuyện dân gian truyền miệng trải đã hàng ngàn năm trong dòng chảy của sự thăng trầm Việt sử. Đến tác giả câu chuyện cũng khuyết danh (Nếu tất cả những chuyện dân gian còn tác giả vì không thất truyền thì tất cả những người khen chê này đều phải hỏi ý kiến họ đã). Và tất cả những người viết đó đều chỉ hiểu chuyện Tấm Cám đúng như cái gì họ đọc được từ cụ Nguyễn Đổng Chi. Hay nói cách khác: 
Họ chỉ có một cái nhìn rất trực quan vào cuốn sách đã xuất bản của cụ Nguyễn Đổng Chi và coi đó là chuẩn mực để lớn tiếng phê phán. Tôi cũng không thể trách cụ Nguyễn Đổng Chi khi cụ ghi lại những câu chuyện dân gian một cách trung thực và khách quan các câu chuyện dân gian Việt trong thời đại của cụ. Trong đó có chuyện Tấm Cám. Tôi kính trọng cụ vì công lao của cụ cống hiến cho nền văn hiến Việt. Cụ xứng đáng có một tên đường trong danh mục các đường phố Việt Nam, để hậu thế ghi nhận công lao của cụ. Nhưng vấn đề được đặt ra là:
Tất cả những chuyện cổ tích Việt Nam đều được lưu truyền bằng phương pháp truyền miệng từ đời này sang đời khác. Liệu câu chuyện Tấm Cám có đúng đoạn kết như vậy không? Nếu như một bà mẹ Việt Nam ăn trầu, răng đen, mắt toét, bán ve chai nào đó đứng lên chửi đổng giữa chợ nhà quê vào đám dốt nát đang nhốn nháo về đoạn cuối của câu chuyện này. Bởi một lý do đơn giản: Bà nghe câu chuyện này từ bà nội của bà không có đoạn kết giống như vậy. Thế thì các người sẽ nghĩ sao? Cái đám lùng bùng giáo sư tiến sĩ ấy sẽ nghĩ sao?

Đoạn kết câu chuyện Tấm Cám mà tôi nghe mẹ tôi kể thời thơ ấu, tôi nhớ lại và biên soạn một phần như sau: 
Cám thấy Tấm xinh đẹp hẳn ra và được nhà vua yêu quí, bèn hỏi: “Làm sao chị có được sắc đẹp như thế?”. Tấm trả lời: “Bởi chị hàng ngày tắm bằng nước sôi nên mới được đẹp như vậy!”. Cám thấy thế bèn về nấu một nồi nước sôi thật to và nhảy vào trong đó tắm, mong được đẹp như cô Tấm. Nhưng vì nước sôi quá nên Cám chết. Cô Tấm đổ muối ướp xác Cám vào chum gửi về quê cho dì ghẻ là mẹ của Cám chôn cất. Mụ dì ghẻ , mẹ của con Cám thấy chum muối của hoàng hậu gửi về thì cứ tưởng là mắm ăn của con Cám gửi. Mụ ta sai đầy tớ đem vào nhà cất chờ mắm ngấu thì đem ra ăn. Lúc ấy có con quạ từ đâu bay đến đậu trên nóc nhà, kêu: “Quạ! Quạ! Ngu ạ! Ngu ạ! Mẹ ăn thịt con. Ngon ngỏn ngòn ngon! Có còn cho xin một miếng. Bực mình , mụ ta sai đầy tớ xua đuổi quạ và vào nhà dở chum mắm ra xem.Nhưng khi dở ra thấy con mình chết thì cũng uất lên mà chết.
Vâng. Câu chuyện dân gian tôi nghe mẹ tôi kể như vậy. Mọi người có quyền tin hay không là tùy. Nhưng đó là một dị bản với kết luận khác hẳn câu chuyện của cụ Nguyễn Đổng Chi sưu tầm được trong dân gian. Tôi chỉ thuộc hàng con cháu của cụ. Nhưng mẹ tôi và bà nội tôi và cả tổ tiên người Việt đã lưu truyền đến cá nhân tôi một nội dung đoạn kết khác hẳn, mang đầy nhân bản và sự vị tha đến tận cùng của cô Tấm.
“Những cô Tấm ngày xưa, như vẫn còn đây trong mùa trảy hội…..”. Đây là lời bài hát “Những cô gái quan họ” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Ông viết những lời ca ngợi cô Tấm trong truyền thống văn hiến Việt  vào thời mà những kẻ phủ nhận những gía trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử hãy còn đang âm thầm trong bóng tối. 
Nó chỉ bùng lên khi những siêu cường toan tính triệt hạ nhau vào năm 1971 và chính thức lưu truyền sau khi Liên Xô sụp đổ. Thiên Sứ tôi không dây dưa gì đến chính trị và không cần thiết phải làm việc này vì mục đích phục hồi những giá trị văn hiến Việt với khả năng của cá nhân (Tuy nhiên, tôi biết rất rõ rằng không thiếu những âm mưu đang cố tình chụp mũ tôi. Thậm chí có kẻ công khai trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn rằng: Tôi bị Trung Quôc mua chuộc khi sang Tàu làm phong thủy – nick Liêm Trinh. Liệu thần hồn! 3000 tỷ dol dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không đủ để mua Thiên Sứ). Nhưng những thế lực quốc tế nào đứng đằng sau những âm mưu chống lại nền văn hiến Việt hãy sám hối khi còn có thể. Các người không được phép sử dụng nền văn hiến Việt vào những mưu toan chính trị của các người.
Đây là lời cảnh cáo cuối cùng của Thiên Sứ. 

==============================
Tính minh triết trong chuyện Tấm Cám

SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ
Chuyện Tấm Cám là một câu chuyện nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt Nam, vốn được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chuyện Tấm Cám có kết cấu rất hoàn chỉnh và mang một nội dung sâu sắc với nhiều tình tiết phức tạp. Những dị bản của loại chuyện như thế này có nhiều ở những nền văn hoá lâu đời của nhân loại. Thí dụ như truyện Lọ Lem.,,,, Riêng truyện Tấm Cám có nhiều tình huống và chi tiết mang hình tượng văn hoá đặc thù của người Lạc Việt, như: Trầu cau, chiếc rìu, nằm võng….Điều này chứng tỏ nó thuộc loại văn chương bác học và bị khuyết danh vì những thăng trầm lịch sử, chứ không phải là loại văn học bình dân và được sáng tạo và phát triển bởi quầnchúng.Sự tồn tại của truyện Tấm Cảm trải qua bao thăng trầm của lịch sử Việt, đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt từ ngay trong nội dung câu truyện. Sức sống ấy nằm ngoài tầm mơ ước của những nhà văn gạo cội của thế giới, ước mơ cho đứa con tinh thần của mình.Nhưng ngày nay, đang xuất hiện một xu hướng khá mạnh mẽ nhằm phủ nhận những giá trị văn hoá truyền thống Việt, kể cả trong và ngoài nước. Ngoài cái xương sống của truyền thống văn hoá sử – Từ gần 5000 năm vănhiến, bị gọi là chứng minh “khoa học” xuống còn 2500 năm lịch sử và sự khởi nguồn của dân tộc Việt – Thời Hùng Vương – chỉ là một liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố tồn tại ở khỏang 300 năm từ thế ký thứ VII trước CN – thì những câu chuyện nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt cũng bị xuyên tạc và hạ thấp giá trị nội dung theo cách hiểu truyền thống. Chuyện Thạch Sanh thì được họ coi là có nguồn gốc Khơ Me, Chuyện Trương Chi thì bị coi là cuộc tình giả tạo thương vay khóc mướn của Mỵ Nương. Tất nhiên, Tấm Cám cũng trong tầm ngắm của xu hướng phủ nhận giá trị văn hoá Việt. Có thể nói rằng: Cả một trào lưu phủ nhận giá trị văn hoá truyền thống Việt cả trong lẫn ngoài nước. Điều này được chính họ thừa nhận khi phát biếu công khai rằng: Quan niệm lịch sử mới phủ nhận những giá trị văn hoá sử Việt được “Hầu hết những nhà khoa học trong nước và công đồng khoa học thế giới thừa nhận” (*). Truyện Tấm Cám nổi tiếng trong văn hoá dân gian Việt là cũng một trong những đối tượng của họ.Họ phân tích và chứng minh rằng: Chuyện Tấm Cám là câu chuyện man rợ. Sự tàn ác và vô nhân của mẹ con nhà Cám, sự bạc nhược, thụ động của cô Tấm. Đến khi Tấm thành đạt do may mắn lại có hành động trả thù dã man: Luộc chín người em làm mắm, gửi cho mẹ kế.Tôi nghe một người kể về một sinh viên ngoại quốc học về văn hoá Việt đã chất vấn giáo sư Việt Nam về nội dung truyện Tấm Cám như trên. Vị giáo sư này đã không trả lời được, (Theo câu chuyện kể thì là một sinh viên một nước Đông Á). Ngay bây giờ, những người bạn của tôi đang xem blog này có thể kiểm chứng qua thông tin dưới đây từ web vietnamnet.net.

Quote

Sách “mầm non” hủy hoại thế giới tuổi thơ?
Thứ bảy, 29/12/2007, 16:14 GMT+7
Nếu tìm vào thế giới của một đứa trẻ Mỹ chắc chắn bạn sẽ không thể không gặp chuột Mickey, vịt Donald, nàng tiên cá hay ông già Noel… Tương tự như vậy, tìm vào ký ức tuổi thơ của bất cứ người Việt Nam nào, chắc chắn sẽ có cô Tấm, mụ dì ghẻ, ông Bụt…
Thế nhưng đã không ít lần các bậc phụ huynh lâm vào sự bối rối khó xử khi bị trẻ “vặn” lại: Tại sao cô Tấm hiền lành lại giết cô Cám, và còn băm xác Cám làm mắm rồi gửi cho mẹ Cám ăn?

Posted Image

Sách trẻ em được bán tại các hiệu sách và trường mầm nonNhững thắc mắc tưởng chừng “vu vơ” nhưng khiến các bậc cha mẹ, thầy cô đau đầu. Phải giải thích làm sao với những tâm hồn thơ trẻ về cách “hành xử” của cô Tấm trong khi hàng ngày chúng ta vẫn dạy các em phải hiền ngoan, phải vâng lời, phải vị tha, phải… đủ thứ!

http://tintuconline…./vanhoa/178784/

Tôi xin trả lời bài viết này: 
Chính một số đám người lớn dốt nát bây giờ đã dạy cho trẻ con theo cách hiểu của họ vê truyện Tấm Cám – một truyên thuyết đã thuộc về văn hóa truyền thống Việt. Từ ngàn xưa cho đến tuổi thơ của chúng tôi đã đi qua với câu chuyện Tấm Cám. Trong tuổi thơ chúng tôi không nhìn thấy sự “man rợ” của cô Tấm, mà chỉ nhìn thấy kẻ xấu bị trừng phạt xứng đáng với tộic ác của nó. Bởi vì cha mẹ chúng tôi và tổ tiên của người Việt khi lưu truyền câu truyên này trong văn hóa Việt, đã không dạy chúng tôi như vậy. Nhưng chỉ kể từ khi cả một hệ thống văn hóa lịch sử truyền thống Việt bị một bọn dốt nát hủy hoai với sự bóp méo nội dung. Trẻ thơ mới phải tập phủ nhận những giá trị văn hóa Việt. Mượn vỏ bọc một bài viết về giáo dục trẻ em, tác giả này trên Vietnamnet.net đã bị ảnh hưởng, hay không quên góp phần phủ nhận những giá trị văn hóa Việt.
Nếu cứ chẻ hoe từng sự kiện như cách phân tích và chứng minh ở trên, thì dễ làm cho người có kiến thức trung bình tưởng rằng: Đây là một phát hiện sâu sắc và ủng hộ cách nhìn méo mó trên cho một tác phẩm văn hoá dân gian lâu đời của dân tộc Việt.Nhưng không lẽ – qua bao thăng trầm của lịch sử – cả một dân tộc trân trọng lưu truyền một câu chuyện dân gian lại không có nổi một cảm quan nhậy bén về nội dung câu truyện đó sao? Bởi vậy, tôi viết bài này thể hiện một cái nhìn của tôi về câu truyện Tấm Cám nhằm khẳng định giá trị nhân bản và tính minh triết sâu sắc của nền văn hoá truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. 

*CÂU CHUYỆN TẤM CÁM VÀ TÍNH MINH TRIẾT VIỆT DỊCH
Có thể nói hầu hết những người ở thế hệ chúng tôi 
đều đã qua thời thơ ấu trong không gian của truyền thống văn hoá Việt do thế hệ trước truyền lại. Đó chính là những chiếc bánh chưng, bánh dầy, những bức tranh dân gian đầy màu sắc sinh động, các trò chơi trẻ em như “Ô ăn quan”, “Chi chi chành chành”…hoặc những câu chuyện đượm màu huyền thoại như: “Thạch Sanh”, “Trương Chi – Mỵ Nương”…..v.v….Tất cả hầu như đều mang một ý nghĩa minh triết Việt. Chuyện Tấm Cám cũng là một câu chuyện như vậy. Với tâm hồn trong sạch của tuổi thơ, chúng tôi cảm nhận được ở chuyện Tấm Cám về cái thiện đã thắng cái ác và kẻ ác phải trả giá cho việc làm của họ. Câu chuyện Tấm Cám không chỉ mang một triết lý nhân sinh về tính nhân quả gần gũi với giáo lý Phật giáo, mà còn chưa đựng trong đó cả một giá trị minh triết Đông phương. Đó chính là sự minh triết Việt Dịch. Có thể khẳng định rằng: Hầu hết những di sản văn hoá phi vật thể Việt để lại cho hậu thế đều mang tính minh triết rất sâu sắc. Mỗi câu ca dao tục ngữ đều là một châm ngôn về con người và cuộc sống, về cách xử thế hàng ngày, hoặc đó là những lời khuyên khôn ngoan về các tri thức thiên nhiên xã hội và con người. Trong những di sản văn hoá độc đáo ấy, chúng ta nếu chịu suy nghĩ và tìm tòi, còn thấy cả những chìa khoá giải mã những bí ẩn của giá trị Đông phương. Đây là điều mà tôi đã nhiều lần trình bày trên diễn đàn tuvilyso.com và vietlyso.com. Những nội dung của các câu chuyện này đều có một mục đích thống nhất và trùng khớp về những giá trị bí ẩn của văn minh Đông phương, chứ không phải là những hiện tượng riêng lẻ, ngẫu nhiên trùng lặp. Câu chuyện “Con Tấm. Con Cám” của dân tộc Việt, ngoài những giá trị về tính minh triết và nhân văn Đông phương, còn là giá trị khám phá sự bí ẩn của Đông phương của Việt Dịch. Chính vì nội dung rất sâu sắc và tính minh triết của câu truyện này, đã khiến cho tác phẩm có một sức sống vượt thời gian và không gian trải hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử Việt. Một thời gian mà tất cả các tác giả của nhân loại hiện đại, không một ai dám mơ ước cho những tác phẩm vĩ đại của họ. Mở đầu câu truyện, chúng ta thấy cảnh ngộ của Tấm thật là bi đát: Cha mẹ mất sớm và ở với dì ghẻ.Đây là những mâu thuẫn đầu tiên của con người, trong mối quan hệ xã hội. Mâu thuẫn này không mang nặng tính ý thức hệ, như sau này khi xã hội loài người phát triển. Đối tượng chính trong câu truyện này là bà mẹ Cám và Tấm, cô Cám chỉ là một cái cớ để câu truyện diễn tiến. Sự tồn tại của ba nhân vật nữ chính và sự bị đát của cô Tấm cho thấy một hoàn cảnh thuần Âm, được biểu tượng bằng ba người đàn bà trong gia đình. Đó chính là tượng của quẻ Thuần Khôn:

Posted Image

Và địa vị của cô Tấm, trưởng nữ, tượng của quẻ Tốn:

Posted Image

Mâu thuẫn xã hội là một thực tại và nó phát triển theo quá trính phát triển của lịch sử nhân loại. Mâu thuẫn đầu tiên và sơ khai nhất chính là mối quan hệ gia đình. Hoàn cảnh của cô Tấm trong câu chuyện là một ví dụ. Nếu câu chuyện giải quyết theo hướng người mẹ kế của cô Tấm có ý thức nhân đạo, nuôi cô Tấm như con đẻ của mình. Như vậy, sẽ có Dương (Ý thức thuộc Dương) trong Âm (Ba người đàn bà) thì Âm Dương đã cân bằng và câu chuyện bi thương này diễn biến theo chiều hướng khác. Nhưng bà mẹ của Cám lại sống theo bản năng của người đàn bà trong mối quan hệ giữa con mình và con không do mình đẻ ra. Trong giai đoạn đầu, tính thuần Âm chỉ đạo toàn bộ sự diễn tiến và phát triển của câu truyện. Âm càng phát thì mâu thuẫn ngày càng tăng. Chuyện bắt đầu chỉ là con tép, rồi lên con cá. Sau đó, khi mối quan hệ xã hội ngày càng phát triển trong lịch sử tiến hoá của loài người thì nhu cầu về ăn mặc cũng phát triển. Phần Dương trong một hoàn cảnh thuần Âm này chỉ là mơ ước của Tấm với hình tượng ông Bụt hiện lên mỗi khi hoạn nạn. Với những người nghiên cứu về Kinh Dịch, chúng ta đều biết rằngTrong một quẻ 6 hào thì quái Thượng phía trên là Dương, quái Hạ, phía dưới là Âm. Qua ba giai đoạn gian truân trong gia đình và phát triển từ thấp đến cao, chính là ba hào Âm của quái Hạ: Ba sự kiện đó là giỏ tép bị tráo, cá bống bị giết và sự đau khổ của Tấm khi phải nhặt thóc một cách vô vọng cho ước mơ của mình. Đây chính là hình tượng ba hào Âm cuối của quẻ thuần Khôn. Trong giai đoạn này, Đến Hào hai – Hào Lục nhị là Hào Âm chính vị theo lý Dịch – hình tượng của con cá bống mỗi khi Tấm cho ăn, có một câu ca kỳ lạ

Bống bống bang bang
Bống ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta. 
Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người.

Câu ca nổi tiếng này được các bà mẹ Việt truyền từ đời này sang đời khác – qua bao thăng trầm của giống nòi – khi kể lại câu truyện cho đứa con thơ dại. Mỗi khi đọc bài ca này, mắt mẹ lại ánh lên nhìn vào mặt con, như muốn truyền cảm tình yêu mái ấm gia đình mà mẹ là người chở che, bao bọc. 
Cũng như chuyện thằng Bờm, sự quay cuồng bão tố của không. thời gian lịch sử không làm thay đổi một chữ. Ở đây, trong bài ca này của cô Tấm, cũng không hề bị sửa chữa bởi một ý thức hàn lâm ngớ ngẩn. Tại sao thể nhỉ? Ông cha ta dùng ngoa ngữ chăng? Cơm của Tấm cũng là cơm lại là cơm của con nhà nghèo, làm sao gọi là cơm vàng cơm bạc được?Phải chăng đây chính là hình tượng, nhắc nhở hậu thế đừng vội quay lưng với những di sản của ông cha. Mà trong đó, ẩn chứa những giá trị vô giá không thể so sánh với những giá trị vật chất tầm thường. Khi Tấm cưỡi ngựa hồng, mặc áo đẹp, đội nón quai thao, mang hài đi dự lễ hội, thoả mãn ước mơ của mình thì câu chuyện bước sang một cấu trúc khác. Mâu thuẫn của mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, đã chuyển sang mâu thuẫn trong quan hệ xã hội: Mâu thuẫn về danh vọng và quyền lực.Tấm đang ở trong hào Lục tứ của quẻ thuần Khôn thuộc Âm. Xã hội loài người liên tục phát triển thì mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển với những hình thái mới của nó. Qua giai đoạn thuần Âm của ba hào của quái Khôn hạ, mâu thuẫn xã hội chuyển sang một hình thái mới là Dương trong Âm của 3 hào trong quái Khôn thượng của quẻ Thuần khôn. Diễn biến của câu truyên từ lúc này về sau không có hình ảnh của ông Bụt (Tính Dương trong quái Hạ thuần Âm). Trong hào lục tứ chính vị, Tấm được tấn phong hoàng hậu chỉ dưới hào Cửu Ngũ là hào của vua. Nếu như lúc Tấm trở về làng, mẹ con nhà Cám phục tùng hoàng hậu, giữ đạo quần thần. Tức là có ý thức trong mối quan hệ xã hội (Thuộc Dương) thì câu truyện có thể chấm dứt ở đây. Và đây cũng là kết thúc của một câu chuyện dị bản tương tự của văn hoá cổ Châu Âu trong câu chuyện Lọ Lem. Nhưng nền văn minh cổ của người Việt đã tiếp tục câu chuyện sâu sắc hơn nhiều, theo đúng tinh thần của Dịch học: Quẻ thuần Khôn chưa đi hết 6 hào của nó và mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát triển. Tấm bị mẹ con nhà Cám lừa giết chết, khi đang trèo lên cây cau và biến thành con chim vàng anh. Đây là lần biến hoá thứ nhất của hào Lục Tứ. Sự tranh chấp quyền lực – mâu thuẫn trong quan hệ xã hội – vẫn tiếp tục xảy ra và Âm vẫn thắng Dương: Con chim vàng anh hoá thân của Tấm bị giết. Đến đây sự kiện chuyển sang hào lục ngũ: Linh hồn của Tấm biến thành cây xoan tiếp tục oán than. Cám tiếp tục truy sát, chặt cây làm khung cửi . Sự kiện tột cùng của hào Thượng lục trong quẻ thuần Khôn và cũng là lúc Âm đạt đến đỉnh cao nhất: Tấm trở thành cái khung cửi và là một công cụ của Cám.Chúng ta cũng nhận thấy rằng: Trong giai đoạn sau được diễn tả thông qua 3 hào thượng của quẻ Thuần Khôn – từ lục tứ đến thượng lục – không có hình ảnh của Bụt trong câu chuyện. Linh hồn của Tấm – thuộc Dương trong Âm (Hồn người chết) – trực tiếp tham gia diễn biến câu truyện, thay thế cho hình tượng ông Bụt. Nhiềư nhà phê bình văn học đã cho rằng: Đây là hình ảnh chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Nhưng với cách nhìn của tôi thì đây chính là sự minh hoạ đặc sắc cho tính vi diệu của Dịch học, có sự tương đồng với Phật Pháp. Để chứng tỏ điều này, chúng ta có thể xem lại bản văn sau đây trong Kinh Dịch: 

Hệ Từ thượng truyện. Chương V. Tiết 2 viết: Ngẩng lên xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý, cho nên biết cái cớ của sáng tối. Quay về nguyên thuỷ của vạn vật, theo dõi đến cuối cùng, nên biết được bài học về sống chết . Tinh khí hợp lại sinh ra vạn vật . Hồn thoát ra tạo nên biến hoá, nên biết được tình trạng của quỉ thần.

Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên “Hồn thoát ra ngoài tạo nên biến hoá”, cho thấy tinh thần của Dịch rất gần gũi với giáo pháp của Phật về sự luân hồi. Bởi vậy nên có sự ngộ nhận chuyện Tấm Cám có ảnh hưởng của Phật giáo. Điều này cũng giống như sự tích Chử Đồng Tử hoặc sự tích Cây Nêu, đều có hình ảnh của Đức Phật. Nhưng hình tượng cây Nêu là một giá trị văn hoá phi vật thể thuần Việt: Chỉ có ở văn hoá Việt Nam mới có cây Nêu. Còn những quốc gia ảnh hưởng Phật pháp khác, không có hình tượng này. Điều này cho thấy hình tượng cây nêu là một sản phẩm văn hoá thuần Việt và không có nguồn gốc từ Phật giáo. Nhưng chính tính gần gũi của tư tưởng Dịch học và Phật pháp, nên sự tích cây Nêu đã dùng hình ảnh chiếc áo cà sa của Đức Phật phủ lên cây nên. Đây là một biểu tượng sự che chở của Phật Pháp cho những giá trị văn hoá Việt trong sự bi tráng của lịch sử giống nòi, vì tình gần gũi của những giá trị minh triết trong văn hoá truyền thống Việt với Phật pháp.
Quay trở lại với nội dung câu chuyện Tấm cám, chúng ta thấy rằng: Mâu thuẫn đã lên đến tột đỉnh trong quan hệ xã hội của con người. Đó là mâu thuẫn ở đỉnh cao của quyền lực: Tấm và Cám trong sự tranh giành địa vị Hoàng Hậu. Âm tính đã phát triển đến hào Thượng Lục trong quẻ thuần Khôn. Vì tính thuần Âm nên mâu thuẫn không được giải quyết. Linh hồn của Tấm vẫn khắc khoải với sự đau khổ, oan trái của mình. Nhưng về Lý Dịch thì sự việc phải chuyển hoá. Chiếc khung cửi bị Cám đốt hoá thành tro đã chuyển hoá câu chuyển sang một hoàn cảnh mới: Nhất Dương sinh, theo nguyên lý cực Âm sinh Dương của Dịch. Quả Thị là một biểu tượng tuyệt vời trong trường hợp này. Đây là một loại quả (Trái cây) chỉ dùng trong việc thờ cúng của văn hoá truyền thống Việt. Quả thị chỉ có mùi hương (Mùi vị thuộc Dương – hình thể thuộc Âm) và không ăn được.

Thị ơi! Thị à!
Thị rụng bị bà.
Bà để bà ngửi,
chứ bà không ăn!

Các bà mẹ Việt Nam kể lại câu chuyện này, cũng có bà bảo rằng: Chính vì vậy mà quả thị từ đó về sau không ăn được.Linh hồn của Tấm nấp trong quả thị và phục sinh từ quả thị. Đây là hình tượng của quẻ Phục. Nhất Dương sinh 

Posted Image



Chúng ta cũng sẽ tìm thấy hình tượng của quẻ này trên bãi đá cổ Sapa (Xin xem bài: LẠC THU CHU DỊCH TRÊN BÃI ĐÁ CỔ SAPA. Văn hiến Lạc Việt. vietlyso.com).Tấm đã sống lại và ở với bà lão. Như vậy, khi linh hồn cô Tấm nằm trong quả thị và hàng ngày bước ra giúp dọn việc nhà thì câu chuyện đã đang ở trong hào Nhất Dương sơ Cửu của quẻ Phục. Khi bà lão rình phát hiện được Tấm và xé bỏ quả thị đi thì cô Tấm hoàn Dương. Cô Tấm sống với bà lão, chính là hào 2 Cửu nhị của quẻ Lâm và câu chuyện đang diễn biến trong nội hàm của nó. Ngôi Dương của hào cửu nhị không đắc chính. Tấm còn đang chịu cảnh đất khách quê người.Câu chuyện tiếp diễn khi nhà vua tình cờ vi hành qua hàng nước của bà lão. Một tình tiết rất độc đáo ở giai đoạn này và có lẽ cũng là lời giáo huấn của tiền nhân, chính là hình ành của miếng trầu têm cánh phượng. Trầu cau là một giá trị đặc thù của văn hoá Việt. Trầu têm cánh phượng chính là hình tượng của một giá trị cao nhất của nền văn hoá đó. Và chỉ có cô Tấm mới thực hiện được điều này. Toàn bộ đoạn này, cha ông ta đã gửi gấm lại cho đời sau một thông điệp: 
Chính những giá trị văn hoá Việt là tiền đề cho sức sống và sự phát triển của dân tộc Việt. 

Nhờ miếng trầu têm cánh phượng, nhà vua đã đưa cô Tấm trở về hoàng cung và là chính cung hoàng hậu. Câu chuyện đang ở hào Cửu Tam. Dương đắc ngôi dương. Nhưng đến đây nếu chúng ta vội cho rằng: 3 hào Âm của quẻ Thuần khôn đã biến thành ba hào Dương là tượng của quẻ Địa Thiên Thái thì thật sai lầm. Sự phủ nhận một giá trị văn hiến Việt trong câu truyện Tấm Cám và là nguyên nhân để Thiên Sứ tôi viết tiểu luận này, chính là ở đoạn cuối của câu chuyện. Đây chưa phải là quẻ Địa Thiên Thái. 

Posted Image



Về tượng quái thì quẻ Khôn trong Địa thiên thái và trong quẻ thuần Khôn đều giống nhau. Nhưng là những người đã tìm hiểu về Dịch thì chúng ta sẽ thấy rằng
Ý nghĩa của cùng một quái nhưng ở hai quẻ khác nhau sẽ khác nhau. Quái thượng Khôn trong quẻ Thuần Khôn và quái thượng Khôn trong quẻ Địa thiên thái, mặc dù giống về hình tương nhưng không thể cùng một nội dung. Sự tuần hoàn của tạo hoá khiến mỗi quẻ ở vị trí khác nhau trong vòng tuần hoàn vô tận, sẽ không giống nhau dù giống tượng. Điều này giải thích là số Tử Vi trùng dữ kiện 60 năm trước và 60 năm sau, dù giống hệt nhau nhưng không thể giống nhau . Sao Thiên Mã 100 năm trước là con ngựa, nhưng 100 năm sau là xe hơi. Người sinh cùng ngày giờ tháng năm , nhưng ở hai hoa giáp khác nhau sẽ có độ số khác nhau….Bởi vậy, quái Khôn trong quẻ Thuần Khôn tượng là bà mẹ của Cám, nhưng quái khôn trong quẻ Địa thiên Thái thì lại khác hẳn về tính chất. Đó chính là sự chuyển hoá tính chất khi những sự kiện diễn biến liên tục ở đoạn cuối. Cám chết vì tham vọng vô độ. Cô ta không từ một cách nào dể đạt mục đích. Lòng tham đã dẫn đến sự ngu xuẩn, thể hiện bằng hành động tự dội nước sôi vào mình. Bà mẹ Cám ăn thịt con mà không biết. Đây là một hình tượng rất ấn tượng vì tính khủng khiếp của nó. Nhưng về tính minh triết của hình tượng này lại cho thấy: Chính bà mẹ Cám đã giết dần con mình khi xui con lao vào tội ác. Bà mẹ Cám đã ăn thịt chính con bà từ lâu. Đến khi thấy hậu quả của tội ác chính bà thì bà ta cũng chết. Bởi vậy, chính hình ảnh ấn tượng này lại là sự cảnh tỉnh cho lòng tham của con người làm ảnh hưởng đến thế hệ sau.Khi bà mẹ Cám – tượng cho quái Khôn trong quẻ thuần Khôn chết và Tấm – trưởng nữ, tượng quái Tốn – chính thức thay thế trong vị trí hoàng hậu làm Mẫu nghi thiên hạ – Một nội dung khác của quái Khôn để cuộc đời mở ra với quẻ Địa thiên thái. Và cũng chính hình tượng này lại cho thấy vị trí của Tốn (Trưởng Nữ – Tấm) phải thay thế cho quái Khôn – Mẹ Cám trong Việt Dịch với Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. 
HÌNH MINH HỌA
HẬU THIÊN LẠC VIỆT PHỐI HÀ ĐỒ””””’……………………..””””& HẬU THIÊN VĂN VƯƠNG PHỐI LẠC THƯ
Được phục hồi từ những di sản văn hóa truyền thống Việt……………………….Theo cổ thư chữ Hán

Posted Image

Câu chuyện Tấm Cám với cái nhìn chủ quan của tôi thì đây chính là nội dung sâu sắc đầy tình minh triết của văn hiến Lạc Việt. Nếu trong quí vị và anh chị em quan tâm đến tiểu luận này, có người cũng thích xem các loại truyện cổ tích của các dân tộc trên thế giới, hẳn cũng biết có nhiều chuyên mang nhiều tình tiết giống chuyện Tấm Cám của Việt Nam. Thí dụ như: Tình tiết phục sinh từ quả thị trong Tấm Cám thì trong “Già Thu gặp tiên”, “Tú Uyên Giáng Kiều”….hoặc một số truyện trong 1001 đêm lẻ. Chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bẩy chú lùn” cũng có nhiều nét tương đồng với chuyện Tấm Cám. Nhưng có thể nói, chỉ có truyện Tấm Cám của Việt Nam mới có nhiều tình tiết trong một mạch truyện xuyên suốt, mang tính minh triết thông qua những hình tượng của nó, hơn hẳn những chuyện dị bản của những nền văn hoá khác.Do đó, nếu chỉ với cái nhìn thông thường thì cũng thật là bất công khi những kẻ ác như mẹ con nhà Cám không bị trừng trị. Trong truyện Thạch Sanh, chàng Thạch Sanh cũng tha chết cho mẹ con Lý Thông đấy chứ! Nhưng cũng sẽ không thể gợi lên một ước mơ công lý, nếu những nhân vật này không bị sét đánh chết. Câu truyện Tấm Cám đã sống với nền văn hoá dân tộc Việt trải hàng thiên niên kỷ, còn chưa đựng nhiều nội dung sâu sắc thuộc về nền minh triết Lạc Việt. Nhưng do khả năng của tôi chỉ có hạn nên không phân tích được hết ý. Hy vọng các bậc cao nhân sẽ tiếp tục khám phá và tìm ra những gía trị đích thực của nó.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.