VIỆT SỬ GẦN 5000 NĂM HAY 2700 NĂM?

Đây là bài nói của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương phát biểu tại tại một buổi gặp gỡ đầu năm Nhâm Thìn do báo Tia Sáng tổ chức. Tôi đã có lần đưa đoạn video clip của ông này lên diễn đàn của chúng ta và hứa khi rảnh sẽ phân tích sai lầm của ông ta. Nhưng sở dĩ cho đến nay vẫn chưa viết được vì công việc bận rộn, tôi không có thời gian để gõ lại toàn văn bài phát biểu của ông Trần Quốc Vương làm cơ sở phân tích. Hôm nay tình cờ lên mạng và có sẵn bài viết trên một blog chép lại toàn bộ bài phát biểu của ông này. Tôi chép lại vào đây và cả đường link đoạn video clip để quí vị đối chiếu.

Trước khi phân tích sai lầm của ông Trần Ngọc Vương về vấn đề nguồn gốc Việt sử – từ đó dẫn đến các ý tưởng khác của ông Vương – Xin mời quí vị xem toàn bộ lời phát biểu của ông Trần Ngọc Vương và đối chiếu với đoạn video clip với đường link kèm theo.

Gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn 2012:
Phát biểu của PGS-TS Trần Ngọc Vương
16/02/2012

Posted Image
PGS-TS Trần Ngọc Vương

Kính thưa các bậc trưởng thượng, thưa tất cả các anh các chị.
Tôi nhớ cách đây khoảng hơn một năm cũng ở cái chốn này đây, thì tôi có ra mắt cái cuốn sách của tôi, “Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ”. Hôm đấy cũng rất may mắn và vinh dự được chị Nguyễn Thị Bình và nhiều người ở đây cũng có mặt để cổ vũ.
Và ở cuốn sách của tôi thì có tự đặt ra cho mình một cái yêu cầu là nghiên cứu thực thể hiện từ nhiều góc nhìn khác nhau và chủ yếu trên bình diện văn hóa theo nghĩa rộng. Nhưng trong cuốn sách đó thì có một ý tưởng nó ám ảnh tôi từ lúc bắt đầu cầm bút cho đến bây giờ mà tôi vẫn chưa nói được. Mà đến giờ tôi vẫn chưa viết ra thành văn bản về chuyện đó.
Nhưng mà trước khi viết nó ra thì tôi xin nói trước và hôm nay lần đầu tiên tôi nói cái chuyện này. Và tôi xin nói một cách nghiêm túc suy nghĩ của mình chứ không phải là đùa rằng:
Tôi nhận thấy trong những nước mà có lịch sử hàng nghìn năm. (Ta không có 4000 năm, anh sử gia Dương Trung Quốc nhỉ, ta không có 4000 năm đâu, nhưng cũng khoảng 2800 năm thì có thể có lịch sử để cho học sinh học). Và có rất nhiều cái thành tựu ở các triều đại, thời kỳ khác nhau và ta đã từng tổng kết được những cái phương diện nhất định của từng bình diện một đều có thể đáng tự hào cả, đều có cái để mà tự hào với thế giới. Quả là như vậy!
Nhưng có một đặc điểm hàng đầu mà Việt Nam có mà tất cả các nước có truyền thống văn hóa mấy nghìn năm không có. Đó là truyền thống dựng lên rồi phá đi tất cả và lại làm lại từ đầu. Cái truyền thống này của Việt Nam có nên gọi là truyền thống không thì tôi không rõ. Nhưng đó là một đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Tất cả các triều đại mà thịnh trị nhất, đạt tới những giá trị cao nhất rồi đến những triều đại kế thừa sau đó chả thèm kế thừa gì hết. Và tự xây dựng lên một cái gì đấy của mình và nếu như trong những cái hoạt động của các triều đại tiếp theo mà có một số thành tựu nào đó thì là do sáng tạo của chính triều đại đó hơn là sự tích hợp văn hóa của các triều đại trước.
Cái đặc điểm này của văn hóa Việt Nam ý, khiến cho người Việt bây giờ vẫn cứ phải đọc mãi câu mà Tản Đà nói vào những năm 20 của Thế kỷ 20:
“Dân 25 triệu, ai người lớn, nước 4000 năm vẫn trẻ con”.
Cái đặc điểm này của văn hóa Việt Nam tôi không hiểu là tất cả các vị ở đây có ai chia sẻ với tôi những cái day dứt này không. Nhưng mà những tổng kết về danh nhân mà cá nhân tôi đã thực sự tự tiến hành giúp tôi nói rằng các danh nhân của ta cũng không buồn kế thừa nhau.
Trong khi đó nếu nhìn sang bên cạnh, một số quốc gia bên cạnh, thì tôi thấy chẳng hạn Trung Quốc, họ không làm thế. Trung Quốc, một nhà chính trị Trung Quốc kế thừa đời trước, nó khảo về đời trước và nó bàn luận rất là kỹ, ông này được cái này mất cái này và nên chọn cái này rồi nên tiếp tục theo cái kia. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là luôn luôn thế, cho nên nó có một cái ngành làm nên việc đó từ đầu đến cuối lịch sử văn hóa Trung Quốc là cái ngành “Huấn hỗ học”. Huấn hỗ học là nó kiểm điểm từng giai đoạn một, lấy lại cái gì.
Thế nhưng mà ta, ta chả chịu lấy cái gì. Cho nên các triều đại trước cứ việc trôi đi, lịch sử cứ việc nối dài ra, nhưng mà người bây giờ vẫn không học được cái gì của triều đại trước cả. Và chỉ nhắc đến cha ông để tự hào vỗ ngực với nhau thôi chứ còn không thừa kế được.

Posted Image

Vì vậy cho đến ngày hôm nay, chúng ta thấy cái văn hóa cầm quyền là cái điển hình nhất, là không có sự thừa kế nào hết. Và nghĩ ra được cái gì là cầm quyền theo cách đó. Ngay cái người mà cần thừa kế gần nhất là cụ Hồ, người ta có thừa kế đâu. Có phải không anh Nguyễn Sĩ Dũng nhỉ, chính anh cũng chia sẻ cái điều ấy mà tôi thấy cái điều đó cũng là … Cho nên chính cái đó làm cho ta cứ trì trệ mãi, cứ trẻ con mãi, cứ vị thành niên mãi. Đấy là một cái điều rất là chua chát và đau đớn.
Và cái ý thứ hai là trong thời điểm hiện nay, từ những dấu hiệu văn hóa, tôi nhận ra rằng hiện nay đang bộc lộ khá đầy đủ tất cả những thuộc tính của một xã hội mà rơi vào khủng hoảng mà nó rất giống với mấy cái chặng này này: Trần mạt. Cái đận Mạc mạt. Cái đận Lê mạt, mấy cái đận mà gọi là mạt ấy về mặt văn hóa có rất nhiều biểu hiện là giống như ngày hôm nay. Tôi xin nói điều này có anh Dương Trung Quốc làm chứng bởi vì rất nhiều dấu hiệu như vậy.
Quan chức của ta, đặc biệt là hệ thống quan chức được ghi trong chính sử, tất cả những tệ nạn của quan chức là lên đến cùng cực thì đều là dấu hiệu của thời mạt cả. Tôi không nói thời loạn , tôi nói thời mạt. Tất cả các thời mạt.
Và tôi xin nói thẳng thắn, một ông hàm Thứ trưởng làm Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà dám đổ tội cho dân rằng dân phá nhà dân. Đấy là một cái tội vừa tội danh về luật pháp, vừa về mặt đạo đức. Mà một người như thế mà lại lên đến một vị trí như thế. Đấy là một điều kỳ lạ mà chưa bao giờ người ta trắng trợn như thế, và thậm chí người ta ngỗ ngược, láo xược với dân như thế. Thế mà người ta dám làm đấy, mà chưa chắc ông này đã việc gì đâu.
Tôi chỉ nói về bình diện văn hóa thôi, còn những bình diện khác thì tôi không can thiệp. Nhưng về mặt văn hóa trong lịch sử những người kiểu như vậy chỉ xuất hiện vào cái thời điểm của tuần huyện Trang thôi ạ. Tuần huyện Trang thôi. Tuy nhiên nó có phương diện thứ hai, trong tất cả các giai đoạn mạt ấy thì những cái anh có thiện trí thức ý là khổ sở nhất. Và những người khổ sở nhất phần lớn đang ngồi đây. Một bộ phận khổ nhất, rồi day dứt nhất là ngồi đây. Và kể cả anh Nguyễn Minh Thuyết cũng rất mạnh mẽ trước Quốc hội nhưng cũng đầy tâm sự, đầy day dứt, đầy đau khổ chưa thể nói hết được đâu. Tôi biết là như thế. Cho nên tôi nghĩ rằng đó là một chuyện mà ta phải tìm cách để thay đổi, tìm cách để mà kế thừa, tìm cách để nhân lên những gì tử tế chứ không thể để mãi thế này được.
Và với tư cách là cái tờ tạp chí của lĩnh vực Khoa học Công nghệ của tạp chí “Tia sáng” được tiếng hàng chục năm nay, mười mấy năm nay là một tờ tạp chí có phương diện tốt. Tôi chỉ không nói thành tựu gì khác. Tôi chỉ nói cái phương diện được coi là thiện trí thức tức là có cái lương tri nói được phần nào đấy, lương tri của cộng đồng khoa học và cộng đồng trí thức nói chung. Tôi chúc tạp chí Tia sáng, chúc tất cả cộng tác viên “Tia sáng” giữ gìn và nuôi dưỡng cái ấy mà đẩy lên được chỗ nào hay chỗ nấy cái lương thiện tri thức ấy.
Lương thiện trí thức, cái mà chúng ta hiện nay cũng đang khủng hoảng nốt. Khủng hoảng ở cái tầng cuối cùng là khủng hoảng của tầng lớp trí thức. Bởi vì trí thức bao giờ cũng là tinh hoa dân tộc. Thế mà nếu mà trí thức khủng hoảng, trí thức hỏng thì có nghĩa là cả cái dân tộc này hỏng, hỏng không phương cứu chữa. Chứ còn bộ máy quản lý có thể thay đổi. Nhưng nếu như cả tầng lớp trí thức mà hỏng là dân tộc đấy hỏng rồi. Và tôi cho rằng chúng ta cố giữ lấy cái lương thiện và cái tử tế trí thức ấy.
Và tôi xin cảnh báo rằng không phải là không có những dấu hiệu hỏng trong sâu xa đâu. Anh Thành và một số người khác yêu cầu tôi tham gia cách đây mấy năm về làm cái điều lệ cho quỹ NAFOSTED. Và tôi là một trong những người nói to nhất về cái chuyện phải tách riêng khoa học xã hội ra khỏi khoa học tự nhiên, làm điều lệ thêm cho nó và cuối cùng họ ấn cho tôi là tham gia biên soạn điều lệ.
Nhưng rồi quan sát hai, ba vụ, triển khai xét chọn đề tài của quỹ NAFOSTED cho (các khoa học) xã hội nhân văn, thì tôi xin cảnh báo rằng cái việc thẩm định và đưa đề tài đến tay người làm đã mang đầy đủ dấu hiệu của một cơ chế quan liêu. Và cái cách giao đề tài và kiểm soát đề tài như chúng tôi muốn ban đầu đã hoàn toàn biến dạng, đã có những dấu hiệu là không như thế nữa rồi. Cho nên … Và đấy cái chỗ mà ta tưởng là cơ chế mới để mong là nó khác đi thì những dấu hiệu đã bắt đầu thấy là … Cái quỹ NAFOSTED không làm tôi …, không phải bây giờ, mà cách đây vài năm tôi đã bắt đầu thấy khó tin rồi. Cho nên cũng xin nói … và đấy là lĩnh vực của chúng ta, lĩnh vực của khoa học thuần túy mà chúng ta thầm hy (không nghe rõ) vọng.
Cho nên tôi xin nói với tất cả những người ngồi trong hội trường này rằng những dấu hiệu ấy là những dấu hiệu rất đáng buồn. Một lần nữa tôi xin nói rằng tất cả những điều tôi nói ở đây đúng sai là tùy các vị phán xử nhưng đấy là điều tôi tin cậy. Tôi tin rằng là tôi nghĩ như thế thành thực, “thành thực” và “đúng” là hai chữ khác nhau. Xin cám ơn!
http://www.youtube.c…d&v=Jxs1uef21p0

==========================
Ông này theo lời giới thiệu thì đã từng giảng dạy ở Đại học KHXHNV. Đây cũng là nơi công tác của giáo sư Trần Ngọc Thêm và Ts Nguyễn Ngọc Thơ. Hai vị giáo sư và Thạc sĩ này đã sang Tàu và chứng minh của hai vị đã được chính các nhà khoa học chuyên ngành của Tàu với quốc tế phải thừa nhận khái niệm Âm Dương là của Việt Nam. Điều này tất cả chúng ta đều biết.

Đây là trang web chuyên đề về Lý Học Đông phương và tất cả các hội viên có nghiên cứu về Lý học trên trang web của chúng ta đều biết rất rõ rằng: Âm Dương chính là khái niệm căn bản nhất chi phối toàn bộ nội dung cấu trúc của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Khi khái niệm khởi nguyên của học thuyết này của người Việt thì chúng ta có thể xác định ngay rằng: Tất cả các khái niệm, nguyên lý…. của học thuyết này và những phương pháp ứng dụng hình thành sau đó phải thuộc về người Việt; hoặc chí ít phải có trước lịch sử hình thành học thuyết này trong lịch sử văn hóa Hán (Tôi viết câu này “hoặc chí ít….” chỉ thể hiện tính khách quan trong ngữ cảnh bài viết này. Trên thực tế tôi đã chứng minh một cách hoàn chỉnh từ lịch sử, nội dung và nền tảng tri thức xã hội, cho đến tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó, rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành và tất cả mọi phương pháp ứng dụng của nó là của Việt tộc với lịch sử gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương tử). Tất nhiên một hệ quả phù hợp với tiêu chí khoa học ngay cả trong điều kiện – hoặc chí ít phải có trước lịch sử hình thành học thuyết này trong lịch sử văn hóa Hán – thì nền văn minh Việt phải có từ trước lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong nền văn minh Hán – Tức là đã có từ trước cả sự hình thành Tiên Thiên, Hậu Thiên Bát quái. Tức là nền văn hiến Việt đã có từ trước thời Phục Hy “Tắc Hà Đồ hoạch quái”. Như vậy chỉ cần căn cứ ngay vào lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành mà khái niệm Âm Dương xuất hiện trong nền văn hóa Hán cũng đủ để xác định nền văn hiến Việt đã có từ rất lâu. Nếu như người Hoa Hạ xác định Phục Hy, Thần Nông, Viêm đế có trước Hoàng Đế thì tất yếu văn hiến Việt vượt trội – và là cội nguồn của khái niệm Âm Dường – phải có trước nền văn minh Hán vốn tự nhận là cái nôi của thuyết Âm Dương ngũ hành – thì không thể lập quốc vào năm 2700 năm BC – tức cuối đời Đông Chu – tức là sau Phục Hy đến gần 4000 năm – được.

Đấy là mới là sự phân tích về mặt thời gian. Về mặt không gian thì chính người Hoa Hạ thừa nhận vào 400 năm BC địa bàn cư trú của họ không quá bờ Bắc Dương Tử và tôi đã nhiều lần dẫn chứng bằng bản đồ của chính các nhà nghiên cứu Tàu hiện đại trong các sách của tôi và trong các bài viết trên web này. Như vậy, nếu Việt tộc – nguồn gốc của khái niệm Âm Dương và ở tận đống bằng Bắc Bộ hình thành vào thế kỷ thứ VII BC – như chính những người phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến xác định – thì không có lý do gì người Hán ở tận Bắc sông Hoàng Hà tiếp thu được khái niệm Âm Dương của Việt tộc và phát huy thành học thuyết Âm Dương để mấy ngàn năm sau đó kết hợp với thuyết Ngũ hành rồi ứng dụng cả.

Chỉ cần như vậy thôi. Cũng đủ thấy sai lầm hoàn hảo của vị phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Vương.

Nếu ai đó cố gắng phản biện rằng: Người Việt tuy là cội nguồn của khái niệm Âm Dương , nhưng người Tàu thì tiếp thu từ đời Phục Hy – 4000 năm trước CN – nhưng người Việt lại lập quốc vào thế kỷ thứ VII trước CN và hai vấn đề này tách biệt nhau.

Vâng! Có thể phản biện tôi như vậy. Nhưng đấy là tôi tự phản biện và tất nhiên tôi có câu trả lời biện minh cho tôi. Tuy nhiên tôi để ngỏ vấn đề này, xem ai sẽ là người chính thức đứng ra phản biện với ý tương tự. Và tôi chỉ trả lời với người phản biện từ phó giáo sư trở lên hoặc giải đáp với học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp. Còn nếu ai đó dùng chính câu này để phản biện thì để nghị phải nêu chức danh và tên thật. Tôi sẽ không trả lời trên mạng ảo với những nicknem mà chẳng biết họ là ai.

Như vậy chúng ta thấy rằng lập luận của phó giáo sư Trần Ngọc Vương hoàn toàn phi lý với chính kết luận của Phó giáo sư Trần Ngọc Thêm đã được hội nghị quốc tế chính thức thừa nhận. Và đây cũng mới chỉ là dẫn chứng – một – hiện tượng làm ví dụ, chứ chưa phải toàn bộ hệ thống, mà hệ thống đó đều chỉ thẳng đến chân lý:

Việt sử 5000 năm văn hiến và là chủ nhân sở hữu thuyết Âm Dương Ngũ hành . Đó chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà toàn thể giới khoa học quốc tế mới chỉ đang mơ ước với một hy vọng mong manh.

Tất nhiên với cái nhìn của phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Vương như vậy thì những vấn đề mà ông ta đặt ra tiếp đó sau bài viết cũng thể hiện tầm nhận thức và sai lầm của ông ta.

Ông ta nói:

Nhưng có một đặc điểm hàng đầu mà Việt Nam có mà tất cả các nước có truyền thống văn hóa mấy nghìn năm không có. Đó là truyền thống dựng lên rồi phá đi tất cả và lại làm lại từ đầu. Cái truyền thống này của Việt Nam có nên gọi là truyên thống không thì tôi không rõ. Nhưng đó là một đặc điểm của văn hóa Việt Nam. Tất cả các triều đại mà thịnh trị nhất, đạt tới những giá trị cao nhất rồi đến những triều đại kế thừa sau đó chả thèm kế thừa gì hết. Và tự xây dựng lên một cái gì đấy của mình và nếu như trong những cái hoạt động của các triều đại tiếp theo mà có một số thành tựu nào đó thì là do sáng tạo của chính triều đại đó hơn là sự tích hợp văn hóa của các triều đại trước.

Cái đặc điểm này của văn hóa Việt Nam ý, khiến cho người Việt bây giờ vẫn cứ phải đọc mãi câu mà Tản Đà nói vào những năm 20 của thế kỷ 20:

“Dân 25 triệu, ai người lớn, nước 4000 năm vẫn trẻ con”.

Đấy là tầm nhận thức của vị phó giáo sư tiến sĩ. Và ông ta không hề chứng minh điều đó. Tôi cũng không đến nỗi khắt khe để bắt ông ta phải chứng minh điều này trong một bài nói chuyện có tính ngẫu hứng tại một cuộc gặp mặt mini này. Nhưng như vậy thì tôi buộc phải xác định rằng đây là một kết luận của một trí thức cao cấp với học vị phó giáo sư tiến sĩ. Nếu nhận thức của ông đúng thì Việt Nam này không có lịch sử, không có vấn đề gọi là truyền thống. Tất nhiên ông có thể chỉ ra sự khác biệt của các thời đại – và điều này là tất nhiên – nhưng điều đó không có nghĩa là không có sự kế thừa. Vì như tôi đã nói: Nếu như vậy dân tộc Việt không có lịch sử và không có văn hóa truyền thống. Nếu ông minh chứng rằng giữa thời Lý Trần với thời Lê có sự cách biệt thì tôi lưu ý ông rằng: Khoảng trống lịch sử vô cùng lớn lao – để tạo khoảng cách giữa thời Lý Trần và thời Lê trung hưng – chính là sự xâm lược tàn bạo của Hán tộc từ Bắc Phương dưới triều đại nhà Minh với sự hủy diệt văn hóa Việt tộc. Chắc với chuyên ngành của ông phó giáo sư tiến sĩ này, ông sẽ có nhiều tư liệu hơn tôi để thẩm định điều này. Nhưng có lẽ tôi cũng rất thông cảm vì tôi tin rằng: Với trình độ nhận thức của phó giáo sư tiến sĩ chuyên ngành KHXHNV này chưa đủ khả năng để hiểu thế nào là khái niệm “Văn hóa”. Tức là chính ông không biết ông ta đang nói cái gì. Do đó ông ta mới phát biểu như vậy. Tôi nhắc lại rằng: Nếu quan niệm của ông là đúng thì nước Việt và dân tộc Việt này không có khái niệm văn hóa lịch sử truyền thống. Nếu gọi là sự phá bỏ để không có tính kế thừa thì chính là do sự phá hoại văn hóa Việt tàn bạo của Bắc phương qua những cuộc xâm lược và do chính những người như ông đã phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm như ông. Câu thơ của thi sĩ Tản Đà: “Dân 25 triệu ai người lớn. Nước 4000 năm vẫn trẻ con”. Và ông lấy đó làm cơ sở minh chứng, hoặc minh họa cho luận điểm của ông thì tôi cần phải nói cho ông rõ rằng: Ngữ cảnh của câu thơ này nằm trong lúc đất nước đang bị chìm đắm trong nền đô hộ Pháp. Tất nhiên không chỉ mình nhà thơ Tản Đà, mà tất cả người Việt Nam đều đau buồn trước sự nô lệ của dân tộc và chưa tìm được một lối thoát trong hoàn cảnh cụ thể của nhà thơ, nên thi sĩ mới viết như vậy. Chứ thi sĩ Tản Đà viết câu thơ này không phải để minh họa cho luận điểm của ông. Nội dung hai câu thơ này chẳng liên hệ gì đến luận điểm của ông Vương. Một luận điểm khoa học không thể minh chứng bằng cảm hứng của nhà thơ.

Tôi giả thiết – một giả thiết thuận lợi nhất cho ông – là nhà thơ Tản Đà sống lại và thừa nhận trước phương tiện thông tin đại chúng chính thống rằng: Hai câu thơ này mang nội dung xác định dân tộc Việt Nam không có tính kế thừa và tích hợp văn hóa của đời trước thì ông cần chứng minh điều này. Nhưng ngược lại. Chính nhà thơ Tản Đà đã phủ nhận ngay luận điểm của ông phó giáo sư tiến sĩ khi xác định rằng: “Nước 4000 năm….”. Có phải vậy không thưa ông?! Rõ ràng kết luận của chính thi sĩ Tản Đà về thời gian lịch sử của đất nước là 4000 năm với ông là 2700 năm là hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên tầm nhìn, sự nhận thức và suy nghĩ của nhà thơ không thể như ông được.

Ông nói:

Nhưng mà những tổng kết về danh nhân mà cá nhân tôi đã thực sự tự tiến hành giúp tôi nói rằng các danh nhân của ta cũng không buồn kế thừa nhau.

Trong khi đó nếu nhìn sang bên cạnh, một số quốc gia bên cạnh, thì tôi thấy chẳng hạn Trung Quốc, họ không làm thế. Trung Quốc, một nhà chính trị Trung Quốc kế thừa đời trước, nó khảo về đời trước và nó bàn luận rất là kỹ, ông này được cái này mất cái này và nên chọn cái này rồi nên tiếp tục theo cái kia. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là luôn luôn thế, cho nên nó có một cái ngành làm nên việc đó từ đầu đến cuối lịch sử văn hóa Trung Quốc là cái ngành “Huấn hỗ học”. Huấn hỗ học là nó kiểm điểm từng giai đoạn một, lấy lại cái gì.

Thế nhưng mà ta, ta chả chịu lấy cái gì. Cho nên các triều đại trước cứ việc trôi đi, lịch sử cứ việc nối dài ra, nhưng mà người bây giờ vẫn không học được cái gì của triều đại trước cả. Và chỉ nhắc đến cha ông để tự hào vỗ ngực với nhau thôi chứ còn không thừa kế được.

Đất nước Trung Quốc trong cái nhìn của ông thì rất đáng học tập. Nhưng điều đó không có nghĩa nền văn hóa Việt không có sự kế thừa . Vâng! Tôi nhắc lại để xác định rằng: Nếu không có sự kế thừa thì không có khái niệm văn hóa truyền thống Việt – (khi tôi dùng khái niệm văn hóa thì tôi đã có định nghĩa về văn hóa theo cách hiểu của tôi và tôi dùng khái niệm văn hóa theo cách hiểu đó một cách nhất quán, hoàn chỉnh trong mọi vấn đề mà tôi đề cập liên quan đến nó). Chính ông và những người phủ nhận gía trị văn hóa sử truyền thống Việt cũng như những người ủng hộ quan điểm này đã đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm – như ông đã xác định ngay trong bài nói này – Vậy khi ông nói đến tính kế thừa văn hóa truyền thống là không có trong văn hóa Việt thì lập luận đã tự mâu thuẫn. Vì chính ông phủ nhận gía trị truyền thống đó. Tôi không hiểu ông có biết rằng một trong những tiêu chí khoa học cho một luận điểm nhân danh khoa học là không có mâu thuẫn nội tại và tính hợp lý là một tiêu chí cần theo tiêu chí khoa học cho một lập luận được coi là khoa học. Tôi nói rõ hơn là: “Tính hợp lý mới chỉ là một trong những tiêu chí cần, chứ không phải tất cả. Và với chỉ một tiêu chí đơn giản này thì chính ông đã tự mâu thuẫn. Chúng ta xem lại câu này trong đoạn trên của ông:”Và chỉ nhắc đến cha ông để tự hào vỗ ngực với nhau thôi chứ còn không thừa kế được”. Thật đáng tiếc khi đây là tầm nhìn và nhận thức của một vị vào hàng trí thức cao cấp hiện nay với học vị phó giáo sư tiến sĩ! Khi người ta đã nhắc đến ông cha để tự hào và vỗ ngực với nhau thì người ta đã thừa nhận quá khứ – có phải thế không ạ? Mà là một quá khứ để tự hào thì tất yếu họ phải nhìn thấy vẻ đẹp và cái hay của quá khứ. Khi đã thừa nhận cái hay và vẻ đẹp của qúa khứ đến mức tự hào và vỗ ngực với nhau thì chí ít trong tiềm thức của họ đã chấp nhận vẻ đẹp và cái hay đó. Đương nhiên đó sẽ là nền tảng của cái mới có thể không giống cái cũ. Chỉ có những người phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến và xác định cội nguồn dân tộc Việt chỉ là một “liên minh bộ lạc” với người dân “ở trần đóng khố” mới không còn gì để tự hào, hiên ngang trước các nền văn hóa khác của ngoại bang mà thôi. Bởi vậy, ngay trong chỉ một câu kết của đoạn này tầm nhận thức của vị phó giáo sư tiến sĩ đã tự mâu thuẫn và tạo thành hai mệnh đề tự phủ định lẫn nhau, khi vừa đặt vấn đề về sự tự hào dân tộc trong qúa khứ truyền thống vừa cho rằng không có sự kế thừa.

Khi chính vị phó giáo sư tiến sĩ này đã phủ nhận ngay truyền thống văn hóa sử Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm với thời lập quốc chỉ là một “Liên minh bộ lạc” với người dân “Ở trần đóng khố” thì tất nhiên ông ta không hề thấy tính kế thừa văn hóa truyền thống thống Việt mà mọi thứ cứ như trên trời rơi xuống vậy. Điều này cũng như khi đã phủ nhận Eistein là tác giả của thuyết Tương Đối thì tất nhiên chẳng thể thấy tính kế thừa những tri thức tiếp nối sau đó hoặc trước đó. Và thật buồn khi đó là tầm nhìn của một trí thức cao cấp hiện nay.

Ông Trần Ngọc Vương tiếp tục cho rằng:.

Vì vậy cho đến ngày hôm nay, chúng ta thấy cái văn hóa cầm quyền là cái điển hình nhất, là không có sự thừa kế nào hết. Và nghĩ ra được cái gì là cầm quyền theo cách đó. Ngay cái người mà cần thừa kế gần nhất là cụ Hồ, người ta có thừa kế đâu. Có phải không anh Nguyễn Sĩ Dũng nhỉ, chính anh cũng chia sẻ cái điều ấy mà tôi thấy cái điều đó cũng là … Cho nên chính cái đó làm cho ta cứ trì trệ mãi, cứ trẻ con mãi, cứ vị thành niên mãi. Đấy là một cái điều rất là chua chát và đau đớn.

Thật là ngán ngẩm cho một tầm nhìn cỡ giáo sư tiến sĩ. Trong khi chính ông ta tự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt thì ông lạ than phiền về sự không có tính kế thừa. Hiện tượng mà ông ta dẫn chứng:

Ngay cái người mà cần thừa kế gần nhất là cụ Hồ, người ta có thừa kế đâu.

Chắc quí vị sẽ thấy ngay tính mâu thuẫn đến tận cùng của lập luận này của ông Trần Ngọc Vương. Ở đoạn trước, ông dẫn chứng thơ của thi sĩ Tản Đà thì chính nội dung câu thơ với văn tự rõ ràng đã phủ nhận luận điểm của ông. Lần này ông dẫn chứng Hồ Chủ Tịch thì chính ông là người đã phủ nhận ngay một luận điểm nổi tiếng của Ngài trong bài viết “Lịch sử Việt Nam”. Bài thơ này của Hồ Chủ Tịch đã xác định Việt sử 4000 năm văn hiến.

Kể năm hơn 4000 năm.
Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa…

Như vậy, nếu ông nhất quán với quan điểm của mình về tính hệ thống trong sự kế thừa cầm quyền như ông nói thì chí ít ông cũng không tự phủ nhận ngay tư tưởng của Hồ Chủ Tịch như ông dẫn chứng chứ nhỉ?

Bởi vậy, đâu phải ngẫu nhiên tôi đã xác định rằng: “Mọi sự cải cách giáo dục ở Việt Nam sẽ không thể thành công nếu sự phủ định truyền thống văn hóa sử Việt được thừa nhận như một quan điểm chính thống”. Có lẽ thật khó có một sự liên hệ giữa sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt với sự cải cách giáo dục Việt Nam, ở những khả năng tư duy đơn giản. Sự xác định của tôi vì thế có vẻ như mơ hồ và mang chất ….huyền bí. Nhưng qua ví dụ tuyệt vời của phó giáo sư tiền sĩ Trần Ngọc Vương thể hiện trong bài nói của ông ta thì cho thấy một sự liên hệ gần gũi hơn. Đó là: Khí phủ nhận giá trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì mọi khả năng lập luận liên quan – thí dụ như bài nói của phó giáo sư này – không hề mang tính logic trong tư duy thể hiện trong hệ thống luận điểm của nó. Hay nói rõ hơn là một thứ lý luận chắp vá khiên cưỡng và rối loạn với chính những dẫn chứng trong lập luận này. Nói một cách khác là xảy ra tính trạng “Tẩu hỏa nhập ma” trong lý luận. Tất nhiên đấy là trình độ của phó giáo sư tiến sĩ đã từng đứng trên bục giảng hàng vạn sinh viên. Đương nhiên hiệu ứng của sự phủ nhận chân lý sẽ không chỉ dừng ở đây. Mà là tính lan tỏa của hiệu ứng này trong khắp mọi lĩnh vực để dẫn đến sự thiếu tính logic trong mọi vấn đề liên quan đến khả năng tư duy hợp lý. Tất nhiên ngành giáo dục và gần hơn là trí thức trong bộ môn lịch sử bị ảnh hưởng trước tiên và hậu quả như thế nào thì có lẽ tôi không cần viết thêm vì đã quá nhiều bài báo bình luận về vấn đề này.

Ông Trần Quốc Vương nói tiếp:

Và cái ý thứ hai là trong thời điểm hiện nay, từ những dấu hiệu văn hóa, tôi nhận ra rằng hiện nay đang bộc lộ khá đầy đủ tất cả những thuộc tính của một xã hội mà rơi vào khủng hoảng mà nó rất giống với mấy cái chặng này này: Trần mạt. Cái đận Mạc mạt. Cái đận Lê mạt, mấy cái đận mà gọi là mạt ấy về mặt văn hóa có rất nhiều biểu hiện là giống như ngày hôm nay. Tôi xin nói điều này có anh Dương Trung Quốc làm chứng bởi vì rất nhiều dấu hiệu như vậy.

Quan chức của ta, đặc biệt là hệ thống quan chức được ghi trong chính sử, tất cả những tệ nạn của quan chức là lên đến cùng cực thì đều là dấu hiệu của thời mạt cả. Tôi không nói thời loạn , tôi nói thời mạt. Tất cả các thời mạt.

Và tôi xin nói thẳng thắn, một ông hàm Thứ trưởng làm Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà dám đổ tội cho dân rằng dân phá nhà dân. Đấy là một cái tội vừa tội danh về luật pháp, vừa về mặt đạo đức. Mà một người như thế mà lại lên đến một vị trí như thế. Đấy là một điều kỳ lạ mà chưa bao giờ người ta trắng trợn như thế, và thậm chí người ta ngỗ ngược, láo xược với dân như thế. Thế mà người ta dám làm đấy, mà chưa chắc ông này đã việc gì đâu.

Tôi chỉ nói về bình diện văn hóa thôi, còn những bình diện khác thì tôi không can thiệp. Nhưng về mặt văn hóa trong lịch sử những người kiểu như vậy chỉ xuất hiện vào cái thời điểm của tuần huyện Trang thôi ạ. Tuần huyện Trang thôi. Tuy nhiên nó có phương diện thứ hai, trong tất cả các giai đoạn mạt ấy thì những cái anh có thiện trí thức ý là khổ sở nhất. Và những người khổ sở nhất phần lớn đang ngồi đây. Một bộ phận khổ nhất, rồi day dứt nhất là ngồi đây. Và kể cả anh Nguyễn Minh Thuyết cũng rất mạnh mẽ trước Quốc hội nhưng cũng đầy tâm sự, đầy day dứt, đầy đau khổ chưa thể nói hết được đâu. Tôi biết là như thế. Cho nên tôi nghĩ rằng đó là một chuyện mà ta phải tìm cách để thay đổi, tìm cách để mà kế thừa, tìm cách để nhân lên những gì tử tế chứ không thể để mãi thế này được.

Lịch sử luôn thăng trầm – với đẳng cấp lên đến phó giáo sư tiến sĩ, chắc ông hiểu những minh triết của biện chứng pháp nói về điều này hơn tôi vì được đào tạo chính quy. Ông so sánh các thời “mạt” trong lịch sử Việt Nam, tôi rất hiểu ý ông muốn nói gì. Nhưng với khả năng tư duy của vị phó giáo sư tiến sĩ mà tôi đã phân tích ở trên thì tôi có thể chắc chắn rằng ông ta và tất cả những người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt gần 5000 văn hiến sẽ không đủ khả năng để phân tích nguyên nhân thật sự của các giai đoạn mà ông gọi là “mạt” trong lịch sử này. Tôi không muốn phân tích sâu về vấn đề này. Một phần tôi không thích dây dưa đến chuyện chính trị, phần nữa là nó không thuộc về mục tiêu mà tôi minh chứng: “Việt sử 5000 năm văn hiến”. Nên tôi không bàn sâu về vấn đề này. Nhưng tôi cũng cần gợi ý để ông và những người có thể quan tâm là: Những thời gọi là “mạt” ấy đều là hậu kỳ của một thời thịnh vượng và phát triển. Cái này chỉ lý học Đông phương giải thích được và tất cả những học viên phong thủy Lạc Việt đều có thể hiểu rõ tình trang “Âm thịnh, Dương suy”. Và điều này là có thể khắc phục được về lý thuyết. Ông nói:”Tôi chỉ nói về bình diện văn hóa thôi, còn những bình diện khác thì tôi không can thiệp. Nhưng về mặt văn hóa trong lịch sử những người kiểu như vậy chỉ xuất hiện vào cái thời điểm của tuần huyện Trang thôi ạ”. Vâng! Khi ông nói đến văn hóa và chỉ văn hóa thôi thì ông có nghĩ rằng chính ông và những người như ông với danh vị học thuật giáo sư, tiến sĩ như ông là nguyên nhân quan trọng đẩy nền văn hóa Việt đến sự suy thoái khi ông phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt từ gần 5000 năm văn hiến xuống còn 2700 năm không? Khi những người có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt mạt sát tổ tiên là “loạn luân”, là thấp kém với hình ảnh “liên minh bộ lạc” là “ở trần đóng khố” với hình ảnh xấu xí của người nguyên thủy (Tạm thời chưa dẫn chứng)…vv…Tất nhiên khi truyền thống, cội nguồn đã bị cắt bỏ và chính ông cũng rối loạn trong luận cứ của mình thì tất yếu những thế hệ học sinh mà các ông đào tạo sẽ ra làm sao? Ông tự thấy đau khổ à? Lạ nhỉ? Tôi cứ tưởng ông đang sung sướng vì quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm vắn hiến của ông và những người như ông đang được coi là chính thống thì ông phải hãnh diện chứ nhỉ?! Chỉ có tôi và những người như tôi – ít lắm, vài người thôi – mới đau khổ chứ nhỉ? Vì dám phản biện lại những quan điểm của những người có quyền lực học thuật như ông và hơn ông. Chắc ông cũng biết giáo sư Phạm Huy Thông đã bị người cháu gọi bằng cậu đâm chết với lý do tham 4 lượng vàng của cậu chứ? Ngài Phạm Huy Thông chết khi ra tranh cử chức viện trưởng viện Khảo cổ học Việt Nam. Cùng thời gian này còn có Đại tá Nguyễn Trung tiến sĩ sử học, một thư ký và một cử nhân lịch sử – là những ủng hộ ngài Phạm Huy Thông – thì Đại tá Nguyễn Trung – thời đó là Trung Tá – bị một cô bồ nhí vác cái bũng bầu đến cơ quan lu loa lên rằng ông ta chính là tác giả cái bụng bầu này; vị cử nhân lịch sử thì bị xe máy tông gãy chân và anh thư ký thì rút lui. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng hai tháng trước khi bầu cử, chỉ vì họ kiên quyết bảo vệ quan điểm Việt sử gần 5000 năm văn hiến. Họ chắc không thể sung sướng hơn ông. Ông có chỗ ăn nói còn họ thì không. Còn tôi – Không biết bao giờ đến lượt tôi đây? Nhưng mà này, tôi nói thêm để ông và những người ủng hộ quan điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến – cũng như những thế lực âm mưu đứng đằng sau đó – là: “Trạng chết Chúa cũng thăng hà. Dưa gang bleur đít thì cà bleur trôn” – Tôi thích màu bleur cho nó dịu, chứ cả dưa lẫn cà đều chẳng có quả nào “đỏ đít” cả.

Đoạn tiếp theo sau này , vị phó giáo sư tiến sĩ nói:

Và với tư cách là cái tờ tạp chí của lĩnh vực Khoa học Công nghệ của tạp chí “Tia sáng” được tiếng hàng chục năm nay, mười mấy năm nay là một tờ tạp chí có phương diện tốt. Tôi chỉ không nói thành tựu gì khác. Tôi chỉ nói cái phương diện được coi là thiện trí thức tức là có cái lương tri nói được phần nào đấy, lương tri của cộng đồng khoa học và cộng đồng trí thức nói chung. Tôi chúc tạp chí Tia sáng, chúc tất cả cộng tác viên “Tia sáng” giữ gìn và nuôi dưỡng cái ấy mà đẩy lên được chỗ nào hay chỗ nấy cái lương thiện tri thức ấy.

Lương thiện trí thức, cái mà chúng ta hiện nay cũng đang khủng hoảng nốt. Khủng hoảng ở cái tầng cuối cùng là khủng hoảng của tầng lớp trí thức. Bởi vì trí thức bao giờ cũng là tinh hoa dân tộc. Thế mà nếu mà trí thức khủng hoảng, trí thức hỏng thì có nghĩa là cả cái dân tộc này hỏng, hỏng không phương cứu chữa. Chứ còn bộ máy quản lý có thể thay đổi. Nhưng nếu như cả tầng lớp trí thức mà hỏng là dân tộc đấy hỏng rồi. Và tôi cho rằng chúng ta cố giữ lấy cái lương thiện và cái tử tế trí thức ấy.

Tôi rất tâm đắc với quan niệm của ông cha ta từ ngàn xưa đã xác định : “Người hiền tài – Thiện trí thức – là nguyên khí quốc gia”. Nhưng như thế nào là “thiện trí thức” thì với lập luận của vị Phó giáo sư tiến sĩ này thật không hiểu nổi? Xem lại đoạn văn ngôn này của ông ta: “Lương thiện trí thức, cái mà chúng ta hiện nay cũng đang khủng hoảng nốt”. Đã là “Thiện trí thức” thì làm sao gọi là khủng hoảng nhỉ? Nếu đã khủng hoảng thì đâu còn là “Thiện trí thức” nữa. Mà phải gọi là sự biến chất của con người được gọi là trí thức ấy. Hay ý ông muốn nói là sự biến chất của tầng lớp tri thức trong hoàn cảnh hiện nay? Trong một bài nói vo ngẫu hứng với sự chuẩn bị không chu đáo thì tôi cũng chẳng bắt bẻ ông làm gì.
Thật là một điều buồn cho một vị trí thức cao cấp với học vị phó giáo sư tiến sĩ, đã từng đứng trên bục giảng hàng ngàn, hàng vạn con người, tự phủ nhận những gía trị văn hiến sử truyền thống của chính dân tộc mình – nhưng lại cao đạo nói về thiện trí thức. Sự phủ nhận những gía trị văn hóa sử của cả một dân tộc thì đứng về mặt đạo lý có thể gọi là “thiện” được không? Điều này tôi không bình luận mà để người đọc tự suy ngẫm.

Nhưng khôi hài thay! Ngay cả khái niệm “trí thức” là gì – thì chính tầng lớp gọi là “trí thức” ấy vẫn đang cãi nhau như mổ bò. Có lẽ tôi không cần phải dẫn chứng đường link các báo mạng nói về điều này, hay sách nào, trang mấy, dòng thứ bao nhiêu từ dưới lên hoặc trên xuống …cho mất thì giờ.Khái niệm “tri thức” đã không rõ ràng thì nói thêm “thiện trí thức” cũng vô nghĩa!

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Nay bị chính những kẻ tự nhận là trí thức, thậm trí “thiện tri thức” phủ nhận, xóa sổ cả một chân lý hiển nhiên mà hàng ngàn năm qua với bao thăng trầm của Việt sử, ông cha ta đã trân trọng giữ gìn. Họ nhân danh khoa học – tức nhân danh trí thức – để lật lại lịch sử, phủ nhận những giá trị văn hiến truyền thống của của tổ tiên. Nhưng tôi tin rằng: Không ít người nhận thức rất rõ rằng:

Sự phủ nhận những gía trị văn hiến sử truyền thống Việt chỉ dựa trên cơ sở hoài nghi một quá khứ không rõ ràng, những luận cứ của họ hoàn toàn chỉ mang tính logic hình thức và rất cục bộ. Chúng rời rạc, không nhất quán và điều quan trọng là những luận cứ ấy hoàn toàn không hề mang tính khoa học – mặc dù nó nhân danh khoa học. Thực chất đó chính là một sự giả khoa học và được dán nhãn hiệu giáo sư, tiến sĩ làm màu cho những luận điểm phi lý đó. Không hề có một trang báo, một buổi phát thanh truyền hình cho luận điểm bảo vệ và chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến trong vòng hai mươi năm qua – từ trong nước đến quốc tế – kể từ năm 1992. Và chỉ cần điều đó thôi , cũng đủ chứng tỏ rằng không hề có tính học thuật, hoặc khoa học tối thiểu cho luận điểm phủ nhận những gía trị văn hiến sử Việt. Bởi vì thực chất đó là một sự áp đặt khiên cưỡng. Học thuật và sự nhân danh khoa học còn không có tranh luận và phản biện thì lạ thay, rất nhiều người lại xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang mạng nhân danh trí thức kêu gọi phản biện xã hội – một lĩnh vực nhậy cảm hơn nhiều so với tính khách quan của học thuật?!

Có lẽ không cần phải thông minh lắm người ta cũng có thể hiểu được bản chất của vấn đề.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.