TIẾNG VỖ TAY CỦA MỘT BÀN TAY.

Minh Tính – Nguyễn Vũ Diệu
Thân mến tặng: Doccocauthang

Đây là một công án nổi tiếng của Phật Pháp. Nó thực sự xuất hiện từ bao giờ trong lịch sử Phật giáo thì chưa thể khẳng định. Nhưng nó đã đi vào huyền thoại trong các truyền thuyết liên quan đến Phật giáo, được đưa vào phim ảnh và các sách nghiên cứu. Nhưng chưa có ai ngộ được điều này. Trong cuốn sách của mình in trước 1975, ông Thích Nhất Hạnh cũng đã đề cập đến công án nổi tiếng này. Nhưng ông chỉ giải thích một cách mơ hồ và không rốt ráo.
Nội dung đầy đủ của công án này là:
“Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?”

Lời Bạch

Từ ngàn xưa, con người cũng muốn biết được bản chất của mình. Câu hỏi: “Con người là gì? Nó từ đâu đến?” đến nay cũng chưa có lời giải đáp. Sự mong muốn tìm hiểu bản thể con người trong một tư duy minh triết, không chỉ có ở những nền văn minh Tây phương. Trong minh triết Đông phương từ nội dung những sách cổ nhất, cũng đề cao sự học để tìm hiểu chính bản thân mình. Cái học để “tự hiểu mình, tự biết mình” là cái học được coi là vô cùng. Trong chí nguyện của các phật tử, các nhà tu hành chân chính đều muốn ngộ đạt đến vô thượng chánh đẳng giác, đến sự giải thoát viên mãn.
Trong vũ trụ mênh mông vô tận. Con người từ đâu đến và trở về đâu? Phải chăng tất cả những điều đó, chúng ta có thể tìm thấy câu giải đáp trong bộ tạng kinh nổi tiếng “Thần Chú Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm”. Đây là một vấn đề được đặt ra trong tiểu luận này. Nhưng mơ ước thì lớn lao, còn trí lực của người viết thì có hạn. Nên bạn đọc có thể chỉ coi đây như một ý kiến tham khảo và người viết không tự coi là đúng.
Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc.

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.