Tại sao Mỹ vẫn “ngồi yên” nhìn đồng USD suy yếu

Bài báo dưới đây cho thấy một biện pháp của Hoa Kỳ nhằm vực đậy nền kinh tế của họ. Từ lâu Thiên Sứ tôi đã xác định sự khủng khoảng kinh tế lần này có bản chất khác hẳn tất cả các sự khủng hoảng kinh tế trước đó xảy ra trên thế giới. Bởi vậy, mọi biện pháp từ trước đến nay – kể cả biện pháp được miêu tả trong bài báo này, khi không nắm được bản chất của nó  – đều sai và riêng biện pháp này sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà tôi đã dự báo nó sẽ xảy ra – nhanh thì 2010, chậm không qúa năm 2011.

Ảnh minh họa
Thứ hai, 12/10/2009, 08:48(GMT+7)
VIT – Hôm thứ Năm tuần trước tỷ giá đồng USD so với các đơn vị tiền tệ khác rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng qua, điều này đã làm gia tăng thêm chiều hướng suy yếu của đồng USD. Mặc dù chính quyền Obama công khai kiến nghị phản đối đồng USD yếu, nhưng họ dường như sẵn sàng yên lặng chấp nhận tình cảnh này.
Rất nhiều đối tác thương mại của Mỹ đang nỗ lực theo một chiều hướng khác. Tại châu Á, các thương nhân cho biết, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippin, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông lại một lần nữa can thiệp vào thị trường ngoại hối hòng cố gắng làm chậm chiều hướng suy giảm tỷ giá đồng USD so với đơn vị tiền tệ khác.

Theo “Wall Street Journal”, về việc này, quan chức châu Á lo lắng, đồng USD mất giá có thể sẽ tổn hại đến nền kinh tế theo mô hình xuất khẩu của những quốc gia này. Trợ lý Thống đốc Ngân hàng trung ương Thái Lan Suchada Kirakul cho biết, so với nền kinh tế Thái Lan, đồng Baht đang tăng hơi nhanh.

Đồng USD mất giá khiến thế giới lo lắng

Đồng EUR mạnh đang bao trùm bóng tối lên viễn cảnh tăng trưởng xuất khẩu châu Âu. Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet cho biết, trong bối cảnh này, chính sách “đồng USD mạnh” mà Mỹ kêu gọi vô cùng quan trọng.

Kể từ khi TT Obama lên nhậm chức, đồng USD so với giỏ tiền tệ đã giảm mất 11,9%. Ngày hôm qua (11/10) tỷ giá đồng USD so với đồng Yên Nhật là 88,48, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Hiện tại, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy, đồng USD suy giảm không ngừng đang gióng hồi chuông cảnh báo cho chính phủ Mỹ.

Tại sao Mỹ vẫn “ngồi yên” nhìn đồng USD suy yếu

Về hiện tại mà nói, đồng USD yếu có thể khiến cho hàng hóa Mỹ tại nước ngoài càng rẻ hơn, từ đó vực dậy cho ngành xuất khẩu Mỹ. Trong tình cảnh kinh tế Mỹ yếu ớt, đây lại là một tình thế có lợi. Hàng hóa Mỹ rẻ hơn tại nước ngoài có thể sẽ có lợi cho việc tái cân bằng kinh tế toàn cầu mà họ đang tìm kiếm lâu nay, tức là Mỹ sẽ tăng cường xuất khẩu, còn các nước khác như Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Geithner, tái cân bằng kinh tế toàn cầu là một quá trình có lợi và cần thiết.

Mặc dù, lời tuyên bố này có vẻ như mâu thuẫn với lập trường liên quan đến đồng USD mạnh của các quan chức chính phủ Mỹ, nhưng TT Obama và các quan chức khác đều cho rằng, Mỹ cần giảm phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa. Mặc dù họ không thể nói điều này có nghĩa là đồng USD yếu, nhưng nhiều thương nhân và nhà kinh tế đều coi đồng USD yếu là điều kiện để tái cân bằng kinh tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao rất ít người tin cách nói đồng USD mạnh.

Cùng lúc đó, lãi suất cho vay của Bộ Tài chính Mỹ vẫn duy trì ổn định. Điều này cho thấy, quan chức chính phủ Obama một mặt niệm “thần chú” đồng USD mạnh, một mặt lại khoanh tay đứng nhìn trước sự trượt giảm của đồng USD.

Nguồn tin

Thu Hà (Theo CE)

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.