Quí vị quan tâm thân mến
Bài viết này của ông Lê Văn Lan với chủ đề được xác định ngay từ cái tựa – Về khái niệm thời Hùng Vương. Nhưng tại sao Thiên Sứ tôi lại xếp vào loại “Những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt? Xin quý vị theo dõi bài phân tích phản biện dưới đây:
Về khái niệm thời Hùng Vương
Kính thưa quí vị quan tâm.
Có thể nói rằng: Truyền thống văn hóa sử Việt Nam đã khẳng định dân tộc Việt là một quốc gia văn hiến, mà thời lập quốc bắt đầu từ thời Hùng Vương và chính sử Địa Việt sử ký toàn thư đã ghi nhận rằng: Dân tộc Việt lập quốc từ năm 2789 BC. Khoa lịch sử hiện đại qui định rằng:
Lịch sử của một dân tộc được xác định từ thời điểm dân tộc đó lập quốc.
.
Như vậy, kể từ khi chưa hề tiếp xúc với những qui ước của lịch sử hiện đại, từ ngàn xưa ông cha ta đã khẳng định: Quốc gia Văn Lang là quốc gia đầu tiên của dân tộc Việt: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam Giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải. Tất nhiên khi qui ước của lịch sử hiện đại thành lập thì lịch sử dân tộc Việt phải bắt đầu từ thời Hùng Vương – theo chính sử ghi lại thì bắt đầu từ 2879 BC – đến nay trải gần 5000 năm và là một quốc gia văn hiến. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cổ sử hiện nay đã xét lại truyền thống lịch sử đó và dẫn tới phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt. Chúng ta có thể thấy rõ điều này ngay lời mở đầu bài viết của ông Lê Văn Lan.Ông Lê Văn Lan viết ngay từ lời mở đầu bài viết của ông ta như sau:
Thế nào và lúc nào là thời Hùng Vương?
Thời gian vừa qua, các nhà nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều suy nghĩ, nhưng chưa có dịp trực tiếp bàn bạc nhiều về vấn đề này, mà thường chỉ qua cách gọi tên cho quãng thời gian mà mình nghiên cứu, vắn tắt gọi quan điểm của mình, gián tiếp nói quan điểm của mình. Tẩn mẩn sa vào chuyện chữ nghĩa, chúng tôi đã thử thu nhặt những từ mà các nhà nghiên cứu đã chọn dùng để mệnh danh cho quãng thời gian lịch sử mà mình nghiên cứu.
Và kết quả là thấy xuất hiện khá nhiều cách mệnh danh khác nhau: thời đại Hùng Vương, thời kỳ Hùng Vương, giai đoạn Hùng Vương, thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương, thời kỳ Hùng Vương và An Dương Vương… Dĩ nhiên, như vừa trình bày, vì chưa có sự bàn bạc, càng chưa có sự quy định cụ thể, nên không thể có sự thống nhất chặt chẽ.
Cho nên, có thể dễ dàng thông cảm với một số nhà nghiên cứu đã chọn lấy một cách mệnh danh khá chung chung là “thời Hùng Vương”, với chữ “thời” thật là “cơ động” trong các công trình của mình.
Lịch sử của một dân tộc được xác định từ thời điểm dân tộc đó lập quốc.
Bởi vậy, khi đặt vấn đề “Thế nào và lúc nào là thời Hùng Vương” tức là trên thực tế ông Lê Văn Lan và những người đồng quan điểm với ông đã đặt lại vấn đề:
Lịch sử dân tộc Việt bắt đầu từ bao giờ?
Và như vậy sẽ phải viết lại truyền thống lịch sử – văn hóa Việt. Ông ta sẽ không thể nhân danh truyền thống văn hóa sử Việt để đạt vấn đề như vậy. Vì nền văn hóa sử truyền thống Việt thừa nhận thời Hùng Vương là vương triều lập quốc đầu tiên của dân tộc Việt. Ông ta cũng không thể nhân danh những giá trị đạo lý của dân tộc Việt vì những giá trị đó không cho phép phủ nhận cội nguồn dân tộc…vv…Ông ta phải nhân danh khoa học để như là một cứu cánh cho vấn đề ông đặt ra – Nhưng khi ông Lê Văn Lan và những người đồng quan điểm với ông nhân danh là khoa học thì chính tiêu chí khoa học lại buộc ông ta với những người đồng quan điểm với ông phải chứng minh điều đó – khi ông ta đặt vấn đề: “Thế nào và lúc nào là thời Hùng Vương?”.
Có thể nói rằng: Tất cả những luận điểm phủ nhận cội nguồn truyền thống văn hóa sử của dân tộc Việt đều nhân danh khoa học như một cứu cánh cho vấn đề đặt ra. Họ cho rằng: Quan điểm của họ được “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” và được “cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận” (1) như là một bằng chứng cho tính chân lý thuộc về họ. Nhưng rất tiếc! Chân lý Khoa học không lệ thuộc vào số đông. Có thể khẳng định rằng: Tất cả những luận cứ của họ không vượt qua được chính vấn đề họ hoài nghi và đặt ra. Những luận cứ của họ rời rạc, không nhất quán. Người thì bảo thời Hùng Vương là “liên minh 15 bộ lạc”, người bảo là “thời Hùng Vương là nhà nước sơ khai”; kẻ bảo thời Hùng Vương từ thế kỷ thứ VII BC, kẻ bảo thứ IX BC…. cũng cãi nhau, cũng tranh luận, nhưng không thể nhất quán. Và đây là điều kiện cần đầu tiên trong tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học. Hay nói cách khác: Họ không minh chứng được cho giả thuyết của họ.
Có thể nói rằng: Chỉ cần như vậy thôi thì họ không có quyền gì phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học và chưa cần phải phản biện khoa học. Nhưng rất tiếc! Cái gọi là nhân danh khoa học – mà chưa hề mang tính khoa học – lại được phổ biến đến mức xuất hiện cả trong sách giáo khoa và gần đây – Theo VnExpress – còn ra tận Đài Loan trong cuộc thi hình thể nam và xác định trước cộng đồng quốc tế rằng: “Ở trần đóng khố” là trang phục truyền thống của dân tộc Việt!
Bởi vậy, Thiên Sứ tôi chẳng quản tài hèn tập hợp một số bài viết của những người gọi là học giả trong số “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” để chỉ ra nhưng sai lầm của họ. Thiên Sứ tôi cũng xin lưu ý quí vị độc giả rằng: Tôi cũng chỉ nhân danh khoa học trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học và không nhân danh bất cứ một điều kiện nào khác.
Chân lý khoa học là khách quan và không phụ thuộc vào bất cứ một dân tộc và quốc gia nào.
Trên cơ sở này, tôi xin tiếp tục phân tích và phản biện bài viết của ông Lê Văn Lan.
Còn tiếp