Lại Trịnh Sinh và cội nguồn Việt sử.

Tiêu chí khoa học xác định rằng:
Một giả thuyết khoa học bị coi là sai, khi mà chỉ cần một mắt xích trong chuỗi hệ luận của nó bị chứng minh là sai mà nó không thể biện minh được.
Vậy mà cái thuyết “Thời Hùng vương tồn tại 300 năm, chỉ là liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố” có thể nói nó không thể thành một hệ luận để có thể xâu chuỗi có hệ thống, chưa nói đến chỉ một mắt xích sai. Và có thể nói rằng: Bất cứ mắt xích nào của nó đều sai. Vậy mà nó cứ trơ cái mặt thớt ra mà lải nhải đến hàng mấy chục năm nay. Dốt nát đến mức Thiên Sứ tôi không thể tưởng tượng nổi hàm giáo sư lại có thể dốt đến như vậy. Nó khiến cho Thiên Sứ tôi phải đặt một giả thiết – Không lẽ cấp giáo sư lại dốt như vậy? Thế thì đằng sau nó phải có vấn đề về một thế lực chính trị đứng đằng sau nó! Sự dốt nát được tôn vinh thì có thể giải thích được. Vì với những học sinh cấp I, chúng sẽ vỗ tay nếu có một anh chị lớn học hết cấp II đến nói chuyện. Tất nhiên khi giáo sư nói thì mấy tay lởm khởm như tiến sĩ vớ vấn sẽ vỗ tay. Điều này có thể giải thích được “nhân danh pha học”. Nhưng giáo sư mà ngu nữa thì chịu. Chỉ có thể giải thích là do một tương tác khác phi khoa học tác động mà thôi.
Thời buổi bi giờ nói thật chứ cái trò viết xong một bài tiểu luận, trong đó trích hết sách nó đến sách kia, rồi kê toa hàng đống tư liệu trích dẫn để dọa nhau về mớ kiến thức, đã xưa rồi. Để có những tư liệu này, Thiên Sứ chỉ cần thuê một cô thư ký, tiêu chuẩn thân hình trẻ đẹp, biết giao tiếp, không cần biết ngoại ngữ, trình độ văn hóa biết đọc biết viết, giỏi chát chít với người tình, “xợt” trên “gu gồ” là ra cả đống tư liệu. Bởi vậy, cái mà một tiểu luận khoa học cần là tính logic trong phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, tổng hợp các hiện tượng để kết luận. Nhưng cái này thì đám “hầu hết” và “cộng đồng” lại thiếu hẳn. Lập luận thì lổn nhổn như kẹo lạc kho khét (Kẹo đậu phộng), văn chương thì mập mờ, toàn những mỹ từ đánh lận con đen. Nhưng nội dung thì rỗng tuyếch.
Đaọn văn tiếp theo đây của Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sinh là một thí dụ:

Bóc tách những lớp văn hóa trải qua nhiều thời gian, mới thấy được cái cội nguồn văn hóa thấm sâu trong tâm thức người Việt mà một trong những nét đẹp nhất là tục thờ cúng tổ tiên, tổ của một dòng họ cũng như của cả nước. Quanh ngọn núi thiêng Nghĩa Lĩnh nơi có Đền Hùng, khảo cổ học đã tìm được chiếc trống đồng Hy Cương thuộc loại kích thước lớn ngay trong lòng đất chân núi.

Có thể trống thuộc quyền của Vua Hùng chăng, nếu không cũng của một thủ lĩnh Lạc Hầu, Lạc Tướng nào đó, mà sử cũ còn chép lại những người sở hữu nhiều trống đẹp, có thể “tiếm hiệu, xưng vương”.

Cũng ngay tại Đền Hùng, các nhà khảo cổ đã khai quật và tìm thấy dấu vết của kiến trúc tôn giáo thời Lý Trần. Tức là ngay từ cách đây gần 1.000 năm, núi này đã là núi thiêng của cả một vùng. Các chứng cứ vật chất lại càng cho thấy truyền thuyết thời Hùng Vương về một vùng đất Tổ cũng có được cái cốt lõi lịch sử nhất định.

Quí vị có thấy tính lổn nhổn như kẹo đậu phộng và sự rỗng tuyếch trong đoạn văn này không?

Cái lổn nhổn đầu tiên là Phó Giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sinh tặng ngay cái trống đồng Hy Cương cho vua Hùng mà chẳng có cơ sở nào cả. Thục Phán không có quyền sở hữu trống Đồng chăng? Rồi mấy cái trống đồng ở viện bảo tàng là của ai? Nói vậy để quí vị thấy rằng: Bất cứ một sản phẩm vật chất nào – trong thời gian tồn tại của nó – đều có thể qua nhiều sở hữu chủ và không nhất thiết nó cứ phải thuộc Vua Hùng, hay Lạc Hầu , Lạc Tướng nào đó. Nó cũng có thể là sở hữu công cộng của một tổ chức có quyền lực. Thí dụ như của cộng đồng làng xã lớn chẳng hạn. Thâm chí ông còn dẫn sách và phán một câu xanh dờn, mà không cần biết nó đúng hay sai: “sử cũ còn chép lại những người sở hữu nhiều trống đẹp, có thể “tiếm hiệu, xưng vương”. Lạy Chúa tối cao và Đức Ala toàn năng! Nhưng vậy khái niệm tranh giành quyền lực vào thời cổ đại ở Việt Nam chính là tranh giành trồng Đồng. Vậy thì hoặc là ai là kẻ có nhiều tiền để mua trống đồng và sở hữu trống đồng – theo ông Phó giáo sư Trinh Sinh – sẽ lên nắm quyền lãnh đạo chính trị đất nước Việt cổ, mà ông gọi là “Tiếm hiệu xưng Vương”. Chỉ ngay trong một đoạn ngắn mà ông phó giáo sư tiến sĩ Trinh Sinh đã tự vạch ra cái sai của mình – Khi ông gắn cái trống Hy Cương cho vua Hùng  – rồi ngay sau đó lại phán một câu xanh rờn: Ai có trống đẹp thì lên làm vua. Vậy thì trống đẹp Hy Cương đó đâu có nhất thiết của vua Hùng.

Ai có trống đẹp thì “tiếm hiệu xưng Vương”. Sao mà nghe nó giống giống chế độ tư sản quá nhể – “Giai cấp thống trị nắm toàn bộ phương tiện sản xuất, nên nắm quyền” Đại loại vậy. Bây giờ cứ theo ông Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Sinh thì ai lắm trống cũng nắm quyền luôn. Hê! Vậy thì phải chăng mầm mống tư bản chủ nghĩa đã có từ thời Việt cổ. Hi! Vậy thì theo tôi ông thợ đúc trồng đồng – loại xin nhất như trống Hy Cương chẳng hạn, lấy luôn cái trống đó , rồi “tiếm hiệu xưng Vương” luôn cho nó tiện. Híc. Chưa hết! Cái này mới lổn nhổn này:

“Tiếm hiệu Xưng Vương”?! Vậy thì thời Hùng Vương với biểu tượng trống đồng phải có quyền lực rất lớn – Vương hẳn hoi như thiên tử nhà Chu bên Tàu – chứ mần răng mà là “liên minh bộ lạc” với người dân “Ở trần đóng khố” được. Hi. Chính ông phó giáo sư Tiền sĩ Trính Sinh nói đấy nhá! Chính ông thừa nhận ai có nhiều trống đồng thì làm Vương đấy nhá! Vậy thì thôi đi hỡi các “hầu hết” và “cộng đồng”. Chấm dứt cho cái luận điểm nhân danh “pha học”  “Thời Hùng Vương là liên minh 15 bộ lạc” với người dân “ở trần đóng khố” cho Thiên Sứ tôi nhờ. Không lẽ thủ lĩnh bộ lạc là “Vương”.

Nếu nhất quán quan điểm – tính nhất quán là tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học – thì sử cũ phải viết là:

“sử cũ còn chép lại những người sở hữu nhiều trống đẹp, có thể “tiếm hiệu, xưng “Thủ lĩnh 15 bộ lạc”  chứ nhỉ?

Chán bỏ mẹ!

Bây giờ chúng ta xem tiếp đoạn sau của phần trích dẫn trên:

Cũng ngay tại Đền Hùng, các nhà khảo cổ đã khai quật và tìm thấy dấu vết của kiến trúc tôn giáo thời Lý Trần. Tức là ngay từ cách đây gần 1.000 năm, núi này đã là núi thiêng của cả một vùng. Các chứng cứ vật chất lại càng cho thấy truyền thuyết thời Hùng Vương về một vùng đất Tổ cũng có được cái cốt lõi lịch sử nhất định.

Ơ! Vậy cứ ở đâu có di vật khảo cổ thời Lý Trần thì truyền thuyết thời Hùng Vương đều có cái mà ông gọi là “truyền thuyết thời Hùng Vương về một vùng đất Tổ cũng có được cái cốt lõi lịch sử nhất định” sao? Thiếu cha gì di vật khảo cổ thời Lý Trần ở khắp đất Việt Nam này. Nhưng điều đó liên hệ quái gì đến truyền thuyết thời Hùng với cái “cốt lõi lịch sử nhất định” của ông Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sinh?
Phải chăng đây là những lập luận khoa học của “hầu hết những nhà khoa học trong nước ” phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt và được “Cộng đồng khoa học thế giới công nhận”? Thảo nào, cái thế giới này sắp loạn mẹ nó lên hết rùi.
Chỉ vì một quyền lợi nào đó, người ta sẵn sàng phủ nhận cả chân lý – Việt sử 5000 năm văn hiến – một cách khá trơ tráo. Còn không thì cũng là dốt nát mà ra. Vậy cái thế giới này không loạn lên sao được. Tính phi lý đã xuất hiện thì con người phải sống bằng sức mạnh bản năng chăng?
Có ai hiểu được điều này không nhỉ?
Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.