Phụng Linh – Rin 86
Thành viên nghiên cứu – Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương
Nguồn: lyhocdongphuong.org.vn/diendan
Đây là hai con dao đá được trưng bày ở nhà hàng Trống Đồng, thuộc nền văn minh Lạc Việt. Những nhà sử học Việt Nam đã không công nhận nó là cổ vật vì kiểu dáng hiện đại, độ bóng hoàn hảo chứng tỏ một kỹ thuật chế tác tinh vi mà những người thuộc “liên minh 15 bộ lạc” không thể chế tạo được. Hôm nay Rin86 muốn liên hệ những hiện vật này với những hiện vật thuộc nền văn minh Ai Cập và Nam Mỹ, Rin86 tin rằng chúng có chung một kỹ thuật chế tác và ta cần phải đánh giá lại về thời đồ đá, văn minh Hòa Bình không “sơ khai” như ta tưởng mà người thời đó đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật chế tác đồ đá, làm cơ sở cho những kỹ thuật chế tác đá Lạc Việt, hiện vật chính là hai con dao dưới đây, ngoài ra không còn gì hơn vì ngành sử học và khảo cổ nước ta chưa phát triển chưa có những cuộc khai quật quy mô để tìm thấy nhiều hiện vật:
Lạc Việt
Ai Cập
Nam Mỹ
nguồn http://www.precolumbianweapons.com/axe.htm
Đây là bản lược dịch và hình ảnh về đồ đá Ai Cập từ trang wed www.dark-truth.org
ý định giới thiệu những vật liệu của công nghệ đá Ai Cập cổ, không có thành kiến về bất cứ khả năng cá biệt nào, là để khuyến khích sự phát triển của khoa học trong khám phá sự thật về trình độ của những người thợ xây cổ đại. Ảnh, biểu đồ, tiểu luận của Petrie, Dunn, và Francis.
(lược một đoạn)
Ở Ai Cập có một sự hiển nhiên rằng kỹ thuật làm đá được phát triển rất tốt từ kỷ nguyên tiền triều đại (predynastic) và những vương quốc cổ.
Ít nhất là một vài cá nhân ở Ai Cập cổ đại đã sử dụng thành công công cụ (ống khoan, pít tông, cưa tròn, và “máy xoay”-máy tiện) để cắt đá. Đây là một số hình ảnh về công việc mà họ đã làm cách đây xấp xỉ 5000 năm:


Tiện___ Khoan______ Vết cắt của cưa tròn
Ở bảo tàng Cairo và những bảo tàng khác trên khắp thế giới, có những ví dụ về đồ đá sản xuất hàng loạt được tìm thấy trong và xung quanh kim tự tháp bậc thang ở Saqqarra. Petrie cũng đã tìm thấy những mảnh đá sản xuất hàng loạt tương tự ở Giza. Có một vài điểm đặc biệt ở những cái tô, bình và đĩa này.
Chúng cho thấy một sự hiển nhiên về vết cắt của đồ tiện. Chúng có thể nhìn thấy dễ dàng từ những chiếc tô hoặc đĩa ở nơi mà góc của vết cắt trở thành dốc đứng-để lại một đường tròn rõ ràng, hẹp và hoàn hảo tạo thành bởi đầu của công cụ cắt. (ý tác giả là vân tròn trên hàng tiện làm bằng đá)
Những chiếc bát và đĩa/đĩa phẳng này là một trong những chiếc đẹp nhất từng được tìm thấy. Chúng được làm từ những chất liệu đa dạng, từ mềm, như thạch cao tuyết hoa, cho đến vảy cứng nhất và rất cứng, như đá granite.
Làm việc với đá mềm như thạch cao tuyết hoa tương đối đơn giản, so với đá granite. Thạch cao tuyết hoa có thể được làm với dụng cụ nguyên thủy và mài mòn được. Mức độ làm việc với đá granite là một vấn đề khác và chỉ ra không chỉ một trình độ tột bực, mà còn chỉ ra một kỹ thuật khác biệt và rất có thể tiên tiến hơn.
Đây là chú thích của Petrie:”… đồ tiện xuất hiện rồi đã từng quen thuộc như một dụng cụ trọng 4 triều đại, cứ như nó từ trong một nhà xưởng hiện đại vậy”.
Đồ đá sản xuất hàng loạt như cái này đã không được tìm thấy trông suốt những triều đại sau này ở Ai Cập, có vẻ như những kỹ thuật cần thiết đã bị mất.
Vài chiếc lọ mỏng manh được làm từ loại đá giòn như đá diệp thạch (giống như đá lửa) và còn chưa hoàn thành, quay và đánh bóng, đẻ trở thành một cạnh hoàn mỹ mỏng như giấy-một kỳ tích siêu phàm của sự khéo léo.
Chiếc hũ nhỏ này làm bằng đá granite, nó chỉ nhỏ như quả trứng và đáy của nó hoàn hảo
Chiếc bình nhỏ bằng đá granite kiểu này không tìm thấy ở những triều đại sau nữa.
(Lược một đoạn miêu tả về vẻ đẹp của nhưng món đồ cổ)
Không phải là chỉ một vài món đồ như vậy được tìm thấy. Rõ răng là có hàng ngàn món trong và quanh kim tự tháp bậc thang. Kinh tự tháp bâc thang được tin rằng nó là kim tự tháp đá cổ nhất Ai Cập-cái đầu tiên được xây dựng. Có vẻ nó là nơi duy nhất những đồ gia dụng đá được tìm thấy với số lượng lớn. Mặc dù Petrie đã tìm thấy những mảnh vỡ của những cái bát tương tự ở Giza. Rất nhiều trong số chúng nội tiếp (hỗn độn) lên nhau biểu tượng của vị vua cổ nhất Ai Cập, kỷ nguyên tiền triều đại các vị vua (the pre-dynastic era monarchs), từ trước cả những vị pharaoh. Thấy được bởi trình độ trình độ ban sơ của những câu chữ đã được khắc lên, có vẻ không giống như những chữ này được khắc nên bởi cùng một người nghệ nhân, người đã tạo dáng chiêc bát ban đầu. Có thể nó đã được thêm vào sau đó bởi những người sau này chiếm được nó.
Vậy ai đã làm những đồ vật này? làm như thế nào? ở đâu và khi nào? Và chuyện gì đã đến với họ, tại sao những đồ gia dụng này lại bị chôn vùi ở kim tự tháp cổ nhất Ai Cập.(Rin86 lược dịch)
Vậy là nền văn minh Ai Cập rất có thể chỉ là sự tiếp nối của một nền văn minh tối cổ. Rất có thể đó là lý do tại sao ta không tìm thấy lịch có hình dáng tròn như người Maya, Aztec hay một biểu tượng tương tự mặt trống đồng ở Ai Cập. Theo Rin86, nền văn minh Lạc Việt và Inca có sự liên hệ đến nền văn minh tối cổ này.
tham khảo ở linnk này: