Lại Trinh Sinh và cội nguồn Việt sử

Kính thưa quí vị quan tâm.

Xem bài viết này củav ông Trịnh Sinh chúng ta lại nhận thấy rất rõ tính chính trị ảnh hưởng đến bài viết. Vâng! Nó không khắc nghiệt theo kiểu “Thời Hùng Vương là liên minh 15 bộ lạc” với những người dân “Ở trần đóng khố”. Nó có hạ giọng xuống rất nhiều.
Mở đầu bài viết là một đoạn văn chương với lòng yêu nước chung chung vì thừa nhận tính khách quan trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt:

Có lẽ rất ít dân tộc trên thế giới có chung một ngày giỗ Tổ, trong đó có người Việt Nam chúng ta, lấy ngày 10 tháng 3, con dân nước Việt hành hương về Đền Hùng thăm lăng vua Hùng.

Nhưng ngay câu sau, chúng ta lại thấy một ý đáng quan ngại cho một ý đồ làm hiểu sai lịch sử:

Công lao chọn ngày giỗ chung đó thuộc về triều Nguyễn. Tấm bia trên Đền Thượng trong quần thể Đền Hùng đã ghi rõ; năm Khải Định thứ 8, tức năm 1923, Vua Nguyễn lệnh cho bộ Lễ chuẩn định ngày tế lễ có tầm quốc gia là 10 tháng 3 để cho “nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái”.

Câu này, ông Trịnh Sinh muốn nhắc khéo mọi người rằng: Ngày Giỗ Tổ chỉ bắt đầu từ Năm Khải Định thứ 8 – 1923. Phải chăng ông muốn mọi người suy luận rằng: Trước đó – ngày giỗ Tổ của dân tộc Việt là không thống nhất? Hay nói rõ hơn, ông muốn cho mọi người hiểu rằng: Truyền thống tôn trọng tổ tiên của người Việt từ hàng ngàn năm nay chỉ bắt đầu được thống nhất với vương triều nhà Nguyễn và cụ thể là vua Khải Định? Ông muốn hướng dẫn mọi người suy luận rằng: Cái truyền thống mà chính ông mới viết ngay câu đầu chỉ là mơ hồ và không có thật . Ông đã vội phủ nhận nó và nhắc nhở mọi người độc giả của báo CAND rằng: Nó chỉ mới đây – cách đây chưa tới 100 năm vào thời Tây xâm lược nước ta. Tại sao ông không lấy quyết định của Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ, mà phải lùi lại đến năm 1923 vậy? Còn nếu ông cho rằng: Quyết định của vua Khải Định vào thời Tây xâm lược nước ta là cái mốc lịch sử cho ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì đó không phải là cái mốc đầu tiên trong lịch sử giỗ Tổ Hùng Vương trong lịch sử dân tộc. Từ thời Lê, các triều đại Việt đã thừa nhận giỗ Tổ Hùng Vương là Quốc lễ. Điều này, những ai nghiên cứu lịch sử đều biết rõ.
Vậy tại sao ông Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sinh lại chọn cái mốc 1923?
Hành vi này khiến Thiên Sứ tôi liên tưởng đến hàng loạt di sản văn hóa lịch sử Việt đang được “tôn tạo” theo kiểu phá dỡ hoàn toàn và xây mới. Phải chăng, đây sẽ là lý do để thế hệ sau – những kẻ tiếp nối con đường “nhân danh khoa học” trong cái đám “hầu hết”, tiếp tục lu loa lên rằng: Người Việt không có truyền thống văn hóa lâu đời, những di sản văn hóa đó chỉ mới xây dựng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – năm 2010? Việc này sẽ giống như ông Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sinh phát biểu về ngày giỗ tổ Hùng vương một cách mập mờ rằng nó bắt đầu từ năm 1923.
Như vậy, mới chỉ mới ngay một đoạn ngắn, mở đầu bài viết – câu thiệu – theo cách nói dân gian, chúng ta đã thấy tính ngớ ngẩn, thiếu chiều sâu trong tư duy của một vị gọi là Phó giáo sư Tiến sĩ sử học như ông Trịnh Sinh, chưa nói đến những ý đồ đứng đàng sau câu viết này.
Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Các Đề Tài Khác. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.