Có thể nói ngay từ đầu là bài viết của ông Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Sinh lần này – bài mới nhất tôi xem được đăng vào tháng 4/ 2009 – đã hạ giọng xuống rất nhiều và cố gắng tỏ ra tử tế hơn một chút so với các bài viết của cái “hầu hết” và “cộng đồng” từ những năm 70 của thế kỷ trước, cho đến gần đây.
Bắt buộc phải hạ giọng, vì chân lý nó sờ sờ ra đấy! Làm sao mà cứ gân cổ mãi về “Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai” với những người dân “Ở trần đóng khố” được. Nhưng về bản chất thì vẫn không thay đổi. Quí vị tiếp tục xem đoạn tiếp theo sau đây trong bài viết của ông Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Sinh:
Ông Phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Sinh viết:
Nước Văn Lang theo sử cũ chép lại có 15 “bộ”. Lần theo địa danh các “bộ”, các nhà khảo cổ đã phân định được các trung tâm kinh tế chính trị của thời Hùng Vương, ít ra đã phân định được 11 trung tâm như vậy chủ yếu ở các vùng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Các trung tâm đều ở các vị trí đắc địa như ngã ba sông, châu thổ màu mỡ thuận cho nông nghiệp cũng như giao thương, trải dài từ khu vực Lào Cai, xuôi sông Hồng đến ngã ba sông Việt Trì, đến vùng Cổ Loa. Một số trung tâm còn có ở vùng ngã ba sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa) hay ở vùng ven sông Hiếu, sông Lam (Nghệ An). Bước đầu với những tài liệu khảo cổ có thể hoạch định được vị trí các “bộ” chủ yếu và cả địa bàn chủ yếu của Nhà nước Văn Lang.
Qua đoạn viết này thì ông Phó giáo sư Tiến sĩ Trịnh Sinh đã không coi nhà nước Văn Lang là “liên minh 15 bộ lạc”. Nhưng thật khốn khổ cho Việt sử 5000 năm văn hiến của Việt tộc khi mà nó vẫn chỉ ở quanh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng khái niệm bộ của ông ta vẫn rất mập mờ và nó được đóng trong ngoặc kép. Với hơn 30 năm rao giảng cho thuyết “Thời Hùng Vương là liên minh 15 bộ lạc” thì cái khái niệm bộ trong ngoặc kép của ông Trịnh Sinh chẳng nói lên được điều gì? Ông ta cho rằng: Những bằng chứng khảo cổ mà Viện Khảo cổ của ông làm Viện phó tìm thấy là bằng chứng cho thấy 11 trung tâm kinh tế chính trị thời Hùng Vương.
Nhưng đây là những khái niệm không có nội dung.
Tôi nhắc lại sự xác định của tôi rằng:
Di vật khảo cổ chỉ là phương tiện xác định một giả thiết lịch sử. Tự thân nó không bao giờ là chính nội dung của một giả thuyết lịch sử và không bao giờ là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử.
Bởi vì tự thân một di vật khảo cổ không nói lên điều gì, nếu không có một tri thức lịch sử liên quan và một sự phân tích hợp lý theo tiêu chí khoa học cho giả thiết khoa học liên quan đến di vật khảo cổ đó. Bởi vậy, ông phó giáo sư tiến sĩ Trịnh Sinh cũng chỉ nói – theo ngôn ngữ dân gian – là “phong long” về những chứng cứ khảo cổ cho cái gọi là 11 trung tâm kinh tế chính trị, chứ không hề đưa ra một chứng lý cụ thể.
Xin lỗi các bằng chứng khảo cổ của ông Trịnh Sinh. Thiên Sứ tôi chẳng đi được đâu cả. Chỉ ngồi nhà, nhưng cũng có đủ những tư liệu, bằng chứng với chứng lý và cả một hệ luận chặt chẽ chứng minh rằng:
Thời đại Hùng Vương, cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời oanh liệt ở miền nam sông Dương tử, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền bí trong trí thức khoa học hiện đại.
Những tiểu luận, bài viết và sách của Thiên Sứ trong hơn 10 năm qua đã chứng minh điều này. Tính hợp lý chặt chẽ, nhất quán theo tiêu chí khoa học của quan điểm xác định Việt sử 5000 năm văn hiến bao trùm tất cả các lĩnh vực rộng khắp từ cổ sử, văn hóa, nghệ thuật, lý học….vv…cho đến cả tri thức khoa học hiện đại. Trong tất cả một khối lượng to lớn và bao trùm các lĩnh vực liên quan ấy, chỉ cần một ai đó chỉ ra một mắt xích sai – trong bất cứ lĩnh vực nào mà Thiên Sứ không biện minh được thì Thiên Sứ sẽ sai – theo đúng tiêu chí khoa học.
Hy vọng rằng trong “Hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “công đồng khoa học thế giới”, tàn là giáo sư dở lên cả, sẽ có ai đó đủ khả năng phản biện được Thiên Sứ.
Thiên Sứ tôi chỉ là một cá nhân nhỏ nhoi, không quyền lực, không bằng cấp, không cả tiền và tài sản có giá trị là cái nhà cũng không. Chiến thắng dễ ợt với bất cứ phương tiện nào!
Thiên Sứ chấp nhận tranh biện với bất cứ phương pháp luận nào – kể cả nhân danh Thượng Đế. Còn bản thân Thiên Sứ chỉ nhân danh khoa học. Như vậy, Thiên Sứ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cái “hầu hết” và “cộng đồng” khả năng chiến thắng.
Nhưng thật khốn khổ cho cái “hầu hết” và “cộng đồng” đã há miệng mắc quai – khi nó nhân danh “pha học” để phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt 5000 năm văn hiến. Giá như ngay từ đầu, họ chỉ coi là một giả thiết thì chắc không đến nỗi. Nhưng khoa học thì không phải là “Rửa tay trước khi ăn cơm” và “hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”. Mà nó phải có tiêu chí khoa học hẳn hoi.
Nhưng cái “hầu hết” và “cộng đồng” ấy, chẳng có tiêu chí khoa học cái con mẹ gì hết cả. Nó chết ở chỗ đó.
Ấy là cụ Chí Phèo cụ ấy bảo thế!
Còn tiếp