Người ta chuẩn bị phản biện giáo sư Lê Mạnh Thát, vì nó có vẻ như chắc ăn sẽ thắng. Tất nhiên, chẳng ai lao vào một cuộc phản biện mà lại để có thể thua cả. Hê! Hê! Đó là cái tâm lý thường tình ở đời khi người ta có dịp thể hiện cái mà người ta cho là đúng!
Nhưng với cái nhìn của Thiên Sứ tôi thì nếu giáo sư Lê Mạnh Thát có sai thì chỉ sai với cái nhìn của tôi thôi. Thật đấy! Quí vị đừng cười. Đừng vội cho là Thiên Sứ ngạo mạn. Khách quan khoa học đấy! Còn nếu quí vị nhân danh cái quan điểm phủ nhận truyền thống văn hoá sử trải gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt thì chưa chắc quí vị đủ khả năng chứng minh giáo sư Lê Mạnh Thác sai. Nó sẽ toé loe ra thành “Thờn bơn méo miệng, chê trai lệch mồm” đấy. Điều đơn giản nhất là: “Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai”. Với một quan niệm phi khoa học và sai lầm khi phủ nhận một thực tại khách quan là “Dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến” thì quan điểm đó sẽ không thể nào có một phương pháp đúng để minh chứng được một cách khách quan những vấn đề liên quan đến nó. Cụ thể ở đây là minh chứng giáo sư Lê Mạnh Thát sai. Vấn đề còn lại là người đối thoại có khả năng chỉ ra cái sai và mơ hồ của sự phản biện đó hay không, hay chỉ là như ông ghi số đề đầu xóm của tôi, lúc đầu thì thấy ông Đào Duy Anh đúng, sau đó có người chỉ ra thì lại thấy sai.
Tôi có thể không được hân hạnh tham gia cuộc phản biện; hoặc sẽ không trực tiếp tham gia, nếu không thấy được tính khách quan của cuộc phản biện.
Nhưng tôi sẽ đứng bên cạnh giáo sư Lê Mạnh Thát để chỉ ra cái sai lầm của những luận điểm phản biện giáo sư – nếu nó nhân danh sự phủ nhận giá trị văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, ít nhất trên blog này.
Tôi chẳng có gì để phải dấu diếm những luận điểm của mình khi tôi tin đó là chân lý và nhân danh khoa học.