THĂM CHÙA BỐI KHÊ

Tiếp theo
Cứ theo như lịch sử của di tích này thì nguyên thủy phải gọi là “Đền” mới đúng – vì thờ Thánh. Nhưng cũng như bao đình đền khác ở Việt Nam, các vị Tiên Thánh đều thờ trong Chùa. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt cả trong và ngoài nước đều phát hiện ra điều này và ngạc nhiên tự hỏi….
Tôi đã giải thích cho một người bạn Việt kiều rằng: Đạo thờ Tiên thánh – Đạo tu tiên – là đặc thù văn hóa tín ngưỡng của Việt tộc, không phải của người Hán. Nên để bảo tồn những gía trị văn hiến Việt, những bậc trí giả Việt đã đưa những gía trị văn hiến tín ngưỡng ấy núp dưới bóng từ bi của Đức Phật, để tránh sự truy sát, hủy diệt văn hóa của Hán tộc phương Bắc trong hàng ngàn năm đô hộ. Đặc biệt vào thời nhà Minh với 20 năm tàn phá hủy diệt văn hóa Việt. Chính thần tích của ngôi “Chùa” này đã nói lên điều đó:

Quote

Khi quân Minh xâm phạm nhà chùa ngài đã làm ra mưa máu buộc chúng phải rút chạy.

Rất có thể, vào thời gian này, “Đền” đã đổi thành Chùa thờ Phật. Phật giáo là tôn giáo có cả ở Việt Nam và Trung Quốc, cho nên dưới danh nghĩa những ngôi chùa thì những gía trị văn hóa tín ngưỡi Việt được bảo tồn. Nhưng những dấu ấn của văn hiến Việt vẫn thể hiện qua những họa tiết trang trí nổi bật trong các “chùa” này. Đó chính là đồ hình Thái Cực Việt thể hiện minh triết Việt qua hình tương Âm Dương của nó. Cũng như các hình tượng Long, Ly, Quy, Phương cũng chính là biểu tượng 4 phương chính trong minh triết Đông phương và cả trong phong thủy. Những biểu tượng này không có trong Phật pháp.
Những pho tượng của các vị La Hán và bồ tát trong chùa cũng vừa là thể hiện sự thay đổi thăng trầm của nền văn hóa sử Việt, vừa là sự bảo hộ của nền văn hiến Việt. Những pho tượng này được thể hiện rất sinh động, có chiều sâu nội tâm qua nét mặt của từng pho tượng. Hàng trăm năm đã trôi qua trong sự trầm tư suy ngẫm nhân tình thế thái của các vị bồ tát an tọa trong chùa này……

Posted Image

Posted Image

 

Posted Image

Thế gian biến đổi muôn màu vẻ.
Đức Phật từ bi mải nghĩ gì?

Hình tượng các vị La Hán chùa Bối Khê được tạc rất sinh động. Tất nhiên không thể thoát và tự nhiên như ở Chùa Tây Sơn. Nhưng cũng có thể nói vẫn thuộc bậc thầy của nghệ thuật. Ngắm những pho tượng nơi đây – theo cảm quan của tôi – gần như mỗi pho tượng đều toát ra một linh hồn và tính minh triết sâu sắc của những hình tượng này. 

Posted Image

Vị bồ tát này đang cầm một cái hốt của vua ban một cách hờ hững. Phải chăng, hình ảnh này như muốn nhắc nhở thế nhân: Danh vọng chỉ như gió thoảng trong kiếp nhân sinh ngăn ngủi….
Một thời danh tướng công hầu.
Giờ đây tóc gió pha màu thời gian….

Posted Image

Vị này cầm cái túi rỗng không. Một hình tượng của sự vô thường giữa cái Có & Không ở cõi trần gian.

Posted Image

Nam mô a di đà Phật – Hình tượng của sự giải thoát.

Posted Image
Posted Image

Thế nào là tiếng vỗ tay của một bàn tay?
Nét mặt của bức tượng dường như suy ngẫm, dường như khám phá. Nếu không phải bậc thầy của nghệ thuật điêu khắc, chắc khó có thể miêu tả được thần thái này của chủ đề.

Posted Image
Posted Image

Vô tự kinh – Mọi triết lý đều màu xám…..

Posted Image

Thế gian biến đổi muôn màu vẻ.
Đức Phật từ bi phải bật cười…..

Posted Image

Đây là quẻ Thương Đại An – Thế gian còn chìm trong bể khổ…

Posted Image
Posted Image


Cơ trời nắm, mở . Như trong Lý học nói về sự chuyển vận của Âm Dương
.

Posted Image
Posted Image

An nhiên tự tại.

Posted Image

Hoa sen trên đá.

Posted Image

Huệ giác
Còn tiếp

Bài này đã được đăng trong Chuyện đời. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.