Trang kinh xưa lạc gót hài.
Để ai nhớ, để thương ai một mình.
Câu thơ hay quá! Những hình tượng như quyện vào nhau, như huyễn như thực, như khói sương của đời thường mờ ảo trong mơ. Những hình tượng ấy miêu tả một tâm hồn yêu mãnh liệt và đau khổ bởi chính tình yêu của mình bị buộc phải hòa tan trong khói hương trầm tịch dưới mái chùa như đè nặng những ước vọng của tha nhân. Đấy là những vần thơ miêu tả tâm trạng bà vợ thứ của Mạc Thiên Tích đón nhận cơn thịnh nộ của bà vợ cả, ép phải đi tu. Thường những câu thơ hay là những câu thơ dùng hình tương miêu tả một trạng thái trừu tượng. Nó tương tư như câu của Nữ Sĩ Đặng Nguyệt Anh:
Một đời gió có vì ai.
Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn.
Tuyệt diệu hảo từ!
Thơ Phương Hồng Kỏ thì chưa có câu nào hay như câu của Nữ Sĩ Đặng Nguyệt Anh. Nhưng thơ ông đều tay hơn, chưa có bài nào dở và nặng chất thiền. Vì ông chính là Thượng Tọa Thích Tấn Tuệ.
Tôi biết và chơi thân với ông từ hơn 20 năm trước, khi chúng tôi cùng học ở Đại Học Văn Khoa – khóa Đại học Mở đầu tiên ở Sài Gòn. Ông rất quý tôi và tôi cũng rất quý ông. Ngày ấy tôi chưa biết “mần” thơ và sống rất lãng tử. Cả 4 năm học ở Văn Khoa tôi chỉ đi học có hai buổi, còn toàn đến ngày thi thì từ Bến Tre lên Sài Gòn thi. Tôi chỉ cần một ngày xem lướt qua nội dung thi và luôn đỗ thứ nhì trong lớp. Tôi nổi tiếng trong khóa học đầu tiên vì cái trò học như đi chơi của tôi. Lúc ấy, ông mới chỉ là Đại Đức và đã có tiếng trong giới thi ca miền Nam và giới tu sĩ. Ông có hai bút danh: Phương Hồng Kỏ và Đinh Hồi Tưởng. Tôi rất thích thơ ông.
Thiên thần và Quỉ sứ
Tất nhiên tôi là “Quỉ sứ” rùi! Sở dĩ như vậy vì mấy quí bà, quí cô toàn nói với tôi: “Quỉ sứ cái anh này!” rồi cười híc . híc. Tính tôi hay pha trò rất hài hước. Còn ông thì thiên thần rồi. Ông là một nhà tu chân chính. Tôi xác định như vậy.Ông đi tu từ năm lên bày tuổi, tinh thông Phật pháp. Chính ông đã giới thiệu tôi với Hòa Thương Thích Minh Thông ở chùa Minh Đạo Sài Gòn và tôi đã qui y Phật Pháp từ 20 năm trước với pháp danh Minh Tính. Ông tặng tôi rất nhiều kinh sách nổi tiếng của Phật pháp.
Âm Dương phân biệt.
Hi! Thật ngẫu nhiên khi đến thăm ông tôi mặc áo nền trắng ngả xanh lơ. Còn ông – nhà tu hành – tất nhiên áo màu nâu gụ. Nhìn màu áo đã thấy sự phân biệt: Tôi hình tượng thuộc Dương của quẻ Càn – Âm Kim đới thủy, ông hình tượng thuộc Âm của quẻ Khôn – Âm Hỏa Đới Thổ. Hình thuộc Dương tất khí chất thuộc Âm. Hình thuộc Âm tất khí chất thuộc Dương.
Tôi còn nặng lòng với mưu sinh và nghiệp chướng nơi trần thế, còn ông đã thoát tục phiêu diêu. Cảm xúc làm tôi nhớ tới câu thơ của nhà thơ Từ Xuân Lãnh:
Khói trầm bay giữa hư vô.
Người còn lãng đãng, mơ hồ “Có, Không”.
Mặc dù đã nhiều năm không gặp nhau, nhưng với một tâm hồn đồng cảm và nhân duyên nơi trần thế, tôi vẫn biết chúng tôi luôn nhớ tới nhau. Khi đến thăm ông, một đệ tử của ông nói: “Thày đang ngủ!”. Tôi nói ngay: “Cô cứ vào nói với thày là có Nguyễn Vũ Diệu tức Tuấn Anh ở Bến Tre đến thăm thày là thày dậy liền”. Cô đệ tử của thày chưa kịp vào đánh thức thì cái giọng ồm ồm nói thầm như ếch kêu của tôi đã khiến thày thức giấc và ra mở cửa cho tôi.
Ông tặng hai thày trò tôi tập thơ “Trăng Suối Đó”.
Chính nhờ cái địa danh “Suối Đó” mà tôi tìm gặp được thày.
Chúng tôi xuống Phan Thiết không phải mục đích đi thăm thày. Mà làm Phong thủy cho một thân chủ nơi đây. Thân chủ tôi ở huyện Hàm Tân. Tôi hỏi Trung Nhân: “Tôi nghe nói ở huyện Hàm Tân có con suối Đó có phải không?” . “Đúng rồi thưa sư phụ” – Trung Nhân trả lời tôi. “Ở bên suối có cái chùa nào không?”. “Dạ có! Bên suối đó có chùa Thanh Trang Lan Nhã. Tôi hồi tưởng lại thời còn học Văn khoa, bạn tôi – Thày Thích Tấn Tuệ – khoe chùa của ông ở bên suối Đó. Gọi là chùa thực ra chỉ là một cái am nhỏ nơi nóng bỏng cát vàng. Ông dựng một tấm bảng “Suối Đó, chùa đây!”. Chẳng biết tên chùa là gì, nhưng tôi nhớ nó ở bên suối Đó và ở huyện Hàm Tân Phan Thiết.
Từ nơi chúng tôi ở đến chùa bên suối Đó rất gần. Tôi đề nghị Trung Nhân trước khi thày trò ra về ghé thăm chùa bên suối Đó vì tôi có một người bạn thân tu ở đấy. Tôi chỉ đi tìm hú họa và không hy vọng gặp bạn tôi vốn tính ưa ngao du sơn thủy. Hơn nữa không biết ông còn ở đấy không và chùa đấy có phải của ông không?
Chúng tôi thống nhất chương trình đi tắm biển…..
…..Để thưởng thức cái bao la của biển trời , xua tan cái mệt mỏi của những chuỗi ngày miệt mài trong căn phòng nhỏ và ôm lấy cái máy tính.
Tôi muốn ôm lấy cả biển trời. Nhưng nó to quá!
Có mình tôi dũng cảm xuống tắm biển với gió cấp …2. Còn xếp tôi ngồi trên bờ uống Cafe canh tôi xem có mấy con cá mập cái lảng vảng đâu đây mà dám đến cắn tôi không?
Không có gì! Mọi chuyện đều tốt đẹp. Có bà xã tôi bảo vệ, mấy con cá mập cái sức mấy dám bén bảng tới tôi. Chúng tôi ăn sáng xong tìm đường đến suối Đó với hy vọng gặp thày Tấn Tuệ…