MAMA TỔNG QUẢN


Trên đường về từ Thanh Hóa, chúng tôi ghé tiệm cơm niêu. Tôi nói đùa với bà ấy:
“Cả cuộc đời lang thang, em và anh luôn “cơm niêu, nước lọ”, sống “đầu đường, xó chợ” em nhỉ!”. Vợ tôi mỉm cười: “Còn bây giờ vẫn lang thang. Nhưng là “Đầu resot, cuối khách sạn ba sao”. Độ số gia tăng rồi anh nhỉ?

Những gian khó thăng trầm của cuộc đời, khiến tôi chứng nghiệm sâu sắc những vấn đề của “Định mệnh và Lý học”. Một trong những tiểu luận đắc ý của tôi tính đến thời điểm này chính là cuốn “Định mệnh có thật hay không?”. Nhưng có lẽ cũng chính vì vậy, mà tôi thấu hiểu sự vô thường của cõi tha nhân.
Ta về giữa cõi vô thường.
Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa.

Tôi đã sống trong nhung lụa và tất cả sự cay đắng của một con người trong tình người. Từ những sự phản bội trơ tráo, sự bạc tình, nỗi đơn côi tận cùng và lòng tham đến tàn nhẫn vô nhân. Có thể nói rằng: Tất cả những cay đắng mà con người nếm trải hoặc có thê nghĩ ra trong tiểu thuyết liên quan đến tình người đều đã đến với tôi.
Ngày hôm sau, chúng tôi đi đền Hùng.

 

Ở Khu vực đền Hùng , họ mới xây thêm đền Lạc Long Quân và nghe nói cả đền Mẫu Âu Cơ. Những người bạn cùng đi đưa chúng tôi đến đền Lạc Long Quân. Có lẽ vốn tính hoài cổ, tôi không muốn đến đây. Nhưng nể bạn tôi vẫn đi. Còn bà xã tôi thì không biết rằng đây la 2ngôi đền mới xây, nên vẫn rất vô tư. Ngôi đền này họ cũng cố xây theo văn hóa truyền thống. Cũng mái cong, cũng tam quan, cũng đền thượng, cũng cổng Trình…vv….Nhưng họ lại lồng vào đấy cái model hiểu biết của họ theo quan niệm phủ nhận những gía trị văn hóa truyền thống  – thời Hùng Vương là một “liên minh bộ lạc” với người dân “Ở trần Đóng khố”. Tôi không muốn đưa vào blog của tôi hình ảnh hai tướng hộ pháp đền này với hình ảnh theo cách hiểu của họ. Nhưng với bức ảnh trên chụp con hạc bày ở đến này, bạn có thể thấy tri thức văn hóa của họ:
Chân con hạc thờ có hàng hơn một tá đốt chân.
Hạc thờ truyền thống của nền văn hiến huyền vĩ Việt – Chim Lạc – Hạc – biểu tượng của nền văn minh Lạc Việt – đứng trên lưng rùa – biểu tượng xưa nhất của phương tiện chuyển tai ký hiệu văn tự – đứng chầu tiên thánh – những người sáng tạo, gìn giữ và phát triển nến văn hiến huyền vĩ Việt – mỗi chân có 9 đốt. Đây chính là độ số của cửu cung Hà Đồ và Lạc thư. Hình tượng chuẩn nhất, chính là hình tượng con hạc trên lưng rùa ở Văn Miếu Hanoi.

Tôi đến đền Hùng để bày tỏ lòng biết ơn trước anh linh tổ tiên, nên tôi không thể lạy trước một cái tượng của thủ lĩnh liên minh bộ lạc. Cho dù nó biến hóa dưới bất cứ hình thức nào. Đó là lý do tôi không muốn vào cái đến này. Nhưng tôi đã im lặng.

Sau khi đến đền Lạc Long Quân, chúng tôi đến đền thờ các vua Hùng truyền thống. Trời mưa nhỏ. Những người hướng dẫn địa phương trang bị cho chúng tôi mỗi người một cái dù.

Lên đến đền Hạ, trời mưa nặng hạt. Một thành viên trong đoàn nói với tôi: “Thày Thiên Sứ ơi! Tháy làm sao cho cơn mưa này tạnh đi, leo gần 500 bực đá mà trơn ướt thì nguy hiểm lắm”. Tôi chưa lại thần hồn sau những ngày Đại Lễ, tôi vẫn rất mệt mỏi vì những chuyền đi đường dài mấy ngày hôm nay. Nhưng đây là một đề nghị hợp lý. Tôi nói: “Các vị cứ đi đi. Tôi ở lại đây vì mệt mỏi. Nhưng tôi cam đoan với quý vị là mưa tạnh ngay bây giờ cho đến lúc các vị về. Các vị cứ để ô ở lại, không cần mang theo”.

Vợ chồng tôi được ông từ đền đón tiếp chu đáo. Chúng tôi rất cảm ơn ông.

Trên mặt án thờ chạm trổ tinh vi, những người thợ chạm vẫn giữ một hình Âm Dương thuần Việt – một biểu tượng độc đáo của minh triết Việt làm nên lịch sử 5000 năm văn hiến – một thời huyền vĩ ở miền nam sống Dương tử: Một đồ hình Âm Dương Việt, không có hai chấm như đồ hình Âm Dương Hán xuất hiện vào đời Tống.
Những bí ẩn của vũ trụ thiên nhiên, cuộc sống và con người nằm ở nền văn hóa dân gian Việt.

Chúng tôi đến đây để tạ ơn anh linh tổ tiên đã trợ lực cho sự thành kính của con dân của các vua Hùng. Tấm lòng thành kính ấy đã được chứng giám. Chúng tôi dâng lễ lên tổ tiên và mang về một ít lộc. Tôi đã đem phần lộc của các vua Hùng về tận miền nam chia sẻ với anh chị em trong ấy. 
“Các vua Hùng đã có công dựng nước….”

Chúng tôi về đến Vĩnh Phúc và được đón tiếp long trọng tại đây.

Trưa hôm sau, Ngọc Bích đến thăm chúng tôi. Nó vừa đi chơi Đà Nẵng về. Tối hôm ấy, Dươngmickey tặng vợ chồng chúng tôi hai vé mới xem ca nhạc tại nhà hát lớn Hanoi. Thật khủng khiếp – giá 2. 500. 000đ/ cặp vé này. Chúng tôi chưa bao giờ dám xa xỉ như vậy.


Đây không phải vỉa hè mà em đã ngồi quạt bánh tráng.

 

Một chương trình ca nhạc rất thành công. Tôi tin mama tổng quản rất vừa ý. Chúng tôi rất ít có dịp đi xem ca nhạc. Nó là một thứ xa xỉ với cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi chỉ đến với ca nhạc qua tivi.

Bài này đã được đăng trong Chuyện đời. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.