HANOI NHỮNG NGÀY CUỐI ĐÔNG

Đã lâu tôi không gặp Phạm Cương kể từ khi Phạm Cương rời diễn đàn Lý học Đông phương. Tôi cũng rất buồn, vì để đào tạo được một người có chuyên môn về chỉ một khoa của Lý học Lạc Việt rất mất thời gian. Trước hết họ phải là người – tạm gọi là “vô công rồi nghề” – để có thời gian chuyên sâu, có kiến thức đủ để tiếp thu. Họ phải nắm vững lý thuyết căn bản – Hậu Thiên Lạc Việt phôi Hà Đồ. Đây là khâu khó nhất! Bởi vì lúc ấy lý thuyết này mới manh nha và chịu nhiều phản ứng của dư luận vốn từ hàng ngàn năm qua, quen nhìn nhận môn Lý học có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán và thuộc về văn hóa Hán. Hàng ngàn năm – chứ không phải là vài trăm năm – về một hệ thống văn hóa cổ quan trong của văn minh nhân loại và không phải là những giả thuyết khoa học hiện đại khác nhau đang cố gắng biện luận để chứng minh cho chân lý thuộc về nó. Về mặt không gian thì nó là sự mặc nhiên công nhận của cả thế giới. Tôi đã làm một việc tưởng chừng không thể và vô vọng. Đây chính là bức tường lửa tự nhiên nằm trong cái chấp của thế nhân. Qua được điều rất khó khăn này thì vấn đề là làm sao họ nắm được tính chân lý của nguyên lý căn để của Lý học – khi nó mang tính thuần túy lý thuyết và sau đó là những khái niệm phản ánh những thực tại mà tri thức khoa học hiện đại cũng chưa biết – Thí dụ là “bản chất của Khí”. Bởi vậy, nếu một học trò nào mà chưa tin tôi thì tôi không ngạc nhiên. Nhiều người phản đối tôi thấy những hiện tượng như vậy thì cho rằng đó chính là sự thể hiện tính bất hợp lý của một hệ thống lý thuyết. Nhưng rất tiếc! Bản chất của chân lý không bị lệ thuộc vào tất cả những điều mà người ta đã nghĩ. Nào học trò bỏ đi, nào bị phản đối, nào là hàng thiên niên kỷ phải đúng hơn một giây….vv…..Nếu như Lý học không phải là một phương tiện chứng minh cho Việt Sử 5000 năm văn hiến thì chắc tôi chẳng hơi đâu mà phải dấn mình vào cuộc chơi đầy gian khổ như vậy. Chưa kể những cái mũ lớn nhỏ đủ kiểu chụp lên đầu tôi với mọi giả thiết lúc nào cũng phi lý. Tôi phải đối phó không chỉ về mặt tri thức khoa học mà còn cả về mặt mà con người có niềm tin tâm linh. Chưa kể những việc phải lăn lóc mưu sinh cho một người không còn tuổi trẻ như tôi. Chân lý thì phải sáng tỏ thôi. Tất cả những giá tri minh triết và những học thuyết triết học nghiêm túc đều thừa nhận như vậy, kể cả những tôn giáo hướng thiện. Định mệnh đã cho tôi cơ hội để thể hiện một cách trực quan về tính chân lý của một lý thuyết thống nhất vũ trụ – “Người ta chỉ có thể từ một cái đúng chỉ ra một cái sai và chẳng bao giờ làm ra một cái đúng từ một cái sai” – Ấy là tôi thường phát biểu như vậy! “Không có Hạt của Chúa!” – Một thí nghiệm của những trí thức khoa học hàng đầu với một lý thuyết về khởi nguyên vũ trụ được coi là đúng nhất hiện nay đã thất bại trước sự tiên đoán của nền Lý học Đông phương – mà cho đến ngày nay vẫn còn huyền bí. Xác định được tính khoa học của Lý học Việt hiện nay rất ít người và có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Nếu như họ tiếp tục thí nghiệm thì đây là một cố gắng trong vô vọng ngay từ lý thuyết cục bộ với cái máy LHC vĩ đại. Bởi vì, với một phương tiện không thay đổi và một quy trình kỹ thuật không thay đổi sẽ không thể tạo ta một sản phẩm khác cùng mục đích. Muốn tiếp tục chứng minh có Hạt Của Chúa thì họ phải đầu tư thêm tiền để chế tạo một cái máy khác lớn hơn, để có một gia tốc nhanh hơn và tốc độ va chạm lớn hơn. Nhưng ngay cả trường hợp này họ vẫn tiếp tục thất bại. Bởi vì, với cái máy LHC hiện nay là kết quả hoàn chỉnh của yêu cầu thực nghiệm theo lý thuyết đã đạt được mà họ cho là đúng. Do đó, nếu muốn chế tạo một cái máy khác thì họ phải minh chứng về lý thuyết cho một cái máy khác phù hơp với yêu cầu mới nhắm xác định khả năng sẽ tạo ra Hạt của Chúa. Vâng! Đấy gọi là lý thuyết cục bộ cho cái máy LHC. Trong trường hợp này thì xin mời các nhà khoa học có ý tưởng về một lý thuyết mới cho thiết kế mới của máy LHC tham khảo về lý học Đông phương – nhân danh lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nếu chẳng may nó chỉ ra được sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý của lý thuyết của các nhà khoa học này thì có lẽ không nên tiếp tục
Đây chính là cơ hôi để xác minh tính chân lý của Lý học Đông phương một cách rất trực quan. Trong trường hợp này, chính Lý học Đông phương đã thẩm định một kết quả thí nghiệm của khoa học hiện đại. Nó đã chứng tỏ giải thích được một kết quả của thí nghiệm lớn nhất theo phương pháp luận của nó. Còn khoa học hiện đại thì vẫn nhìn nền Lý học Đông phương với bức màn bí ẩn huyền vĩ.
Bởi vậy, những sự phản biện không còn là điều quan tâm với tôi nữa. Những hiện tượng học trò không hiểu tôi mà ra đi, đã không còn là một sự kiện minh chứng cho một hệ luận của Lý học Đông phương đúng hay sai. Tôi không buồn gì Phạm Cương cả. Đã một thời tôi rất quí Phạm Cương. Ngày ấy có tờ báo muốn tôi viết bài chuyên về phong thủy cho họ, tôi đã giới thiệu Phạm Cương – lúc đó anh ta chưa nổi tiếng lắm. Tôi muốn các học trò của tôi phải được mọi người biết đến và tôi hy vọng trong số họ sẽ tiếp tục vinh danh nền văn hiến Việt, nếu họ đủ khả năng. “Hầu hết những nhà khoa học trong nước và cả cộng đồng khoa học thế giới đã ủng hộ quan điểm phủ nhận lịch sử văn hiến Việt trải 5000 năm” – một nhà khoa học với bút danh Nguyễn Anh Hùng  đã nói như thế trên nguyệt san “Kiến thức ngày nay” vào năm 1998. Nhưng 12 năm sau, chính hầu hết các nhà khoa học trên thế giới đã bế tắc trong việc xác định một tương lai cho nhân loại. SW Hawking đã phải thành thật khuyên con người lên hành tinh khác ở và họ đã thất bại trong việc tìm kiếm Hạt của Chúa với sự thẩm định của Lý Học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Nền kinh tế thế giới lâm vào sự khủng hoảng và chưa tìm được lối thoát. Thế giới sẽ đi về đâu?
Phạm Cương đã thành đạt và nhớ đến tôi. Phải chăng đây là cái điềm để tôi có quyền hy vọng vào một ngày nào đó sẽ chứng minh nền văn hiến Việt trải 5000 năm và là cội nguồn của nền Lý học Đông phương huyền bí, chính là nơi cất giữ kho tàng của một Lý thuyết thống nhất vũ trụ mà con người – những nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước.
Trạng Trình – nhà tiên tri nổi tiếng của nền văn hiến Việt đã xác định:
Nhược đài sư tử thượng.
Thiên hạ thái bình phong.
Con sư tử đó chính là biểu tượng của Hà Đồ, nguyên lý căn để của Lý học Đông phương thuộc về văn hiến Việt.

Vợ chồng Phạm Cương chiêu đãi hai anh em chúng tôi ở nhà hàng Ashahi phố Phan Đình Phùng.
Người học trò cũ Phạm Cương tìm đến tôi không phải là điều kiện sáng tỏ chân lý, cũng như lúc ra đi, không vì thế mà chân lý không thuộc về nền văn hiến Việt trải 5000 năm lịch sử. Nhưng nó là tình cảm của tôi với những kỷ niệm mà tôi chẳng bao giờ quên được.

Bác Lốc cốc tử, tôi và vợ chồng Phạm Cương – Hương Ly.
Chúng tôi nâng cốc chúc mừng hạnh phúc của vợ chồng Phạm Cương.

Họ rất hạnh phúc.
Ngày xưa, khi Hương Ly và Phạm Cương mới quen nhau, tôi xem mặt và hỏi tuổi Hương Ly thì đã nói với Phạm Cương: “Cưới đi! Cưới liền trong năm nay!”. Vậy mà đến bây giờ họ mới cưới. Tuổi của họ tuy bị lục hại về địa chi, nhưng rất hợp về thân mạng và Thiên Can theo luận tuối Lạc Việt. Từ ngày quen nhau, sức khỏe Phạm Cương ngày càng tiến triển rõ rệt. Lúc nãy nhậu xỉn quá, tôi quên dặn Phạm Cương từ này không được uống rượu, bia nhiều.

Hôm nay tôi rất vui. Có mấy người học trò đại diện cho lớp Phong Thủy Lạc Việt đến biếu tôi quà Tết, mặc dù tôi không trực tiếp dạy họ. Vấn đề không phải quà gì. mà là tấm lòng của họ với tôi. Tôi hy vọng từ tấm lòng ấy họ sẽ hiểu và nhận thấy được tính chân lý của Phong Thủy Lạc Việt.

Bài này đã được đăng trong Chuyện đời. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.