Lăng tưởng niệm vị vua cuối cùng thời Hùng Vương thứ VI
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hanoi, nhưng tôi chưa bao giờ đến Đền Hùng cho đến khi 50 tuổi. Nhưng trong suốt cả một cuộc đời ấy tôi luôn tự hào về dòng dõi con Rồng, cháu Tiên với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử. Tôi coi đó là lẽ hiển nhiên và không cần gì phải chứng minh cả. Nhưng cuộc đời xô đẩy với định mệnh khắc nghiệt của tôi đã khiến cơ duyên đưa tôi nghiên cứu sâu vào Lý học Đông phương, như lời tiên tri của người bạn tôi từ 10 năm trước.
Vào cuối năm 1995, tôi phụ trách điều hành một tủ sách thiếu nhi. Ngay trong ngày khai trương tủ sách, khi nhậu mềm môi vì được chúc tụng với tư cách giám đốc điều hành, tôi say xỉn đã phán một câu xanh rờn: “Sang năm, chúng ta phá sản!”. Cả đám những nhà đầu tư – chủ yếu là anh Đầy – giật mình mặt xanh lét. Ngày ấy đầu tư vài trăm triệu là một con số không nhỏ. Tôi chẳng có xu nào mà chỉ có khả năng viết kịch bản và điều hành các vấn đề thể hiện. Ngày ấy, chủ trương của tôi là: Phục hồi tất cả các chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt dưới hình thức chuyện tranh commic Nhật Bản cho trẻ em Việt Nam, trước sự tràn lan của truyện tranh Nhật Bản. Một trong những chuyện thành công nhất của tôi là “Viên Ngọc Tỵ Thủy”. Báo Thanh Niên có bài viết của anh Trần Đình Dũng ca ngơi đây là chuyện tranh Việt Nam cho trẻ em hay nhất trong năm 1996. Hoàn toàn không có phong bì cho bài viết này. Ngày ấy tôi cũng chưa có khái niệm “phong bì”. Tôi đến nhà xuất bản Phụ Nữ lấy giấy phép in và vô tư ra về chỉ đóng tiền lệ phí theo đúng tiêu chuẩn qui định. Cũng cần nói thêm là: Tuy là giám đốc điều hành, nhưng tôi thuần túy về chuyên môn. Chi thu thế nào do anh Đầy quyết định. Lương tôi và kể cả tiền nhuận bút kịch bản chỉ vừa đủ một cuộc sống đạm bạc cho cả nhà với vợ và ba đưa con. In được bốn kỳ liên tiếp một chuyện cực hay “Cuộc phiêu lưu của chú bé Cây sậy” – chuyện cổ tích Ai Cập – thì bị thu hồi giấy phép với lý do chuyện mang tính chất bạo lực và không thích hợp với trẻ em. (Sau khi chúng tôi dẹp tiệm thì hai năm sau, câu chuyện này được chiếu trên truyền hình). Bốn tháng sau chúng tôi mới in lại được với giấy phép của nhà xuất Bản Văn Nghệ Thành Phố. Độc giả rơi rớt và chúng tôi thất bại. Không cạnh tranh nổi với truyện tranh Nhật Bản và những chuyện bạo lực thực sự khác. Lúc ấy, chúng tôi cũng chưa có kinh nghiệm thể hiện phong cách vẽ commic Nhật. Mặc dù rất xuất sắc về vấn đề phân cảnh và thể hiện nội dung. Bây giờ thì khác, nhưng tôi không còn thời gian nữa. Tuy nhiên, tôi có thể cố vấn cho bất cứ ai có tấm lòng phục hồi chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt với phương pháp thể hiện theo phong cách commic Nhật (Thực ra nếu muốn thể hiện thể loại chuyện này đúng theo phong cách Nhật Bản thì cần một đội ngũ họa sĩ với những nhà văn chuyên nghiệp và rất tốn kém. Doanh nghiệp tư nhân không đủ sức thực hiện, nếu số lượng xuất bản không lớn).
Nhưng cũng chính vì sự thất bại dẫn đến phá sản này, như một quyết định của định mệnh đã xô đẩy tôi nghiên cứu sâu về Lý học Đông phương. Đó là một cơ duyên đưa tôi lang thang đi bán sách truyện tranh ế khắp các đại lý trong Nam, ngoài Bắc và tôi ra đến Hanoi. Đó là những ngày khốn khổ của chúng tôi, sống lay lứt bằng tiền bán sách ế.
Ngày ấy, khi đến một thư viện bán những chuyện tranh ế, trong lúc ngồi chờ lấy tiền – có 200. 000 VND vào đầu năm 1998 – tôi tình cờ lấy trên giá sách cuốn” Thế thứ các triều đại Việt Nam” của Nguyễn Khắc Thuần. Tôi hụt hẫng với một tâm trạng lâng lâng, quay cuồng khi đọc những dòng chữ:
“Tóm lại, Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc, cùng lắm là một nhà nước sơ khai, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên với địa bàn hoạt động ở đồng bằng sông Hồng…..”.
Tôi đã mua thiếu cuốn sách này vì họ cũng chưa có tiền trả mấy cuốn sách cũ của tôi. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ đây là quan điểm của cá nhân và tôi cũng chỉ định viết một bài báo thắc mắc về vấn đề này. Nhưng viết báo thì cũng phải có tư liệu chứ! Cuộc sống khốn khổ vì thất nghiệp với cả một gia đình nheo nhóc, khiến tôi chẳng có gì trong tay cả. Sẵn đang ở Hanoi, lại đúng vào dịp lễ hội đền Hùng, tôi thầm nghĩ: “Có lẽ lên đến Hùng vào dịp lễ hội sẽ kiếm được tư liệu để viết báo”. Tôi lên tay không với hơn 200. 000 VND làm lộ phí. Ngày ấy, tôi cũng theo dòng người đông đúc lên đến đền Thượng. Tôi chi dám mua một bó nhang nhỏ vài ngàn gọi là làm lễ dâng lên tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính, cầu xin phù hộ cho tôi được sáng suốt để vinh danh tổ tiên, phục hồi nền văn hiến Việt. Đó là lần đầu tiên tôi lên đền Hùng trong cuộc đời tôi.
Tư liệu tôi kiếm được trên đền Hùng là tờ báo Nguồn Sáng, trong đó có bài viết của cụ Trần Đình Bá về Ngọc Phả Hùng Vương. Nhưng với ngần ấy cái gọi là tư liệu không đủ để minh chứng cho Việt sử. Tôi tiếp tục sưu tầm thì tá hỏa tam tinh khi phát hiện ra rằng sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt không phải chỉ ở cá nhân ông Nguyễn Khắc Thuần, mà là một quan điểm được cái gọi là “Cộng đồng khoa học thế giới” và “hầu hết những nhà khoa học trong nước” ủng hộ. Không thể chỉ viết một bài báo, mà cần là một cuốn sách. Lần đầu tiên tôi viết một cuốn sách liên quan đến nghiên cứu cổ văn hóa sử: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, trong một điều kiện hết sức thiếu thốn về mặt tư liệu. Nhưng chính vì bắt đầu từ việc suy ngẫm, chiêm nghiệm, hệ thống hóa toàn bộ những hiểu biết của tôi liên quan đến cội nguồn Việt tộc đã đưa tôi đến với Kinh Dịch và toàn bộ nền Lý học Đông phương. Một trong những tư liệu mà tôi sử dụng chính là bộ Chu Dịch của người bạn tôi tặng từ hơn 10 năm trước với lời tiên tri: “Sau này anh sẽ nổi tiếng về nghiên cứu Kinh Dịch”.
Anh linh tổ tiên đã chứng giám lời cầu nguyện của tôi.
Sau lần đầu tiên lên Đền Hùng Phú Thọ, tôi cũng nhiều dịp viếng thăm nơi linh thiêng này. Cuộc đời có nhiều thăng trầm. Cũng đã nhiều người cùng tôi đến Đền Hùng và vội vã ra đi. Tôi chẳng trách móc gì họ. Mỗi một con người tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Nhưng tôi luôn xác định một điều rằng:
Những di sản truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử, đang cất giữ một bí ẩn lớn nhất của mọi thời đại, của mọi nền văn minh đã tồn tại trên trái Đất này và cả trong tương lai một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà những trí tuệ ưu tú nhất của con người đang mơ ước.
Thiên Sứ tôi chịu trách nhiệm với những ngôn từ đã thể hiện trên blog này. Tất cả các nhà khoa học hàng đầu và ưu tú trên thế giới này có thể họp lại và tự nghĩ ra những tiêu chí nhân danh khoa học cho một lý thuyết thống nhất mà họ đang mơ ước, sau đó hãy so sánh nó với thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt và họ sẽ thấy được điều này.
Trong tương lai, nếu thế giới này có sự hội nhập toàn cầu thì nó phải cần đến một lý thuyết thống nhất.
Tôi nhớ đến lời bài hát của nhạc sĩ Lê Thương trong bài “Hòn Vọng Phu”:
Ta cố đợi ngàn năm. Một ngàn năm nữa sẽ qua…..
Những lời trong bài hát của nhạc sĩ Lê Thương đã xuất hiện từ những thập niên 30 của thế kỷ trước, Nó tồn tại trước khi tôi ra đời. Hình như đây chính là một lời tiên tri. Thời Hùng Vương – cội nguồn Việt sử – nền văn minh huyền vĩ bên bờ nam Dương tử đã sụp đổ cách đây hơn 2000 năm trước.
Lần này chúng tôi lại Đền Hùng với tất cả tấm lòng thành kính….
Vợ chồng Dương Mickey chuẩn bị lễ rất chu đáo. Đầy đủ cả bánh Chưng, bánh Dày. Bánh chưng được đặt theo đúng tiêu chuẩn nguyên thủy từ cuối thời Hùng Vương thứ VI: Buộc bằng bốn sợi Lạc Hồng (“Lạc” trong tiếng Việt có thể gọi là “lạt” là một thứ dây buộc) theo hình cửu cung Hà Đồ. Chỉ riêng để có những sợi Lạc Hồng này, vợ chồng Dương Mickey phải thửa riêng, vì ngày nay, không còn ai quan tâm đến màu sắc loại lạt này trên chiếc bánh chưng nữa.
Từ những ngày đầu tiên chúng tôi lên Đến Hùng và cho đến bây giờ Linh Trang vẫn cùng đi với tôi. Mặc dù tôi biết rằng có những lúc Linh Trang cũng chao đảo vì những lập luận ngớ ngẩn của thế nhân hoài nghi tính chân lý của sở hữu Việt tộc với nền Lý học Đông phương. Nhưng tôi không trách gì Linh Trang và vẫn quý anh ấy. Cả cái thế gian này, cả trí tuệ của hai nền văn minh Đông Tây khi hội nhập về mặt không gian và xuyên suốt hàng thiên niên kỷ về thời gian – vẫn có thói quen nhìn Lý học Đông phương của văn minh Hán thì không có ai đáng trách khi hoài nghi tôi đã xác định rằng: Người chủ sở hữu đích thực thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nền văn minh Việt tộc. Đây cũng là nền văn minh duy nhất có khả năng phục hồi học thuyết này.
Tôi chỉ khinh bỉ những kẻ phản đối điên cuồng và cực đoan.
Cùng đi với tôi lần này có cả Trung Nhân – học viên lớp Phong Thủy Lạc Việt nâng cao.
Vợ chồng Dương Mickey – nhà tài trợ chính cho chuyến đi này. Họ đã chuẩn bị lễ vật rất chu đáo và thành tâm.
Hồn nước
Đền Hạ
Chuẩn bị lễ vật thành kính dâng lên tổ tiên…..
Biết ơn tổ tiên …..
Trung Nhân
Lên đền Trung……
Linh Trang một mình đứng ngắm Thạch trận đồ …..
Ngày xưa, cũng ở nơi này bao người cùng tôi đã đến đây. Họ đã ra đi trên những nẻo đường đời. Điều này khiến không ít kẻ đàm tiếu. Nhưng chân lý không lệ thuộc vào số đông. Ủng hộ hay phản đối của cả thế giới này với tôi chẳng có ý nghĩa gì cả. Bởi vì tôi xác định một chân lý khách quan và tha nhân tùy duyên chứng ngộ, chứ không phải giành giật một ít của cải nhỏ nhoi của cái thế giới này với tha nhân để cần số đông. Họ có quyền không tin mà.
Kỷ niệm bên Thạch trận đồ.
Nghe những tàn phai……
Lên đền Thượng.
Nghỉ ngơi.
Dương Mickey và Trung Nhân.
Trung Nhân tuy cười tươi, nhưng ánh mắt rầu rầu…Hi. Anh ta là giám đốc một doanh nghiệp mạng, cũng có vài chục công nhân. Đi theo tôi lang thang từ Vinh ra Hải Phòng, rồi khắp Hanoi, doanh nghiệp bỏ mứa, nên lo cũng phải. Tôi giới thiệu với Trung Nhân những món ăn nổi tiếng của Hanoi và sự tinh tế của ẩm thực Việt qua những món ăn này. Giáo sư Trần Văn Khê đã nhiều lần nói về sự tinh tế của ẩm thực Việt. Tôi rất khâm phục ông. Quên đi mất. Viết đến đây mới nhớ: Tôi chưa nói với Trung Nhân về những món ăn dự thi của các miền Việt tộc vào cuối thời Hùng Vương thứ VI. Đây là một đề tài thú vị. Tất nhiên, trong những món ăn dự thi từ các miền Việt tộc, không thể chỉ duy nhất có bánh chưng, bánh dầy. Có lẽ tôi phải lựa chọn trong các học viên Phong thủy Lạc Việt một người có khả năng nghiên cứu về ẩm thực Việt viết đề tài này, bắt đầu từ cuộc thi sáng tạo các món ăn của Việt tộc từ thời Hùng Vương thứ VI nổi tiếng trong Việt sử. Trong cuộc thi này đã đưa dân tộc Việt trở thành dân tộc duy nhất trong lịch sử nhân loại dùng thực phẩm làm biểu tượng trong văn hóa truyền thống. Cả một lý thuyết siêu việt của mọi nền văn minh, nằm trong cặp bánh chưng, bánh dày này. Chính sự thiêng liêng của cặp bánh chưng, bánh dày này là một trong những yếu tố trong tính hệ thống, có tác dụng phản biện rất sắc sảo việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống Việt của đám “hầu hết” và “cộng đồng”. Mặc dù Trần Quốc Vượng – với tất cả kiến thức và uy tín của ông ta – cố gắng “giải thiêng” cặp bánh chưng bánh dày, nhưng đã thất bại. Ông ta có thể chứng minh rằng: “Cả thế giới này đều có ăn cái gì đó giống như bánh chưng, bánh dày, chứ không chỉ riêng dân tộc Việt mới có”. Nhưng đẳng cấp giáo sư hàng đầu như ông ta, chưa thể giải thích được vì sao dân tộc Việt lại coi bánh chưng, bánh dày là vật lễ thiêng liêng của Việt tộc dâng lên tổ tiên trong ngày trọng đại nhất của một năm. Ông ta vốn được coi là “cây đa, cây đề” so với vài bụi cây lè tè trong giới sử học – tuy cũng giáo sư tiến sĩ. Nhưng với đẳng cấp vũ trụ thì sự chênh lệch tỷ lệ về độ cao giữa bụi cây lè tè và ngay cả cây bao báp là không đáng kể. Bởi vậy, dù hàng thiên niên kỷ đã trôi qua với bao thăng trầm của Việt sử, những tri thức hiện đại đầy kiêu hãnh vẫn không thể hiểu nổi những bí ẩn của nền văn minh Đông phương.
Đền Thượng.
Đây là nơi thiêng liêng nhất trong đời sống tâm linh Việt. Ngay từ những ngày đầu hưng quốc, Ngài Hồ Chí Minh đã trao cho Ngài Huỳnh Thúc Kháng – Phó Chủ Tịch nước – lên đền Hùng dâng lên anh linh tổ tiên một tấm bản đồ nước Việt và một thanh gươm thể hiện quyết tâm bảo vệ non sông Việt tộc. Sau chín năm kháng chiến cực kỳ gian khổ, trước khi trở về thủ đô, ngay tại đền Trung, Ngài cũng nhắc nhở: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Gần đây, người ta có xây hai đền thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ trong quần thể kiến trúc đền Hùng. Nhưng rất tiếc! Chỉ nội việc đặt hai ngôi đền thờ Tổ phụ và Tổ mẫu thấp hơn đền thờ các vua Hùng đã là trái Lễ trong quần thể di tích này, chưa nói đến hình tượng của các Ngài được thể hiện theo cách hiểu của quan điểm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt. Những gì đụng đến văn hóa truyền thống thì lời khuyên của tôi là các vị có trách nhiệm và những doanh nghiệp thuộc đối tượng “nhân dân cùng làm” hãy cân nhắc kỹ.
Bên lăng tưởng niệm vị vua cuối cùng của thời Hùng Vương Thứ VI.
Chúng tôi thanh thản ra về với những hy vọng một ngày nào đó nền văn hiến Việt sẽ được tôn vinh với lịch sử 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.
Bên lề đường ra cổng khu di tích đền Hùng, người ta đổ hàng xuống đây hàng trăm cái bát hương, có lẽ dùng cho các ban thờ của các ngôi đền đang được cấp tốc phục dựng cho kịp lễ hội đền Hùng vào tháng Ba Việt lịch năm Tân Mão.
Chúng tôi vẫn kịp nhìn thấy trong số những bát hương nằm lăn lóc bên lề đường ấy một hình tượng Âm Dương Việt. Việt sử thăng trầm – dù là: “Một thời chuông khánh, mâm vàng; một thời mảnh chĩnh vứt đàng bụi tre” thì chính dấu ấn của hình Âm Dương Việt này – một giá trị văn hóa phi vật thể – đã xác định một nội dung minh triết khác hẳn nội dung của văn minh Hán khi miêu tả về thuyết Âm Dương Ngũ hành – Một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Tri thức khoa học hiện đại đã bế tắc. Những nhà khoa học hàng đầu đã thở than về một tương lai gần bi đát của con người.
“Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại”. Nhà tiên tri Vanga đã nhắc nhở điều này khi bà ấy không hể có khái niệm gì về thuyết Âm Dương Ngũ hành.
“Một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra lý thuyết thống nhất, nếu chung ta có khả năng – SW Hawking đã phát biểu như vậy. Nhưng chính ông ta cũng thừa nhận rằng:” Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất vũ trụ thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?”.
Vâng! Đúng là như vậy. Việt sử 5000 năm văn hiến là điều kiện tiên quyết để xác định điều này. Cho dù Thiên Sứ tôi đã chỉ vào phần nổi của tảng băng chìm và nói bản chất của nó. Nhưng phần chìm dưới nước của tảng băng này chính là Bát quái – siêu công thức miêu tả qui luật vận động của vũ trụ. Đây là một siêu công thức cực kỳ sinh động, mô tả sự vận động tuần hoàn của toàn bộ quy luật vũ trụ. So với nó, tất cả những công thức của nền toán học hiện đại chỉ là những công thức chết mô tả hiện tượng. Nếu không có một nghiên cứu mang tầm cỡ quốc tế thì sẽ chẳng bao giờ tìm ra được bí ẩn này. Nhưng để có được một công trình nghiên cứu quốc tế ấy thì phải bắt đầu bằng Việt sử 5000 năm văn hiến đã. “Ta cố đợi ngàn năm, một ngàn năm nữa sẽ qua….”. Bởi vậy thêm vài chục năm – gọi là tuế sai – sẽ chẳng nghĩa lý gì……
Trên đường từ đền Hùng về Hanoi, Trung Nhân, người học trò nhân hậu của lớp Phong Thủy nâng cao ra thẳng sân bay về Sài Gòn. Anh ta đi cũng qúa lâu rồi. Tôi vẫn ở lại Hanoi và tiếp tục kiếm sống, viết sách và vài việc liên quan đến các nghiên cứu của Trung tâm.