Thứ tư, 06 Tháng 7 2011 05:31
(GDVN) – Sau khi đưa ra tiên đoán về động đất, “dị nhân đuổi mưa” thách thức và mong muốn 2 nhà khoa học gọi ông bằng “thầy”, tuy nhiên, trao đổi ngược với Giáo Dục Việt Nam, PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Địa vật lý Việt Nam nhấn mạnh: Ông cảm thấy buồn nếu có một cậu học trò kiêu căng, hợm hĩnh như Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Tin liên quan:
Những thất bại lớn trong đời “Dị nhân đuổi mưa
Quá khứ bất hạnh và khổ ải của “Dị nhân đuổi mưa”
“Dị nhân đuổi mưa”: Sắp xảy ra một trận động đất kinh hoàng!
“Dị nhân đuổi mưa ” phản pháo dữ dội hai nhà khoa học
Thêm một PGS.TS viện Vật lý địa cầu nã pháo “Dị nhân”
“Dị nhân đuổi mưa”: “Tôi chỉ đâu là động đất ở đấy”
“Tôi thấy buồn nếu có một cậu học trò như vậy”
Trong bài viết “Dị nhân đuổi mưa”: Sắp xảy ra một trận động đất kinh hoàng! ,“dị nhân” Tuấn Anh khẳng định: “Tôi cam kết từ ngày 29/5 đến 30/12 Tân Mão (lịch âm) Việt Nam sẽ không có trận động đất nào mạnh quá 4,0 độ richter”. Đồng thời cũng đưa ra lời thách đố: “Các nhà khoa học có dám cá rằng trong thời gian này, nếu xảy ra trận động đất dưới 4,0 độ richter thì khi đó, các chuyên gia ở Viện vật lý địa cầu sẽ phải gọi tôi bằng “thầy”; còn nếu mạnh hơn thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Liệu các chuyên gia có dám cá không?”
Trận động đất tại Điện Biên năm 2001 để lại nhiều hậu quả nặng nề
Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Địa vật lý Việt Nam cho rằng: Đây chỉ là một trò bói toán, “có cảm giác ông Tuấn Anh giống như một thầy cúng hay một nhà pháp sư”.
Theo ông Triều, để có một dự báo động đất phải trả lời được đồng thời 3 câu hỏi: Động đất xảy ra ở đâu? Động đất mạnh đến mức nào và khi nào động đất xảy ra. Nếu nói như “dị nhân đuổi mưa”, chẳng khác nào “Nhắm mắt nói mò như các thầy bói cũng đúng 50%, hoặc xuất hiện hoặc không xuất hiện. Việc khẳng định sẽ không có trận động đất nào mạnh quá 4,0 độ richter ở Việt Nam trong thời gian tới hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ông Tuấn Anh phải đưa ra cơ sở khoa học cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy chứ?!”.
PGS.TS Cao Đình Triều cũng cho biết: Không riêng gì ông Tuấn Anh, mới đây, cũng đã có một nhà nghiên cứu và yêu thích Kinh dịch Trung Quốc đã từng tới Viện Vật lý địa cầu tìm ông. Người này đã đưa ông một cuốn sách tự biên cùng lời khẳng định: Có thể dự báo chính xác động đất dựa vào tử vi, phân chia các trục của trái đất. Tuy nhiên, sau khi đọc kỹ những gì đã viết, PGS.TS Triều đã gọi người này tới và dành cả buổi chiều để chỉ ra những điểm thiếu cơ sở khoa học trong việc dự báo thời tiết mà cụ thể ở đây là dự báo động đất. “Kinh dịch khởi nguồn từ Trung Quốc, hiện nay, với nhận thức hiện đại hơn, khoa học phát triển hơn, bản thân người Trung Quốc đã không còn dùng vào việc dự báo động đất, vậy tại sao Việt Nam mình lại sử dụng. Hơn nữa, tử vi cũng chỉ áp dụng cho con người, chứ không áp dụng cho tự nhiên, tôi đã phê phán cách lý luận chưa chặt chẽ của người kia và họ đã phải đồng tình” – PGS.TS Triều nhấn mạnh. Bên cạnh đó, trong buổi trò chuyện với phóng viên giaoduc.net.vn, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Địa vật lý Việt Nam này cũng tỏ ra ngạc nhiên: GS.Viện sĩ Đào Vọng Đức, Nguyên Viện trưởng Viện Vật lý, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người sao lại có một người học trò như ông Tuấn Anh? “Tôi cũng như các anh em khác của Viện Vật lý cảm thấy rất buồn khi nghe vị “dị nhân đuổi mưa” này gọi GS. Đức là thầy và xưng con? Lẽ nào GS.Đức lại có một học trò như ông Tuấn Anh?” – ông Triều tỏ ra nghi vấn đặt câu hỏi. Bởi lẽ, trong mắt của PGS.TS Triều, GS.Viện sĩ Đào Vọng Đức là một nhà khoa học rất uy tín, có tầm ảnh hưởng lớn với các thế hệ các nhà khoa học trẻ, cũng là người góp công nhiều trong các lĩnh vực: Lý thuyết đối xứng các hạt cơ bản, lý thuyết thống nhất các tương tác các hạt cơ bản, lý thuyết dây và siêu thống nhất, máy tính lượng tử, thông tin lượng tử, chuyển vị lượng tử thuộc chuyên ngành vật lý lý thuyết. GS. Đức đã công bố khoảng 100 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế, biên soạn và giảng dạy 10 giáo trình đại học, sau đại học và chuyên khảo cho nghiên cứu sinh. Trong khi đó, học trò Tuấn Anh lại ngược lại, “đối với khoa học, thái độ kiêu căng, hợm hĩnh như vậy là không được” – PGS.TS Triều nói. Theo PGS.TS Triều: Các nhà khoa học chân chính luôn coi trọng ý kiến của người khác dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược. “Đặc biệt, những người theo triết học phương Đông không hề như thế. Văn hóa phương Đông bao giờ cũng dạy con người ta biết tôn trọng quan điểm cá nhân, ý kiến của người khác, không xúc phạm bất cứ điều gì của người khác”. “Nếu tôi có một học trò như vậy, tôi sẽ rất buồn” – PGS.TS Triều nhấn mạnh.
Động đất ở Việt Nam không yếu
“Mấy năm vừa qua động đất diễn ra khá liên tục ở Việt Nam”, vừa qua tại buổi thảo luận ngày 29/3 ở Hà Nội bàn về bài học cho Việt Nam từ thảm họa Nhật Bản, các nhà địa chất đã cảnh báo như vậy. PGS.TS Cao Đình Triều cũng cho biết, từ năm 1923 tới năm 2000 không có động đất trên 3,0 độ richter xuất hiện tại ven biển Nam Trung Bộ, nhưng từ năm 2000 trở lại đây, số liệu quan trắc ghi nhận được nhiều hoạt động động đất.
“Tôi rất buồn nếu có học trò kiêu căng, hơm hĩnh như ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh”
Đánh giá về thực trạng động đất ở Việt Nam, PGS.TS Cao Đình Triều khẳng định: Mặc dù không có “siêu động đất” như một số nước trên thế giới, không ghê gớm như mức độ càn quét, hủy diệt như ở Nhật Bản vừa qua, nhưng “động đất tại Việt Nam rõ ràng không phải yếu”. Quá khứ đã chứng minh như trận động đất Thin Tóc (hay còn gọi là động đất Điện Biên) năm 2001 với magnitude 5,3 độ Richter, gây thiệt hại vô cùng lớn cho người và của. Nhiều người bị thương nặng, 98% trụ sở làm việc, trường học ở thành phố Điện Biên bị hư hỏng, các nhà dân đều bị nứt vỡ, tổng thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng, đồng thời kéo theo hàng loạt dư chấn cho các vùng lân cận.
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học Việt Nam cho rằng, các trận động đất lớn đã được lịch sử ghi nhận có tính chu kỳ, trong khi đó, nhiều khu vực trong cả nước vừa bước qua khỏi thời kỳ yên tĩnh địa chấn, đây có thể coi là dấu hiệu báo trước một chu trình động trong thời gian sắp tới. Bởi lẽ, thời kỳ yên tĩnh địa chấn trước đó thực chất chỉ là thời kỳ tập trung năng lượng để xuất hiện động đất trở lại. Biểu hiện động đất rõ nét nhất là ở khu vực Nam Trung Bộ.
Thêm vào đó, các nhà khoa học còn nhận định: Nhiều khả năng đã và đang xảy ra động đất kích thích. Vụ động đất này có thể không trực tiếp gây ra vụ động đất kia, nhưng cũng là tác nhân gián tiếp thúc đẩy quá trình vận động địa chất, tạo ra các đứt gãy mới.
Do đó, có thể thấy: Thời kỳ yên tĩnh tạm thời có vẻ đã trôi qua và người dân Việt Nam nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận, chủ động đối phó với một chu trình động, nguy cơ động đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới.
Phương Hạ
=======================================
Ở đời này. con người ta thể hiện sự kiêu ngạo, hợm hĩnh đôi khi không phải chỉ ở lời nói tự đề cao mình và coi thường kẻ khác. Sự kiêu ngạo của con người – theo cái nhìn của Lý học – thì nó còn xuất phát từ chính cái tâm kiêu ngạo, hợm hĩnh. đôi khi vô ý thức. Tức là không tự thấy được sự kiêu ngạo của chính họ, mà lại cứ tưởng mình khiêm tốn và lịch lãm. Những dạng người này trên thế gian đầy. Những ai đã từng trải, ít nhất đã gặp một lần loại người này và có thể chia sẻ ý tưởng này của tôi.
Tôi kính trọng thày Đức, bởi tri thức bậc thầy của thày Đức – Viện sĩ hai viện Hàn lâm khoa học quốc tế – và tuổi tác của thày . Thầy Đức thực sự khiêm tốn khi chịu khó ngồi lắng nghe tôi trình bày cả buổi một thứ lý thuyết – mà một thời cách đây không lâu, thậm chí ngay bây giờ – rất nhiều nhà khoa học đẳng cấp giáo sư tiến sĩ cho là ” Nhảm nhí ” và ” mê tín dị đoan “. Trong khi tôi chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt. Cuối buổi gặp gỡ thày Đức cho rằng: Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành – (phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt) – có nhiều điểm tương đồng với tri thức khoa học hiện đại. Chuyện xảy ra đã hơn hai năm. Buổi gặp gỡ với thày Đức còn được ghi nhận chi tiết ngay trên diễn đàn này.
Chưa hết. Trong sự ồn ào của dư luận chỉ trích trước kỷ niệm Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi – khi tôi xác định trước hai tháng: Tôi bảo đảm 7 ngày Đại Lễ sẽ không có mưa lớn – (Sau đó bảo đảm cả 10 ngày, khi quan sát một yếu tố thời tiết: từ mùng 1 đến 20. 8 Âm lịch Canh Dần Việt lịch không có bão vào Biển Đông của Việt Nam) – thì chỉ có một mình thày Đức công khai trước thông tin đại chúng khi xác định rằng : ” Về lý thuyết thì tôi nghĩ anh Tuấn Anh làm được “. Nếu không phải là một tri thức bậc thày thì không thể xác định như vậy. Kết quả của thời tiết Đại Lễ như thế nào – tôi cần nói rằng: Phương án II – tức là cử hành Đại Lễ trong nhà – đã không xảy ra. Nhưng ngay 5g sáng ngày hôm sau – 11. 10. 2010: Toàn T/p Hanoi mưa thật sự.
Bởi vậy, tôi nghĩ ông Cao Đình Triều đừng ngạc nhiên khi tôi kính trọng thày Đức. Tôi không muốn phân tích sâu những sai lầm trong lập luận của ông. Nhưng chắc cũng cần phải có vài lời để ông suy ngẫm:
Chính ông đã xác định rằng:
Tri thức khoa học hiện đại không thể dự báo trước động đất. Và thực tế khách quan là như vậy.
Vậy thì với một người đã xác định có khả năng dự báo động đất – đáng lẽ chí ít với tinh thần khiêm tốn thật sự và khách quan khoa học – ông cần phải quán xét những dự báo của cá nhân tôi và những người khác, để có một nhận xét trước khi kết luận là ” Nhảm nhí “. Phải chăng, chính ông đã rất kiêu ngạo từ trong tâm thức khi kết luận về người khác, khi người đó thể hiện trái với hiểu biết của ông.
Còn tôi thì tự thấy dự báo của mình chưa thật hoàn chỉnh: Phương vị động đất còn quá rộngg, thời gian còn quá dài: Xa nhất là trong vòng một năm (Dự báo động đất ở In đô / Phi Luật Tân 2004. Gần nhất là 15 ngày – Xem topic này). Bởi vậy, tôi mới thấy cần cộng tác để dự báo chính xác hơn.
Chính các ông đưa ra lời thách đố tôi dự báo động đất ở Việt Nam và tôi đã trả lời thì ông lại phản bác và cho rằng: Không có cơ sở khoa học. Vậy thì các ông thách đố làm gì?
Tôi khuyên ông hãy khiêm tốn chờ đợi kết quả của dự báo.
Ông đặt vần đề:
Quote:
Ông Tuấn Anh phải đưa ra cơ sở khoa học cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy chứ?!”.
Đáng nhẽ ra với cương vị như ông Triều thì câu hỏi này phải được đặt ra đầu tiên. Đồng thời ông cần phải hỏi lại về phương pháp dự báo và những kết quả dự báo. Chứ không phải là vội vã kết luận người khác là ” nhảm nhí “.
Còn đây, tôi trả lời ông về cơ sở khoa học của phương pháp dự báo , mà chính ông đã kết luận với tư cách của một người không tự cho là kiêu ngạo:
Quote:
Đây chỉ là một trò bói toán, “có cảm giác ông Tuấn Anh giống như một thầy cúng hay một nhà pháp sư”..
– Với tri thức của danh vị Giáo sư tiến sĩ như ông – ông có cho rằng: Ảnh hưởng của các hành tinh quanh Địa Cầu có tương tác với Trái Đất không?
a/ Nếu ông trả lời rằng không vì các phương tiện khoa học hiện đại chưa chứng minh được điều này thì tôi sẽ hỏi tiếp ông là: Phương tiện khoa học nào chứng minh được thủy triều chính là do mặt Trăng gây ra mà không phải hành tinh khác? Phải chứng minh bằng phương tiện khoa học chứ không phải thống kê.
b/ Nếu ông trả lời rằng có thì đó chính là cơ sở khoa học để xác định khả năng dự báo động đất. Bởi vì:
Nguyên nhân động đất do các nhà Vật Lý Địa Cầu xác định – đại ý – là do các đới nứt gãy ở các thềm lục địa gây nên….(Thực tế có những trận động đất mang tính hủy diệt lại không nằm trên các đới nứt gãy lớn). Tôi không phản bác điều này – mà đặt vấn đề: Không/ thời gian nào xảy ra động đất từ các đới nứt gãy trên? Yếu tố tương tác nào để xác định không/ thời gian xảy ra động đất trên các yếu tố tiềm ẩn là các đới nứt gãy nói trên. Tôi đặt giả thuyết rằng: Đó chính là do tương tác từ ngoài vũ trụ – tức là chu kỳ vận động của các hành tinh trong và gần hệ mặt trời.
Đây là yếu tố thứ nhất của cơ sở khoa học của tôi.
c/ Tất cả các phương pháp ứng dụng của Lý học Đông phương đều có khả năng dự báo. Và đó là phương pháp ứng dụng trong dự báo – mà ông gọi là ” bói toán ” với hàm ý miệt thị – tôi đặt vấn đề với ông nhân danh khoa học:
Có phương pháp ứng dụng nào trên thế gian mà không có một tri thức – dù rất đơn giản – hoặc là cả một hệ thống lý luận là tiên đề của nó không?
Khả năng dự báo của lý học Đông phương là phương pháp dự báo, chứ không phải là khả năng cảm ứng tiên tri thuần túy có được do khả năng tự thân của cá nhân – thí dụ như những nhà ngoại cảm. Một trong những phương pháp dự báo mà ông đã có dịp tiếp xúc chính là khoa Tử Vi Đông phương.
Chính vì nó là một phương pháp ứng dụng và có hiệu quả, nên mới lưu truyền được từ hàng ngàn năm nay. Là một nhà khoa học với bằng cấp như ông – ông có thừa nhận điều này không (Thừa nhận phương pháp dự báo và không phải khả năng cảm ứng tiên tri, nên mới có thể truyền đạt và lưu truyền)?
Vậy theo ông: Phương pháp ứng dụng dự báo này và một hệ thống lý thuyết là tiền đề của nó tồn tại hàng ngàn năm trong văn minh Đông phượng – cho đến tận ngày nay – có khả năng phản ánh một thực tại có tính quy luật hay không, khi nó thể hiện khả năng dự báo có hiệu quả qua các phương pháp dự báo?
Những câu hỏi tôi đặt ra với ông chính là cơ sở khoa học mà tôi tìm hiểu và xác định rằng:
Chính những chu kỳ vận động của các hành tinh trong và gần Thái Dương hệ là thực tại khách quan để có những phương pháp dự báo tiên tri của Lý học Đông phương. Ông có thể tiếp tục phản bác và tôi sẽ chứng minh ông sai.
Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri. Chắc ông thừa nhận điều này. Tính chu kỳ động đất ở Việt Nam mà chínnhh ông nói tới – với tri thức khoa học hiện đại chỉ là sự thống kế và chưa hề xác định được tính quy luật của nó. Với tư cách là Phó Chủ tịch hội Địa Lý Việt nam, ông đã xác định là từ năm 1923 đến trận động đất ở Điên Biên là một chu kỳ động đất ở Việt Nam, Vậy khoảng 80 năm trước ( 1840) chu kỳ này thể hiện như thế nào?
Tôi đã có lời khuyên trong bài viết trước – đại ý: Các ông không nên vội vã chỉ trích sẽ ảnh hường đến uy tín học vị của các ông.
Lần này tôi khuyên các ông hãy thành thực mà suy ngẫm. Phật pháp gọi là : Chính tư duy.
Cuối cùng tôi xin hỏi ông với học vị như ông:
– Ông có xác định rằng:
Khi tri thức khoa học hiện đại không có khả năng dự báo động đất thì tất cả mọi phương pháp dự báo động đất dù đúng ở mức độ nào đó đều là nhảm nhí?