SỰ DỐT NÁT BỈ ỔI

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRDgAGkmP9YMsUmcY7gJolljXwEQHYCuby0BP_gEDtnxu4icq5u

Mọi việc đều có giới hạn
Trên Thiên Đường không có dân chủ. Ấy là tôi đã phát biểu như vậy và là người đầu tiên trên thế giới phát hiện điều này. Tôi tin rằng khi nghe câu này thì một bọn đạo đức giả sẽ ồn ồn lên phản đối để bảo vệ nền dân chủ nhân danh ….tôn giáo. Hoặc những chính trị gia tầm chính khách ấp, chuyên ăn lương vợ, bình luận tình hình thế giới ở các quán trà vỉa hè cũng kịch liệt phản đối để chứng minh tinh thần đấu tranh cho nền dân chủ và tự do. Tôi không thèm chấp bọn “dở hơi biết bơi” và cũng chẳng hơi đâu tranh nuộn và ní nẽ gì với những loại này. Nhưng ít ra thì nếu ai đó phản biện tôi thì nó còn có một ý nghĩa tích cực khác cho cái thế nhân khốn khổ này. Vì nó có tính chính danh, nó không gây những phản cảm và tác dụng ngược trong xã hội. Nhưng ngay cả trong trường hợp này nếu xảy ra thì chí ít tôi cũng vô can. Bởi vì tôi đâu nói chuyện thế gian. Tôi nói chuyện trên Thiên Đường mà. Còn cái thế gian này ồn ào, lắm chuyện thì đó là chuyện của nó. Nhưng câu chuyện dưới đây thì thế tục 100% và thật bỉ ổi.
Số là, mấy hôm nay tôi được một người bạn cho biết tôi rất nổi tiếng. Tôi chẳng hiểu tôi nổi tiếng như thế nào, bèn vào gu gồ sợt ra một đống bài viết với địa chỉ tìm kiếm: Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có đến cả ngàn trang web nhắc đến Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nhưng một số là giới thiệu khách quan những công trình nghiên cứu của tôi, còn phần lớn là chửi bới, chỉ trích. Còn khen ngợi thì rất khiêm tốn. Tôi cũng biết rõ những điều này từ khi tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến và Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt. Tôi biết rằng tôi đã đi ngược lại luận điểm của “hầu hết những nhà khoa học trong nước” và “công đồng khoa học thế giới”. Tất nhiên của cả thế gian vốn mặc định nền lý học phương Đông là của Trung Hoa. Bởi vậy nghe những chỉ trích từ những kẻ dốt nát là lẽ tất nhiên. Nhưng ít ra nó còn có tính tự nhiên theo những quy luật tâm lý xã hội cho dù nó thiếu tính trí tuệ. Còn bài viết dưới đây trên web TT VH thì thật bỉ ổi vì tính tráo trở trắng trợn:
===================
http://thethaovanhoa.vn/475N20110702065907284T0/tien-tri-gia.htm
Diễn đàn văn hóa 
Tiên tri “giả”
Thứ Bảy, 02/07/2011 14:37

(TT&VH) – Ban đầu chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng ít ra cũng còn vui vui, đó là tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể dùng ý nghĩ để “chặn mưa”. Rốt cuộc không những ông không phát huy “siêu năng lượng này”, để đến nỗi bà con phải đội mưa đi xem Đại lễ vào buổi sáng hôm 1/10/2010, mà nhiều “bản tin dự báo thời tiết” của ông cũng bị “phanh phui” ra là trật lấc.

Posted Image


Ảnh mình họa – Nguồn: Internet

1. Hết “chặn mưa”, giờ đây, ông lại tuyên bố có thể dự báo được động đất, cũng đầy màu sắc hoang đường nhưng rõ ràng không còn là chuyện vui vui nữa. Nó khiến tôi liên hệ đến những “tiên tri giả” trên khắp thế giới từ thời Cựu ước đến thời nay như kinh sách đã chép: “Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ”.
Trước khi tuyên bố mình có thể dự đoán động đất trên phạm vi toàn thế giới, ông Tuấn Anh bắt đầu bằng việc “bác” một nhà tiên tri khác của Tây: “Có một nhà khoa học Hoa Kỳ xác định ngày 26/3/2011 sẽ xảy ra một trận động đất lớn ở California. Con xác định là không có, mà xảy ra ở lục địa Âu Á. Cuối cùng là con đúng. Đó chính là trận động đất ở Myanmar làm Hà Nội rung động. Còn Cali thì không có gì xảy ra”.
Và ông tuyên bố về bức tranh động đất của Việt Nam sẽ như sau: “Từ ngày 29/5 đến 30/12 Tân Mão (theo Âm lịch) Việt Nam sẽ không còn trận động đất nào quá 4,0 độ richter nữa”, đồng thời thách đố các nhà khoa học nghiên cứu về động đất: “Nếu có trận động đất nào quá 4,0 độ richter tôi sẽ chịu trách nhiệm còn 4,0 độ richter trở xuống thì các chuyên gia ở Viện Vật lý địa cầu sẽ phải gọi tôi bằng “thầy”. Liệu các chuyên gia có dám cá không?”

2. Ở đây, “thầy” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đi quá trớn ở chỗ, bằng kiến thức khoa học sơ đẳng, người ta cũng có thể biết rằng, động đất là hiện tượng bất thường của tự nhiên không thể dự báo được về thời điểm xảy ra, hay nói một cách chính xác, nền khoa học kỹ thuật của thế giới cho tới thời điểm này vẫn chưa thể dự báo được (Nhật mà dự báo được thì đã không có thảm họa động đất, sóng thần như vừa qua).
Một câu hỏi mà có thể bạn sẽ đặt ra: Vậy thì nghiên cứu động đất để làm gì? Xin thưa, động đất có thể dự báo được với những thông số căn bản như: địa điểm, cường độ, mức độ ảnh hưởng (thậm chí nghiên cứu động đất ở Hà Nội của TS Nguyễn Hồng Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần – Viện Vật lý địa cầu) còn đưa ra bức tranh thiệt hại cụ thể đến từng dãy phố nếu các trận động đất khác nhau xảy ra ở những địa điểm, thời gian khác nhau trên địa bàn). Còn cái không thể dự báo được chính là thời điểm xảy ra, mà thời điểm lại là thứ cốt tử trong đối phó với động đất.
Sở dĩ không thể dự báo được thời điểm vì bản chất của động đất là hiện tượng thiên nhiên xảy ra bất thình lình, diễn ra trong thời gian rất ngắn (vài tích tắc), nó hoàn toàn khác với mưa, gió, bão, lụt. Xem ra động đất có vẻ không thể dự báo về thời gian y như Ngày tận thế trong kinh sách: “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là con cũng vậy, song chỉ một mình Cha (tức Chúa trời) biết thôi”. <
Chiếu theo kiến thức sơ đẳng này về động đất, thì người ta có thể thấy rằng tất cả những người muốn gây sốc với xã hội bằng những lời tiên đoán về động đất (xuất hiện nhan nhản trên thế giới) đều là “tiên tri giả”. Nhưng tại sao vẫn có rất nhiều người tin, thậm chí mất tiền của, đảo lộn cuộc sống vì tin theo? Lý do đơn giản thôi, cái gì mà mình càng sợ nó xảy ra thì càng dễ tin rằng nó xảy ra đến nơi rồi. Hơn nữa, trên cái quả địa cầu già nua và bất ổn của chúng ta, mỗi ngày có từ 30 – 40 trận động đất mạnh hơn 2,5 độ richter xảy ra, nói phứa đi thì cũng có khi đúng.<
3. Nhưng tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nguy hiểm ở chỗ nó khiến cho người ta mất cảnh giác, nếu tin theo. Vì động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào (càng xa thời điểm động đất xảy ra lần trước, thì càng gần tới thời điểm nó xảy ra lần sau), cho nên bất cứ lúc nào người ta cũng không được lơ là, mất cảnh giác. Điều nghìn năm chưa xảy ra nhưng có thể xảy ra vào tích tắc ngay sau.
Có đáng sợ không? Rất đáng sợ, nhưng đừng hoảng loạn. Ở đây lại phải trích lại hai câu thơ mà trường nào đó vừa ra đề thi văn cho học trò (chép nhầm là thơ của Trịnh Công Sơn): “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Đã cho ta ngày nữa để yêu thương”. Yêu thương trái đất (để đừng làm hại nó), yêu thương căn nhà mình (để đừng xây nhà mà quên kháng chấn), yêu thương cuộc sống của mình và người thân (để học trước các kiến thức đối phó với động đất), và đặc biệt là yêu thương tri thức của nhân loại (để đừng nghe lời những tiên tri giả hoặc “cá cược” với họ, kẻo nếu có động đất lớn bất thình lình, mà không đề phòng, thì lúc đó “nhà tiên tri” Nguyễn Vũ Tuấn Anh chẳng thể chịu trách nhiệm cho tính mạng, tài sản của mình được đâu).
Ngô KhởI
===================
Vụ việc ầm ĩ cả cái thế giới này là sự xác định của tôi trước hai tháng thời tiết Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Thôi thì khỏi nói. Nhưng cái đầu nhân danh khoa học – từ giáo sư tiến sĩ đến ve chai lông vịt – ồn ồn lên đả kích để chứng tỏ khả năng thông thái, có tài dự báo. Họ tranh nhau comment , viết bài trên các báo mạng, trên blog để thể hiện mình. Vì họ tưởng rằng chắc chắn vụ việc sẽ không thể xảy ra: Làm gì có 10 ngày thời tiết đẹp chỉ riêng Hanoi trong mùa mưa bão. Cái này có nằm mơ cũng không thể có. Trong lịch sử văn minh nhân loại, kể cả trong truyện thần thoại cũng chưa nói đến. Nhưng rất tiếc! Hanoi trong 10 ngày đó thời tiết đẹp như trong mộng ở những khu vực tổ chức Đại Lễ. Chưa bị thực hiện phương án II – tức là tổ chức Đại Lễ trong nhà. Tôi đúng. Đám ồn ào im re như robot bị tắt điện. Tôi cũng chẳng cần ai khen ngợi. Với tôi đó chỉ là cơ hội để gây sự chú ý cho những luận điểm về Việt sử 5000 năm văn hiến trên toàn thế giới…..Tôi đã công bố rõ ràng trên Vietnamnet và trên web lyhocdongphuong.org.vn rằng: Nếu thời tiết 10 ngày Đại lễ bị mưa bão làm hỏng thì tôi sẽ ngưng tất cả các công trình nghiên cứu Lý học Đông phương và cội nguồn Việt Sử.
Nhưng Việt sử 5000 năm văn hiến là một chân lý hiển nhiên, trong quá khứ hàng thiên niên kỷ, trong hiện tại và trong tương lai vĩnh cửu của nhân loại. Nó nắm giữ những cơ sở của một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Thế thì làm sao mà ngưng được. Hẳn nha khí tương Hoa Kỳ và các trung tâm khí tượng sừng sỏ của nền khoa học toàn cầu đều xác định mưa bão và gió lạnh sẽ xảy ra từ mùng 1 đến mùng 4 tháng 10. 2010.  Một vài trang web có trọng lượng còn đưa bài “Ngày mai 1. 10 mưa lạnh, dị nhân bó tay”. Nhưng thật không may, thời tiết cho đến tận ngày mùng 4 hoàn toàn tốt đẹp trên thành phố Hanoi cũ, nơi diễn ra những kỷ niệm Đại lễ. Chỉ có chiều mùng 4, bão lụt tấn công miền Trung và đảo Hải Nam thì chiều tối hôm ấy có mưa cục bộ vài nơi ở Hanoi. Nhưng chỉ sau 3 tiếng đồng hồ thì tan hẳn và thời tiết đẹp kéo dài đến hết 10. 10. 2010 trên toàn thành phố Hanoi cũ.
 Mọi chứng cứ còn sờ sờ ra đấy. Nhưng ngay lúc đó, một bọn người đã cố tình đổi trắng thay đen, cố gắng bôi nhọ sự thực bằng những bài viết vào mùng 8. 10 trên VTCnew trắng trợn cho rằng mưa đã ngập Hanoi và tôi đã thất bạiTôi làm việc này không phải để có huân chương, để được tôn vinh, hoặc vì tiền. Tôi không có chính thức hợp đồng để làm việc này với bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào. Mà chỉ vì muốn xác định một khả năng của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt với 5000 năm lịch sử.  Bởi vậy tôi rất tức giận sự tráo trở, đểu giả. Tôi gọi điện cho vợ tôi để ngày mùng 9 về Sài Gòn và bỏ cuộc. Nhưng chính vợ tôi trong lúc quyết định đó đã có một lời khuyên xác đáng: “Anh bỏ cuộc chỉ mình em biết. Nhưng đám người chỉ trích anh thì chúng chỉ chờ một cơn mưa lớn xuống là hò reo, chứng minh anh thất bại. Anh hãy ráng khẳng định mình. Ngày mai em sẽ ra với anh”.
Tôi đã thành công và cũng chẳng có gì ầm ĩ. Tôi không vì thế mà được ngồi vào ghế giám đốc khí tượng thủy văn của Nasa ở Hoa Kỳ. Tất nhiên tôi cũng không màng đến mấy cái ghế lẩm cẩm khác. Công lao này là của vợ tôi vào phút quyết định. Tôi đã nghĩ rằng: Thực tế chính là chân lý và đó là giới hạn của nhận thức trực quan.
Nhưng sự tráo trở đổi trắng thay đen trên tờ báo mạng TT VH qua bài viết trên đã vượt qúa giới hạn tối thiểu của nó là nhận thức trực quan. 
Tôi sẽ không buồn lắm nếu bài báo chỉ nói đền động đất. Bởi vì những dự báo về động đất của tôi không chỉ công khai trên trang web lyhocdongphuong.org,vn mà đã được cơ quan văn hóa Liên Hợp Quốc Việt Nam quay phim, ghi âm và đã chứng nghiệm kết quả. Nhưng ở đây là sự tráo trở trước một thực tại khách quan không thể phủ nhận về thời tiết trong 10 ngày Đại Lễ. Đến đây thì mọi việc cũng có thể không lấy gì làm ầm ĩ, nếu chỉ là cá nhân tác giả bài viết có bút danh trùng tên với tên của danh tướng Tàu cuối thời Xuân Thu – Ngô Khởi – viết trên blog của anh ta. Vì có thể anh ta không quan tâm lắm đến Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và chỉ biết tin này qua những trang web hoặc blog lá cải. Do anh ta không sống ở Hanoi. Từ “trật lấc” trên bài báo nói lên điều này. Nhưng rất tiếc! Nó lại được đăng trên trang web chính thức là TT VH. Không lẽ Ban Biên tập web TT VH không có phóng viên trong suốt 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ở các địa điểm tổ chức? Họ không quan tâm đến sự kiện này chăng?
Tôi nghĩ rằng ban biên tập báo TT VH và một vài trang web khác thừa khả năng đăng bài báo có nội dung tráo trở đổi trắng thay đen với cá nhân tôi, hoặc với cá nhân nào đó, chứ không thể thông tin trắng trợn như vậy với thời tiết Đại lễ. Vì ngày khai mạc Đại Lễ 1. 10. 2011 không phải chí có mình tôi trong địa điểm khai mạc ở vườn hoa Lý Thái Tổ – Hanoi.
 Hơn thế nữa, nó được đài truyền hình chính thức cấp quốc gia phát hình trực tiếp trên toàn quốc buổi lễ khai mạc này. Không lẽ ban biên tập web TT VH không ai nhìn thấy?

Sự tráo trở và tính vô cảm trong xã hội. 
Các cụ nhà ta truyền miêng câu “Làm ơn mắc oán”. Nhưng cái khốn nạn không phải là cá nhân kẻ làm ơn bị mắc oán. Mà là con người trong xã hội sẽ không dám làm ơn giúp đỡ đồng loại của mình. Một bà bán ve chai nghèo đã có hành vi cứu một đứa bé khốn khổ bị xe đụng ở Trung Quốc. Hành vi ấy của bà ta đã làm cho đứa bé ngắc ngoải gần chết một hy vọng sống trước sự sự thờ ơ của đồng loại . Nhưng cái đám người hèn hạ không đủ lòng từ tâm và sự dũng cảm cứu người ấy đã đồng thanh la lên rằng: Bà ta cứu đứa bé vì háo danh và vì tiền. Một phóng viên đài truyền hình Trung Quốc đã hỏi thẳng bà ta: “Bà được bao nhiêu tiền sau khi cứu đứa trẻ này?”. Vậy những kẻ vô cảm đi qua sự đau khổ của đứa bé ấy toàn là những kẻ cao thượng, không màng danh vọng và tiền bạc sao? Thật là một sự đểu cáng đến bỉ ổi của một bọn người đạo đức giả trơ tráo. Khổ thân bà bán ve chai nghèo. Cuối cùng bà ta phải bỏ cả nơi kiếm sống, dù chỉ bằng một nghề khốn khổ là lượm ve chai, để trốn về quê trước sự trơ tráo của dư luận xã hội vì chính một hành vi của bà mà trước đây được coi là tử tế.
Việc báo TT VH trắng trợn đăng bài vu cáo cả một sự thật khách quan với bút danh Ngô Khởi vì họ có cái quyền ấy. Cái quyền mà chẳng cá nhân nào cấm được họ, ngoại trừ cơ quan chủ quản của tờ báo ấy. Chính cái quyền thực hiện sự trơ tráo bỉ ổi đó là nguyên nhân gây sự vô cảm trong xã hội con người. Vì những cá nhân nhỏ nhoi không thể bắt nó câm miệng được. Nó muốn làm gì nó làm, kể cả sự thật khách quan nó cũng sẵn sàng phủ nhận. Mọi người đều câm như hến nếu như không có mạng toàn cầu. Không làm gì được để chứng tỏ chân lý cho những cá nhân nhỏ bé. Đó chính là nguyên nhân của sự vô cảm trong con người. Bỉ ổi. Vì nó góp phần đáng kể cho con người trở nên hèn hạ. Báo mạng Trung Quốc gần đây lại ồn ào lên tiếng chỉ trích một thằng chồng hèn nhìn một thằng hiếp dâm vợ ngay trước mặt mình. Nhưng bên cạnh nhà anh ta là đồn cảnh sát. Kẻ hiếp dâm vợ anh ta lại là người cầm đầu nhóm bảo vệ an ninh cộng tác với cảnh sát. Anh ta hèn hạ thật sự hay vì không thể chống lại người thi hành công vụ trong một đất nước mà sự vô cảm đã được xác nhận trước đó vởi những hành vi nhân ái chỉ được coi là háo danh và vì tiền. Sự tráo trở, đổi trắng thay đen đã góp phần cho sự vô cảm của con người. Nó nhân danh quyền được thông tin tối thượng và chẳng ai làm gì được nó. Bởi vậy, nếu ban biên tập TT VH dám khẳng định mình và bảo vệ chính nội dung bài báo nói trên mà họ có thẩm quyền được đăng mà chẳng ai dám làm gì họ thì hoặc là họ đăng bài công khai xác định Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi do thời tiết mưa bão đã gây ảnh hưởng nặng nề và toàn bộ các chương trình đã phải thực hiện phương án II. Nếu họ dám làm việc này và được chính thức công nhận là đúng thì – mặc dù sai sự thật – tôi cũng chấp nhận và công khai tuyên bố rằng: Tôi đã thất bại trong việc đuổi mưa trong 10 ngày Đại lễ và chấm dứt tất cả các công trình nghiên cứu về Việt sử 5000 năm văn hiến Việt như tôi đã hứa.
Còn nếu như họ không thể làm việc này và còn chút liêm sỉ thì hãy lặng lẽ tháo bài của Ngô Khởi xuống. Cá nhân tôi không cần họ xin lỗi. Còn nếu họ tiếp tục trơ trẽn cứ để nguyên bài báo ấy trên mạng, để ra cái điều quyền lực bất khả xâm phạm thì cũng chẳng ai làm gì được họ. Nhưng ít nhất cá nhân tôi – và chắc không phải chỉ cá nhân tôi – sẽ chẳng còn gì có thể tin vào những gì mà web TT VH viết. Vì đó là thứ quyền lực tha hóa vô liêm sỉ. Điều này sẽ không chỉ dừng ở đây mà sẽ ành hưởng đến tất cả các cơ quan truyền thông chính thống vì đều có một quyền lực tương tự như nhau và web TT VH đã thể hiện trên thực tế.
Lời khuyên của tôi với những cơ quan có trách nhiệm với báo chí rằng: Nên khuyên họ tôn trọng chân lý.
 Lấy chân lý làm mục đích tối thượng của thông tin, chứ không phải những thứ bình luận rẻ rách.

Nền khoa học tuyệt tự
Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu
Bài báo trên của Ngô Khởi nhân danh khoa học với một loạt comment ra cái điều thông thái. Họ đã la lối rằng tôi đã gây mất cảnh giác trong dư luận. Vậy theo ngôn ngữ chính thống của bài báo trên tờ báo chính thức ấy thì cứ phải quát lên rằng sẽ có động đất trên 8 độ richter ở Việt Nam – như một số người mang danh giáo sư tiến sĩ nhận định trên báo chí – mới làm nhân dân đề cao cảnh giác chăng? Xin lỗi! Khi chính họ thừa nhận cái tri thức khoa học hiện đại của cả thế giới này không thể dự báo được động đất thì dù họ nói thế nào, cũng chẳng có thể kiểm chứng được. Cũng chỉ là dọa nhau cho vui vì không biết lúc nào nó xảy ra. Vì đó có thể là việc của hàng trăm năm nữa.
Ngược lại, chúng tôi khi dự báo có không gian, thời gian rõ ràng:
Về không gian là không gian lãnh thổ Việt Nam. Về thời gian tính từ 29. 5 đến hết 30. 12 Tân Mão Việt lịch. Về cường độ động đất không quá 4 độ richter.
Tính từ ngày tôi dự báo trước sự thách đố của những nhà khoa học vật lý Đại cầu cho đến ngày tôi rút lui khỏi dự báo này vào 21. 11. 2011 Dương lịch – để cho nhân dân đề cao cảnh giác theo tinh thần bài báo – thì ở Việt Nam chưa hề có một trận động đất nào trên 4 độ richter xảy ra.  Họ không dự đoán được nhân danh trí thức khoa học hiện đại, điều đó không có nghĩa là không ai dự đoán được và không thể dự đoán được. Trong lịch sử Lý học Đông phương, tôi cũng không phải người đầu tiên dự báo về động đất. Nhưng nó chỉ là vài ba sự kiện trong suốt lịch sử Lý học trải hàng ngàn năm trong xã hội  Đông phương và cũng không có thông tin gì về phương pháp dự báo. Chúng tôi cố gắng nghiên cứu, phục hồi và đã thể hiện trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn với thiện chí công tác.  Chúng tôi đã nhiều lần mong muốn sự hợp tác với các nhà khoa học trong nước và quốc tế về khả năng dự báo động đất. Nhưng sau những cuộc lùm xùm quanh đề tài này với sự chỉ trích thiếu nghiêm túc theo tinh thần khoa học của những nhà khoa học có quyền lực trong lĩnh vực của họ đã khiến chúng tôi không thể còn cảm hứng với những dự báo của mình.
“Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự”. Đó là nhận xét của giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Ông đã từng là người đứng đầu phụ trách nền khoa học Việt Nam, ông đủ tư thế để phát biểu câu này. Nếu là tôi phát biểu câu này thì chắc chắn sẽ rất phiền phức về nhiều phương diện. Nhưng đứng về góc độ của tôi thì sự tuyệt tự ấy có một trong những nguyên nhân là sự bảo thủ, tri thức trì trệ của những nhà khoa học có thẩm quyền khoa học. Những trí thức mà họ có như là chân lý cuối cùng và tất cả những ai có khả năng hơn họ đều sai. Không có ngoại cảm, không có tiên tri (Trong khi tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri). Và điều khôi hài nhất là chính họ chưa định nghĩa được khoa học là gì, nhưng cứ mở miệng ra là nhân danh khoa học. Là khoa học đã thẩm định, khoa học đã xác định, khoa học đã chứng minh rằng…..Nhưng khoa học là gì thì chắc tôi không phải thách các nhà khoa học đang xác định chuyên về động đất ở Việt Nam. mà thách đố tất cả các viện hàn lâm khoa học trên thế giới rằng: “Các ngài hãy định nghĩa thế nào là khoa học đã”. Các ngài không làm được điều này thì đừng đem khái niệm khoa học ra dọa thế nhân nữa.
Việc dự báo về động đất của chúng tôi chỉ là một trong những sự kiện cần tiên tri trên thế giới này. Với tôi nó là một phương tiện để quảng bá nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử bị cả thế giới xúm xít vùi dập. Tôi làm việc này không phải để cạnh tranh chức năng nghiên cứu về động đất của quí vị.
Nếu như bài báo này chỉ giới hạn về khả năng dự báo động đất thì chắc tôi cũng chẳng quan tâm. Nội dung bài báo tri thức tầm thường, tư duy nông cạn. Tôi cũng có ý định chỉ ra những cái sai trong nội dung bài báo này. Nhưng nghĩ lại, nếu làm điều đó thì không khác gì làm bài tập làm văn để khoe với những nhà văn gạo cội. Nên tôi để thế nhân tự thẩm định. Nhưng sự đổi trắng thay đen sau khi sự kiện đã diễn ra về thời tiết trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi thì thật bỉ ổi.
Nên tôi viết bài này trên blog của mình thể hiện luận điểm của tôi với hiện tượng bẩn thỉu này. Tôi hy vọng rằng từ nay sẽ không lặp lại những vụ việc này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cuộc sống chắc cũng tốt đẹp hơn.
===================
Quí vị xem lại bài dưới đây và nó rất buồn cười:

‘Dị nhân’ và tiến sĩ thách đố nhau về động đất

Posted Image

2Sao – Thứ năm, ngày 30 tháng sáu năm 2011 

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có dự báo mới về động đất tại Việt Nam từ nay cho đến hết 30/12 năm Tân Mão (Âm lịch) và không quên đưa ra lời thách thức, “đáp trả” lại các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu.

Sau tuyên bố mới nhất của “dị nhân đuổi mưa” là ông có thể dự đoán đúng thảm họa động đất trên phạm vi thế giới đã khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Đặc biệt tuyên bố này đã làm cho các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực này ở Việt Nam khá bất bình. Đặc biệt, PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KH&KT Địa Vật lý Việt Nam, sau khi nghe tuyên bố này cũng lập tức đưa ra lời thách đố.

Posted Image


PGS.TS Cao Đình Triều (bên phải) đưa ra lời thách đố đối với “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

PGS.TS Cao Đình Triều đã lấy đề bài là trận động đất ở tỉnh Sumatra, Indonesia gần cuối năm 2010 vừa qua và thách đố ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có biết được trong ngày đó, ở các vùng lân cận như Đông Nam Á chịu những ảnh hưởng gì? Việt Nam ảnh hưởng thế nào?
Về lời thách thức này, sáng nay (Ngày 30/6), trả lời PV VietNamNet, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã “phản pháo” rằng: “Đoán là dự báo những chuyện chưa xảy ra, trong thời gian tương lai chứ nói về một chuyện đã qua thì còn gì là đoán, là tiên tri nữa”.
Về đề bài thách đố này ông Tuấn Anh cho rằng, sự kiện đã xảy ra nên ông sẽ “không cần phải nói chuyện nữa”.
Về câu thách đố dự đoán thời gian tới Việt Nam có trận động đất nào nguy hiểm không của các chuyên gia Viện vật lý địa cầu đưa ra, ông Tuấn Anh không ngần ngại khắng định: “Từ ngày 29/5 đến 30/12 Tân Mão (theo Âm lịch) Việt Nam sẽ không còn trận động đất nào quá 4,0 độ richter nữa”.
“Dị nhân” đuổi mưa cũng đưa ra lời thách đố lại: “Nếu có trận động đất nào quá 4,0 độ richter tôi sẽ chịu trách nhiệm còn 4,0 độ richter trở xuống thì các chuyên gia ở Viện vật lý địa cầu sẽ phải gọi tôi bằng “thầy”. Liệu các chuyên gia có dám cá không?”
Ngoài ra, dị nhân cũng dự đoán rằng, những trận động đất của Việt Nam trong năm nay có khả năng sẽ xảy ra ở vùng biển phía nam và vùng Tây bắc nhưng sẽ không có trận nào vượt quá 4,0 độ richter.
Trước đó, sau khi tuyên bố dự đoán đúng về động đất ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhận được khá nhiều lời thách đố. Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam có đưa tin các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu đã thách thức ông Tuấn Anh: “Ông hãy thử “tiên đoán” trong thời gian tới, Việt Nam có trận động đất nào nguy hiểm không” và liệu “dị nhân” có dám cam kết về lời nói của mình trước đông đảo công chúng và các cơ quan chức năng hay không?.
Sau đó, PGS.TS Cao Đình Triều, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội KH&KT Địa Vật lý Việt Nam cũng lập tức đưa ra lời thách đố.
PGS.TS Triều cho biết: “Nếu ông Tuấn Anh cho rằng: Nghiên cứu về Phong thủy, Kinh dịch dự báo được chính xác hơn động đất thì ông hãy chứng minh đi” – “Chúng ta chưa cần dự báo được tương lai, mà hãy nói về một loạt trận động đất đã xảy ra trong quá khứ, xem “dị nhân đuổi mưa” này dự báo được điều gì?
Ví dụ, tôi lấy đề bài là trận động đất ở tỉnh Sumatra, Indonesia gần cuối năm 2010 vừa qua, xem ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh có biết được trong ngày đó, ở các vùng lân cận như Đông Nam Á chịu những ảnh hưởng gì, Việt Nam ảnh hưởng thế nào? điều này không có chuyên môn, không có máy móc thiết bị đo đạc, không thể biết nổi!.
Nếu ông khẳng định dự đoán được tương lai thì trước hết ông phải chứng minh được những cái thuộc về quá khứ, ông phải dự báo được quá khứ, nếu ông không dự đoán được ngay cả quá khứ thì chắc chắn ông sai” – ông Triều khẳng định trên Giáo dục Việt Nam.

Theo Vietnamnet
 ===================
Các bạn thấy nó buồn cười không?!
Ông Cao Đình Triều  đố tôi đoán về những trận động đất thuộc qúa khứ, trong khi chúng tôi đang nghiên cứu về khả năng mà chính tri thức khoa học thừa nhận là không thể – tức là dự đoán tương lai – Và đó mới là mục đích nghiên cứu. Còn để đoán về qúa khứ thì tôi nghĩ một ông bạn răng đen, mắt toét thoát chết bởi sóng thần động đất kể lại sự việc còn hay hơn nhiều, không cần đến giáo sư tiến sĩ. Nếu ông bạn răng đen mắt toét đó nói ngọng thì lên gu gồ sợt chắc cũng biết. 

Bài này đã được đăng trong Bình luận. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.