Thứ Năm, 28/10/2010 – 10:15
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tuyên bố, chị đã quyết định dừng công việc ngoại cảm, không tiếp nhận hồ sơ những cá nhân đề nghị chị tìm giúp phần mộ của người thân.
Phan Thị Bích Hằng: Nghề phán không phải nghề của tôi
Nhà ngoại cảm Bích Hằng đề nghị làm rõ các tin đồn ác ý
Theo nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ý định này chị đã nghĩ đến từ đầu năm 2010 và chị cũng đã công bố trên một vài diễn đàn dưới dạng thông tin không chính thức. Tuy nhiên, dừng lại công việc “áp dụng khả năng ngoại cảm” đối với Phan Thị Bích Hằng không đồng nghĩa với “đoạn tuyệt” công việc tìm mộ.
“Hiện nay, tôi mới giải quyết xong phần tìm mộ của các hồ sơ nhận từ năm 2008. Tôi dừng lại để có thể hoàn thành công việc tìm mộ của hơn 5.000 hồ sơ mà bà con đã tin tưởng gửi gắm. Dừng lại nghĩa là tôi sẽ không nhận thêm hồ sơ do các cá nhân nhờ giúp còn trong đời sống sau này, trên những bước đường tôi qua, nếu có duyên “gặp gỡ”, tôi vẫn sẽ “chỉ đường” để những người bị “mất mộ” người thân biết mà nhận lại”, nhà ngoại cảm Bích Hằng chia sẻ.
Áp lực lớn nhất là dư luận xã hội
Mở lòng trong cuộc trao đổi, chị Phan Thị Bích Hằng cho biết, áp lực lớn nhất trong suốt 21 năm là một nhà ngoại cảm với chị và với các nhà ngoại cảm có lẽ là cách nhìn nhận của dư luận xã hội.
“Người ta thường đòi hỏi nhà ngoại cảm phải chính xác tuyệt đối nhưng trên thực tế thì không có gì tuyệt đối cả. Không riêng gì tôi mà rất nhiều các nhà ngoại cảm khác đã bị chỉ trích nếu chẳng may có sai sót. Chính điều đó khiến chúng tôi mất hết nhiệt huyết.
Có lẽ là do họ chỉ nhìn thấy chúng tôi, gặp chúng tôi những lúc chúng tôi sạch sẽ, ăn mặc đẹp còn những khi chúng tôi khoác ba lô lên đường, lội sông, lội suối, những lúc nguy hiểm như lần tôi tìm thấy ngôi mộ liệt sĩ mà chỉ cách bẫy lợn rừng có 1m, những lần vào rừng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bị ong đốt suýt chết… thì dường như chẳng ai nhớ đến.
Nhưng chỉ một lời nói bâng quơ trong cuộc điện thoại hỏi thăm giữa hai người bạn với nhau trong vụ xe khách bị lũ cuốn vừa qua cũng bị “nghiêm trọng hóa vấn đề”. Rồi những tin đồn về cầu Bãi Cháy, cầu Thăng Long, cầu Long Biên, tôi không nói, không phát ngôn mà cũng bị đồn thổi ầm ĩ.
Trong tất cả mọi công việc đều phải có xác suất. Tôi mong rằng độc giả nên mở lòng hơn với các nhà ngoại cảm”, chị Bích Hằng tâm sự.
Rất mừng nếu hết “khả năng”
“Trước đây, thứ 7 nào tôi cũng tiếp dân nhưng bắt đầu từ năm 2010, tôi đã bỏ lệ đấy. Bạn thử nghĩ xem, ngày nào cũng như ngày nào, cứ 5 – 6h sáng, vừa mở mắt đã có người xếp hàng chờ ngoài cửa, chiều 16h30 – 17h về, người cũng lại xếp hàng đầy cửa. Đến 23h30 mới hết khách là chuyện bình thường.
Nhiều lần tôi mệt quá đã nói người nhà ra bảo với mọi người rằng Bích Hằng hết khả năng rồi. Hồi năm 1997 khi mang thai đứa con đầu lòng, tôi đã phải viết là Phan Thị Bích Hằng hết khả năng và còn nhắn mọi người sang chỗ anh Liên (Thầy Liên – PV) nếu cần.
Thực ra hết hay còn khả năng chỉ có mình tôi biết. Tôi rất thấm nhuần điều mà Khổng Tử đã rút ra:
Biết bắt đầu công việc là người giỏi, biết làm việc là người tài, biết dừng lại đúng lúc là vĩ nhân.
Trong lĩnh vực ngoại cảm tôi đã cống hiến hơn 20 năm rồi, chính xác là 21 năm từ khi tôi mới có 18 tuổi, cả một quãng đường dài và với một công việc luôn rất căng thẳng, phải hao tâm tổn trí rồi những áp lực… Là người có khả năng đặc biệt nhưng ngoài ra tôi cũng chỉ là một phụ nữ hoàn toàn bình thường, có bổn phận làm con, có trách nhiệm làm vợ, làm mẹ.
Tôi đã từng rất thương với “ông xã”, khi ngày này qua tháng khác, tôi thì cứ ba lô lên đường đi tìm mộ liệt sĩ đến nỗi thấy 3 bố con chiều thứ 7 nào cũng đi chơi ở Công viên Thủ Lệ, một cô bán nước gần đấy đã hỏi ông xã tôi, anh bị vợ bỏ à?
Hồi bố chồng tôi bị ốm, phải nằm liệt giường, vì công việc, tôi vẫn phải đi tối ngày, lúc đó chồng tôi đã nói với tôi rằng: “Anh có 2 ước mơ, thứ nhất đó là khi ngủ dậy thì bố đứng lên đi lại được. Và ước mơ thứ hai là bỗng một sáng thức dậy, em nói với anh: anh ơi, hình như em hết khả năng rồi?
Đấy là ước mơ rất dung dị nhưng tôi nghĩ đã đến lúc phải sống cho giấc mơ đấy, cho bản thân mình và cho những người thân của mình nữa”, chị Bích Hằng tâm sự.
Nói về lý do dẫn đến quyết định “dừng” công việc tìm mộ, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết có 3 lý do khiến chị muốn dừng lại. Thứ nhất, chị muốn dừng lại để có thời gian tập trung vào công việc học hành và hoàn thành đề tài nghiên cứu về tâm linh trong tâm lý kinh doanh. Chị dự định sẽ viết một cuốn sách về những việc đã làm trong hơn 20 năm.
Thứ hai nữa là do căn bệnh cột sống khiến Bích Hằng không thể suốt ngày ngồi trên ô tô để đi tìm mộ: “Hiện nay, các bác sĩ không cho phép tôi ngồi quá 45 phút và theo bác sĩ ở Viện Dân tộc Quân đội thì khí âm trong tôi quá nhiều, ngồi đâu cũng thấy lạnh mà nguyên nhân theo bác sĩ cho biết là vì tôi tiếp xúc với hài cốt nhiều”.
Và lý do thứ 3 nữa theo Bích Hằng là chị muốn dừng lại để có thời gian gần gũi, chăm sóc cho chồng con nhiều hơn, thực hiện ước mơ dung dị mà chồng chị đã từng “ngỏ”.
VTC News
Nhời bàn của Thiên Sứ:
Để có một thiên tài như cô Bích Hằng hàng trăm năm mới có một người trên hàng triệu người sinh ra và chết đi ở trái Đất này. Nhưng người ta có thể cần đến cô và không cần đến cô. Không có cô, sự mất mộ là chuyện rủi ro, chuyện không may của một gia đình, một dòng tộc Đông phương có truyền thống tôn trọng tổ tiên và người đã khuất. Có cô, thì người ta tìm được mộ, người ta gặp may. Chuyện chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng cô đã phải tự hủy diệt khả năng của mình, phải chối bỏ. Bởi vì người đời không hiểu được tại sao lại có hiện tượng như cô. Họ đặt vấn đề sai vì thiếu hiểu biết.
“Người ta thường đòi hỏi nhà ngoại cảm phải chính xác tuyệt đối nhưng trên thực tế thì không có gì tuyệt đối cả. Không riêng gì tôi mà rất nhiều các nhà ngoại cảm khác đã bị chỉ trích nếu chẳng may có sai sót. Chính điều đó khiến chúng tôi mất hết nhiệt huyết.
Có lẽ là do họ chỉ nhìn thấy chúng tôi, gặp chúng tôi những lúc chúng tôi sạch sẽ, ăn mặc đẹp còn những khi chúng tôi khoác ba lô lên đường, lội sông, lội suối, những lúc nguy hiểm như lần tôi tìm thấy ngôi mộ liệt sĩ mà chỉ cách bẫy lợn rừng có 1m, những lần vào rừng tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bị ong đốt suýt chết… thì dường như chẳng ai nhớ đến.
Nhưng chỉ một lời nói bâng quơ trong cuộc điện thoại hỏi thăm giữa hai người bạn với nhau trong vụ xe khách bị lũ cuốn vừa qua cũng bị “nghiêm trọng hóa vấn đề”. Rồi những tin đồn về cầu Bãi Cháy, cầu Thăng Long, cầu Long Biên, tôi không nói, không phát ngôn mà cũng bị đồn thổi ầm ĩ.
Trong tất cả mọi công việc đều phải có xác suất. Tôi mong rằng độc giả nên mở lòng hơn với các nhà ngoại cảm”, chị Bích Hằng tâm sự.
Lần đầu tiên tôi biết sự gian khổ của cô:
Cô đừng buồn. Đời là thế! Một bác sĩ giỏi, trị bệnh cứu người. Cứu xong bệnh nhân thoát chết thì cùng lắm là câu chuyện được kể cho hàng xóm và con cháu nghe với lời kính trọng. Và nếu vị bác sĩ có đến cửa hàng cháu nội của người được cứu sống thì may ra được mua giảm giá một lần. Vâng! Thế thôi. Đấy còn là may. Chưa kể những lời xầm xì nói xấu của đồng nghiệp.
Cô có lúc sai. Bởi vì Thượng Đế không cho cái thế gian này tuyệt đối cô ah. Đó không phải lỗi của cô, mà là – nói một cách hình tượng: do “ý muốn của Thượng Đế”. Vì chỉ có Ngài là tuyệt đối – Nhưng thế nhân muốn cái tuyệt đối. Họ muốn phán xét như Thượng Đế cô ah, mặc dù họ không có ý thưc về điều này. Xét về cá nhân thì là một sai lầm khi họ rất muốn sự tuyệt đối trong cái nhìn của họ. Nhưng xét về tổng quan thì chính vì thế mà trí tuệ con người tiến lên đi tìm chân lý. Cô quá nổi tiếng vì tài năng xuất chúng. Tất nhiên để tỏ ra hiểu biết, để khoe khoang, những kẻ tầm thường sẽ kể cái sai của cô cho người khác biết, để chứng tỏ họ hiểu được những khiếm khuyết của một thiên tài. Tối thiểu là như vậy cô ah. Họ cần đề cao họ trước những người khác bằng cách chê bai một người như cô. Vì họ chẳng có gì để khoe, nên phải chê một người như cô mới gây được sự chú ý của những người xung quanh họ cô ah. Đời nó thế! Đầy ra cả đấy cô ah.
Cô hơi đâu mà buồn. Nếu cô cảm nhận được đây là cảm hứng của cô, là trách nhiệm của cô trước cuộc đời, cô cứ làm. Còn thế nhân nói ra nói vào thì đó là “chuyện thường ngày ở Huyện” mà. Cô quên đi cô ah.
Mặc dù chỉ gặp cô một lần và cũng không nói gì được nhiều. Nhưng tôi rất quý cô.
Với tôi cô là một thiên tài thể hiện tài năng của mình bằng những thực tại khách quan. Cô nói vậy, chứ tôi tin rằng cô vẫn sẽ giúp đỡ mọi người. Không cần đến 70% đâu cô ah. Chỉ cần 1 trong 10 cũng đủ để những nhà khoa học thật sự và nghiêm túc phải suy ngẫm về khả năng con người. Ở đây không phải là phép tính xác xuất. Mà là một chuỗi những hiện tượng chứng tỏ một khả năng của con người của 1 lần trong 10 lần đó.
Đức Phật nói: “Nguyên nhân của sự khổ trên thế gian chính là Tham Sân Si”.
Vài lời tâm sự với cô.