Vấn đề có liên hệ về lý thuyết với khả năng ngăn mưa trong lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hanoi.
http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet
Đăng ngày: 14:08 16-09-2010
Tôi rất kính trọng ông SW. Hawking. Có thể nói rằng trong các tiểu luận quan trọng của tôi đều có trích dẫn những luận điểm của ông. Nếu không có ông, chắc tôi còn rụt rè và thẳng thắn mà nói rằng: “Tôi chưa dám kết luận thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ”. Nhưng tôi cho rằng ông có một vài luận điểm khoa học cần xem xét lại. Hoặc đó chính là khoảng trống của tri thức khoa học hiện đại mà ông là đại diện.
Tôi không có tư liệu nhiều về các công trình của ông. Nên tôi chỉ có thể đặt vấn đề này trên cơ sở các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt. Mà cụ thể là trong bài báo này trên Thanh Niên Online.
=======================================
07/09/2010 13:27
Stephen Hawking tận hiến cho nền khoa học vũ trụ suốt gần 50 năm qua – Ảnh chụp từ Youtube
(TNO) Bại liệt toàn thân, không nói được, sức khỏe kém, nhà vũ trụ và vật lý học người Anh Stephen Hawking vẫn miệt mài tận hiến cho nền khoa học vũ trụ của thế giới.
Năm nay Stephen Hawking đã bước qua tuổi 68, nhưng ông vẫn được coi là người có ảnh hưởng lớn đến nền toán học và vật lý của thế giới.Trong gần 50 năm làm việc tại Đại học Cambridge (Anh), ông dành phần lớn thời gian để tập trung nghiên cứu lý thuyết về vũ trụ và hấp dẫn lượng tử nhằm làm rõ nguồn gốc vũ trụ.Hawking còn sở hữu nhiều công trình nghiên cứu vật lý, thiên văn nổi tiếng thế giới. Bằng một lối trình bày trong sáng, giọng văn hài hước qua nhiều cuốn sách của mình, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt chiều dài lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.Báo Telegraph(Anh) cho rằng Lược sử thời gian của Stephen Hawking là quyển sách khoa học thuộc hàng bán chạy nhất mọi thời đại, được in đến 9 triệu bản và phát hành trên toàn thế giới.
Ít người biết rằng “ông hoàng vật lý” Stephen Hawking có một người con gái nuôi ở Việt Nam. Cô gái đó tên là Nguyễn Thị Thu Nhàn, sinh năm 1980. Và năm 1997, Stephen Hawking đã cùng vợ bay sang Việt Nam thăm con gái nuôi của mình.
Năm 1981, Hawking tuyên bố rằng vũ trụ không có biên giới nhưng lại hữu hạn trong không gian và thời gian. Hai năm sau đó, ông đã chứng minh luận điểm trên bằng toán học.Hawking từng nhận nhiều huân huy chương vì sự tận hiến của mình cho nền khoa học thế giới, trong đó phải kể đến Huy chương Albert Einstein, Huân chương Tự do Tổng thống (Mỹ), Huy chương vàng của Hội thiên văn học Hoàng gia Anh…
Nên tránh mặt thế lực ngoài hành tinh
Để có được những thành tích kỳ diệu ấy, Hawking đã phải nỗ lực gấp nhiều lần so với người bình thường. TheoHawking.org.uk, trong thời gian làm luận án tiến sĩ tại Đại học Cambridge (Anh), Hawking bị mắc một chứng bệnh về thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như bại liệt toàn thân. Ngoài ra, ông cũng không nói được, mà chỉ có thể cử động các cơ nhỏ trên mặt để giao tiếp. Các bác sĩ đã khẳng định rằng ông không thể sống đủ lâu để hoàn thành luận án tiến sĩ được.
Giáo sư Hawking thường nói chuyện, giảng dạy thông qua chiếc máy tính gắn trên xe lăn. Ông chỉ việc gõ vào máy tính và chương trình tổng hợp tiếng nói sẽ phát ra lời của ông.Đặc biệt, máy tính này còn có “mắt thần” nhận biết cử chỉ của Hawking và phát thành tiếng nói.Liên quan đến vấn đề sinh vật ngoài trái đất, giáo sư Hawking từng nói với kênh Discovery Channel rằng: Gần như chắc chắn có sự tồn tại của người ngoài hành tinh nhưng con người chúng ta phải tìm mọi cách để tránh mặt họ.Theo BBC, Stephen Hawking cũng tuyên bố con người sẽ rời khỏi trái đất sau 200 năm nữa để tìm đến một hành tinh láng giềng nào đó.Ông cho rằng theo quan điểm khoa học, điều này là cần thiết vì dân số tăng lên quá đông. Năm 2007, Stephen Hawking đã trải nghiệm cảm giác không trọng lực trên chuyến bay đặc biệt bằng chuyên cơ Boeing 727, cất cánh tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA tại Florida, Mỹ.Đó là lần đầu tiên giáo sư Hawking được nhấc bổng khỏi chiếc xe lăn và bay lơ lửng trên không.Qua chuyến bay để đời nói trên, giáo sư Hawking khẳng định: “Tôi muốn chứng minh rằng con người không hề bị các khiếm khuyết về thể chất làm cho họ nhụt chí, trừ khi họ bị khiếm khuyết về tinh thần”.
==========================================
Những vấn đề của ông SW Hawking nêu ra:
SỰ VÔ TẬN
Vấn đề đầu tiên cần xem xét lại ở đây, tôi muốn trình bày về mặt khái niệm: Vô tận – “không biên giới” – và tính “hữu hạn trong không gian” của ông. Mặc dù điều này – như bài báo viết – đã được ông chứng minh bằng toán học.
Nhưng trên cơ sở phương pháp luận của Lý học Đông phương thí tính hợp lý toàn diện là yếu tố căn để xác định tính chân lý của một giả thuyết. Như vậy khái niệm “không gian” – hoặc là tự nó đồng nghĩa với khái niệm “không biên giới” – hoặc là chúng tự loại trừ nhau khi chỉ một ý niệm duy nhất tồn tại trong hệ thống tư duy của cá nhân, hoặc cộng đồng. Còn nếu không hai khái niệm này phải độc lập với nhau trong việc phản ánh hai thực tại khác nhau. Khái niệm “không gian” của ông Hawking trong trường hợp này có tính hữu hạn và được chứng minh bằng toán học, rất có khả năng là những phương trình toán học đó chỉ phản ánh những đại lượng vật chất có thể định lượng được. Nhưng trên thức tế chứng nghiệm của Lý học thì còn ít nhất một dạng tồn tại của vật chất mà khoa học hiện đại không định lượng được – đó chính là khái niệm “Khí” của Lý học. Sự chứng nghiệm này về sự tồn tại của “khí” thể hiện trong khoa châm cứu của Đông y. Dẫn chứng khái niệm “khí”, chỉ là ví dụ, tôi muốn đề cập tới những dạng tồn tại của vật chất mà tri thức hiện đại không – hoặc chưa – định lượng được. Bởi vậy, rất có khả năng – vì tính chưa định lượng của nó – nên nó không phản ánh trong các phương trình toán học của ông Hawking. Chính dạng vật chất này làm nên khái niệm “không biên giới’ của ông trong bài báo trên, mà có thể hiểu một cách khác là “sự vô tận”.
NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH
Không phải lần đầu tiên ông đặt v/d người ngoài hành tinh trong bài viết này.
Gần như chắc chắn có sự tồn tại của người ngoài hành tinh nhưng con người chúng ta phải tìm mọi cách để tránh mặt họ.
Nhưng lý học Đông phương lại không coi người ngoài hành tinh là có thật. Lý học Đông phương xác định chỉ có con người cô đơn trong vũ trụ này, vì thế nó cần sự yêu thương, lòng nhân ái trong quan hệ đồng loại và với cả các sinh vật trên thế gian.Đó chính là cơ sở của lòng nhân ái được Lý học Đông phương đưa lên hàng đầu trong năm điều cần có trong đức tính: Nhân, nghĩa, lễ trí, tín. Nhưng đó không phải là cơ sở khoa học để tôi cho rằng ông Hawking đã sai. Những điều đó mang tính đạo đức của xã hội Đông phương cổ và không phải lý thuyết khoa học vốn cần một sự giải thích hợp lý. Mặc dù tôi có thể xác định rằng: Hầu như tất cả những qui tắc ứng xử, đến từng chi tiết trong sinh hoạt của con người Đông phương cổ đại – chú yếu thuộc văn minh Lạc Việt – đều tuân thủ và bắt nguồn từ một nhận thức vũ trụ qua thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây là lý thuyết mà tôi cho rằng chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà ông Hawking đã đặt vấn đề. Bởi vậy để giải thích mối liên hệ giữa nội hàm những giá trị đạo đức với lý thuyết này là một điều chưa thể – Do khoảng cách đồ sộ giữa một lý thuyết thống nhất với sự ứng dụng trên thực tế của nó. Bởi vậy, tôi nghĩ có thể đi thẳng vào vấn đề với phương pháp khác.Khoa học hiện đại thừa nhận vũ trụ này hình thành bởi tính tương tác và vận động của vật chất. Bản chất của tương tác như thế nào thì mọi vật sẽ hình thành như thế đó.
Đây chính là điều kiện để không thể có một cấu trúc vật chất nào sẽ tạo thành những sinh vật nào đó – ngoài Địa Cầu – trong vũ trụ này.
Vấn đề đặt ra sẽ là như thế này:
Về lý thuyết nếu có hai vật thể giống y như nhau tương tác trong một không gian thuần khiết thì câu hỏi đặt ra là: “Liệu chúng có chịu ảnh hưởng tương tác hoàn toàn giống nhau bởi sự tương tác của chúng không?”.
Vấn đề tiếp theo là:
Trong vũ trụ có khả năng tồn tại trên thực tế hai vật thể giống y như nhau trong một không gian thuần khiết – hoặc tuyệt đối giống nhau, để chúng có thể tương tác tiến hóa theo một quy trình giống hệt nhau không? Tức là tạo ra một môi trường đa dạng sinh học như trên trái Đất?
Câu trả lời của Lý học Đông phương là “Không”. Bởi vì – xét ngay quan niệm cho rằng: Thuyết Bicbang đúng – thì từ khởi nguyên, môi trường vũ trụ đã không thể coi là đồng nhất để có thể xuất hiện một qúa trình tiến hóa đến hình thành một hành tinh phát triển được sự đa dạng sinh học với những sinh nhận thức được sự tốn tại của chính nó giống như trái Đất hiện nay.
Huống chi, thuyết Bicbang đang bộc lộ những mâu thuẫn trong việc giải thích khởi nguyên vũ trụ. Và Lý học Đông phương – nhân danh nền văn hiến Việt – đã đưa ra lời giải thích của mình: Môi trường thuần khiết duy nhất chỉ có ở sự khởi nguyên vũ trụ , Đó chính là Thái Cực (Biểu tượng bằng chiếc bánh dày của nền văn hiến huyền vĩ Việt). Chính sự tồn tại của Thái Cực sẽ xác định luận điểm của ông Trịnh Xuân Thuận phát biểu: Khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ một năng lượng cực thấp. Tính không thuần khiết của vũ trụ sau Thái Cực – theo lý giải của Lý học Đông phương – bắt đầu ngay từ khi vũ trụ hình thành – Đó là trạng thái “Lưỡng Nghi”. Ngay từ trang thái sau Thái Cực này, vũ trụ đã không thể thuần khiết để có một tương tác cân bằng. Bởi vậy việc hình thành trong qúa trình tiến hóa , mà từ đó xuất hiện những sinh vật cao cấp có khả năng tự nhận thức bản thân ở hai nơi khác nhau trong vũ trụ là một điều không thể. Bởi vì yếu tố tương tác cụ thể để có thể xuất hiện những sinh vật có ý thức về sự tồn tại của nó – trong qúa trình tương tác và tiến hóa cực kỳ phức tạp của vũ trụ – sẽ mang tính cục bộ với xác xuất cực thấp định hướng cho sự phát triển thành sinh vật có ý thức. Mặc dù Lý học Đông phương cũng xác định rằng: Tính thấy bao trùm khắp vũ trụ – tức là Tính thấy có trong mọi dạng tồn tại của vật chất – kể cả trong “Hư không”. Học thuyết của Vonfram đà chứng minh rằng: Bắt đầu từ những câu trúc rất đơn giản trong quá trình tiến hóa tương tác trở thành những cấu trúc rất phức tạp và tạo ra – sự vật như vũ trụ hiện nay được thể hiện trong mô hình Kim Tự Tháp Vonfram. Quí vị xem hình miêu tả dưới đây:
“Rất nhiều chương trình cực kỳ đơn giản có thể sinh ra các kết quả hết sức phức tạp” hay ông còn gọi là nguyên lý sự tương đương theo các chương trình tính toán: có nghĩa là: mỗi khi chúng ta nhìn thấy các hành vi tương đối phức tạp – tại bất cứ một hệ thống nào – nó có thể được cho là tương đương với sự phức tạp của một chương trình tính toán tương ứng.
“ The Principle of Computational equivalence: that whenever one sees behavior that is not obviously simple – in essentially any system – it can be thought of as corresponding to a computation of equivalent sophistication. “
Để hiểu rõ hơn mời quí vị cùng thực hành chương trình tính toán đơn giải dựa trên các bộ luật tô màu ô tự động như sau:
Rõ ràng với các cách tô này thì kết quả nhìn khá đơn giản và chúng ta có thể nhận ra ngay qui luật của chúng
Thưa quí vị nếu chỉ nhìn vào những hình vẽ cuối chắc không ai tin rằng nó là kết quả của qui luật rất đơn giản:
với một ô đen ở giữa dòng đầu tiên.
Chắc sẽ có nhiều người yêu sự phức tạp sẽ nghĩ ra những qui luật hoàn toàn khác và họ luôn gần đúng.
Vậy phải chăng đây là cơ sở tại sao ADNH có thể là một học thuyết thống nhất?
Câu trả lời chỉ có được khi một sự hợp tác của Trung tam Nghiên cứu Lý học Đông phương và Wolfram cùng làm ra chương trình chạy mô phỏng dựa trên luật ADNH và thấy nó trùng với thế giới chúng ta đang sống.
Chắc chắn ngày này không xa.
Trân trọng
Thế Trung
Đây là một lý thuyết toán học cập nhật hiện đại nhất có nhiều điểm tương đồng và có thể miêu tả sự giải thích vũ trụ của nền Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm – một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử (Mặc dù vẫn còn xa để đạt được một lý thuyết như thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trí thức của nhân loại hiện đại cần phát triển và hoàn thiện nhiều mảng khác để nhận thức được một lý thuyết thống nhất). Trên mô hình này nếu chúng ta chọn một điểm ở gần đáy Kim Tự Tháp Vonfram – và giả định rằng đó là vị trí khởi điểm xuất hiện Địa Cầu trong vũ trụ – thì sẽ không có điểm tương đồng gần giống ở bất cứ nơi nào khác trên mô hình này. Hay nói cách khác: “Nó sẽ không có điểm tương đồng chịu sự tương tác tạo ra nó như ở các điểm khác”. Bởi vậy, không thể xuất hiện một hành tinh nào đó có sự tương tác giống địa cầu để có thể sinh ra những sinh vật tự ý thức được sự tồn tại của chính nó – khi khoa học xác định rằng:
– Bản chất tương tác thế nào thì sự vật hình thành như thế đó.
Đây là sai lầm và khoảng trống căn bản trong sự nghiệp của ông Hawking, ít nhất đến lúc này với góc nhìn của Lý học Đông phương. Xác xuất cực thấp để định hướng một sự phát triển các sinh vật tự có ý thức về sự tồn tại của nó trong vũ trụ còn thấp hơn hàng tỷ, tỷ lần xác xuất trong sự xác định “Thời tiết trong lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hanoi”. Bởi vì, xác xuất tương tác ý thức trong Lễ hội 1000 năm Thăng Long – tuy rất mơ hồ và khó hiểu – nhưng chí ít nó cũng là tương tác trực tiếp trong điều kiện các vật thể gần gũi trong môi trường tương tác hẹp (Chỉ phạm vi Hanoi) – so với ảnh hưởng tương tác của một vũ trụ mênh mông xuất hiện một hành tinh tương tự trái Đất có sinh vật tự ý thức.
Do đó không phải ngẫu nhiên Giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức cho rằng: Đó là khả năng có thể về mặt lý thuyết. Mặc dù tôi vẫn có thể thất bại.
CUỘC RÚT LUI KHỎI TRÁI ĐẤT CỦA NHÂN LOẠI
———————————-
Vật chất tự nó không nhận thức được nó.
Như vậy, một vấn đề được đặt ra là: Vậy tính nhận thức tất cả mọi sự vận động đã nhận thức được, kể cả ý nghĩ bên trong con người tự nhận thức là do nguyên nhân nào? Phải có một dạng tồn tại của vật chất tương tác với tất cả các dạng tồn tại và vận động khác của vật chất và bao trùm lên tất cả để có thể nhận thức mọi sự vận đông và từ đó tạo ra ý niệm về thời gian trên cơ sở nhận thức mọi sự vận động của nó. Bởi vậy theo tôi khái niệm “không gian hữu hạn” ứng dụng trong mô tả vũ trụ là một khái niệm sai; hoặc là nó phải có thêm một bổ ngữ là “Không gian hữu hạn của vật chất có thể định lượng được trong vũ trụ.
Lý học đã có câu trả lời cho vấn đề này. Đó chính là Thái Cực, nói theo ngôn ngữ Phật giáo là tính thấy. Các dạng tồn tại, vận động của vật chất và mối liên hệ gắn kết với nó bởi nhận thức của con người là thời gian – thì dạng tồn tại nhận thức được mọi trạng thái vận động trong không thời gian đó – phải bao trùm lên tất cả các dạng vận động của vật chất vốn không tự nhận thức nó. Nếu như lập một bài toán với mọi vận tốc của vật chất và không có giới hạn bởi vận tốc ánh sáng, từ chậm nhất đến nhanh nhất thì sự bao trùm này sẽ là /0/ tuyệt đối. Đó chính là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ – Thái Cực – mà Lý học nói tới. Trên cơ sở của sự suy diễn này thì tính hợp lý tiếp theo là: Khoa học hiện đại đang bế tắc, nếu họ tiếp tục xét sự hình thành vũ trụ theo thuyết Bicbang.
Bài chưa hoàn chỉnh