Trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn có một tiểu luận của thành viên Nhật Tâm, minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Trước khi đưa bài lên diễn đàn, anh ấy đã gửi thư riêng cho tôi đề nghị nhận xét. Tôi đồng ý. Nhật Tâm đã đưa bài này vào Trang Hội Viên của diễn đàn. Bởi vì theo quy định của diễn đàn, các hội viên mới tham gia phải có trên 100 bài viết, mới được xét tham gia phần “Trao đổi học thuật” – Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, được đặc cách. Bài viết của Nhật Tâm có mục đích xác định Việt sử 5000 năm văn hiến và minh chứng Kinh Dịch thuộc về Việt tộc. Điều này hoàn toàn trùng khớp với quan niệm của tôi.
Nhưng việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến với tôi là một vấn đề khoa học nghiêm túc, chứ không phải xuất phát từ một động cơ phi khoa học, nhân danh chủ nghĩa yêu nước, hoặc mục đích chính trị. Bởi vậy, nó đỏi hỏi những luận cứ phù hợp với tiêu chí khoa học. Đó là lý do, ngay cả những người ủng hộ tôi, mà luận cứ không chặt chẽ, cách hiểu hời hợt, phi khoa học sẽ không bao giờ là đối tượng mà tôi ủng hộ về mặt học thuật, mặc dù có thể chia sẻ về mặt tình cảm cá nhân. Việc minh chứng nền văn hiến của Việt sử trải 5000 năm thông qua một phương tiện là toàn bộ nền Lý học Đông phương huyền bí trong nhận thức của tri thức nhân loại hiện đại và một tiềm thức thành thói quen coi xuất xứ từ văn minh Hoa Hạ, là một việc cực kỳ khó khăn về mặt học thuật thuần túy. Nhưng tôi đã thực hiện điều này trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng với những luận cứ chặt chẽ không thể bác bỏ với tất cả những tiêu chí khoa học mà con người có thể nghĩ ra và cả những vấn đề mà con người có thể hiểu là những giá trị tâm linh. Nhưng chính vì nền tảng của tri thức khoa học hiện đại còn quá bé nhỏ so với nền Lý học Đông phương, những nếp nghĩ đã trở thành thói quen và những cản trở phi học thuật đã làm cho nó không dễ dàng được công nhận. Chưa nói đến một đám dốt nát, bày đặt phản biện ồn ào, nhằm mục đích thể hiện cá nhân, hoặc từ những nguyên nhân khác.
Do đó, nếu như với những luận cứ hời hợt và chưa đủ tầm sâu sắc, sẽ dễ dàng là cái cớ để đám “hầu hết” ồn ào, nhưng dốt nát hùa nhau phản đối. Ngay cả với giáo sư Lê Mạnh Thát, mặc dù tôi ủng hộ quan điểm của ông ta, nhưng vẫn không hoàn toàn ủng hộ về mặt học thuật. Tất nhiên, đám “hầu hết” cũng hình như nhận thấy được điểm yếu của giáo sư Lê Mạnh Thát, nên định tổ chức một cuộc hội thảo thiếu yếu tố khách quan, để xử lý những luận điểm của ông. Tôi sẽ đứng bên giáo sư Thát để chỉ ra những cái sai của đám “hầu hết’ này và xác định những cái sai của ông chỉ mang tính cục bộ có thể hiệu chỉnh nhằm chứng minh cho chân lý. Tuy nhiên, cuộc hội thảo được quảng cáo ồn ào đã không xảy ra. Về mặt học thuật, tôi không được phép mắc sai lầm.
Tôi đã phân tích và nhận xét bài viết của Nhật Tâm xác định tính khách quan trong việc minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi không cần những người vỗ tay. mà cần những người am hiểu thật sự. Rất tiếc. Đây chỉ là số rất ít trong giai đoạn này. Có một số kẻ xuyên tạc rằng tôi lợi dụng tên tuổi các học giả uy tín để quảng cáo, hoặc cho rằng tôi độc tài bịt miệng các phản biện học thuật trên diễn đàn Lý học do tôi quản lý. Nhân dịp này tôi nói thẳng với họ. Tôi không cần tên tuổi của ai cả, nếu chính những nhà khoa học thực sự và có trách nhiệm thì cần phải quan tâm đến những luận điểm của tôi. Họ có thể phản biện trên tinh thần học thuật. Còn đối với những kẻ bày đặt phản biện nhằm mục đích thể hiện cá nhân, chê bai, ngớ ngẩn trên diễn đàn thì vì lý do gây rối, cản trở học thuật, tôi xóa nick ngay – Chân lý không phải chỉ có ở diễn đàn Lý học Đông phương. Tôi không phải là nhà quản lý internet và truyền thông. Nếu sự phản biện của các người sâu sắc và được các trang web uy tín đăng tải thì Thiên Sứ này không tiếc một cái “click” chuột để đưa vào diễn đàn chứng minh sai lầm của họ. Bởi vậy, những trang web học thuật có uy tín – nếu muốn giữ uy tín và tầm ảnh hưởng của mình, hãy thận trọng khi đụng đến Việt sử 5000 năm văn hiến và những vấn đề liên quan.
Ngay cả những người có quan điểm ủng hộ, mà sai lầm về học thuật, tôi còn phân tích phê phán, thì với những phản biện ngớ ngẩn, phi học thuật, tôi không có thời gian.
Dưới đây là toàn bộ tiểu luận của Nhật Tâm và sự phân tích của tôi.
Các bạn quan tâm có thể xem bài viết theo đường link này:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=15331&pid=88579&st=0&#entry88579
Our Visitor
0
1
2
2
8
0














Powered By WPS Visitor Counter