TỌA ĐÀM KHOA HỌC


Mở đầu buổi tọa đàm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Trung miêu tả về một lý thuyết toán học mới nhất có những yếu tố gần gũi với sự khởi nguyên vũ trụ trong thuyết Ậm Dương Ngũ hành. Nội dung chính của lý thuyết toán đó có thể miêu tả qua trích đoạn sau đây trong bài viết của anh trên website lyhocdongphuong:

Làm sao một thuyết đơn giản như ADNH với chỉ vài nguyên lý cơ bản có thể lý giải được thế giới và mang theo một khả năng tiên tri.
Cách đây khoảng 5 năm, tôi có đọc cuốn sách này và có vẻ như nó là một lời giải thích cho việc ở trên.
Cuốn sách “ New Kind Of Science” (http://en.wikipedia.org/wiki/A_New_Kind_of_Science ) tác giả là Stephen Wolfram ( http://en.wikipedia.org/wiki/Stephen_Wolfram ) , một trong những thiên tài vật lý toán bỏ ra làm máy tính và là tác giả của chương trình mô phỏng Mathematica và máy tìm kiếm Wolfram Alpha – toàn bộ cuốn sách này hiện đã được đưa lên online tại: http://www.wolframscience.com/
Phần bài viết này lấy tư liệu chính từ những chương đầu, đặc biệt ở phần 2.1 :http://www.wolframscience.com/nksonline/section-2.1
Cuốn sách hơn 1000 trang được giới thiệu sơ lược tại Việt Nam trên Tia Sáng (http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tab…p;CategoryID=12 )
Dẫu nhiều trang như vậy, học thuyết lại khá đơn giản ( đơn giản đến mức có rất nhiều những nhà khoa học phản kháng ngay lập tức ), học thuyết đó là:
“Rất nhiều chương trình cực kỳ đơn giản có thể sinh ra các kết quả hết sức phức tạp” hay ông còn gọi là nguyên lý sự tương đương theo các chương trình tính toán: có nghĩa là: mỗi khi chúng ta nhìn thấy các hành vi tương đối phức tạp – tại bất cứ một hệ thống nào – nó có thể được cho là tương đương với sự phức tạp của một chương trình tính toán tương ứng..”
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=2490&st=180&start=180

Trong thuyết trình của mình, Thiên Sứ đã minh chứng tính bất hợp lý của lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán. Một lý thuyết phải hình thành với lịch sử của nó. Nó không thể từ trên trời rơi xuống.
Tính bất hợp lý trong lịch sử hình thành thuyết Âm Dương Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán , khiến người ta không thể đặt cuốn Hoàng Đế nội kinh vào trong bất cứ thời gian nào trong văn minh Hán.

Lịch sử văn minh Hán đã không thể chứng tỏ nó là chủ nhân sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng đấy vẫn không phải là yếu tố duy nhất. Một yếu tố quan yếu nữa xác minh nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là sự mâu thuẫn trong cấu trúc nội tại của học thuyết này qua các bản văn chữ Hán. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để từ hàng ngàn năm nay – với những cố gắng tuyệt vời của con người – Lý học Đông phương vẫn sừng sững thách đố trí tuệ của nhân loại một cách huyền bí. Người ta không thể tìm ra một cái đúng từ một cái sai.

Một nền văn minh cận Hán được ghi nhận trong cổ sử cả Hán lẫn Việt, từ hàng ngàn năm trước: Văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử. Phải chăng chính nền văn minh Bách Việt mới là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch?
Nhưng di sản văn hóa phi vật thể còn sót lại trong nền văn hiến truyền thống Việt đã xác nhận điều này. Những giá trị minh triết Việt còn lưu truyền trong dân gian đã giải thích những khái niệm căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành theo một cách khác, không như cổ thư chữ Hán miêu tả. Đó chính là nguyên lý căn của mọi ứng dụng thuộc lý học Đông phương được phục hồi nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến:
Hậu Thiên Lạc Việt đổi chỗ Tốn Khôn và liên hệ với Hà Đồ.
Người ta có thể có nhiều giả thiết về những vị trí khác nhau cho Hậu Thiên Bát Quái. Nhưng giả thiết đúng nhất phải thỏa mãn tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học:

Giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó, một cách hoàn chỉnh, nhất quán, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Chính nguyên lý căn để này đã kết nối toàn bộ những mảnh rời rạc trong các sách vở từ cổ thư chữ Hán, thành một hệ thống hoàn chỉnh và nhất quán. Đó là hệ thống lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước: Thuyết Âm Dương Ngũ hành – nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử. Tính hệ thống và nhất quán này của thuyết Âm Dương Ngũ hành – nhân danh nền văn hiến Việt – không chỉ có tính hệ thống và hợp lý với chính nó mà còn có tính nhất quán , tính hệ thống, tính hợp lý trong tất cả các phương pháp ứng dụng đã và đang phổ biến và huyền bí trong văn hóa của nhân loại từ hàng ngàn năm nay.

Hệ thống lý thuyết này phản ánh một thực tại khách quan: Đó chính là sự vận động và tương tác có tính quy luật của vũ trụ với khả năng tiên tri. Năm 2000 – khi viết xong cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Thiên Sứ đã xác định, nhân danh lý thuyết thống nhất từ nền văn minh Việt : “Không có hành tính thứ X trong hệ mặt trời”. Điều này xác định việc cấp văn bằng tiền sĩ cho Lưu Tử Hoa, minh chứng có hành tinh thứ X từ văn minh Hán – do viện Hàn Lâm khoa học Pháp cấp năm 1930 – là sai. Năm 2006, các nhà khoa học quốc tế không thừa nhận hành tinh thứ IX ?!

Thời Hùng Vương – cội nguồn của nền văn hiến Việt kỳ vĩ – một thời huy hoàng ở miến nam Dương tử – đã tạo ra những di sản văn hóa giản dị, khiêm cung. Nhưng là nền văn hiến duy nhất của nhân loại  từ trong cổ sử cho đến ngày nay – dùng thực phẩm tạo ra một biểu tượng văn hóa mang đầy tính minh triết và trở thành một di sản văn hóa phi vật thể truyền thống – Đó chính là chiếc bánh Chưng, bánh Dày – Linh vật của nền văn hiến Việt.

Điều này chỉ có thể thực hiện được với nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà

Đồ. Nó đã giải thích một cách hợp lý tất cả những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó theo tiêu chí khoa học cho một giả thiết khoa học được coi là đúng:
– Từ lịch sử cổ xưa nhất của nhân loại, xuyên qua những Kim Tự Tháp, những nền văn minh cổ đại đến lịch sử hiện tại. Về nội dung, nó giải thích một cách hợp lý tất cả mọi vấn đê liên quan đến nó qua những di sản còn lại của thuyết Âm Dương Ngũ hành, như: Tử Vi; phong thủy, Đông y…vv… Không những thế nó còn chỉ thẳng đến một lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước với khả năng tiên tri.
Không thể có một sự chủ quan nào tạo ra tính hợp lý bao trùm lên mọi lĩnh vực, nếu như đằng sau nó không phải là chân lý cuối cùng.

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN
Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.