Y phục cổ Việt và vở “Chiếc áo Thiên Nga”

Tôi không chê nội dung vở cải lương này, đơn giản vì chưa xem. Có thể nội dung rất hay – cứ cho là như vậy. Có thể nói rằng công phu dàn dựng và tài diễn xuất của các nghệ sĩ bậc thầy đã cho thấy sự đầu tư vào vở cải lương này được chú ý của như thế nào. Nhưng có điều chắc chắn rằng: Tôi sẽ không bao giờ đi xem vở cải lương này. Bởi vì trong cái nhìn của tôi, phần y phục của binh sĩ An Dương Vương có hình thức hạ thấp giá trị văn hóa cổ Việt.
Chúng ta hãy xem những hình dưới đây:

Y PHỤC CỦA TRIỆU ĐÀ

Qua hình trên thì quí vị và anh chị em cũng thấy rằng: 
Y phục của Triệu Đà không thua gì y phục hoàng đế Hán, cũng mũ miện đến quá nhiều giải (Trong khi hoàng đế cũng chỉ 12 giải tượng trưng 12 tháng , hoặc 24 giải (Chia làm 2: 12 phía trước và 12 giải phía sau – tượng trưng 24 tiết trong một năm), vạt che, áo thung. Chỉ có điều là không có rồng – biểu tượng cho quyền lực hoàng đế trong họa tiết trên y phục.
Y PHỤC TRONG THỦY VÀ ĐẠI THẦN NAM VIỆT

Trong Thủy giáp trụ đầy mình, còn vị đại thần Nam Việt thì cũng từa tựa đai phu Trung Hoa.
Chúng ta biết rằng: Nước Nam Việt thực chất chỉ có mình Triệu Đà là người Hán theo quan thái thú Nhâm Ngao sang trị nhậm phần đất Việt ở hạ lưu nam sông Dương Tử. Như vậy , văn hóa Nam Việt không thể khác văn hóa dân tộc Việt về ý phục. Bây giờ chúng ta xem hình ảnh y phục các chiến binh Việt thể hiện trong vở cải lương này:
Y PHỤC CHIẾN BINH VIỆT 
TRONG VỞ CẢI LƯƠNG CHIẾC ÁO THIÊN NGA.

Đây là những nốt nhạc họa trong bản giao hưởng: “Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng 300 năm, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ VII trước CN, thực chất chỉ là liên minh 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố”. 
Cơ sở khoa học nào để họ có thể hạ thấp những giá trị văn hóa cổ – cội nguồn dân tộc Việt như vậy? Chẳng có cơ sở nào cả – ngoài cái miệng họ nói. 
Với một dân tộc và một nhà nước với những chiến binh được miêu tả như vậy, tôi không nghĩ rằng cuộc chiến Âu Lạc và Nam Việt lại khó khăn như thế. Chỉ cần một đợt rét hại như đang rét ngay bây giờ, tôi nghĩ những chiến binh Âu Lạc không đủ sức để giương nỏ, chưa nói đến chiến đấu.
Chúng ta hãy xem bài viết dưới đây trên báo điện tử Tuổi Trẻ online.

Nghĩ 

Thứ Năm, 14/02/2008, 07:51 (GMT+7)
Rét trở thành tai họa
TT – Rét! Rét cắt da, cắt thịt! Rét kéo dài hết ngày này sang ngày khác! Rét đang trở thành tai họa, đang giết chết hàng ngàn con trâu bò, hàng ngàn hecta lúa, hoa màu… và cả con người. 
Chị Lê Thị Lan đã bị chết rét trên ruộng rau cần, một cháu bé hai tuổi bị chết rét trên đường từ Hải Phòng đi Phú Thọ… Và đó có thể chỉ là những nạn nhân đầu tiên được nhận biết. 
Ở các tỉnh phía Bắc, rét đang trở thành một thứ thiên tai nghiêm trọng không thua kém bão, lũ. Chỉ khác là nó kéo dài hơn và có phạm vi tàn phá rộng lớn hơn. Chỉ khác là chúng ta có các ban phòng chống bão lũ mà lại không có các ban phòng chống rét.
“Chó cắn áo rách”. Rét hành hạ người nghèo. Bệnh cảm lạnh, viêm phổi trước hết sẽ tấn công những em bé Sa Pa đi chân trần trong mưa lạnh. Bị hủy hoại tài sản trước hết sẽ là những nông dân của nả chẳng có là bao. Những người nông dân không có đủ điều kiện để sưởi ấm cho chính mình thì khó có thể chống rét được cho gia súc, cho ruộng lúa. Và họ sẽ trắng tay sau đợt rét kéo dài này. Lạnh buốt xương suốt 24/24 giờ trong ngày sẽ là những người nhà cửa tuềnh toàng, tạm bợ. Những ngôi nhà đã không giúp được gì nhiều cho người dân khi phải tránh nóng, thì càng không giúp được gì nhiều cho họ khi phải tránh lạnh.
Những người dân đã tìm mọi cách có thể để chống rét. Tuy nhiên, khả năng của nhiều người rất có hạn. Đã đến lúc chính quyền các cấp cần phải ra tay cứu giúp. Các “ban phòng chống rét” như mô hình phòng chống bão lụt có lẽ rất cần được thành lập để giúp người dân vượt qua hoạn nạn.
Ngoài ra, một phong trào cứu giúp đồng bào bị lạnh cũng cần được phát động. Sự sẻ chia của đồng bào cả nước là rất cần thiết để giúp đồng bào nghèo các tỉnh phía Bắc bớt lạnh theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng trong trường hợp cụ thể này. 

TS NGUYỄN SĨ DŨNG


Bài viết trên và hình ảnh những người chiến binh thời An Dương vương “ở trần đóng khố” cho chúng ta nghĩ gì? 
Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, cái thế kỷ mà có những kẻ dốt nát, ngạo nghễ với những phương tiện hiện đại, nên chỉ có một suy luận đơn giản là thời gian trước đó toàn kẻ lạc hậu và những thằng ngu. Với một thế kỷ hiện đại như vậy, mà chỉ một đợt rét đã có người phải chết rét. Nếu thời An Dương Vương và Hùng Vương – cội nguồn dân tộc Việt – như họ miêu tả với những người dân “ở trần đóng khố” thì cuộc chiến Nam Việt – Âu Lạc không lấy gì hấp dẫn và ly kỳ như vở cải lương đang trình diễn. Vì chỉ cần một đợt rét thì qưân Nam Việt với trang bị tận răng , cứ việc đến Âu Lạc bắt những tù binh đang rét run đem về.
Điều này làm tôi liên hệ đến phim quảng cáo của hãng giày Bitis miêu tả đội quân bách chiến của vua Quang Trung đi giày bằng rơm bó. Híc! Với một đội quân như vậy thì tướng tá nhà Thanh và cả cái triều đình đó toàn những thằng ngu, vì để thất trận. Ngu hơn cả những tay sửa xe chuyên giải đinh ở đường Điên Biên Phủ. Vì chỉ cần một tài năng rải đinh thôi, đủ để cho quân của vua Quang Trung như họ miêu tả…dẫm đinh hết.
Chúng ta hãy xem ông cha ta miêu tả các chiến binh thời Hai Bà Trưng như thế nào:

TRANH DÂN GIAN VIỆT
Miêu tả chiến binh thời Hai Bà Trưng.

Và đây là những di vật khảo cổ liên quan đến giáp trụ của chiến binh thời Hùng Vương:
GIÁP CHE NGỰC CỦA CHIẾN BINH THỜI HÙNG
GIÁP CHE CHÂN VÀ MŨ TRỤ CỦA CHIẾN BINH THỜI HÙNG
(Thể hiện trên cán dao đồng)

 

Nếu có cái gì để tôi chê và cảm thấy bị xúc phạm đến mức không thể đi coi vở cải lương này thì chính là y phục của các chiến binh của văn minh Âu Lạc được thể hiện trong vở cải lương này.
Vài hàng bày tỏ.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.