Lý học Đông phương và sự vô tận của Toán hiện đại.

Tiếp theo
Thiên Sứ
Cập nhật lúc Hôm nay, 10:44 AM
 
Quí vị quan tâm và anh chị em thân mến.

Định đề III của Cantor và nghịch lý của hệ thống này làm cho nó chưa được các nhà khoa học công nhận. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành của nên Lý học Đông phương – phục hồi nhân danh văn hiến Việt – nhìn từ một góc độ khác; hay nói đúng hơn là sự bổ sung tính phân loại vạn vật trong vũ trụ từ vi mô đến vĩ mô và cả những khái niệm trừu tượng trong định đề III Cantor thì đã xác định tính hợp lý lý thuyết của hệ thống định đề Cantor.
Định nghĩa về “Tập hợp” được Thế Trung – nhà toán học và tôi với sự hiểu biết theo cách của tôi về Lý học Đông phương, xác định rằng:

“Tập hợp là khái niệm bao gồm một số phần tử ( vật chất hoặc khái niệm bất kỳ) và tất cả các tương tác của chúng. Để được coi là một phần tử trong một tập hợp thì phần tử đó phải có biểu hiện tính đồng đẳng tối thiểu trong cấu trúc của phần tử đó so với các phần tử khác trong cùng một tập hợp.”

Trên cơ sở này thì “Tập hợp” là một khái niệm phân loại của Toán học cao cấp. Từ đó chúng ta quán xét định đề III của Cantor phát biểu như sau:
Một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – có vô tận các vô tận.
Tôi đã xác định ngay: Định đề này hoàn toàn chính xác và phù hợp với cách phân loại vạn vật của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đồng thời cũng xác định rằng: Hoàn toàn không có nghịch lý Cantor khi ông xác định một tập hợp của tất cả mọi tập hợp và là khái niệm tập hợp lớn nhất bao trùm. Sự xác định này trên cơ sở của Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Nhưng để tìm hiểu về mối liên quan giữa thuyết Âm Dương Ngũ hành với tính phân loại trong khái niệm “tập hợp” của Cantor, tôi nghĩ cần tóm tắt sự nhận thức lịch sử hình thành vũ trụ từ khởi nguyên vũ trụ theo quan niệm của học thuyết này – nhân danh nền văn hiến Việt.

I. Lịch sử vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành – nhân danh nền văn hiến Việt.
1. Khởi nguyên vũ trụ là Thái Cực.
Thái Cực được coi là cái tuyệt đối: không không gian, không thời gian và chính là sự vô tận. Không lớn, không nhỏ, không động, không tĩnh, không có đối đãi so sánh. Nhưng là một thực trạng khởi nguyên của vũ trụ.

2. Lưỡng Nghi và khái niệm Âm Dương.
Thái cực là tuyệt đối, nên nếu như giữ nguyên trạng thái này sẽ không có lịch sử hình thành vũ trụ. Từ Thái Cực đã sinh ra một cái đối đãi với nó và không phải nó. Đây là khái niệm “Lưỡng Nghi” trong Lý học Đông phương. Giữa Thái Cực, cái tuyệt đối ( – mô tả vận tốc vũ trụ trong Thái Cực bằng /0/) – với cái đối đãi so sánh với nó (“Sự tiệm cận cái tuyệt đối”) thì đã có khái niệm phân biệt. Đây chính là khái niệm Âm Dương .

2.1. Nguyên lý : “Dương trước. Âm sau”.

Đây chính là cơ sở của định đề mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành – nhân danh nền văn hiến Việt: “Dương trước – Âm sau”. Thái cực có trước là Dương và “cái đối đãi với Thái cực và không phải Thái Cực” là Âm sau.

2.2. Nguyên lý: Dương tịnh Âm động.
Như vậy Âm – trong khởi nguyên vũ trụ – vừa là sự đối đãi với Thái Cực vừa là cái tiệm cận cái tuyệt đối và không phải cái tuyệt đối. Đó là sự xác định Dương – Thái Cực tịnh – so với “cái đối đãi với Thái Cực và không phải Thái Cực” là động.
Nguyên lý này – nhân danh nền văn hiến Việt – được xác định một cách nhất quán trong toàn bộ hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong phương pháp phân loại vạn vật trong hệ quy chiếu liên quan đến khái niệm Âm Dương (Tính nhất quán và tính hệ thống là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng). Trong quá trình tiến hóa của vũ trụ sau khởi nguyên khái niệm Âm Dương mang tính phân biệt đối đãi và không làm thay đổi nguyên lý này.

3. Ngũ hành – bản chất của vật chất khởi nguyên vũ trụ và vạn sự phân loại theo Ngũ hành.

Ngay sau khí Thái Cực sinh Lưỡng nghi thì sự tương tác giữa cái Tuyệt đối – Thái Cực và cái “Tiệm cận sự tuyệt đối và không phải tuyệt đối” đã tạo ra một trang thái tồn tại và tiếp đó là sự bùng nổ trong vũ trụ. Đây chính là hiện tượng mà những phương tiện khoa học đã xác định – nhưng giải thích là sự bùng nổ của “vật chất cô đặc” – “điểm kỳ dị”….- .theo thuyết Big bang. Cổ thư gọi là hiện tượng “Hỗn độn” trong khởi nguyên của vũ trụ. Quá trình này được mô tả như sau:
Sự tương tác của Lưỡng Nghi sinh ra một dạng tồn tại đầu tiên của vũ trụ – Đó chính là khái niệm “Khí” theo định nghĩa khái niệm “Khí” – Đã công bố trong hội thảo “Phong thủy là khoa học” Tại Khách Sạn La Thành Hanoi, ngày 15. 12. 2009.
Đây chính là điều mà Đạo Đức Kinh ghi nhận: “Thiên nhất sinh nhị – Nhị sinh tam – Tam sinh vạn vật”.
Sự tương tác tiếp tục với những trạng thái vật chất đầu tiên được hình thành và phân loại theo Ngũ hành. Sự tương tác tiếp tục của các trạng thái vật chất đầu tiên này với các trang thái tồn tại khác trước đó phát triển lịch sử tiến hóa của vũ trụ và hiện hữu như ngày này.
Điều này có thể mô tả được bằng mô hình toán học của Wofram.
Học thuyết của Wofram được mô tả như sau:

Quote

“Rất nhiều chương trình cực kỳ đơn giản có thể sinh ra các kết quả hết sức phức tạp” hay ông còn gọi là nguyên lý sự tương đương theo các chương trình tính toán: có nghĩa là: mỗi khi chúng ta nhìn thấy các hành vi tương đối phức tạp – tại bất cứ một hệ thống nào – nó có thể được cho là tương đương với sự phức tạp của một chương trình tính toán tương ứng
“ The Principle of Computational equivalence: that whenever one sees behavior that is not obviously simple – in essentially any system – it can be thought of as corresponding to a computation of equivalent sophistication. “
Để hiểu rõ hơn mời quí vị cùng thực hành chương trình tính toán đơn giải dựa trên các bộ luật tô màu ô tự động như sau:

Posted Image


Posted Image
Posted Image

Rõ ràng với các cách tô này thì kết quả nhìn khá đơn giản và chúng ta có thể nhận ra ngay qui luật của chúng 

Posted Image


Posted Image
Posted Image
Posted Image


Posted Image
Posted Image

Posted Image
Posted Image
Posted Image


Posted Image

Thưa quí vị nếu chỉ nhìn vào những hình vẽ cuối chắc không ai tin rằng nó là kết quả của qui luật rất đơn giản:

Posted Image

với một ô đen ở giữa dòng đầu tiên.
Chắc sẽ có nhiều người yêu sự phức tạp sẽ nghĩ ra những qui luật hoàn toàn khác và họ luôn gần đúng.
Vậy phải chăng đây là cơ sở tại sao ADNH có thể là một học thuyết thống nhất?
Câu trả lời chỉ có được khi một sự hợp tác của Trung tam Nghiên cứu Lý học Đông phương và Wolfram cùng làm ra chương trình chạy mô phỏng dựa trên luật ADNH và thấy nó trùng với thế giới chúng ta đang sống.
Chắc chắn ngày này không xa.
Trân trọng
Thế Trung

II. Tính phân loại của thuyết Âm Dương Ngũ hành – nhân danh nền văn hiến Việt
– lý giải nghịch lý Cantor.
Như vậy, cấu trúc khởi nguyên của vũ trụ được xác định và phân loại theo năm trạng thái tồn tại của vật chất theo thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Ngũ hành. Điều này giải thích vì sao Ngũ hành nằm trong chiếc bánh chưng vuông thuộc Âm, được vua Hùng ấn chứng và trở thành linh vật của nền văn hiến Lạc Việt. Trong sự tương tác của Âm Dương – Ngũ hành được phân thành 10. Đây là cơ sở lý thuyết của Thập Thiên can (Gốc ở trời). Tất cả những sự mô phỏng này – đến đây – chưa phải là sự hình thành những cấu trúc vật chất được định dạng – thí dụ như khái niệm “hạt cơ bản” của vật ;lý hiện đại. Trong quá trình tương tác – năng lượng tích tụ thành khối lượng – ( “Khí tụ thành hình” theo giải thích của Lý học Đông phương – Đây cũng chính là cơ sở để tôi xác định rằng : “Không có “Hạt của Chúa”).
Như vậy, Ngũ hành chính là trạng thái tồn tại của vật chất từ khởi nguyên của vũ trụ. Như vậy, sự phát triển của vạn sự trong lịch sử hình thành vũ trụ như chúng ta thấy được ngày hôm nay chính là bắt đầu từ những trạng thái vật chất khởi nguyên với khái niệm Ngũ hành của học thuyết này. Hay nói cách khác: Ngũ hành chính là thành tố đồng đẳng trong mọi các tập hợp liên quan. Đó là cơ sở để xác định phần sau đây trong định nghĩa về tập hợp:

“Tập hợp là khái niệm bao gồm một số phần tử ( vật chất hoặc khái niệm bất kỳ) và tất cả các tương tác của chúng. Để được coi là một phần tử trong một tập hợp thì phần tử đó phải có biểu hiện tính đồng đẳng tối thiểu trong cấu trúc của phần tử đó so với các phần tử khác trong cùng một tập hợp.”

Điều này giải thích vì sao – khi phân loại theo Bát quái thì Tập hợp quái Khảm gồm: Cây có lõi cứng và to, con ngựa có bờm dài rủ xuống…và cả Mặt trăng, ….
Cũng trên cơ sở này và tôi đã viết trong các bài viết trên: Với phương pháp phân loại theo Ngũ hành thì luôn có tập hợp lớn hơn và phủ hợp với Định đề III của Cantor. Nhưng cuối cùng, một tập hợp bao trùm lên tất cả – có thành tố cấu trúc đồng đẳng trong vạn sự của vũ trụ – theo định ngĩa về khái niệm tập hợp của tôi và Thế Trung – chính là Thái Cực. Thái cực chính là cái vô tận lớn nhất và phù hợp giải thích nghịch lý Cantor, phù hợp với Định đề III Cantor và với Định nghĩa về khái niệm Tập hợp. Tự thân Thái Cực chính là cái tuyệt đối và thỏa mãn định để III Cantor và định nghĩa về Tập hợp.
KÍnh thưa quí vị:
SW Hawkinh phát biểu:
Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?
Nhưng tôi luôn luôn xác định rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Bài này đã được đăng trong Lý Học Đông Phương. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.